Top 12 # Xem Nhiều Nhất Viêm Xoang Mũi Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Viêm Xoang Mũi Mãn Tính Có Những Triệu Chứng Gì?

Viêm xoang bướm mãn tính

Khi bị viêm xoang mũi bệnh nhân mất dần đi khả năng khứu giác của mình, mũi dần không thực hiện được chức năng của nó. Triệu chứng đau thần kinh mặt, răng, cổ, sau lưng, đau đầu, chóng mặt cũng dễ dàng được nhận biết.

Viêm xoang sàng mãn tính

Khi lỗ xoang tắc nghẽn, có thể có cảm giác gốc mũi, hốc mắt sưng căng và tắc mũi, khứu giác bị trở ngại, lỗ mũi sau chảy dịch.

Viêm xoang trán mãn tính

Vùng trán trước căng sưng, có thể có triệu chứng tắc mũi, đau đầu, mũi tiết dịch có niên mủ hoặc hóa mủ.

Cách điều trị viêm xoang mũi mạn tính

Bạn có thể thực hiện một số cách thức sau để làm giảm các triệu chứng của bệnh cũng như điều trị viêm xoang mũi mãn tính hiệu quả.

Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, nhất là những người làm việc trong môi trường có nhiều chất độc hại, khói bụi không những nên đeo khẩu trang mà còn phải đeo bảo hộ lao động để vi khuẩn không thể xâm nhập vào cơ thể. Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước mũi sinh lý cũng giúp trị viêm xoang mũi nhanh chóng hơn.

Khi bạn bị ốm hay viêm xoang thì cơ thể sẽ rất yếu. Do đó không nên hoạt động mạnh, làm việc nặng để phân tán năng lượng mà nên nghỉ ngơi để có thể tập trung chúng lại chiến đấu với vi khuẩn.

Uống nhiều nước có tác dụng làm loãng dịch mủ trong xoang giúp cho quá trình đẩy chúng ra ngoài nhanh hơn và để cơ thể mau chóng khỏe mạnh, không bị thiếu nước đồng thời cũng giúp cho da bạn đỡ khô hơn.

Ngủ đúng tư thế cũng có tác dụng giúp bạn điều trị viêm xoang mạn tính rất hiệu quả. Vậy ngủ như thế nào được coi là đúng tư thế? Ngủ với tư thế đầu cao sẽ giúp giảm bớt được tính trạng tắc mũi và giảm lượng dịch ứ đọng tại xoang ở người bệnh.

Bổ sung chế độ ăn uống giàu vitamin C được cung cấp từ các loại củ quả như chanh, cà rốt, cam, bưởi giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các kháng sinh tự nhiên có sẵn trong các thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi,… cũng có tác dụng diệt khuẩn rất tốt.

Sử dụng thuốc xịt mũi Nozeytin

Rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay về công dụng trị viêm mũi dị ứng và viêm xoang mũi, thuốc xịt Nozeytin được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi bệnh viêm xoang mũi khó ưa.

Nozeytin là thuốc xịt mũi chứa Azelastin – kháng Histamin thế hệ 2 vô cùng tiên tiến lại sử dụng dạng xịt, dùng ngoài có tác dụng tại chỗ để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang mũi với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn các dòng sản phẩm khác trên thị trường hiện nay.

Sử dụng Nozeytin theo đúng chỉ dẫn sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được các triệu chứng và hỗ trợ trị viêm xoang mũi lâu dài.

Triệu Chứng Của Bệnh Viêm Xoang Mũi

Ngoài ra nguyên nhân còn do một số đối tượng làm ở những môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với bụi bẩn mà không đeo khẩu trang, không có cách bảo vệ xoang mũi như: thợ mộc, công nhân dọn vệ sinh, công nhân khai thác khoáng sản, thợ xây dựng…

Triệu chứng bệnh viêm xoang mũi

Những trường hợp viêm xoang mũi ở mức độ nhẹ thì thường xuất hiện những biểu hiện khiến người bệnh nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng, cảm cúm. Người bệnh thường gặp một số triệu chứng như: đau nhức, nghẹt mũi, chảy nước mũi, tắc mũi, điếc mũi.

