Top 6 # Xem Nhiều Nhất Viêm Phế Quản Cấp Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Triệu Chứng Bệnh Viêm Phế Quản Cấp

Viêm phế quản cấp là bệnh thường gặp, thể hiện tình trạng viêm niêm mạc phế quản cấp tính khi tiếp xúc tác nhân gây hại từ môi trường. Các triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh viêm phế quản cấp ?

Tùy theo tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn tiến của bệnh có thể thay đổi.

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn biến nhanh chóng ngay lập tức sau khi tiếp xúc với tác nhân gây hại nồng độ cao ví dụ không khí ô nhiễm, tiếp xúc khói amoniac, khói acid .v.v. ;

+ Triệu chứng viêm phế quản cấp cũng có thể diễn tiến âm thầm nhẹ nhàng hơn trong trường hợp sau tiếp xúc siêu vi.

Bệnh cảnh lâm sàng viêm phế quản cấp thường gặp nhất là bệnh cảnh viêm phế quản cấp sau nhiễm siêu vi. Viêm phế quản cấp thường diễn ra các giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn ủ bệnh : sau khi tiếp xúc với các giọt nước bọt bắn ra từ người nhiễm siêu vi hô hấp, người bệnh sẽ có thời gian từ 1 – 3 ngày ủ bệnh, trong giai đoạn này người bệnh hoàn toàn không có triệu chứng gì.

+ Giai đoạn viêm long hô hấp trên : bệnh nhân có các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau họng ; triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ, khớp. Trong giai đoạn này người bệnh thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và có thể lây cho người khác nếu có tiếp xúc lân cận.

+ Giai đoạn viêm phế quản cấp : bệnh nhân có các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó ho đàm, đàm có thể là màu trắng hoặc đàm đục, đàm vàng, xanh, có một số trường hợp vướng máu khi ho nhiều quá ; bệnh nhân thường than đau rát sau xương ức tăng lên khi ho.

+ Giai đoạn phục hồi : các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân giảm dần và hồi phục trong thời gian từ 7 – 10 ngày trong đa số các trường hợp.

Trong một số ít các trường hợp có thể bội nhiễm vi khuẩn và xuất hiện viêm phế quản cấp do vi khuẩn, thậm chí là viêm phổi do vi khuẩn.

Một số ít trường hợp diễn tiến của viêm phế quản cấp có thể không thuận lợi và trong các trường hợp đó bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để được khám bệnh và kê toa :

+ Viêm phế quản cấp sau khi tiếp xúc chất kích ứng mạnh từ môi trường ví dụ : hơi amoniac, hơi acid, khói bụi ô nhiễm nồng độ cao. Bệnh nhân cần phải đến ngay bác sỹ vì trong một số trường hợp tác nhân kích ứng có thể gây nên bỏng đường thở nặng nề, nếu không được can thiệp từ sớm có thể có những di chứng nặng nề về sau.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng quá nặng nề :

o Viêm phế quản cấp, thông thường chỉ sốt khoảng 380C – 3805C ; Nhưng lần này sốt cao tên 3805C.

o Ho thông thường là ho khan hay khạc đàm trắng hơi đục lượng ít ; Nhưng lần này ho khạc đàm vàng, xanh có vướng máu lượng nhiều.

+ Viêm phế quản cấp nhưng triệu chứng kéo dài quá lâu, tái phát nhiều lần :

o Viêm phế quản cấp thông thường kéo dài khoảng 5 – 7 ngày ; Nhưng lần này triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày mà chưa có dấu hiệu suy giảm.

o Viêm phế quản cấp có thể kéo dài chỉ 5 – 7 ngày nhưng lại tái đi tái lại nhiều lần.

+ Viêm phế quản cấp xuất hiện trên cơ địa bệnh nhân có bệnh mạn tính từ trước ví dụ suy tim, suy thận, đái tháo đường, hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Bệnh nhân cần phải đi cần phải đi khám bác sỹ sớm trong các trường hợp kể trên vì nếu không đi khám và điều trị kịp thời sẽ có thể phải đối diện với các nguy cơ sau :

+ Tác nhân gây bệnh trong các trường hợp trên thường có độc lực quá cao sẽ gây tổn thương nặng nề phế quản, cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm.

