Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viêm Đại Tràng Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Đại Tràng Có Triệu Chứng Gì?

Bệnh đại tràng có triệu chứng gì? – Triệu chứng là một trong những dấu hiệu có thể giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh để từ đó có các biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh đại tràng là một trong những bệnh lý có biểu hiện triệu chứng khá rõ ràng mà ai cũng hoàn toàn có thể nhận biết được. Tuy nhiên với mỗi loại bệnh đại tràng khác nhau sẽ có các biểu hiện khác nhau.

Ở bài viết này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về triệu chứng của 3 bệnh đại tràng thường gặp nhất. Đó là viêm đại tràng mạn tính, bệnh đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích) và ung thư đại tràng.

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý có số lượng người mắc phải nhiều nhất trong tất cả các bệnh đại tràng (chiếm đến 90% các trường hợp). Căn bệnh này ban đầu thường khởi phát cấp tính do người bệnh bị viêm loét tại niêm mạc đại tràng do ăn uống hay vì một nguyên nhân khác nhưng không điều trị dứt điểm.

Viêm đại tràng mãn tính có các biểu hiện triệu chứng rất khó chịu cho người bệnh, dai dẳng, tái phát liên tục gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt. Các triệu chứng phổ biến nhất là:

+Đau bụng âm ỉ, đau thường cố định 1 chỗ ở hố chậu trái hoặc hố chậu phải.

+Rối loạn tiêu hóa đầy bụng, chướng hơi, ăn không tiêu, chán ăn kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân thiếu dinh dưỡng, gầy gò, xanh xao, suy nhược cơ thể.

+Người bệnh có thể bị tiêu chảy (hơn 3 lần mỗi ngày) hoặc táo bón (3 lần mỗi tuần) liên tục trong thời gian dài. Đi ngoài xong là thấy dễ chịu hơn, tuy nhiên một số trường hợp bệnh nhân có thể đại tiện ra máu.

+Phân có lẫn máu: một số trường hợp viêm đại tràng bị loét sâu vào niêm mạc tới hệ thống các mạch máu ở niêm mạc dẫn tới chảy máu, xuất huyết ở trong lòng ruột.

Người bệnh viêm đại tràng mạn tính khi đi khám và nội soi sẽ thấy rõ những vết viêm loét ở trên niêm mạc đại tràng, có thể thấy nhiều dịch nhầy có lẫn máu.

2)Các triệu chứng của bệnh đại tràng co thắt

Bệnh đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích thường gặp ở những người có tâm lý lo lắng, căng thẳng stress, suy nghĩ nhiều thường xuyên với các triệu chứng là:

+Thường xuyên có đau bụng, đi ngoài táo bón hoặc tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng chướng hơi, ăn không tiêu.

+Khác với viêm đại tràng mạn tính, bệnh lý này đau bụng thường dữ dội, đau quặn nhưng không nhiều trong ngày, đi ngoài xong vẫn có cảm giác muốn đi ngoài tiếp, ăn xong là muốn đi ngoài tiếp.

+Bệnh nhân có thể gặp thêm một số triệu chứng ngoài tiêu hóa như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp, lo âu.v.v…

Bệnh thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố thần kinh, tâm lý như: căng thẳng stress, lo âu, trầm cảm, suy nghĩ nhiều.v.v…,và khi nội soi đại tràng thì sẽ không có các vết loét.

3)Bệnh ung thư đại tràng có biểu hiện triệu chứng như thế nào ?

Bệnh ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm nhất tại đại tràng nhưng các triệu chứng lâm sàng lại không có gì đặc biệt cả và cũng biểu hiện gần giống như hai bệnh lý trên: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu, người mệt mỏi thường xuyên, sụt cân.v.v… Người bệnh có thể sờ thấy u cục nổi trên bụng, tuy nhiên lúc này thường là thời điểm mà khối u đã phát triển với kích thước lớn.

Để có thể chẩn đoán chính xác bệnh ung thư thì cần phải có các xét nghiệm cận lâm sàng như nội soi, sinh thiết.v.v…Chỉ khi phát hiện thấy có tế bào ung thư thì mới có thể khẳng định chính xác bệnh.

