Top 7 # Xem Nhiều Nhất Viêm Cầu Thận Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Viêm Cầu Thận

Các triệu chứng viêm cầu thận phụ thuộc vào mức độ phát triển của bệnh, vào dạng cấp tính hay mạn tính hay nguyên nhân chính gây ra bệnh. Thông thường, người bị viêm cầu thận sẽ có các biểu hiện sau:

1.1 Triệu chứng viêm cầu thận cấp

– Giai đoạn khởi phát: người bệnh cảm giác mệt mỏi toàn thân, sút cân, có thể sốt nhẹ từ 38 – 39°C không rõ nguyên nhân. Đa số người bệnh có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chán ăn. Bên cạnh đó bệnh nhân thấy đau nhẹ vùng thắt lưng ở hai bên.

– Giai đoạn toàn phát có các dấu hiệu viêm cầu thận cấp rõ ràng hơn như:

Nước tiểu bị sẫm màu lại, có màu trà – dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm cầu thận.

Bọt nước tiểu do thừa protein.

Phù nề: biểu hiện sưng phù hai mi mắt, phù mặt sau đó nhanh chóng lan toàn thân (phù nề thường xuất hiện ở tay, chân, mắt cá chân…). Phù trong viêm thận cấp có thể nặng hơn với phù toàn thân: tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não.

Tiểu ít: phù nề, ứ trệ tuần hoàn tại ở viêm làm giảm lưu lượng tuần hoàn đến thận dẫn đến giảm lượng nước tiểu.

Tăng huyết áp do sự suy giảm chức năng lọc ở cầu thận là ứ trệ các muối.

1.2 Triệu chứng viêm cầu thận mạn

Đi tiểu quá nhiều lần trong ngày.

Phù trắng, mềm, ấn lõm.

Tăng huyết áp có tỷ lệ cao hơn viêm thận cấp.

Các triệu chứng của thiếu máu như: da xanh xao, mệt mỏi, chóng mặt. Hồng cầu, huyết sắc tố giảm khi có suy thận, thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc khó hồi phục.

Đôi khi có máu lẫn trong nước tiểu, chứng tỏ bệnh đang tiến triển xấu.

Khi bệnh ở giai đoạn nặng có thể xuất hiện các triệu chứng: nôn, xuất huyết tiêu hóa, biểu hiện xấu ở tim mạch, thần kinh…

2. Phân biệt với các bệnh khác

Phân biệt được các bệnh có dấu hiệu giống với dấu hiệu bệnh viêm cầu thận rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh.

Suy thận cấp. Các triệu chứng giống với viêm cầu thận: Cơ thể bị phù, đặc biệt là quầng mắt, mắt cá chân và bàn chân, cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, lượng nước tiểu giảm, hoặc lúc tăng lúc giảm không rõ ràng. Bệnh nhân hay đãng trí, cảm giác khó thở, chân tay không có sức. Nhịp tim bất thường, hồi hộp, cảm giác có áp lực. Trường hợp nặng hơn là động kinh hoặc hôn mê.

Suy thận mạn: có biểu hiện muộn. Biểu hiện ra ngoài khi chức năng thận chỉ còn 10 – 15%. Các dấu hiệu thường gặp như: tiểu nhiều về đêm, tiểu đục, tiểu ra máu, thiếu máu, da xanh xao, nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt…

Viêm bể thận: bệnh nhân đột ngột sốt cao rét run, thể trạng suy sụp nhanh chóng. Cơn sốt có thể bùng phát lại sau khi đã dùng thuốc hạ sốt. Môi khô nứt nẻ, lưỡi bẩn… Bệnh nhân đau âm ỉ vùng hố lưng, đôi khi đau dữ dội và lan xuống bàng quang, vùng sinh dục ngoài.

Khi phát hiện có các biểu hiện của viêm cầu thận, bạn nên đến khám bác sĩ để điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Triệu Chứng Cơ Bản Bệnh Viêm Cầu Thận Cấp Tính

Viêm cầu thận cấp tính còn gọi là viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu khuẩn, là bệnh thuộc nhóm thận – tiết niệu. Đây là tình trạng viêm cầu thận của hai thận, phức hợp hệ miễn dịch.

Đa phần bệnh nhân bị viêm cầu thận thường xuất hiện sau viêm họng hoặc sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu bêta nhóm A. Trẻ em, người lớn đều là những nhóm người có nguy cơ mắc bệnh.