+ Cơ địa bệnh có sẵn sẽ diễn tiến nặng hơn khi bị mắc kèm viêm phế quản cấp.

Theo Kienthucsuckhoe

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Viêm Phế Quản Cấp Là Bệnh Gì?

Viêm phế quản cấp là bệnh gì?

Viêm phế quản cấp là tình trạng bị viêm và sưng ở ống phế quản trong phổi. Bệnh còn được gọi là cảm lạnh ngực. Có hai dạng viêm phế quản cấp:

Viêm phế quản cấp tính: bệnh thường được cải thiện trong vài ngày, mặc dù cơn ho có thể tiếp tục kéo dài tới cả tuần.

Viêm phế quản mãn tính: bệnh lặp đi lặp lại nhiều lần và là một trong những nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease– COPD).

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản cấp là gì?

Đối với viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính, dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Cổ họng có đờm, đờm màu trong, màu trắng, màu xám vàng hoặc màu xanh lục

Khó thở, đặc biệt khi phải gắng sức làm việc gì đó

Thở khò khè

Mệt mỏi

Sốt và ớn lạnh

Tức ngực.

Tuy nhiên, các triệu chứng rất khó để nhận biết. Đờm có khi không xuất hiện khi mắc viêm phế quản và trẻ em thường nuốt đờm, do đó cha mẹ có thể không biết con mình đã mắc bệnh. Nếu hút thuốc, cổ họng của bạn mỗi buổi sáng khi thức dậy thường có đờm. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài trong hơn ba tháng, bạn có thể bị viêm phế quản mãn tính. Bạn vẫn có khả năng mắc viêm phế quản mãn tính dù không hề bị viêm phế quản cấp tính. Ngoài ra, bạn có thể ho dai dẳng kéo dài trong vài tuần sau khi khỏi viêm phế quản cấp tính.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

Cơn ho kéo dài hơn ba tuần, khiến bạn không thể ngủ

Sốt cao hơn 38oC

Đờm bị đổi màu

Ho ra máu

Thở khò khè hoặc khó thở.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra viêm phế quản cấp?

Nguyên nhân thường gặp là do virus, bệnh thường xảy ra sau các triệu chứng cảm lạnh hay cảm cúm. Các nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, nhiễm hóa chất, hơi, bụi hay các chất ô nhiễm khác khiến đường phế quản bị kích ứng. Người hút thuốc và những người có các vấn đề về phổi, như viêm phế quản mãn tính, hen suyễn hay xơ nang có khả năng cao mắc bệnh viêm phế quản cấp.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường bị viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp là một căn bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc bệnh của cả nam lẫn nữ là bằng nhau. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp?

Các yếu tố làm tăng nguy cơ của viêm phế quản bao gồm:

Khói thuốc lá: nếu bạn hút thuốc hoặc sống với người hút thuốc, bạn có nguy cơ cao hơn mắc phải bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

Sức đề kháng thấp: điều này có thể là hậu quả của bệnh cấp tính như cảm lạnh hoặc từ một tình trạng bệnh mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của bạn bị tổn hại. Người lớn tuổi, em bé dưới 12 tháng tuổi và trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng đường phế quản do có sức đề kháng yếu.

Tiếp xúc với hóa chất trong công việc: nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn nếu bạn làm việc xung quanh một số chất gây kích ứng phổi như các loại hạt hay vải dệt, hoặc đang tiếp xúc với hơi hóa chất.

Trào ngược dạ dày: các đợt ợ nóng nghiêm trọng có thể gây kích thích cổ họng của bạn và làm cho bạn dễ mắc bệnh viêm phế quản.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán viêm phế quản cấp?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, khám lâm sàng và nghe phổi với ống nghe. Đối với các trường hợp bệnh kéo dài hay các triệu chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực để loại trừ các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi.

Những phương pháp nào dùng để điều trị viêm phế quản cấp?

Mục tiêu của điều trị bệnh viêm phế quản là giảm triệu chứng và làm cho bệnh nhân dễ thở. Để hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên:

Uống nhiều nước

Thở không khí ấm và ẩm

Uống thuốc giảm triệu chứng ho và acetaminophen hoặc aspirin.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê các thuốc như:

Thuốc kháng sinh: viêm phế quản thường là kết quả sau khi bị nhiễm virus, do đó kháng sinh không hiệu quả. Tuy nhiên, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh nếu nghi ngờ có nhiễm trùng vi khuẩn. Trong trường hợp bạn có rối loạn phổi mãn tính hoặc hút thuốc, thuốc kháng sinh có thể giảm nguy cơ nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng.

