Top 12 # Xem Nhiều Nhất Video Bệnh Bạch Tạng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Bạch Tạng Có Di Truyền?

Ở quê tôi có một gia đình hai vợ chồng da, tóc đều bình thường như mọi người, nhưng lại đẻ ra con trai da, tóc trắng bệch, con ngươi mắt không đen mà hung hung đỏ. Gia đình này rất băn khoăn lo lắng. Đề nghị quý báo cho biết: bệnh có di truyền không và nếu họ cứ tiếp tục đẻ con thứ hai thì liệu có còn bị như thế nữa không? Nguyễn Thành Vĩnh (Bắc Giang) #Dongtayy #Đông_tây_y

Đây là bệnh bạch tạng, bệnh di truyền do đột biến gen lặn nên không lây nhiễm. Nếu một trong hai người là bố hoặc mẹ mang gen lặn bệnh lý của cha, ông… thì các dấu hiệu bên ngoài của bệnh bạch tạng không xuất hiện – người con màu da, tóc vẫn bình thường (tức nhìn bên ngoài không hề biết người đó tiềm ẩn bệnh bạch tạng) nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Song nếu cả bố và mẹ tuy bình thường về sắc hình nhưng đều mang gen lặn bạch tạng thì con của họ sinh ra ở dạng đồng hợp tử về gen lặn do đó thể hiện bệnh bạch tạng. Những gen lặn bạch tạng tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nếu họ lấy vợ, lấy chồng không có gen lặn bệnh bạch tạng thì con cái đẻ ra không bị bệnh bạch tạng nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Trái lại, nếu lấy phải vợ hoặc chồng cũng có gen lặn bạch tạng thì những cặp gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau dễ tạo sinh những đứa con bạch tạng. Bởi vậy nếu hai vợ chồng đó tiếp tục sinh con thì xác suất sinh con bạch tạng là lớn.

BS.Vũ Hướng Văn

Cây Diệp hạ châu, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây (Phyllanthus urinaria L)

Cây Cà gai leo, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hồng hoa, Rum, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hoàng cầm râu, Bán chi liên, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Mạch môn đông, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Nấm Linh chi, Nấm lim – Ganoderma lucidum, tác dụng chữa bệnh của Nấm

Cây Me rừng, Chùm ruột núi, Phyllanthus emblica L, và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô trắng, Dây sữa bò, Streptocaulon juventas và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hà thủ ô, Hà thủ ô đỏ, Polygonum multiflorum Thumb và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Hàm ếch, Trầu nước, Saururus chinensis và tác dụng chữa bệnh của cây

Cây Cỏ tranh, Bạch mao, Tên khoa học, Thành phần hóa học, tác dụng chữa bệnh của cây

Ở quê tôi có một gia đình hai vợ chồng da, tóc đều bình thường như mọi người, nhưng lại đẻ ra con trai da, tóc trắng bệch, con ngươi mắt không đen mà hung hung đỏ. Gia đình này rất băn khoăn lo lắng. Đề nghị quý báo cho biết: bệnh có di truyền không và nếu họ cứ tiếp tục đẻ con thứ hai thì liệu có còn bị như thế nữa không? Nguyễn Thành Vĩnh (Bắc Giang) #Dongtayy #Đông_tây_y

Đây là bệnh bạch tạng, bệnh di truyền do đột biến gen lặn nên không lây nhiễm. Nếu một trong hai người là bố hoặc mẹ mang gen lặn bệnh lý của cha, ông… thì các dấu hiệu bên ngoài của bệnh bạch tạng không xuất hiện – người con màu da, tóc vẫn bình thường (tức nhìn bên ngoài không hề biết người đó tiềm ẩn bệnh bạch tạng) nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Song nếu cả bố và mẹ tuy bình thường về sắc hình nhưng đều mang gen lặn bạch tạng thì con của họ sinh ra ở dạng đồng hợp tử về gen lặn do đó thể hiện bệnh bạch tạng. Những gen lặn bạch tạng tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nếu họ lấy vợ, lấy chồng không có gen lặn bệnh bạch tạng thì con cái đẻ ra không bị bệnh bạch tạng nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Trái lại, nếu lấy phải vợ hoặc chồng cũng có gen lặn bạch tạng thì những cặp gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau dễ tạo sinh những đứa con bạch tạng. Bởi vậy nếu hai vợ chồng đó tiếp tục sinh con thì xác suất sinh con bạch tạng là lớn.