Triệu chứng học của viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận thường có những diễn biến âm thầm, bệnh nhân rất khó có thể nhận biết mình bị bệnh trong giai đoạn đầu nếu không đi thăm khám. Triệu chứng chủ yếu của viêm cầu thận cấp tính gồm:

+ Suy tim

Đa phần bệnh nhân bị viêm cầu thận cấp tính đều có dấu hiệu suy tim khi huyết áp tăng. Bệnh nhân thường có biểu hiện khó thở, nằm khó, thở dữ dội, nếu làm các xét nghiệm thấy phổi có hiện tượng bị phù, hơi thở bắt đầu nhanh dần và nông, co rút khoang gian sườn; ho và khạc ra bọt màu hồng; nhịp tim nhanh, huyết áp giảm. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì bệnh nhân có thể sẽ tử vong.

+ Đái ra máu đại thể

Nếu đi tiểu, bệnh nhân thấy trong nước tiểu có máu, nước tiểu đục, mỗi ngày đi đái ra máu toàn bãi 1-2 lần, rất có thể cảnh báo bạn mắc viêm cầu thận mãn tính. Lúc này, số lần đi tiểu ra máu của bệnh nhân không thường xuyên, có thể xuất hiện trở lại trong 2-3 tuần. Số lần đái ra máu thưa dần, 3-4 ngày bị một lần rồi hết hẳn.

+ Tăng huyết áp

Do tăng sinh tế bào trong cầu thận nên xuất hiện tình trạng tăng tiết renin, hoạt hóa hệ thống co mạch dẫn đến tăng huyết áp. Nếu ở trẻ em, huyết áp có thể ở mức 140/90 mmHg, ở người lớn 160/90 mmHg.

Trường hợp bệnh nặng có thể tăng huyết áp đến ≈ 180/100 mmHg, bệnh nhân cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, co giật, hôn mê. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể dẫn đến hiện tượng phù não và dẫn đến tử vong.

+ Tiểu ít

Nếu lượng nước tiểu của bệnh nhân khoảng dưới 500 ml/ngày, thường gặp trong tuần đầu của bệnh và kéo dài 3-4 ngày; không có tăng urê và creatinin máu hoặc là tăng không đáng kể,… điều này cảnh báo bệnh viêm cầu thận cấp tính. Bên cạnh đó, chú ý nước tiểu thấy có màu vàng, có mùi khai nồng.

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo như: Sốt nhẹ; đau tức vùng thân, có thể có cơn đau quặn thân; đau bụng, bụng chướng nhẹ, buồn nôn, đi lỏng.

Bệnh Suy Thận , Ung Thư . Viêm Cầu Thận Có Lây Không ?

Tham vấn y khoa : lê minh lộc

Bệnh suy thận có lây không

Suy thận có lây không là thắc mắc mà rất nhiều người đang quan tâm, đặc biệt là những người chưa mắc bệnh.

Theo các chuyên gia về thận thì bệnh suy thận không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, bạn cũng rất dễ mắc phải bệnh suy thận nếu bạn không biết cách phòng ngừa tốt.

Không tự ý sử dụng thuốc. Một số loại thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến thận và rất dễ dẫn đến bệnh suy thân như: thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc điều trị lao, ung thư…

Không nên hút thuốc và đồ uống có cồn. Hiện nay mỗi ngày có rất nhiều người chết vì hút quá nhiều thuốc lá điều này cho thấy tác hại của thuốc lá đối với cơ thể là rất lớn, nó ảnh hưởng gián tiếp đến chức năng thận. Khi bạn hút thuốc lá quá nhiều dẫn đến việc tiêu đạm làm tổn thương đến thận lâu ngày tích tụ sẽ dẫn đến bệnh lý về thận.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Trong các bữa ăn hàng ngày nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhiều muối, nhiều chất béo vì nó là gánh nặng của thận khi đào thải ra ngoài cơ thể. Bên cạnh đó bạn nên bổ sung các loại thực phẩm tươi, hoa quả vì nó rất tốt cho thận.

Tập luyện thể dục hàng ngày. Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày không những giúp bạn có được một sức khỏe dẻo dai mà thêm vào đó bạn được hít thở không khí trong lành. Do vậy để có một sức khỏe tốt mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút đến 1 giờ để tập thể dục.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm rõ những nguyên nhân gây suy thận để có thể phòng ngừa tốt hơn. Những nguyên nhân dẫn đến suy thận như:

Thiếu lưu lượng máu đến thận

Những bệnh lý ngay tại thận gây ra

Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận

Chấn thương gây mất máu

Mất nước

Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu

Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt

Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc

Bệnh tiểu đường, cao huyết áp

Viêm cầu thận cấp

Viêm ống thận mô kẽ

Bệnh thận đa nang

Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận của bạn

Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

Bệnh viêm cầu thận có lây không?

Lây qua da

Vi khuẩn viêm cầu thận sẽ không thể xâm nhập vào được cơ thể khỏe mạnh bình thường, trên da không có vết trầy xước. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần một vết xước nhỏ thì đó chính là con đường lây nhiễm vi khuẩn và gây ra bệnh. Vì vậy, mọi người cần chú ý những viết thương nhỏ khi tiếp xúc với người bệnh, cho dù là nhỏ nhất.