Thuốc ho: ho giúp loại bỏ các chất kích thích từ phổi. Nếu ho khi ngủ, bạn nên sử dụng thuốc ho không kê đơn một lượng vừa phải để có thể ngủ, nhưng thuốc này không đủ để ngăn chặn ho hoàn toàn. Nếu cơn ho khiến bạn mất ngủ, bác sĩ có thể đề nghị thuốc ho loại được kê toa.

Các thuốc khác: nếu có bệnh hen hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các thuốc xịt và các thuốc khác để giảm viêm và mở đoạn thu hẹp phế quản.

Nếu mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, bạn nên nói chuyện với bác sĩ về khả năng phục hồi chức năng phổi. Phục hồi chức năng phổi là một chương trình tập luyện thở, làm việc với một bác sĩ chuyên khoa hô hấp để giúp học cách hít thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của viêm phế quản cấp?

Tránh tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như khói thuốc lá. Không hút thuốc. Mang khẩu trang khi không khí bị ô nhiễm hoặc nếu phải tiếp xúc với chất kích thích, chẳng hạn như sơn hay chất tẩy rửa gia dụng với hơi mạnh.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng. Không khí ấm áp và ẩm giúp giảm ho cũng như làm lỏng chất nhờn ở đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn nên làm sạch máy làm ẩm theo khuyến nghị của nhà sản xuất để tránh sự phát triển của vi khuẩn và nấm trong ngăn chứa nước.

Uống thuốc để giảm đau và hạ sốt, nên dùng acetaminophen và ibuprofen.

Nếu không khí lạnh làm cho ho càng trầm trọng và khó thở, bạn nên dùng khẩu trang trước khi đi ra ngoài.

Hãy thử mím môi, chỉ chừa một khoảng nhỏ ở miệng và thở. Nếu bị viêm phế quản mãn tính, bạn có thể thở quá nhanh. Thở mím môi giúp làm chậm hơi thở, và bạn có thể cảm thấy tốt hơn. Hãy hít thở sâu, sau đó từ từ thở ra qua miệng trong khi mím môi. Lặp lại kỹ thuật này sẽ giúp làm tăng áp suất không khí trong đường hô hấp của bạn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Viêm Phế Quản Cấp Ở Trẻ Em, Cách Điều Trị Khi Trẻ Bị Viêm Phế Quản Cấp

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là khi trẻ viêm đường thở dưới, thường quen gọi là sưng cuống phổi. Đây là căn bệnh tương đối nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ mắc và tử vong do viêm phế quản cấp nhiều thứ hai chỉ xếp sau bệnh tiêu chảy. Vì vậy, cha mẹ cần chủ động trang bị thông tin đầy đủ để sớm phát hiện và có các biện pháp phòng ngừa và điều trị hợp lý khi trẻ bị viêm phế quản cấp.

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là gì?

Bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em là tình trạng sưng và viêm nhiễm ống phế quản phổi, có người gọi đây là bệnh cảm lạnh ngực. Bệnh có thể cải thiện trong vài ngày nhưng ho có thể tiếp tục kéo dài hàng tuần.

Cũng có thể hiểu, trẻ bị viêm phế quản cấp là khi lớp niêm mạc phế quản bị viêm dẫn đến hiện tượng rối loạn xuất tiết, tăng tính thấm, phản ứng tại chỗ của ống phế quản.

Viêm phế quản cấp ở trẻ em thường tương đối khó chẩn đoán. Ít khi bệnh này xuất hiện ở thể đờm mà thường xảy ra kết hợp với chứng viêm đường hô hấp trên, nhu mô phổi, cũng có khi xảy ra đồng thời với các bệnh về nhiễm khuẩn như cúm, ho hà, sởi…

Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị viêm phế quản cấp, sự phức tạp này đã đóng góp vào mức độ phổ biến và khó kiểm soát và chẩn đoán của bệnh. Các chuyên gia nói rằng hầu hết các trường hợp viêm phế quản cấp tính ở trẻ xuất phát từ sự xâm nhập của virut ngoài ra còn có thể do vi khuẩn, nhiễm nấm, dị ứng hoặc một số nguyên nhân hóa học khác.

