Top 12 # Xem Nhiều Nhất Virus Zika Bệnh Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Virus Zika Là Gì? Cách Phòng Tránh Zika Như Thế Nào?

Riêng Việt Nam, do đang lưu hành loại muỗi gây nên dịch sốt xuất huyết (cùng chủng muỗi lan truyền virus Zika) và sự đi lại, giao lưu với các vùng có dịch nên Bộ Y tế nhận định khả năng xuất hiện bệnh do virus Zika hoàn toàn có thể xảy ra.

Hiện nay, Việt Nam đã xác nhận có 2 trường hợp nhiễm virus Zika ở Nha Trang, Khánh Hòa và TP Hồ Chí Minh và đang gây lo âu cho mọi người. Vậy virus Zika là gì? Cách phòng tránh Zika như thế nào?

Virus Zika là gì?

Virus Zika (ZIKV) được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng cùng tên ở Uganda bởi nhà khoa học Julius Lutwama.

Zika là loại virus RNA (arbovirus) thuộc chi Flavivirus, họ Flaviviridae, được lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm.

Virus Zika không gây tử vong, nhưng lại có tác hại nguy hiểm tới bà bầu và thai nhi. Người mẹ mang thai nhiễm Zika thì đứa bé sinh ra dễ bị tật đầu nhỏ, não bộ phát triển không bình thường.

Muỗi Aedes Aegypti lây truyền virus Zika là gì?

Muỗi Aedes Aegypti được cho là thủ phạm lây lan Virus Zika. Aedes Aegypti là loại muỗi rất nhỏ, có thể đốt người vào ban ngày mà không gây đau và không có nọc độc. Điều nguy hiểm là Aedes Aegypti có chứa virus Zika có khả năng nhận ra mùi của con người nhanh chóng và chỉ thích hút máu người.

Muỗi Zika thường sống dưới sàn, đồ nội thất, trong những môi trường thiếu không khí, đặc biệt thích sống ở các vũng nước nhỏ ở các chậu cây cảnh trong nhà.

Theo Joe Conlon, phát ngôn viên của Hiệp hội Kiểm soát muỗi Mỹ, muỗi Aedes có thể sinh sản với lượng nước rất nhỏ, chẳng hạn như nắp chai nước ngọt, túi đựng đồ ăn nhẹ bỏ đi…

Dấu hiệu nhiễm virus Zika

Người bệnh nhiễm virus Zika có các dấu hiệu đặc trưng như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu.

Dấu hiệu này gần giống với bệnh sốt xuất huyết, có thể phân biệt như sau: So với sốt xuất huyết thì bệnh do virus Zika nhẹ hơn, 80% không có biểu hiện bệnh. Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết thường nặng hơn, từ ngày thứ 2 có thể chảy máu chân răng, chảy máu cam; nặng hơn có thể chảy máu nội tạng, trụy mạch, sốc, nguy cở tử vong rất cao.

Cách diệt muỗi, phòng tránh Zika như thế nào?

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Khuyến cáo đối với phụ nữ mang thai:

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần thực hiện một số biện pháp sau:

Phụ nữ có thai cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền virus Zika và khám thai định kỳ.

Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết.

Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch hoặc/và đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika.

Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai.

Người từ vùng dịch trở về cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong quá trình mang thai để tránh lây truyền virus Zika cho mẹ và con.

Nguồn: Egiadinh

Dấu Hiệu, Triệu Chứng Nhiễm Virus Zika Bệnh Đầu Nhỏ Ở Trẻ

Một số bệnh nhân nhiễm Zika không có biểu hiện lâm sàng nhưng chuyên gia khuyên bạn cần lưu ý những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa tuyên bố virus Zika là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế bởi những lo ngại ngày càng tăng về khả năng có thể gây dị tật bẩm sinh. Dự đoán khoảng 4 triệu người có thể bị nhiễm cho tới cuối năm nay.

Riêng Việt Nam, do đang lưu hành loại muỗi gây nên dịch sốt xuất huyết (cùng chủng muỗi lan truyền virus Zika) và sự đi lại, giao lưu với các vùng có dịch nên Bộ Y tế nhận định khả năng xuất hiện bệnh do virus Zika hoàn toàn có thể xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zika

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian ủ bệnh Zika khoảng 2-12 ngày sau khi bị muỗi đốt. Khoảng 75-80% số bệnh nhân bị nhiễm virus Zika không có biểu hiện lâm sàng.

Bác sĩ Cấp cho biết, những người cần xét nghiệm để phát hiện virus Zika trước hết là người bệnh cư trú hoặc đi du lịch tới khu có lưu hành dịch Zika trong vòng hai tuần trước khi khởi phát bệnh và có ít nhất 2 trong số các triệu chứng lâm sàng.