Do đó khi xuất hiện các triệu chứng bất thường về đại tràng thì người bệnh nên nhanh chóng đi khám để phát hiện bệnh càng sớm thì việc điều trị sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bệnh Viêm Đại Tràng Là Gì? Triệu Chứng Viêm Đại Tràng Như Thế Nào?

Viêm đại tràng là hiện trạng viêm và loét lớp lót bên trong của ruột già. Bệnh thường tác động đến phần dưới (đại tràng sigma) và trực tràng. Nhưng cũng có trường hợp trạng thái viêm nhiễm ảnh hưởng đến toàn bộ ruột kết.

Tại nước ta, cứ 3 người lại có 1 người gặp phải vấn đề về đại tràng. Viêm đại tràng không nghiêm trọng trực tiếp đến tính mệnh nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, những triệu chứng dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, thậm chí có thể biến chứng như thủng đại tràng, chảy máu nặng hay ung thư ví như không điều trị dứt điểm.

Có phần lớn nguyên nhân từ hệ tiêu hóa gây ra viêm đại tràng gồm:

Chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, dị ứng đồ ăn: dễ đau bụng, trướng hơi, đi ngoài sau lúc ăn những món nhiều dầu mỡ, chua cay, rượu bia, cà phê…

Đồ ăn gây khó tiêu hoặc ôi thiu, gây tổn thương niêm mạc đại tràng, đồ ăn nhiễm khuẩn gây hội chứng lỵ

Có nhiều loại giun sống ký sinh ở đại tràng

Do di chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường ruột cấp như: thương hàn, lị, trực khuẩn, amip, rối loạn tâm thần thực vật gây viêm loét…

Chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu điều độ, thời gian và thói quen ăn uống và thời gian làm việc liên tục không nghỉ ngơi

Bệnh viêm đại tràng thường có các triệu chứng cần chú ý như sau:

Triệu chứng viêm đại tràng qua 1 số bộc lộ bên ngoài

Những người bị viêm đại tràng thường có tín hiệu chán ăn, người mỏi mệt, ăn ngủ kém, đầy bụng, giảm trí nhớ, hay cáu gắt và có thể bị sốt. Thường những dấu hiệu này có thể bị nhầm lẫn với tín hiệu của bệnh dạ dày. Nên để chắc chăn thì người bệnh nên thăm khám cụ thể, để phát hiện bệnh sớm.

Lúc bị viêm đại tràng cơ thể còn có biểu hiện như sút cân, gầy hốc hác. Lúc ở quá trình bệnh nặng sẽ khiến cho người bệnh sút gân trầm trọng, thiếu máu thậm chí có thể hình thành các khối u trong thành đại tràng gây biến chứng tắc ruột rất nguy hiểm.

Triệu chứng đau bụng cần chú ý có thể bị viêm đại tràng

Những cơn đau bụng thường ở vùng chậu 2 bên hoặc vùng hạ khung phải và trái.

Cơn đau lan dọc sườn đại tràng, cơn đau thường quặn từng cơn, có lúc đau âm ỉ. khi đau thường gây chó người bệnh cảm giác muốn đi vệ sinh, lúc đi vệ sinh được thì cơn đau sẽ bớt đi. Ngoài ra những cơn đau rất dễ tái phát. Cơn đau quặn từng cơn khắp bụng nhất là vùng dưới bụng.

Cơn đau có thể nặng hay nhẹ, thưa hay dày tùy thuộc vào độ viêm đại tràng của từng người. Cơn đau thường có cảm giác muốn đi vệ sinh, nên tạo cảm giác bí bức và khó chịu.

1 số người cũng có thể bị sốt, không cảm thấy đói, và có thể giảm cân. Trong các trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy trong khoảng 10 tới 20 lần trong ngày. Bệnh cũng có thể gây ra những vấn đề khác, như đau khớp, các vấn đề về mắt, hoặc bệnh gan .

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà thầy thuốc chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nếu là viêm đại tràng mãn tính, trước hết người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp, không dùng rượu, bia, thuốc lá, hạn chế các thức uống nhất nước uống lên men, nước chanh, nước hoa quả có thể gây đi lỏng, hạn chế cà phê và trà đặc (trà tuy không kích thích niêm mạc nhưng lại tác động đến nhu động ruột). Tránh ăn nhiều gia vị, chua, cay, thức ăn gây táo bón… bác sĩ cũng có thể chỉ định một số loại thuốc nhằm điều chỉnh rối loạn tiêu hóa và điều trị triệu chứng.