Lây qua đường tiêu hóa

Vi khuẩn viêm cầu thận có thể tồn tại trong cơ thể của những loại gia súc. Nếu bạn ăn đồ tái, ăn nội tạng động vật, tiết canh thì nguy cơ lây nhiễm bệnh sẽ rất cao. Vì vậy, mọi người cần chú ý ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa viêm cầu thận nói riêng và các bệnh khác nói chung.

Lây qua đường hô hấp

Hô hấp được coi là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất và dễ dàng nhất. Vi khuẩn xâm nhập vào các tuyến bạch huyết ở ngực qua đường hô hấp, sinh sôi nảy nở và sản xuất các chất độc gây tử vong.

Ung thư thận có lây không?

U thư thận có thể lây lan từ khối u hoặc một khối tế bào ung thư đến các bộ phận khác của cơ thể bạn. Điều này được gọi là di căn, thường xảy ra theo một trong ba cách:

Các tế bào ung thư lan vào các mô xung quanh khối u trong thận của bạn

Ung thư di chuyển từ thận vào hệ thống bạch huyết của bạn, có các mạch trên khắp cơ thể

Các tế bào ung thư thận xâm nhập vào máu và được mang và gửi đến một cơ quan hoặc vị trí khác trong cơ thể bạn

Bên cạnh thắc mắc bệnh suy thận có lây không, nhiều người bệnh cũng quan tâm quan hệ tình dục nhiều có suy thận không.

Tóm lại để hiểu rõ hơn về thắc mắc bệnh suy thận có lây không bạn nên đi đến các phòng khám chuyên khoa để được khám chẩn đoán và nhận được những tư vấn chính xác nhất từ bác sĩ.

Nguồn : 2bacsi.net

Triệu Chứng Lâm Sàng Và Xét Nghiệm Bệnh Viêm Cầu Thận Cấp

1. Trong viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn

1.1. Lâm sàng

Bệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoài da từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ở ngoài da thường ủ bệnh dài ngày hơn.

1.1.1. Giai đoạn khởi phát

Thường là đột ngột nhưng có thể có dấu hiệu báo trước với:

– Toàn thân mệt mỏi, sốt 38-390C hoặc nhẹ hơn.

– Đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.

– Cũng có thể bệnh nhân đến viện vì còn viêm họng, viêm da.

1.1.2. Giai đoạn toàn phát

– Phù: Lúc đầu thường xuất hiện ở mặt, như nặng mí mắt, phù có thể khỏi nhanh, nhưng cũng có thể lan xuống chi rồi phù toàn thân. Phù trong viêm cầu thận cấp có đặc điểm:

+ Phù mềm, trắng, ấn lõm để lại dấu ngón tay.

+ Phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân.

Có thể phù nặng với phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổi cấp, phù não. Phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào chế độ ăn uống.

– Đái ít hoặc vô niệu: Xuất hiện sớm, nước tiểu chỉ được 500-600ml/24giờ. Khi có thiểu niệu (nước tiểu dưới 500ml/24giờ) hoặc vô niệu (nước tiểu dưới 100ml/24giờ) là biểu hiện suy thận cấp.

– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp cả tối đa lẫn tối thiểu, thường rõ ở hai tuần đầu. Trên 60% VCTC có tăng huyếp áp. Phù phổi cấp trong VCTC là tai biến thường gặp do tăng huyết áp, phù và suy tim trái.

– Đái máu: Ít khi đái máu đại thể, nếu có thường xuất hiện sớm cùng với phù, nước tiểu đỏ hay sẩm màu ( khi đó hồng cầu niệu trên 300.000/phút). Thường gặp hơn là đái máu vi thể. Hồng cầu méo mó dễ vỡ. Trụ hồng cầu là dấu hiệu có giá trị nhất, chứng tỏ hồng cầu từ cầu thận xuống. Đái máu đại thể thường khỏi sớm nhưng đái máu vi thể thì kéo dài, hồng cầu niệu có khi 3-6 tháng mới hết.

1.2. Xét nghiệm cận lâm sàng

1.2.1. Máu: Công thức máu có thiếu máu nhẹ, lắng máu tăng nhiều tuần và trở lại bình thường khi ổn định.

1.2.2. Nước tiểu

– Cặn addis: Hồng cầu 100.000 – 500.000/1 phút, Bạch cầu 20.000/1 phút.

– Trụ Hồng cầu là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán, tuy nhiên cũng có tỷ lệ không gặp.