Ở những người bệnh bị viêm xoang mũi nặng sẽ rất dễ bị phát hiện bởi nó sẽ xuất hiện cùng lúc những triệu chứng cơ bản sau:

Đau nhức ở vùng má

Đau nhức giữa 2 lông mày và thường vào khung giờ cố định là 10 giờ sáng

Đau nhức giữa 2 mắt, nước mũi chảy về phía trước

Đau nhức sâu, đau nhức vùng gáy, nước mũi chảy xuống họng

Khi có những triệu chứng trên để chấn đoán tốt nhất bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất về bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp điều trị bệnh hợp lý nhất.

Phương pháp điều trị bệnh viêm xoang mũi

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

Người bệnh có thể dùng nước muối sinh lý 0,9% mua ngoài hiệu thuốc về vệ sinh mũi hoặc có thể tự pha nước muối vệ sinh mũi.

Trường hợp sử dụng nước muối sinh lý 0,9%: Trước khi sử dụng vệ sinh mũi bạn nên trần qua bình nước muối sinh lý bằng một lượt nước ấm, sau đó nhỏ nước muối sinh lý vào một bên mũi hướng cao hơn cho nước chảy xuống bên lỗ mũi còn lại giúp làm sạch xoang mũi hơn. Làm tương tự với bên mũi còn lại và làm khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày giúp cho xoang mũi thông thoáng hơn và làm loãng dịch nhầy tốt hơn.

Với trường hợp tự pha nước muối: Bạn chỉ cần pha với tỷ lệ 1 muống cafe muối ăn với 2 ly nước ấm 60 độ là được dung dịch nước muối vệ sinh mũi. Bạn có thể dùng xi lanh hút nước muối vào và vệ sinh mũi như trường hợp trên hoặc cho dung dịch nước muối pha được vào 1 chiếc bát miệng vừa để nhứng 1 bên mũi vào. Cách vệ sinh mũi là bạn nhúng 1 bên mũi vào và bịt bên mũi còn lại hít 1 hơi thật mạnh cho nước muối vào xoang mũi và chảy xuống họng rồi khạc ra ngoài để sạch hết vi khuẩn ở mũi và họng. Làm tương tự với bên mũi còn lại khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày giúp cho triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn.

Xúc miệng thường xuyên

Xúc miệng bằng nước muối hoặc nước xúc miệng giúp làm sạch xoang mũi, đánh tan vi khuẩn cư trú ở họng làm giảm nguy cơ bị viêm họng và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập lại từ họng lên mũi. Hơn nữa, khi xúc miệng có thể nước tràn lên xoang mũi cũng giúp cho xoang mũi sạch sẽ hơn.

Xông hơi cho xoang mũi

Xông hơi là liệu phát an toàn và đem lại hiệu quả tạm thời cho người bệnh. Xông hơi làm giúp mũi thông thoáng và làm loãng dịch nhầy đặc lại ở xoang mũi. Có một số cách xông hơi cho xoang mũi đơn giản như sau:

Dùng 1 tô nước nóng: Đặt tô nước nóng trên bàn và chúm chiếc khăn tắm lên đầu để hơi nóng tập trung ở không gian trước mặt. Hơi nóng bốc lên xoang mũi giúp cho các dịch nhầy tan chảy nhanh hơn.

Xông hơi trước vòi hoa sen: Xả nước ấm ở từ vòi hoa sen đến khi hơi nóng làm mờ gương là đủ. Hơi nóng bốc lên trong phòng tắm cũng giúp cho triệu chứng tắc mũi, ngạt mũi thuyên giảm hơn. Sử dụng cách này giúp cho bạn vệ sinh cơ thể sạch sẽ hơn tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.