Để phòng bệnh viêm đại tràng cũng như những biến chứng hiểm nguy bệnh có thể gây ra, người dân cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Triệu Chứng Bệnh Viêm Loét Đại Tràng

Nhiều người có tuổi đến phòng khám bệnh viện vì bị viêm, loét đại tràng. Họ ít biết về nguyên nhân gây bệnh và cũng không rõ bệnh có nguy hiểm không, nhất là đối với bệnh nhân tuổi cao, sức yếu. Đại tràng và nguyên nhân mắc bệnh

Đại tràng (ruột già) là bộ phận chứa phân, bao gồm đại tràng lên, đại tràng ngang, đại tràng xuống. Phần đầu của đại tràng nối với ruột non, phần cuối của đại tràng nối với trực tràng. Phần nối với trực tràng là một đoạn ruột già ngắn và được gọi là đại tràng xích – ma (Sigmiod).

Nguyên nhân chính của viêm, loét đại tràng là do hoạt động bất thường của hệ thống miễn dịch trong ruột. Hệ thống miễn dịch này bao gồm: miễn dịch tế bào và miễn dịch proteins do tế bào sản xuất. Các tế bào và các protein này dùng để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân có hại như vi khuẩn, virút, ký sinh trùng (nấm, lỵ amip, giun) và các yếu tố ngoại lai có hại xâm nhập khác theo đường ăn uống (thức ăn, nước uống). Bình thường, hệ thống miễn dịch chỉ hoạt động khi cơ thể tiếp xúc với yếu tố xâm nhập có hại. Tuy nhiên, trong bệnh viêm loét đại tràng, do sự rối loạn hoạt động của hệ thống miễn dịch xảy ra một cách thường xuyên mặc dù vẫn chưa có yếu tố có hại xâm nhập. Do sự hoạt hoá bất thường và liên tục của hệ thống miễn dịch như vậy là nguyên nhân gây viêm và loét đại tràng mãn tính.

Viêm loét đại tràng nếu không được điều trị sớm thì sẽ làm cho người bệnh mất máu gây thiếu máu, nặng hơn là trụy tim mạch, nếu có tiêu chảy, mất máu và sốt. Bệnh mãn tính có thể gây viêm, loét đại tràng bùng phát, nhiễm độc và có thể gây thủng đại tràng. Thủng đại tràng là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm, vì có thể dẫn đến viêm phúc mạc, sốc nhiễm khuẩn và nguy cơ tử vong rất cao, nhất là người có tuổi.

Triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng là gì?

Viêm, loét đại tràng có thể xảy ra ở khu vực đại tràng lên (đại tràng phải), đại tràng ngang, đại tràng xuống (đại tràng trái gồm cả đại tràng và đại tràng xích – ma) và trực tràng.

Triệu chứng gồm đau quặn bụng, chủ yếu đau vùng dưới rốn, cả bên trái lẫn bên phải. Khi bị đau đại tràng bên phải có thể nhầm với viêm ruột thừa, sỏi niệu quản phải hoặc bệnh của u nang buồng trứng (nữ giới), nhất là ở một số người bệnh có sốt. Người bệnh thường bị tiêu chảy làm mất nước, chất điện giải, nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể bị trụy tim mạch, nhất là người cao tuổi. Người bệnh có thể đi ngoài ra máu tươi, nhất là loét ở đại tràng xích – ma. Viêm, loét đại tràng xích – ma có những triệu chứng giống với viêm loét trực tràng. Bệnh nhân bị chảy máu trực tràng, buốt, mót vùng hậu môn, cảm giác đi đại tiện cấp bách, bụng bị đau quặn, thường đau chủ yếu bên trái bụng. Có thể có hiện tượng vã mồ hôi về đêm, sụt cân do hấp thu kém chất dinh dưỡng, mất nước và thường mệt mỏi triền miên. Mệt mỏi do nhiều yếu tố tác động, có thể do độc tố (vi khuẩn, ký sinh trùng, hóa chất độc hại…).