BS.Vũ Hướng Văn

Bệnh Bạch Tạng Có Nguy Hiểm Không?

 Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không hay bệnh bạch tạng có di truyền không hoặc bệnh bạch tạng sống được bao lâu… đó chính là những câu hỏi được đặt ra từ người bệnh. Do đó, bài viết hôm nay, chuyên gia tại Phòng khám da liễu Thái Dương sẽ giải đáp cụ thể. Nhằm giúp mọi người có được đáp án chính xác cho bản thân, cũng như có thêm thông tin hữu ích về bệnh.

Thông tin cơ bản về bệnh bạch tạng

  Trước khi đi vào tìm câu trả lời cho thắc mắc: Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không. Chúng ta cần nắm một vài thông tin cơ bản về bệnh bạch tạng. Đây là yếu tố cần thiết, giúp người bệnh có thể chủ động thực hiện khám chữa bệnh sớm, khi bản thân có dấu hiệu bệnh. Đồng thời, giúp cơ thể tránh được những biến chứng nguy hại.

  Bạch tạng xảy ra là do sự đột biến về gen lặn. Đây chính là bệnh lý có tính di truyền bẩm sinh, do cơ thể bạn bị khiếm khuyết và không sản sinh ra chất Melanin. Đây là chất quy định về sắc tố da, cũng như bảo vệ da khỏi những tác nhân có hại như tia UV…. Khi cơ thể bạn mắc bệnh bạch tạng thường có những biểu hiện điển hình, rõ nét như:

   Da người bệnh bạch tạng có màu trắng hoặc hồng. Làn da trở nên yếu và dễ bị bỏng nắng.

   Tóc cũng có màu trắng bạch hoặc màu nâu.

   Màu mắt ở người bạch tạng cũng có sự khác biệt hơn so với người bình thường. Mắc có màu nâu nhạt, nâu sẫm, xanh nhạt, đỏ hồng… Tùy vào tình trạng, độ tuổi của người bệnh.

   Tầm nhìn của mắt cũng bị hạn chế, nhạy cảm với ánh sáng….

Giải đáp: Bệnh bạch tạng có nguy hiểm không?

  Chuyên gia đầu ngành tại Phòng Khám da liễu Thái Dương cho biết, tuy bệnh bạch tạng không ảnh hưởng gì đến tính mạng người bệnh. Nhưng nếu người bệnh chủ quan không thực hiện khám chữa bệnh sớm. Bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng về mặt sức khỏe và tâm lý. Cụ thể như:

Bệnh bạch tạng gây ra biến chứng đối với sức khỏe và tâm lý

   Bệnh bạch tạng khiến cơ thể, sức khỏe người bệnh trở nên bị suy yếu hơn. Dễ mắc phải nhiều bệnh lý khác, làn da trở nên mỏng manh dễ bị ánh nắng mặt trời làm cháy bỏng rát, thậm chí gây ung thư da.

   Ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, người bệnh luôn chịu sự kỳ thị của mọi người xung quanh hoặc lớn hơn là xã hội. Từ đó, khiến họ sống khép kín hơn, ngại giao tiếp, tự ti, lâu dần về sau có thể bị trầm cảm.

   Mắt người bệnh bạch tạng cũng bị suy yếu, nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị tổn thương, thị lực giảm, thậm chí có thể gây mù lòa.

   Đó là những đáp án cụ thể nhất cho thắc mắc, bệnh bạch tạng có nguy hiểm không? Thế nên, chuyên gia khuyến cáo, nếu người mắc bệnh bạch tạng nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Nhằm có biện pháp khắc phục, chăm sóc tốt nhất. Nhằm tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến người bệnh.