Làm ướt khăn sạch bằng nước ấm rồi phủ lên mũi và dụng 2 ngón tay massage 2 bên sống mũi giúp cho khí huyết lưu thông hơn.

Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp đơn giản giúp cho những triệu chứng của bệnh thuyên giảm hơn. Bên cạnh đó bạn cần có chế độ ăn uống hợp lý cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường những thực phẩm giàu chất kháng sinh, kháng viêm và kiêng những thực phẩm cay nóng, những thực phẩm dễ gây dị ứng làm cho những trệu chứng của bệnh phát triển hơn.

Theo chúng tôi

Nguyên Nhân, Triệu Chứng Viêm Mũi Xoang Cấp Tính

Viêm xoang cấp là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi trong một khoảng thời gian ngắn với các triệu chứng rầm rộ như: sốt nhẹ, chảy mũi, nghẹt mũi, đau nhức vùng đầu mặt,… khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi.

Viêm xoang cấp vô cùng nghuy hiểm

1.Định nghĩa

Viêm mũi xoang được hiểu theo nghĩa rộng là viêm mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra một nhóm các rối loạn.

Phân loại viêm mũi xoang theo thời gian bị viêm gồm có:

Cấp tính: từ 4 tuần trở lại

Bán cấp tính: 4-12 tuần

Mạn tính: trên 12 tuần

Có thể phân chia thành viêm mũi xoang cấp tính tái phát và viêm mũi xoang cấp tính kịch phát.

2.Nguyên nhân

Viêm mũi xoang do các nhóm nguyên nhân chính như sau:

2.1. Sau cảm cúm

Viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn cấp tính điển hình thường bắt đầu với những viêm nhiễm virus đường hô hấp trên kéo dài hơn 10 ngày. Trong một số trường hợp, viêm mũi khoang nhiễm khuẩn cấp tính thứ phát do hậu quả của sự bít tắc lỗ thông mũi xoang và có thể do sự tổn thương hệ thống màng nhầy lông chuyển.

Kết quả cuối cùng là ứ đọng chất nhầy trong xoang và tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Các tác nhân phổ biến nhất gây ra viêm xoang cấp tính bao gồm: Streptococus Pneumonia, Haemophilus Influenza, Moraxella Catarrahalis.

2.2. Các nguyên nhân khác:

Dị ứng

Trào ngược dạ dày – thực quản

Hít phải các chất kích thích

Bất thường về giải phẫu mũi xoang

VA tái phát

Chấn thương mũi xoang

Các khối u vòm họng

Bệnh toàn thân: Suy giảm miễn dịch, rối loạn chức năng lông chuyển, bệnh xơ nang …

Bệnh viêm xoang cấp do rất nhiều nguyên nhân

3.Chuẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn

3.1. Chuẩn đoán xác định

3.1.1. Triệu chứng lâm sàng

Cần phải nghĩ tới viêm mũi xoang cấp tính do vi khuẩn khi viêm nhiễm đường hô hấp trên do virus sau 5-7 ngày triệu chứng ngày càng xấu đi hoặc kéo dài hơn 10 ngày chưa khỏi bệnh.

Các triệu chứng giúp chuẩn đoán viêm mũi xoang cấp tính gồm có:

Các triệu chứng chính:

Cảm giác đau và nhức ở vùng mặt

Sưng và nề vùng mặt

Tắc ngạt mũi

Chảy mũi, dịch đổi màu hoặc mủ ra mũi sau

Ngửi kém hoặc mất ngửi

Có mủ trong hốc mũi

Sốt

Các triệu chứng phụ:

Soi mũi trước: là cần thiết với tất cả các bệnh nhân nghi ngờ bị viêm mũi xoang. Cần chú ý phát hiện chất nhầy mủ, sung huyết, dị hình vách ngăn…

Thăm khám nội soi: Phương pháp nội soi mũi là cần thiết để xác định viêm mũi xoang. Những dấu hiệu có giá trị bao gồm: mủ nhầy tại phức hợp lỗ ngách và ngách sàng bướm, sự phù nề, sung huyết…niêm mạc mũi. Đối với viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn, nội soi rất hữu ích cho chuẩn đoán và lấy bệnh phẩm từ khe giữa.