– Sốt nhẹ 37,8-38,5 độ C, mệt mỏi, mọc ban rát sẩn trên da, đau các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân.

– Viêm xung huyết kết mạc, đau cơ, nhức đầu, đau hố mắt, và suy nhược.

– Một số ít bệnh nhân có thể có đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, loét niêm mạc hoặc ngứa.

Chẩn đoán xác định khi bệnh nhân nghi ngờ, có các xét nghiệm khẳng định căn nguyên như RT-PCR Zika virus dương tính, hay phản ứng huyết thanh (IgM) dương tính và có hiệu giá kháng thể cao gấp từ 4 lần trở lên so với hiệu giá kháng thể trung hòa virus Dengue tại cùng thời điểm.

Đối tượng nào dễ mắc virus Zika?

Theo TS. Masaya Kato – đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, lý do WHO nhận định Zika là mối quan ngại đối với y tế cộng đồng không phải do tốc độ lây lan của virus mà do các biến chứng nguy hiểm của bệnh này. Đối với trẻ sơ sinh, cụ thể là gây teo não và hội chứng Guillain-Barré, một loại rối loạn hệ thống miễn dịch tác động đến thần kinh gây ra hiện tượng yếu cơ ở tay và chân.

Do đó, phụ nữ có thai, đang có ý định và có nguy cơ mang thai là những đối tượng cần cẩn trọng nhất.

Phụ nữ có thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai mỗi 3-4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi.

Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.

Điều trị như thế nào khi bị bệnh zika do virus zika?

Vẫn theo bác sĩ Cấp, hiện không có điều trị đặc hiệu cho bệnh do virus Zika. Các điều trị hỗ trợ bao gồm nghỉ ngơi, bồi phụ nước, điện giải, hạ sốt nếu có sốt cao. Người bệnh đặc biệt cần thận trọng khi dùng Aspirin hay corticoid khi chưa loại trừ được sốt xuất huyết Dengue.

Theo dõi các biểu hiện yếu, liệt cơ sau khi bị bệnh để phát hiện, xử trí sớm hội chứng Gulain-Barre nếu có.

Cách phòng bệnh zika

Do chưa có vắc xin phòng bệnh nên cách duy nhất chủ yếu là hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn.

Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diện muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước như các mảnh vỡ, lốp xe, vỏ lon, vũng nước đọng. Đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy, vợt,…

Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm virus Zika.

Virus Zika Gây Tật Đầu Nhỏ Ở Trẻ Nguy Hiểm Ra Sao Và Phòng Bệnh Thế Nào?

Mới đây Việt Nam ghi nhận trường hợp bệnh nhân mắc virus Zika một căn bệnh gây tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, vậy bệnh nguy hiểm như thế nào, cơ chế lây bệnh ra sao và làm gì để phòng bệnh?

Theo bác sĩ tư vấn, virus Zika còn được gọi là bệnh do virus Zika hoặc Zika gây ra dịch bệnh zika. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm do muỗi truyền, chủ yếu gặp ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Bệnh nhân nhiễm virus Zika khi mang thai có thể dẫn đến xảy thai hoặc gây ra tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, một tình trạng não bẩm sinh có khả năng gây tử vong.

Bác sĩ Anh Tú, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bệnh do virus Zika có thể gây ra các rối loạn thần kinh khác như hội chứng Guillain-Barre đặc trưng bởi rối loạn nghiêm trọng hệ thống thần kinh trung ương. Chính vì thế điều quan trọng là cần phải chẩn đoán và phát hiện sớm căn bệnh này.

Bệnh do virus Zika được phát hiện lần đầu tiên trên người năm 1952 tại Uganda và Cộng Hòa Tanzania. Ổ dịch được ghi nhận ở châu Phi, Châu Mỹ, châu Á và Thái Bình Dương. Theo các chuyên gia, thời gian ủ bệnh virus Zika không rõ nhưng có thể là một vài ngày.

Triệu chứng và các con đường lây nhiễm của virus Zika

Theo bác sĩ tư vấn, triệu chứng nhiễm virus Zika cũng tương tự như nhiễm trùng do các virus arbo khác như sốt xuất huyết dengue, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, nổi ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp và đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Các triệu chứng này biểu hiện thường nhẹ và kéo dài từ 2 – 7 ngày.

Con đường lây truyền: bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, virus Zika lây truyền từ người sang người thông qua vết đốt từ muỗi nhiễm bệnh họ Aedes, chủ yếu là Aedes Aegypti ở vùng nhiệt đới. Loại muỗi này cũng là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, Chikungunya và sốt vàng.