Bệnh bạch tạng có di truyền không?

  Bệnh bạch tạng là bệnh lý di truyền theo gen lặn đồng hợp tử. Nên khi đời bố hoặc mẹ mắc bệnh bạch tạng, thì đến đời con cái cũng đều có nguy cơ khá cao mắc bệnh bạch tạng. Nên bệnh CÓ tính di truyền.

Bệnh bạch tạng có lây không?

Bệnh bạch tạng là bệnh lý di truyền với nhiều triệu chứng điển hình

  Bạch tạng là bệnh lý rối loạn di truyền, bệnh gây ảnh hưởng đến sự thẩm mỹ về ngoại hình bao gồm: màu mắt, màu da, tóc… Vì thế đó, nên bệnh bạch tạng KHÔNG có khả năng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Nên mọi người bệnh hoàn toàn yên tâm về điều này.

Bệnh bạch tạng sống được bao lâu?

  Người mắc bệnh bạch tạng đều có khả năng sống như người bình thường. Họ có thể sống đến già. Nếu người bị bệnh bạch tạng được quan tâm chăm sóc y tế ngay từ đầu khi mới mắc bệnh. Đồng thời, có cách bảo vệ, có chế độ dinh dưỡng, có lối sống lành mạnh, sử dụng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa…. Do đó, việc mắc bệnh bạch tạng sống được bao lâu nó còn phụ thuộc vào yếu tố cách chăm sóc và quá trình điều trị bệnh.

Người bị bạch tạng có sinh con được không?

  Người mắc bệnh bạch tạng đều có khả năng mang thai và sinh con bình thường. Tuy nhiên, vì là bệnh lý di truyền, nên khả năng cao con cái sinh ra cũng sẽ mắc bệnh bạch tạng. Bệnh hình thành là do nguyên nhân đột biến gen lặn. Nên khi trẻ sinh ra mắc bệnh bạch tạng là do hiện tượng đồng hợp tử về gen lặn (của cả bố và mẹ đều mang gen lặn bệnh, nhưng không có biểu hiện bệnh lý bên ngoài).

Vì Sao Lại Có Bệnh Bạch Tạng?

Bệnh bạch tạng là căn bệnh xảy ra ở người và động vật có xương sống. Đây là một trong những chứng bệnh mang tính chất bẩm sinh, là căn bệnh rất dễ nhận biết do sự khác biệt về ngoại hình như màu tóc, da và mắt của người bệnh có màu nhạt hoặc không có màu, hầu hết người mắc bệnh này đều rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và dễ có nguy cơ bị ung thư da.

Bạch tạng là bệnh rối loạn bẩm sinh di truyền theo gien lặn đồng hợp tử. Gien này làm cơ thể bị khiếm khuyết men tyrosinase (giúp tham gia vào việc sản xuất melanin). Melanin là chất quy định màu sắc của da, đồng thời cũng là chất giúp cơ thể ngăn cản sự xâm hại của tia cực tím vào da. Khi không có melanin, da người bệnh bị giảm hoặc mất hẳn sắc tố, lông – tóc bạc trắng, tròng mắt cũng mất màu.

Bạch tạng là một rối loạn di truyền bẩm sinh. Trẻ em sẽ có nguy cơ sinh ra bị bạch tạng nếu có bố mẹ bị bạch tạng hoặc bố mẹ mang gen bệnh bạch tạng.

Nếu một trong hai người là bố hoặc mẹ mang gen lặn bệnh lý của cha, ông… thì các dấu hiệu bên ngoài của bệnh bạch tạng không xuất hiện – người con màu da, tóc vẫn bình thường (tức nhìn bên ngoài không hề biết người đó tiềm ẩn bệnh bạch tạng) nhưng mang gen lặn bệnh lý.