1.2.3. Urê, creatinine máu

Urê máu có thể bình thường hoặc tăng nhẹ và ít có ý nghĩa tiên lượng khi không vượt quá 1g/l. Nếu urê máu càng ngày càng tăng dần là một chỉ dẫn xấu, creatinine máu bình thường, nếu tăng cao dần song song với urê là một chỉ dẫn xấu.

Tốt nhất để theo dõi VCTC là tính độ thanh lọc cầu thận với creatinine. Nếu Ccr dưới 50ml/phút đó là một tiên lượng dè dặt.

1.2.4. Bổ thể máu giảm

90% bệnh nhân có bổ thể máu giảm, giảm thành phần C3 là chủ yếu. Sang tuần thứ sáu của bệnh mới trở về bình thường.

1.2.5. Các xét nghiệm khác

Chủ yếu để phát hiện liên cầu và các kháng thể như ngoáy họng tìm liên cầu khuẩn, ALSO tăng hơn 400đv Todd, điện tim có PR kéo dài.

1.2.6. Sinh thiết thận

Chỉ cần thiết ở người lớn tuổi, giúp chẩn đoán thể giải phẩu bệnh và giúp tiên lượng bệnh.

Trong thực tế 2 xét nghiệm hồng cầu niệu và protein niệu cũng đủ để xác định VCTC.

1.3. Tiến triển: Với nhiều khả năng

– Tốt: là diễn tiến thường gặp của bệnh VCTC, sau 8-15 ngày bệnh nhân đái nhiều, hết phù, huyết áp và nước tiểu trở lại bình thường. Có trường hợp sau 3 tháng, có khi 6 tháng các triệu chứng trên mới trở lại bình thường. Những trường hợp này gọi là khỏi chậm, tỷ lệ này ít. Ở trẻ em, tỷ lệ khỏi bệnh cao (85-95%) so với người lớn (50-75%).

– Xấu

+ Viêm cầu thận cấp thể tiến triển nhanh hay ác tính chỉ diễn tiến vài tuần hoặc vài tháng, có khi dai dẵng hơn, nhưng thường tử vong trong vòng 6 tháng,chiếm tỷ lệ dưới 10%. Lâm sàng khởi phát nhưVCTC kinh điển nhưng dẫn đến suy thận cấp nhanh.

+ Tiến triển xấu cũng dẫn đến tử vong ngoài 6 tháng: phù và protein niệu dai dẳng, thường xuất hiện hội chứng thận hư, trước đây gọi là viêm cầu thận cấp bán cấp, bệnh dần dần suy thận, không phục hồi.

+ Bệnh diễn tiến kéo dài nhiều năm với từng đợt lui bệnh, nhưng cuối cùng cũng dẫn đến tử vong, hôn mê do tăng urê máu hoặc do tai biến mạch não do tăng huyết áp gọi là suy thận mạn.

1.4. Các thể lâm sàng khác của viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn

1.4.1. Thể đái máu đơn thuần:

Thường gặp ở trẻ em, đái máu có thể đơn độc, không phù, không thiểu, vô niệu. Tiến triển nói chung tốt, nhưng có thể tái phát.

1.4.2. Thể tim mạch

Thường gặp ở người lớn, trẻ, khởi phát dữ dội với tăng huyết áp, phù phổi, phù não.Chẩn đoán cơ bản dựa vào xét nghiệm nước tiểu với hồng cầu niệu và protein niệu. Tiến triển nếu không tử vong ở giai đoạn đầu, về sau phù kéo dài nhiều năm.

1.4.3. Thể vô niệu: Biểu hiện của một suy thận cấp, trước đây có khi khởi tự phát, ngày nay với thận nhân tạo tỷ lệ khỏi bệnh nhiều hơn, khi nước tiểu phục hồi thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn như các thể khác.

1.4.4. Thể nhẹ hay thoáng qua: Được phát hiện tình cờ nhờ xét nghiệm một cách có hệ thống, nhất là những bệnh nhân có viêm mũi, viêm họng, rất hiếm chuyển sang mạn tính.

1.4.5. Thể sơ sinh và trẻ em nhỏ tuổi: Khởi phát có khi dữ dội bằng các cơn co giật và suy tim cấp, tuy nhiên khi qua khỏi, tiên lượng thường tốt hơn ở người lớn.

2. Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn

2.1. Luput ban đỏ hệ thống

70% luput có viêm cầu thận cấp có thể biểu hiện dưới hai dạng:

– Nhẹ: nhưng thường nặng lên vì điều trị bằng hormon vỏ thương thận.

– Nặng: kèm với viêm đa khớp, viêm đa màng.

2.2. Ban dạng thấp

30% có viêm cầu thạn cấp biểu hiện với đái máu và protein niệu.

2.3. Viêm cầu thận cấp do hiện tượng quá mẫn

Như do thuốc, vacxin, diễn biến thường tốt sau khi ngừng thuốc.

chúng tôi