Tiểu đường căn bệnh phổ biến hiện nay. Tuy không quá nguy hiểm về tính mạng, nhưng nếu không nhận thức đúng bệnh và có phương pháp điều trị đúng đắn. Bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ về căn bệnh này, mời bạn cùng tìm hiểu tiểu đường là gì, những triệu chứng và tác hại của bệnh qua bài viết sau;
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, một lượng carbohydrates có trong thức ăn sẽ hòa tan vào máu thông qua quá trình hấp thu ở đường ruột như glucose. Quá trình hấp thu đó cần phải có sự tham gia của hormone insulin – đưa glucose vào tế bào và chuyển hóa nó thành nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Một khi hoạt động của insulin gặp vấn đề, lượng glucose cao vượt mức xử lý của insulin, thì một lượng glucose sẽ dư thừa trong máu vì không được chuyển hóa thành năng lượng. “Tình trạng lượng glucose trong máu (lượng đường trong máu) vượt quá tỷ lệ nhất định” được gọi là “bệnh tiểu đường”. Đến đây thì bạn đã hiểu tiểu đường là gì rồi đúng không nào ?
Dựa theo nguyên nhân mà người ta chia tiểu đường thành 3 loại chính:
Khi các tế bào β ở tuyến tụy có vai trò tiết insulin bị phá hủy, cơ thể sẽ mắc tiểu đường tuýp 1. Trẻ em và vị thành niên là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, bệnh thường phát triển một cách tự nhiên và tiến triển vô cùng nhanh chóng.
Các dạng bệnh tiểu đường
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường tuýp 2 là di truyền và lối sống thiếu lành mạnh như không kiểm soát cân nặng, lượng thức ăn, nước uống đưa vào cơ thể mỗi ngày ớn, lười vận động, thường xuyên căng thẳng. Bệnh gặp ở người lớn tuổi, trung niên.
Tiểu đường thai kỳ có nguyên nhân chính là do sự bất thường trong quá trình trao đổi chất (đường) trong quá trình mang thai. Bệnh gặp ở thường xuyên ở các phụ nữ mang thai. Do hormone sinh ra từ nhau thai ức chế khả năng hoạt động của insulin khiến lượng đường không được chuyển hóa và tăng cao trong máu. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần chú ý nghiêm ngặt về mặt sức khỏe để không gây ra những ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
2. Dấu hiệu tiểu đường, triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu
Sau khi hiểu tiểu đường là gì, bạn cần tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh. Những dấu hiệu tiểu đường hay triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu rất đa dạng và khác nhau ở mỗi người bệnh. Một số triệu chứng phổ biến nhất gồm:
Còn đối với bệnh tiểu đường, ở giai đoạn đầu tình trạng khát nước xảy ra liên tục, kể cả khi bạn vừa uống nước xong. Nguyên nhân là thận phải chịu nhiều áp lực do lượng đường trong máu tăng cao, thận hoạt động mạnh để hạn chế lượng đường dư thừa, cơ thể không đủ nước liên tục, dẫn đến khát nước.
Một khi thận hoạt động nhiều, thì lượng nước tiểu sản xuất ra nhiều hơn bình thường, khi lượng nước tiểu nhiều, người bệnh sẽ phải thường xuyên đi vệ sinh (nhiều hơn 10 lần/ ngày và chủ yếu là tiểu đêm).
Bên cạnh đó, khi thận hoạt động thường xuyên, chức năng thận sẽ bị suy giảm, lượng nước tiểu sẽ dư thừa quá nhiều, cơ thể mót tiểu liên tục không kiểm soát.
Tuy là giai đoạn đầu, nhưng lúc này quá trình chuyển hóa Glucose đã rối loạn khá nghiêm trọng. Khi cơ thể không đủ năng lượng để cung cấp cho quá trình hoạt động của các tế bào vào mô cơ, nhu cầu bổ sung calo sẽ tăng lên. Trong khi đó cơ thể không có đủ năng lượng để đáp ứng, dẫn đến cảm giác đói ngay cả khi đang ăn hay đã ăn xong. Đây cũng là triệu chứng tiểu đường giai đoạn đầu khá phổ biến.
Một dấu hiệu tiểu đường khác mà chúng ta hay bỏ qua là giảm cân đột ngột. Khi cơ thể không thể sản sinh đủ năng lượng cho mọi hoạt động, nó sẽ lấy năng lượng dự trữ từ các mô mỡ. Lượng calo bù đắp khi ăn không thể đủ cho cơ thể, tình trạng này khiến cơ thể sụt cân liên tục.