3.1.2. Triệu chứng cận lâm sàng

Chuẩn đoán hình ảnh:

Chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) là phương pháp đang được lựa chọn trong chuẩn đoán viêm mũi xoang. Tuy nhiên hình ảnh trong viêm mũi xoang cấp tính do nhiễm khuẩn sẽ không được rõ ràng trừ khi có biến chứng.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) của xoang thường ít được thực hiện hơn CT Scanner vì phương pháp này không tạo được hình ảnh xương rõ ràng. Tuy nhiên, MRI thường có thể giúp phân biệt được những dịch nhầy còn đọng lại trong xoang với khối u của nhu mô khác dựa trên những đặc điểm đậm độ tín hiệu, mà có thể không phân biệt được trên phim CT Scanner; chính vì vậy, MRI có thể rất có giá trị để phân biệt xoang có khối u với xoang có ứ đọng dịch. MRI cũng là một phương pháp hữu ích khi nghi ngờ có bệnh tích xấm lấn ổ mắt – nội sọ.

Xét nghiệm không thực sự có giá trị trong việc đánh giá viêm mũi xoang cấp tính. Tuy nhiên trong một số trường hợp viêm mũi xoang cấp tính cũng cần tiến hành một số xét nghiệm để đánh giá tình trạng suy giảm miễn dịch, HIV, bệnh tự miễn…

3.2. Chuẩn đoán phân biệt

Viêm mũi xoang cấp tính cần chuẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh khác gồm có: viêm mũi do virus (cảm cúm), đau nhức khớp thái dương hàm, đau đầu, đau răng, đau mũi, đau dây thần kinh V và khối u tân sinh trong xoang. Triệu chứng đau nhức vùng mặt, chảy mũi mủ, sung huyết mũi, ngửi giảm, đau răng và kém đáp ứng với thuốc co mạch có thể giúp phân biệt.

Viêm xoang cấp gây đau nhức nhiều vị trí

3.2.1. Viêm mũi do virus (cảm cúm)

3.2.2. Đau nhức khớp thái dương hàm

Đau nhức khớp thái dương hàm rất phổ biến và dễ bị nhầm lẫn với đau của viêm xoang. Đau nhức khớp thái dương hàm thường gây ảnh hưởng đến trí nhớ, trí tuệ, tinh thần và chất lượng cuộc sống.

3.2.3. Đau đầu và đau nửa đầu

Đau đầu và đau nửa đầu có thể rất dễ nhầm lẫn với đau do viêm xoang. Đau nửa đầu có đặc điểm là đau ở một bên và kéo dài từ 4-72 giờ. sự xuất hiện của những cơn đau này thường ngắn và đáp ứng với thuốc chữa đau nửa đầu như là ergot alkaloids. Cảm giác căng ở vùng trán như đeo đai cùng với đau đầu đặc thù sẽ giảm đi ở những ngày sau đó.

3.2.4. Đau răng và đau dây thần kinh số 5

Đau răng có thể là do viêm xoang và có thể nhầm với đau do viêm xoang.

Đau dây thần kinh số 5 thường không phổ biến, nhưng có thể gây ra cơn đau nhói kịch phát theo đường đi của dây thần kinh số 5. Cảm giác này trái với triệu chứng đau kéo dài liên tục của viêm xoang.

3.2.5. U xoang

U xoang thường không phổ biến, nhưng với tiền sử tắc mũi và chảy máu mũi một bên cần chụp CT Scanner và nội soi mũi. X quang, u xoang được thể hiện ở 1 bên và xương bị ăn mòn.