Nguy hiểm hơn cả là khi bị viêm đại tràng bùng phát do bị phình đại tràng nhiễm độc và nguy hiểm hơn là thủng đại tràng gây viêm phúc mạc và các cơ quan có trong ổ bụng. Mặc dù viêm loét đại tràng bùng phát hiếm gặp nhưng là dạng bệnh nặng của viêm loét toàn bộ đại tràng, người bệnh mất nước, đau bụng nhiều, tiêu chảy ra máu kéo dài và thường bị choáng. Có khoảng dưới 10% số bệnh nhân viêm loét đại tràng xích-ma và trực tràng về sau có thể biến thành viêm đại tràng lan rộng. Do đó, ban đầu bệnh nhân chỉ bị loét trực tràng, càng ngày có thể phát triển thành viêm loét đại tràng trái hoặc bị viêm loét toàn bộ đại tràng.

Chẩn đoán như thế nào?

Khi có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy và phân có máu thì cần đi khám để xác định nguyên nhân, trên cơ sở đó để có hướng điều trị thích hợp. Cần lấy phân để xét nghiệm xác định vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng, đặc biệt tìm lỵ amip. Cần xét nghiệm công thức máu để xác định tế bào bạch cầu và tốc độ lắng máu phản ánh có tình trạng viêm ở đại tràng.

Để xác định một cách chắc chắn có viêm, loét đại tràng hay không thì cần phải nội soi đại tràng, trực tràng. Bác sĩ nội soi thông thường sẽ lấy một mẫu nhỏ mô đại tràng (sinh thiết) để xác định mức độ nặng của tổn thương, tìm tế bào lạ (có tế bào ung thư hay không). Nếu cơ sở y tế chưa triển khai nội soi đại – trực tràng thì có thể chụp X-quang đại tràng có bơm chất cản quang cũng có thể giúp chẩn đoán viêm loét đại tràng.

Ngoài ra, cần hỏi kỹ người bệnh xem đã từng bị bệnh kiết lỵ, bị bệnh viêm đại tràng kích thích hay không để góp phần vào chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh

Nếu bệnh nhẹ có thể điều trị ngoại trú theo đơn thuốc và chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ khám bệnh cho mình. Không nên tự mua thuốc điều trị hoặc dùng thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là không để những người không có chuyên môn về y điều trị cho mình. Khi bệnh đã ở mức độ bùng phát thì cần phải nhập viên để điều trị, người bệnh không được chủ quan tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Việc có phải phẫu thuật hay không phải do bác sĩ khám bệnh và điều trị cho mình tư vấn cho người bệnh biết.

Cần có chế độ ăn uống hợp lý, không nên kiêng khem quá mức dễ dẫn đến suy dinh dưỡng. Khi đã mắc bệnh và được điều trị khỏi hoặc chưa dứt điểm cần khám bệnh định kỳ đề phòng bệnh tái phát hoặc điều trị dở dang làm cho bệnh có khả năng bùng phát, nặng thêm.

Theo Suckhoedoisong

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng Đau Bụng Táo Bón Có Phải Viêm Đại Tràng

Chào chuyên gia: Tôi năm nay 37 tuổi. Thời gian gần đây tôi bị táo bón vô cùng khó chịu và hay đau bụng. Vậy cho tôi hỏi triệu chứng đau bụng táo bón có phải do viêm đại tràng không. Có cách nào để điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát không?

Tôi xin cảm ơn (Nguyễn Minh Hoàng – Bắc Giang)

Chào bạn

Viêm đại tràng là tình trạng các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công khiến đại tràng bị co thắt và kích thích. Khi đại tràng bị viêm, các chức năng của đại tràng bị rối loạn, nó không thể đảm nhận tốt vai trò hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cuối cùng của thức ăn. Nên gây ra hàng loạt các triệu chứng như thể táo bón, thể tiêu chảy, táo bón xen kẽ tiêu chảy.

Trong đó viêm đại tràng thể táo là triệu chứng thường gặp. Do hệ thống đại tràng hấp thu nước quá nhiều khiến phân trở nên khô cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải ra ngoài. Từ đó phân thải tồn đọng trong trực tràng lâu, người bệnh cần phải dùng sức để đi đại tiện.

Như vậy có thể thấy, triệu chứng đau bụng táo bón mà bạn đang gặp phải là một triệu chứng của bệnh viêm đại tràng thể táo bón hay đông y còn gọi là Viêm đại tràng thể nhiệt.