Nếu cả bố và mẹ tuy bình thường về sắc hình nhưng đều mang gen lặn bạch tạng thì con của họ sinh ra ở dạng đồng hợp tử về gen lặn do đó thể hiện bệnh bạch tạng. Những gen lặn bạch tạng tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác, nếu họ lấy vợ, lấy chồng không có gen lặn bệnh bạch tạng thì con cái đẻ ra không bị bệnh bạch tạng nhưng mang gen lặn bệnh lý. Trái lại, nếu lấy phải vợ hoặc chồng cũng có gen lặn bạch tạng thì những cặp gen lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau dễ tạo sinh những đứa con bạch tạng. Vì vậy nếu hai vợ chồng này tiếp tục sinh con thì tỷ lệ con sinh ra mắc bệnh bạch tạng là lớn.

Nguyên nhân ra gây bệnh bạch tạng là do đột biến gen. Mỗi gen có một vai trò điều khiển sự tổng hợp một trong những chuỗi protein tham gia tổng hợp melanin. Melanin là chất quy định màu sắc của da, đồng thời cũng là chất giúp cơ thể ngăn cản sự xâm hại của tia cực tím vào da. Một gen bị đột biến sẽ dẫn đến mất hoàn toàn hoặc suy giảm một lượng melanin đáng kể, từ đó da của người bệnh bị giảm hoặc mất hẳn sắc tố, lông và tóc bạc trắng, tròng mắt cũng mất màu, gây ra bệnh bạch tạng.

3. Triệu chứng của bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng thường có 2 dạng:

– Bạch tạng một phần: Bạch tạng chỉ có ở một hoặc vài vùng trên cơ thể, với những người bị bạch tạng một phần, cơ thể vẫn sản xuất được melanin nhưng bị thiếu hụt so với nhu cầu. Do vẫn còn sản xuất được melanin nên da của những người này có màu nâu hoặc nâu nhạt, bằng mắt thường khó có thể nhận biết những bệnh nhân bị bạch tạng một phần.

– Bạch tạng toàn phần: Bạch tạng có trên khắp cơ thể, những người mắc dạng bạch tạng này hoàn toàn không thể sản xuất ra melanin, họ thường có da màu hồng nhạt, tóc và lông có thể chuyển từ màu trắng đến nâu, mắt có màu xanh da trời nhạt đến màu nâu, bằng mắt thường rất dễ nhận ra dạng bạch tạng toàn phần.

Với những bệnh nhân bệnh bạch tạng nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ tăng nguy cơ:

– Xuất hiện tàn nhang, nốt ruồi có hoặc không có sắc tố – nốt ruồi không có sắc tố thường có màu hồng. Xuất hiện đốm giống như đốm sắc tố sậm màu (lentigines)

– Nguy cơ cháy nắng cao và thường không có khả năng lành lại.

– Một số trường hợp mắc bệnh bạch tạng, sắc tố da sẽ không bao giờ thay đổi theo thời gian.

– Nhưng một số trường hợp khác thì việc sản xuất sắc tố da melanin có thể bắt đầu hoặc tăng lên trong thời thanh niên thiếu, hay từ khi ấu thơ có thể làm thay đổi sắc tố da khi trưởng thành.

Chứng suy giảm thị lực cũng rất thường gặp với bệnh bạch tạng; người bệnh có triệu chứng sau:

– Chứng rung giật nhãn cầu.

– Đầu hay di chuyển, có dấu hiệu như lắc hoặc nghiêng đầu, với mục đích làm giảm các giật rung nhãn cầu và nhìn rõ hơn.

– Người bệnh không có khả năng nhìn hai mắt cùng một điểm hay di chuyển cùng 1 hướng (lác mắt).

– Dễ bị cận thị hoặc viễn thị.

– Dễ gặp chứng sợ ánh sáng (photophobia).

– Bề mặt trước của mắt cong bất thường hoặc thấu kính bên trong mắt (loạn thị), gây nên tình trạng mờ mắt.

– Võng mạc có sự phát triển bất thường, dẫn đến giảm thị lực.

– Một số tín hiệu thần kinh từ võng mạc đến não thường không đi theo con đường thần kinh bình thường khiến cho thần kinh thị giác bị sai lệch.

– Nhận thức kém.