Đăng bởi: Thành Chiến Bài Đăng : 26/12/2019 09:31:40

Viêm Mũi Xoang Xuất Tiết Là Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Viêm mũi xoang xuất tiết là thuật ngữ chỉ tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, dẫn đến lở loét và chảy máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bệnh lý nếu không được phát hiện, tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm ở các bộ phận lân cận như tai, mắt,…

Viêm mũi xoang xuất tiết là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm mũi xoang xuất tiết là tình trạng dịch nhầy trong mũi có xu hướng tiết ra nhiều, kèm theo các hốc xoang, niêm mạch mũi sưng viêm là gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Các triệu chứng bệnh lý nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến các tình trạng sau:

Viêm mũi xoang xuất tiết phù nề: Những dị nguyên bên ngoài tác động có thể dẫn đến vùng niêm mạc mũi viêm nhiễm và xuất tiết. Lâu dần sẽ làm tăng quá trình tiết dịch nhầy. Khi đó, vùng niêm mạc mũi phù nề sẽ khiến người bệnh thường xuyên đối mặt với tình trạng sưng đau mũi, nghẹt mũi, khó chịu. Viêm mũi xoang xuất tiết phù nề thường xuất hiện phổ biến ở trẻ nhỏ.

Viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm: Viêm mũi xoang xuất tiết bội nhiễm chính là hệ quả của bệnh viêm xoang cấp tính hay mãn tính. Khi đó, vùng mũi chứa lượng dịch nhầy và niêm mạc mũi trở nên dày hơn, khu vực cuốn dưới bị sung huyết sưng to, những tuyến dịch nhầy hoạt động quá mức, mất dần lông chuyển.

Viêm mũi xoang xuất tiết thường là dấu hiệu cảnh báo người bệnh chưa kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh viêm mũi và cần áp dụng các biện pháp xử lý nhanh chóng. Do đó, nếu tình trạng viêm xoang chảy máu mũi xuất hiện, người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Theo đó, các chuyên gia đầu ngành cảnh báo, hiện tượng viêm mũi xoang xuất tiết cho thấy vùng niêm mạc mũi đang bị tổn thương nghiêm trọng. Triệu chứng tiến triển trong thời gian dài và không được điều trị có thể chuyển biến sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị, kéo dài dai dẳng. Hơn nữa, bệnh lý có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

Một số biến chứng ở mắt như viêm ổ mắt, viêm mí làm lồi nhãn cầu

Biến chứng ở tai: Viêm tai giữa, ứ đọng mủ dịch trong tai

Tác động tiêu cực đến vùng mũi: Cong vẹo sống mũi, hình thành khối polyp, mũi hếch

Hình thành u lành thanh quản, điển hình là tình trạng tắt tiếng, khàn giọng

Đau nhức xương khớp thường xuyên

Lở loét bên trong niêm mạc và viêm nhiễm nặng ở mũi

Nguyên nhân gây viêm mũi xoang xuất tiết

Theo các chuyên gia đầu ngành, các biểu hiện viêm mũi xoang xuất tiết khởi phát do một số nguyên nhân phổ biến sau:

Trong đó, thói quen sử dụng dung dịch xịt mũi không phù hợp có thể gây tổn thương vùng niêm mạc, gây xung huyết và chảy máu mũi. Ngoài ra, một số trường hợp lạm dụng corticoid có thể làm mỏng niêm mạch mũi, tăng nguy cơ tổn thương khi bị tác động từ bên ngoài.

Hắt hơi mạnh

Khi các triệu chứng bệnh viêm xoang hoặc viêm mũi khởi phát, lượng dịch nhầy tích tụ trong hốc xoang có thể bị tắc nghẽn. Lúc này, cơ thể sẽ có cơ chế hắt hơi nhằm loại bỏ các dị nguyên ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, việc hắt hơi quá mạnh với tần suất cao có thể tác động đến niêm mạc mũi, thậm chí gây chảy máu mũi.