Dấu hiệu điển hình của viêm đại tràng thể táo bón

Bạn có thể nhận biết viêm đại tràng thể táo bón, có thể xem xét những triệu chứng sau đây:

Người bệnh đi đại tiện ít hơn so với bình thường, đi ít hơn 3 lần mỗi tuần, số lượng phân ngày càng ít đi.

Phân khô cứng, không thành khuôn, đóng cục nhỏ như phân dê

Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, mỗi lần đi cần nhiều sức, dễ gây đau rát. Sau khi đi đại tiện vẫn muốn đi tiếp.

Một số triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ, bụng chướng hơi và đau vùng xương chậu.

Viêm đại tràng thể táo bón diễn ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, thường xuyên bị đau rát, ăn không ngon, ngủ không yên, thay đổi tâm lý. Thậm chí có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.

Không chỉ vậy viêm đại tràng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dai dẳng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, thủng đại tràng.

Thuốc điều trị viêm đại tràng thể táo bón

– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Forlax, Lactitol Sorbitol, …Những loại thuốc này có công dụng giữ nước trong ruột và kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.

– Thuốc nhuận tràng bôi trơn : Norgalax, Microlax… Thuốc chứa thành phần dầu khoáng và được bơm trực tiếp thông qua hậu môn để làm mềm phân dễ đi đại tiện.

– Thuốc nhuận tràng làm mềm phân : Docusat giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và giúp phân dễ di chuyển hơn.

– Thuốc nhuận tràng kích thích : Dulcolax, Senoko, bisacodyl, giúp các cơ thành đại tràng co thắt nhịp nhàng hơn để loại bỏ phân được dễ dàng hơn.

Ngoài ra việc lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra tác dụng phu như tiêu chảy, đầy hơi, mất nước….Ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, gan thận.

Do đó, việc dùng những loại thuốc nào phù hợp với tình trạng bản thân cần có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh việc tự ý dùng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng tiêu cực.

Hướng dẫn cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón

Viêm đại tràng thể táo bón có thể khắc phục bằng một số biện pháp như thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Cụ thể:

– Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống

Chất xơ là thành phần rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Đối với người bị viêm đại tràng thể táo bón, chất xơ càng là nguồn dinh dưỡng cần thiết. Do chất xơ quyết định với việc hình thành khối phân, kích thích tiêu hoá, giải độc. Nên có lợi cho hệ tiêu hoá, tạo khối phân khiến phân dễ dàng bị đào thải ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không phải chất xơ nào cũng phù hợp cho người bệnh viêm đại tràng. Do đó, bạn chỉ nên ăn những loại rau củ quả có chứa chất xơ hoà tan để đường ruột được hoạt động dễ dàng.

Vì vậy, thực đơn hàng ngày bạn nên bổ sung những nguồn chất xơ như

Rau họ bầu bí: bí đỏ, bí xanh, bầu

Các loại quả tươi: nho, xoài, chuối, táo

Các loại củ: khoai lang, cà rốt, củ cải, củ đậu

– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày

Nhằm giảm tải cho đại tràng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Bình thường bạn ăn 3 bữa trong ngày, bây giờ có thể chia 5-6 bữa/ngày để giúp đại tràng hồi phục nhanh chóng.

– Chế độ tập luyện

Người bệnh nên chú ý thường xuyên vận động kể cả khi bị đau. Vì khi chuyển động khiến máu trong cơ thể được lưu thông vận chuyển đến đại tràng nhanh hơn và làm lành vết loét. Bên cạnh đó, việc này còn kích thích nhu động ruột hoạt động và làm giảm hiện tượng táo bón.

Vì vậy, mỗi ngày nên dành thời gian để vận động những bài tập nhẹ nhàng hoặc đơn giản là đi bộ để cải thiện chức năng đại tràng. Nếu bạn làm việc trong môi trường văn phòng hãy chú ý cứ sau 1 giờ đồng hồ nên đứng dậy và đi dạo 5 phút giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.

– Uống nhiều nước

Táo bón xảy ra khi tình trạng phân khô cứng khó di chuyển qua đại tràng. Nên uống nhiều nước giúp phân mềm ra, dễ đẩy ra ngoài hơn. Hãy bổ sung ít nhất 2 lít nước để cơ thể hấp thụ đủ nước.

Phân biệt viêm đại tràng thể nhiệt và thể hàn: https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-viem-dai-trang-the-han-va-the-nhiet-n160911.html