Virus Zika cũng có thể lây truyền từ người mẹ sang thai nhi trong quá trình mang thai hoặc thông qua truyền máu hay quan hệ tình dục.

Cách tốt nhất để phòng bệnh do virus Zika đó là giảm sự tiếp xúc giữa người và muỗi. Chúng ta có thể sử dụng thuốc chống côn trùng, mặc quần áo dài tay (tốt nhất nên mặc đồ sáng màu), che đi các phần của cơ thể càng nhiều càng tốt.

Ngoài ra cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh khác như đóng cửa số, ngủ trong màn chống muỗi, không để muỗi sinh sôi phát triển bằng cách dọn dẹp vệ sinh môi trường, nhà cửa, làm sạch các vật dụng chứa nước như xô, chậu, bình hoa…

Theo bác sĩ giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược, bệnh do virus Zika thường nhẹ và không cần thuốc đặc biệt điều trị. Người bệnh cần uống đủ nước, nghỉ ngơi, điều trị các triệu chứng như hạ sốt, giảm đau bằng các loại thuốc thông dụng. Khi các triệu chứng nặng hơn, cần đến các cơ sở y tế để điều trị và chăm sóc. Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh này.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội.Địa chỉ: 212 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà NộiĐiện thoại tư vấn tuyển sinh: 0996.212.212 – 0886.212.212

Làm Gì Khi Trẻ Bị Sốt Virus?

Sốt virus chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy cách xử lý tốt nhất là hạ sốt, chườm mát, bù nước và điện giải. Nếu không có bội nhiễm vi khuẩn thì đừng dùng kháng sinh.

Cơ thể trẻ em chưa có sức đề kháng cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong những ngày hè này, việc tăng số trẻ nhập viện do sốt virus là hiện tượng rất hay gặp tại các khoa nhi.

Trong điều kiện bình thường cũng có những virus ký sinh trên đường hô hấp, tiêu hóa… Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng phát triển, xâm nhập cơ thể và gây bệnh. Các loại virus thường gây sốt gồm myxo, coxackie, entero, sởi, thủy đậu, viêm não Nhật Bản… Virus có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa, có thể gây thành dịch. Một trong các triệu chứng nổi bật của tình trạng nhiễm virus là sốt cao, thuật ngữ y học gọi là sốt virus.

Đặc điểm của sốt do nhiễm virus

Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, thường từ 38 đến 39 độ C, thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường.

Đau mình mẩy: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.

Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích thích, vật vã.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng đỏ…

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy.

Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn hoặc sờ thấy.

Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.

Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau khi ăn. Không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.

Các triệu chứng trên thường xuất hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.

Xử trí sốt do virus ở trẻ

Các bệnh do virus gây ra hầu hết chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng, đối với sốt virus ở trẻ em cũng vậy. Do đó, các biện pháp thường áp dụng là:

Hạ sốt: Thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ/lần.

Chườm mát: Lau mình trẻ bằng khăn mát, lau khô mồ hôi, để trẻ nằm nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng.

Chống co giật: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì nên dùng thuốc hạ sốt kèm theo thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là những trẻ có tiền sử co giật khi sốt cao.

Bù nước và điện giải: Khi sốt cao có thể gây ra tình trạng mất nước, rốt loạn cân bằng điện giải trong cơ thể, nên dùng các thuốc có tác dụng bù lượng nước mất qua da và điện giải do sốt như oresol, cháo muối nấu loãng.

Chống bội nhiễm: Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mắt, mũi bằng natriclorid 0,9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.

Dinh dưỡng: Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, giàu chất dinh dưỡng.

Vệ sinh: Vệ sinh cơ thể cho trẻ sạch sẽ, tắm bằng nước ấm trong phòng kín.

Phải đưa trẻ đến khám ngay tại trung tâm y tế khi có các dấu hiệu sau: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C, đặc biệt là trên 39 độ C mà dùng thuốc hạ sốt không đáp ứng; lơ mơ, li bì, ngủ nhiều, xuất hiện co giật, đau đầu liên tục, tăng dần; buồn nôn, nôn khan nhiều lần, sốt kéo dài trên 5 ngày.

Sốt virus dễ gây thành dịch nên khi trẻ bị nhiễm bệnh, cần cách ly và giữ ấm. Khi trẻ bị ốm, không nên cho đến trường. Một số bệnh do virus đã có văcxin như viêm não Nhật Bản, sởi, quai bị, rubella…

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

#Dongtayy #Đông_tây_y