Khi năng lượng trong cơ thể cung cấp cho các tế bào không đủ, cơ thể cạn năng lượng, tế bào hoạt động kém, mệt mỏi là điều tất yếu xảy ra. Ngoài ra, việc đi tiểu nhiều lần đặc biệt là ban đêm ảnh hưởng không nhỏ đến giấc ngủ của bạn. Khi thiếu ngủ cơ thể sẽ rơi vào tình trạng căng thẳng, tinh thần mệt mỏi.
2.6. Thị lực giảm
Điều này có vẻ vô lý nhưng thực tế, khi lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao, mắt thay đổi khúc xạ. Ở giai đoạn đầu của tiểu đường, người bệnh thường có cảm giác mờ mắt, tầm nhìn bị giảm. Triệu chứng này sẽ kết thúc khi lượng đường trong máu được kiểm soát ở mức ổn định.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể nhận thấy những vết thâm nám ở trên da, da sạm hơn, đặc biệt ở các vùng có nếp gấp: Cổ, nách, đầu gối, khuỷu tay…
Khi đường trong máu dư, động mạch sẽ xuất hiện tình trạng xơ vữa làm cho các mạch máu thu hẹp lại, lưu lượng máu luân chuyển đến các cơ quan trong cơ thể ít đi. Khi đó những lượng oxy cung cấp cho cơ chế tự chữa lành vết thương của cơ thể kém, cuối cùng vết thương sẽ khó lành.
3. Bệnh tiểu đường có lây không ?
Nhìn chung, khi hiểu về tiểu đường là gì, dấu hiệu tiểu đường thì chúng ta sẽ nhanh chóng có câu trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không ?
Trên thực tế, bệnh tiểu đường không hình thành do bất cứ một loại vi khuẩn, nấm hay virus nào nên bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm. Nó không có khả năng lây lan cho người khác. Và không có chuyện bệnh tiểu đường lây khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, sinh hoạt tình dục hay ăn uống với người mắc tiểu được như một số người quan niệm. Vì vậy, chúng ta nên có cái nhìn thiện cảm hơn với bệnh nhân tiểu đường, không nên phân biệt đối xử hay xa lánh họ. Hiểu và nắm rõ những kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường là một trong những việc làm cần thiết giúp người bệnh không mặc cảm với chính căn bệnh của mình.
Đối với yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc tiểu đường của con cái có thể lên đến 10% khi cha mẹ mắc tiểu đường tuýp 1. Phần trăm mắc này sẽ cao hơn khi bố mẹ mắc tuýp 2 (14% khi bố hoặc mẹ mắc tiểu đường sớm, trước 50 tuổi). Khi cả bố và mẹ đều mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ di truyền cho con cái lên đến 50%. Vì thế, khi phụ nữ có thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ di truyền là rất cao.
4. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là gì ?
Một số biến chứng bệnh tiểu đường
Điều lo ngại lớn nhất của bệnh nhân khi mắc tiểu đường là những biến chứng gặp phải khi lượng đường trong máu tăng vượt mức cho phép. Khi lượng đường tăng làm tăng áp lực lên mạch máu. Những biến chứng của bệnh sẽ gây ra những triệu chứng như mờ mắt, thận yếu, vết thương khó lành, hoại tử. Có 3 biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh nhân tiểu đường gặp phải là:
Thân có vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, nó có chức năng lọc các chất thải và những chất không cần thiết trong máu ra khỏi cơ thể dưới dạng nước tiểu. Nhờ có thận, máu trong cơ thể mới được duy trì ở trạng thái ổn định.
Do vậy, khi lượng đường trong máu vượt mức cho phép khi bệnh nhân mắc tiểu đường, chức năng lọc của thận bị ảnh hưởng dẫn đến tắc nghẽn, lượng chất không cần thiết và chất thải không được xử lý như thông thường, máu không được giữ ở tình trạng ổn định. Chức năng thận bị rối loạn nghiêm trọng gây ra các bệnh về thận như suy thận, tăng ure trong máu, thận yếu, thậm chí là phải chạy thận nhân tạo.
Những biến chứng về mắt hầu như gặp ở tất cả các bệnh nhân tiểu đường. Võng mạc được cấu tạo từ các dây thần kinh và mao mạch máu xung quanh. Khi mắc bệnh võng mạc do tiểu đường, cơ thể sẽ giảm thị lực thậm chí là mù lòa. Nguyên nhân chính là lượng máu trong cơ thể đến võng mạc ít, lượng oxy theo đó cũng giảm sụt, khiến võng mạc bị ảnh hưởng.