– Mắt kém, thường không nhìn thấy gì với thị lực thấp hơn 20/200 (Legal blindness) hoặc có nguy cơ mù hoàn toàn.

4. Bệnh bạch tạng có điều trị được không?

Nguyên nhân gây ra bệnh bạch tạng là do rối loạn di truyền nên không có cách nào để điều trị và chữa khỏi. Tuy nhiên vẫn có những cách để giảm bớt triệu chứng về mắt, về da và ngăn ngừa các tác hại từ ánh nắng mặt trời cho da như:

– Mặc quần áo bảo vệ da khỏi tia UV, che chắn bao gồm áo sơ mi dài tay, nón rộng vành, quần dài, tất chân, bao tay….

– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chẳng hạn như ở ngoài trời vào giữa trưa, ở nơi cao và những nơi trời nắng nhiều ít có mây.

– Bôi kem chống nắng khi ra ngoài với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30 để bảo vệ chống lại tia UVA và UVB. Bởi vì bệnh nhân bị bạch tạng dễ bị ung thu da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

– Sử dụng các loại kem che khuyết điểm, thuốc bôi cho có màu da sạm hơn.

– Đeo kính râm hoặc kính áp tròng để nhìn thấy rõ hơn. Dùng các phương tiện hỗ trợ nhìn gần như kính lúp cầm tay, kính phóng đại gắn vào kính mắt của bé.

– Hạn chế tiếp xúc với máy tính, tivi, màn hình điện thoại, đồng thời thường xuyên khám mắt định kỳ để có hướng theo dõi chăm sóc tốt.

– Không nên ngồi tại vị trí có ánh sáng mạnh trong môi trường học tập hoặc công việc.

5. Người bệnh bạch tạng sống được bao lâu?

Người Bạch Tạng Ở Châu Phi Bị Săn Nội Tạng, Đổ Là Mầm Bệnh Covid

Ngoài đối mặt với nạn săn nội tạng, người mắc bệnh bạch tạng ở châu Phi còn có cuộc sống khốn khổ vì bị cho là nguồn mang bệnh truyền nhiễm và bị tẩy chay khỏi cộng đồng.

Khi đại dịch Covid-19 tấn công lục địa đen, không chỉ người lao động nghèo bị ảnh hưởng nặng nề mà những người mắc bệnh bạch tạng ở châu Phi cũng đang đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc vì màu da của mình.

Họ bị đổ lỗi là nguồn mang dịch bệnh và bị xua đuổi, đe dọa dù đi đến bất cứ đâu.

“Chúng tôi nhận được nhiều báo cáo về việc những người mắc bệnh bạch tạng bị gắn mác là corona và Covid-19 ở một số quốc gia. Nhiều người cho rằng họ là nguồn gốc của đại dịch và tẩy chay họ trong cộng đồng”, bà Michelle Bachelet, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết.

Tiến sĩ Charlotte Baker, Giám đốc Dự án về Người bạch tạng trong mạng lưới Châu Phi có trụ sở tại Vương quốc Anh, cho hay các hệ thống tín ngưỡng ở châu Phi luôn tin rằng những người mắc bệnh bạch tạng là người bị dính lời nguyền truyền nhiễm. Covid-19 chỉ là một cách khác để họ duy trì niềm tin này.

“Tất cả điều này xuất phát từ làn da trắng bệch của người bạch tạng. Người ta hiểu rằng đó là người mang mầm bệnh của người da trắng. Đại dịch đến từ Trung Quốc – nơi con người có nước da trắng theo tư duy của người châu Phi. Vì vậy, họ bị coi là mầm bệnh mang Covid-19 đến đây. Đó là một khía cạnh khác của sự kỳ thị gắn liền với bệnh bạch tạng”, cô nói với Business Insider.

Theo tiến sĩ Baker, những niềm tin này có thể kích động các cuộc tấn công tàn bạo nhắm vào cộng đồng người bạch tạng. Một em bé sinh ra mắc bệnh bạch tạng có thể bị coi là một lời nguyền và bị giết.

“Trong xã hội châu Phi, người sinh ra đứa trẻ da trắng buộc phải giải thích điều khác thường này với cộng đồng. Nhiều người có thể chấp nhận điều này do di truyền nhưng đồng thời, đó cũng là một xã hội có nhiều tầng lớp niềm tin khác nhau”, tiến sĩ Baker nói thêm.

Các pháp sự lợi dụng sự thiếu hiểu biết và mê tín để thúc đẩy niềm tin mù quáng rằng người mắc bệnh bạch tạng có sức mạnh ma thuật hoặc các bộ phận cơ thể của họ có thể được sử dụng như bùa chú, thuốc độc để mang lại sự giàu có, quyền lực và may mắn.

Niềm tin này đã thúc đẩy những giao dịch nghiệt ngã bằng tóc, chân tay hoặc toàn bộ cơ thể của người mắc bệnh bạch tạng. Con số được đưa ra cho cơ thể của một người bạch tạng là khoảng 75.000 USD. Khách hàng mua các bộ phận cơ thể này thường là những nhân vật hàng đầu trong xã hội châu Phi.

Theo Under the Same Sun, những năm bầu cử là thời gian đặc biệt không an toàn với người bạch tạng. Nhu cầu “săn” các bộ phận cơ thể tăng lên trong dịp này khi những người chạy chọt chức vụ sẵn sàng trả hàng nghìn USD để đạt được tham vọng chính trị.

Theo thống kê của Under the Same Sun từ năm 2006, đã có hơn 520 cuộc tấn công vào những người mắc bệnh bạch tạng ở 28 quốc gia châu Phi. Tiến sĩ Baker cho biết thêm nhiều cuộc tấn công khác vẫn diễn ra hàng ngày mà không được báo cáo lại.

“Ví dụ, số trẻ em được ghi nhận sinh ra mắc bệnh bạch tạng thường ít hơn mức trung bình thống kê. Điều này chỉ ra rằng những em bé này có thể đã bị giết khi sinh”, tiến sĩ Baker nói.

Trong khi ở châu Âu và Bắc Mỹ có khoảng 1/20.000 người mắc bệnh bạch tạng thì tỷ lệ này cao hơn nhiều ở châu Phi, với khoảng 1/1.400 ở Tanzania và cao nhất là 1/1.000 ở Zimbabwe.

Theo văn phòng thống kê quốc gia năm 2018, tại Malawi có hơn 134.000 người mắc bệnh bạch tạng, chiếm 0,8% tổng dân số.

Đối với nhiều người mắc bệnh bạch tạng, cuộc sống của họ là một chuỗi ngày đấu tranh không ngừng nghỉ để chống lại việc bị bắt nạt, ngược đãi và bị gạt ra khỏi cộng đồng.

Khi đại dịch Covid-19 lan rộng đến châu Phi, những tổn thương mà người bạch tạng phải hứng chịu ngày càng gay gắt và thậm tệ hơn.

Ikponwosa Ero, một chuyên gia độc lập của Liên Hợp Quốc về bệnh bạch tạng, cho biết ngoài việc phải đấu tranh với sự săn lùng, nhiều người bạch tạng đang thiếu khả năng tiếp cận các nhu yếu phẩm cơ bản như thực phẩm, kem chống nắng và thiết bị cứu sinh khác. Họ cũng không được tiếp cận các thông tin chính xác về dịch bệnh.

Kem chống nắng là vấn đề sống còn đối với những người mắc bệnh bạch tạng hơn cả mối lo ngại về vấn nạn cướp bộ phận cơ thể. “Người mắc bệnh này có nguy cơ chết sớm vì họ bị ung thư da sau nhiều năm da bị tổn thương và không được điều trị”, Ero nói.

Trước những khó khăn hiện tại, người bạch tạng chỉ biết trông chờ vào sự góp sức của các tổ chức phi chính phủ, mạng xã hội và chính sách bảo vệ đến từ các nhà chức trách trong việc đẩy lùi sự kỳ thị với căn bệnh này.

Thảo Ngân