Thời tiết thay đổi đột ngột

Khi thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh hay ngược lại kèm theo độ ẩm không khí không cân bằng sẽ khiến vùng niêm mạc mũi bị kích thích. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập và gây tổn thương niêm mạc mũi.

Tác động từ môi trường

Với những trường hợp thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng, dị ứng khác sẽ làm tăng nguy cơ kích ứng, đồng thời tăng phản xạ hắt hơi. Từ đó có thể khiến vùng niêm mạc mũi bị sưng viêm và chảy máu.

Các biểu hiện nhận biết bệnh lý

Việc nhận biết các dấu hiệu viêm mũi xoang xuất tiết sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn khi áp dụng các biện pháp kiểm soát, chữa trị và phòng ngừa tái phát hiệu quả.

Hắt hơi, chảy nước mũi, dịch nhầy ứ đọng ở hốc mũi

Bị nghẹt ở 1 bên hoặc cả 2 bên mũi

Các biểu hiện bệnh lý có xu hướng trở nên nặng nề hơn khi thời tiết chuyển lạnh

Hơi thở có mùi hôi, khó ngửi, xuất hiện dịch mủ có màu xanh hoặc vàng

Sưng ở cuốn mũi và cảm giác khó thở

Cơ thể mệt mỏi, đau rát họng, chán ăn, nhức hốc mắt, khó chịu

Chảy máu mũi nhiều khi phần đầu mũi va chạm mạnh

Vùng niêm mạc mũi chảy máu liên tục dù đã được sơ cứu trước đó

Những trường hợp có tiền sử bệnh huyết áp, nhất là huyết áp cao

Xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn,…

Máu tại vùng mũi sau khi ngưng chảy một thời gian thì lại xuất hiện

Các phương pháp điều trị viêm mũi xoang xuất tiết

Với những trường hợp bị viêm mũi xoang xuất tiết cần được kiểm soát kịp thời tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm. Theo đó, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Căn cứ vào mức độ bệnh lý, nguyên nhân khởi phát và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

1. Hướng dẫn xử lý tại chỗ khi bị viêm xoang chảy máu mũi

Trước khi đến gặp bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp xử lý tại chỗ như sau:

Người bệnh ngồi thẳng lưng, không nghiêng đầu về sau để máu không chảy qua cổ họng hoặc khí quản.

Kế đến dùng ngón tay trỏ và tay cái kẹp vào 2 bên lỗ mũi khoảng 15 phút, đồng thời thở bằng miệng.

Chú ý, bạn chỉ ấn một bên cánh mũi và không bóp chặt vì có thể làm tổn thương phần sống mũi

Với trường hợp trẻ nhỏ bị viêm mũi xoang xuất tiết, ba mẹ cần hướng dẫn bé không dùng tay ngoáy mũi. Kế đến vệ sinh sạch vùng mũi bé, đặt phần đầu của trẻ nghiêng nhẹ về phía bị xuất huyết để hạn chế tình trạng nôn mửa. Khi nhận thấy máu ngưng chảy, ba mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và chữa trị nhanh chóng.

2. Áp dụng phương pháp Tây y chữa trị

Điều trị viêm mũi xoang xuất tiết bằng Tây y là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn nhờ vào tác dụng nhanh chóng và phòng ngừa phát sinh các biến chứng hiệu quả. Hiện nay, người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bệnh lý bằng ngoại khoa và nội khoa. Căn cứ vào mức độ bệnh lý, tình trạng sức khỏe và nguyên nhân khởi phát, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc dạng xịt chứa corticosteroid, Aspirin, thuốc kháng histamin, thuốc dạng tiêm, thuốc chống viêm mũi,…

Với những trường hợp không đáp ứng các loại thuốc điều trị trên hoặc phát sinh biến chứng. Lúc này, các bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định các biện pháp điều trị ngoại như như điện ni novocain 5%, khí dung, đốt cuốn mũi dưới với côte điện, chiếu tia sóng ngắn.