Trẻ em bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn

Một vài trường hợp, viêm phế quản cấp trẻ em cũng xuất hiện do vi khuẩn tấn công hô hấp. Tuy nhiên nếu không có sự có mặt của virut trước đó đã phá hủy khả năng tự bảo vệ tại chỗ thì viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ do riêng vi khuẩn không phổ biến.

Nhiễm vi khuẩn ở lớp niêm mạch ống phế quản xuất hiện khi được tạo điều kiện thuận lợi dẫn đến phế quản bị rối loạn trong tổ chức và chức năng. Vi khuẩn vào niêm mạc của phế quản thường trú ngụ và gây hiện tượng mưng mủ. Điển hình nhất của trẻ bị viêm phế quản cấp do vi khuẩn là đờm khi khạc ra có màu vàng hoặc xanh thay vì trắng như ban đầu do đã bị nhiễm khuẩn.

Những vi khuẩn thường gặp hây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em gồm có: khuẩn Hemophilus influenzae, khuẩn liên cầu, khuẩn phế cầu, khuẩn tụ cầu cùng một số vi khuẩn đừng ruột và khuẩn Gram âm khác.

Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ do nhiễm nấm

Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc sử dụng quá nhiều kháng sinh rất dễ bị nhiễm nấm Candida albicans theo đường miệng gây bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ. Trường hợp này phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

Lớp niêm mạc phế quản rất nhạy cảm nên rất dễ gặp tình trạng dị ứng. Mỗi kích thích nhỏ ở đường hô hấp trên, lớp niêm mạc này cũng đều phản ứng và dẫn đến viêm nhiễm. Bé bị viêm phế quản cấp dạng dị ứng thường có các biểu hiện là ho, khò khè giống bệnh hen và cũng có thể tái phát khi gặp tác nhân dị ứng nếu không chữa dứt điểm.

Các hóa chất độc hại đi vào cơ thể theo đường hơi nước, khí hoặc bụi đều có thể kích thích niêm mạc của phế quản gây viêm. Trẻ cần tránh nhất là bụi do ô nhiễm môi trường ở những vùng đô thị, khu công nghiệp …

Triệu chứng và dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản cấp

Triệu chứng viêm phế quản cấp ở trẻ không quá phức tạp nhưng cũng rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp khác. Quan sát các triệu chứng sẽ giúp bác sĩ tạm thời chẩn đoán phần nào mức độ phát triển và nghiêm trọng của bệnh. Viêm phế quản cấp thường gặp ở trẻ lớn và thường ở mức độ bệnh nhẹ, trừ những trường hợp trẻ bị mắc thêm các bệnh khác về đường hô hấp nên xuất tiết nhiều gây tắc phế quản. Mỗi giai đoạn bệnh thường trẻ sẽ có có các triệu chứng biểu hiện thay đổi.

– Giai đoạn toàn phát: các triệu chứng lúc này thường xuất hiện rõ rệt hơn, chuỗi biểu hiện này được gọi là hội chứng phế quản bao gồm

Ho: là triệu chứng chủ yếu, ban đầu là ho khan, đau rát họng, xuất hiện theo cơn, khi trẻ nằm sẽ ho nhiều hơn, đặc biệt là ngủ vào ban đêm những ngày trời lạnh; sau đó trẻ sẽ chuyển sang ho đờm, ho có thể kéo dài cùng xuất tiết.

Sốt: sốt nhẹ hoặc cao tùy từng trường hợp, cũng có những trẻ không có sốt khi bị viêm phế quản cấp. Chủ yếu duy trì ở mức 38 – 39 độ C.

Đau tức ngực: những trẻ lớn có ho nhiều và bệnh viêm họng thường gặp triệu chứng tức ngực nhiều nhất. Khi bị viêm phế quản cấp, trẻ cũng hay đau, bỏng rát sau xương ức khi vừa ho xong.

Viêm phế quản cấp ở trẻ là một bệnh hô hấp dạng nhẹ, có tốc độ tiến triển tốt. Hầu hết trẻ sẽ khỏi bệnh sau 7 ngày, riêng ho có thể kéo dài 1-2 tuần. Tuy nhiên trẻ có thể tái viêm phế quản cấp hoặc có biến chứng viêm phổi, rối loạn thông khí, trẻ nhỏ có thể bị viêm tai giữa.

Điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em

Đối với trẻ bị viêm phế quản cấp, không nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh. Khi có các dấu hiệu bội nhiễm với các biểu hiện như sốt cao, ho đờm nhiều, thở nhanh, nhịp thở gấp, khó thở hoặc những trẻ bị suy dinh dưỡng, mệt nhiều, sởi… thì có thể dùng kháng sinh như chloramphenicol, co-trimoxazol hoặc ampicilin. Nhưng không được dùng quá 7 ngày mà phải dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Phòng trẻ bị viêm phế quản cấp tái phát như thế nào?

Để ngăn ngừa bệnh viêm phế quản cấp ở trẻ em khởi phát và tái phát, cha mẹ cần chú ý thực hiện những điều sau:

Tránh cho bé tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, hóa chất tẩy rửa…

Sử dụng máy tạo độ ẩm cho không khí

Giữ ấm cơ thể bé đầy đủ vào những ngày trời lạnh

Giữ vệ sinh nhà cửa và môi trường sống sạch sẽ

Đeo khẩu trang cho bé khi ra ngoài

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để bé có sức đề kháng tốt

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi bế hoặc cho bé bú

Tiêm phòng ngừa cúm cho trẻ hàng năm

Viêm phế quản cấp ở trẻ em là hiện tượng bệnh lý không quá nguy hiểm, không khó điều trị nhưng cần chữa dứt điểm để tránh tái phát và diễn biến xấu ảnh hưởng đến sự phát triển của khi trẻ bị viêm phế quản cấp.

* “Hiệu quả/Công dụng có thể khác nhau tùy theo thể trạng/cơ địa mỗi người. Do đó, các bạn hãy liên hệ trực tiếp để được tư vấn rõ hơn*

Bệnh Viêm Thanh Khí Phế Quản Cấp Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm thanh khí phế quản cấp là bệnh gì?

Viêm thanh khí phế quản cấp hay có tên gọi khác là Croup chủ yếu xảy ra ở đối tượng trẻ nhỏ. Bệnh khiến trẻ nhỏ có những cơn ho dữ đội và thanh quản và khí quản sẽ bị sưng phù nề và kích ứng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm thanh khí phế quản cấp thường là do virus trong đó phổ biến là virus RSV, sởi…

Viêm thanh khí phế quản có thể lây lan giữa trẻ bị bệnh và không bị bệnh. Thường lây qua đường hô hấp hoặc việc tiếp xúc qua tay qua các đồ chơi của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, trẻ nhỏ bị bệnh viêm thanh khí phế quản có thể do một số các nguyên nhân khác như là dị ứng, chất gây kích thích hoặc do bị trào ngược dạ dày.

Triệu chứng bệnh viêm thanh khí phế quản cấp

Viêm thanh khí phế quản cấp thường có những triệu chứng như là ho nhiều, ho dữ dội, ho rát cổ họng. Ngoài ra, trẻ nhỏ bị viêm thanh khí phế quản sẽ có một số triệu chứng khác đi kèm như là sốt, chảy nước mũi, khó thở, thở rít thành tiếng…Chính vì thế, khi có những triệu chứng bệnh viêm thanh khí phế quản cần có những phương pháp điều trị thích hợp.

Điều trị bệnh viêm thanh khí phế quản

Sử dụng thuốc: đa phần khi trẻ nhỏ bị viêm thanh khí phế quản thường sẽ được cho uống thuốc. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần tuân theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng dùng. Thêm nữa, các bậc phụ huynh nên kết hợp xông họng cho trẻ bằng thuốc hoặc hơi nước để vệ sinh họng và có tác dụng trực tiếp giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.

Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần được đảm bảo. Đặc biệt nên cho trẻ uống nhiều nước, tránh tình trạng mất nước, khô cổ họng ở trẻ nhỏ.

Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ như chân tay, khoang miệng, tai, mũi họng hằng ngày với nước muối sinh lý.

Đối với những trường hợp trẻ nhỏ có triệu chứng ho lâu ngày không khỏi hoặc uống thuốc không đõ thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chẩn đoán tình trạng sức khỏe tốt nhất.

Như Quỳnh