Lưu ý: Những loại thuốc Tây chữa viêm mũi xoang xuất tiết có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, xuất huyết dạ dày, buồn ngủ,… Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề. Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ định bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và tần suất dùng thuốc.

Ngoài ra, không phải tất cả đối tượng đều phù hợp với biện pháp điều trị ngoại khoa. Bởi đây được xem là phương pháp tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, người bệnh chỉ được bác sĩ chỉ định thực hiện thủ thuật khi các biện pháp điều trị nội khoa không đáp ứng.

3. Tận dụng các mẹo chữa dân gian cải thiện triệu chứng

Áp dụng các mẹo chữa dân gian tại nhà được xem là một trong những biện pháp giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi xoang xuất tiết có độ lành tính, an toàn và hạn chế phát sinh tác dụng phụ. Những vị thuốc quen thuốc, giúp người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà. Cụ thể:

Tỏi kết hợp với mật ong nguyên chất: Chuẩn bị vài tép tỏi, mang đi giã nhuyễn lấy nước cốt. Sau đó trộn đều với mật ong theo tỉ lệ 1:1. Sau khi vệ sinh sạch vùng mũi thì lấy tăm bông thấm đều hỗn hợp và bôi trực tiếp vào hốc mũi. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần và áp dụng trong vòng 1 tuần để cải thiện bệnh lý.

Gừng tươi và hành khô: Chuẩn bị 2 củ hành và 1 củ gừng tươi. Mang đi rửa sạch và giã nát để lọc lấy nước cốt. Kế đến dùng tăm bông thấm dung dịch và thoa trực tiếp vào hốc mũi. Giữ yên khoảng 30 phút thì vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý. Thực hiện mỗi ngày 2 lần và áp dụng trong vòng 2 tuần để cải thiện triệu chứng viêm mũi xoang xuất tiết.

Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Đầu tiên, người bệnh cần bịt một bên mũi rồi dùng nước muối sinh lý nhỏ vào bên mũi còn lại. Kế đến hít mạnh để dung dịch vào xoang mũi đến khi chảy xuống họng thì nhổ ra bên ngoài. Thực hiện từ 4 – 5 lần và đổi sang bên còn lại. Áp dụng đều đặn vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Các mẹo dân gian chữa viêm mũi xoang xuất tiết được đánh giá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh lý mới khởi phát và không thay thế biện pháp y tế. Do đó, khi áp dụng một thời gian nhưng không nhận thấy hiệu quả cải thiện. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh lý hiệu quả

Các triệu chứng bệnh viêm mũi xoang xuất tiết có mức độ nguy hiểm cao nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc nhiệt độ không khí ở mức thấp.

Bạn có thể sử dụng máy độ ẩm không khí trong phòng ngủ hoặc không gian sống giúp cân bằng độ ẩm niêm mạc mũi. Đồng thời hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus gây hại, làm giảm tình trạng kích ứng mũi.

Mang khẩu trang và bảo vệ đường hô hấp khi hoạt động ngoài trời. Nhất là đến những nơi ô nhiễm, khói bụi, hóa chất. Đồng thời, người bệnh tránh xa các tác nhân gây bệnh như lông động vật, phấn hoa, mạt bụi,…

Vệ sinh mũi họng đúng cách và đều đặn mỗi ngày 2 lần giúp loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn bám trên niêm mạc mũi.

Xây dựng thói quen ăn uống đều độ, khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm thiết yếu cho cơ thể giúp bồi bổ sức khỏe, tăng khả năng miễn dịch. Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm gây dị ứng, kích ứng, bia rượu, thuốc lá,…

Tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày giúp nâng cao thể trạng, điều hòa cơ thể và hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Tránh dùng tay hoặc những vật dụng ngoáy mũi. Đồng thời tránh ngửa đầu ra sau vì lượng máu có thể bị dồn ứ và dẫn đến nguy hiểm tính mạng.

Viêm mũi xoang xuất tiết có thể được khắc phục và kiểm soát hoàn toàn nếu được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm.