Ngoài bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến với số lượng bệnh nhân lớn, bệnh tiểu đường còn chia làm nhiều loại khác, và nguyên nhân khởi phát của mỗi loại cũng khác nhau. Bài viết này sẽ giải thích nguyên nhân bệnh tiểu đường và phương pháp cải thiện đối với từng loại.
Bệnh tiểu đường là bệnh một khi phát triển bệnh nhân có thể phải sống cùng với bệnh suốt đời. Tuy nhiên nếu mọi người có thể hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tiểu đường thì có thể phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và duy trì sức khỏe lâu dài.
1.1. Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát do các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy và insulin không được tiết ra.
Tế bào beta tuyến tụy là những tế bào tiết ra insulin – một loại hormon duy nhất làm giảm lượng đường trong máu. Nếu tế bào beta này bị phá hủy vì lý do nào đó, lượng insulin tiết ra giảm dần và trong một số trường hợp hầu như insulin không được tiết ra.
Điều này làm cho bệnh tiểu đường phát triển còn gọi là bệnh tiểu đường tuýp 1.
Do insulin không được tiết ra, đường huyết sẽ tăng cao và nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các biến chứng từ cấp tính đến mãn tính chẳng hạn như tình trạng hôn mê do tiểu đường và bệnh thận do tiểu đường,…Trong trường hợp xấu nhất, cũng có thể dẫn đến tử vong.
Do việc điều trị bằng thuốc uống như thuốc hạ đường huyết không có hiệu quả nên bệnh tiểu đường tuýp 1 được coi là một trong những bệnh chết người đòi hỏi những hạn chế về chế độ ăn uống, nhưng cho đến nửa đầu thế kỷ 20, insulin được tìm ra và trở thành phương pháp điều trị hiệu quả. Với căn bệnh này, bệnh nhân cần duy trì tiêm insulin và cần phải tự tiêm mỗi ngày.
Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân bệnh tiểu đường
Mặc dù sự bất thường của hệ miễn dịch được coi là một trong những nguyên nhân quan trọng của bệnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều phần không rõ trong hệ thống tự miễn dịch nên vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể làm khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 1.
Bệnh tự miễn dịch có nghĩa là kháng thể tự tấn công các tế bào tuyến tụy của chủ thể và điều này là nguyên nhân dẫn đến sự tiến triển của bệnh tiểu đường tuýp 1. Mặt khác, cũng có những trường hợp bệnh khởi phát mà không rõ nguyên nhân như không xác định được tự kháng thể và sự xâm nhập của tế bào viêm trong tuyến tụy cũng chưa được xác định.
Ngoài ra, có những trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi tiến hành điều trị tiểu đường bằng insulin lại trở thành bị bệnh tiểu đường tuýp 1, do đó người ta nói rằng đây là loại bệnh có nhiều điểm chưa rõ ràng.
Không giống như bệnh tiểu đường tuýp 2, ở bệnh tiểu đường tuýp 1, liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động hầu như không có hiệu quả cải thiện. Bệnh nhân không cần quá hạn chế chế độ ăn uống, về cơ bản cần hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết tùy theo độ tuổi, giới tính và chủ yếu tập trung điều trị bằng liệu pháp insulin.
Đối với liệu pháp insulin, bệnh nhân cần đo lượng đường trong máu 4 lần một ngày trước bữa ăn và sử dụng liệu pháp insulin tích cực trong đó bệnh nhân tự tiêm dưới da theo chỉ định của bác sĩ về loại insulin: insulin loại tác dụng cực nhanh trước mỗi bữa ăn và insulin loại tác dụng lâu dài trước khi đi ngủ.
2.1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh như thế nào?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh trong đó lượng đường trong máu (glucose) tăng lên do chức năng của insulin tiết ra từ tuyến tụy bị suy giảm.
Đây là bệnh gần như không có triệu chứng cơ năng trong giai đoạn đầu, nếu bệnh nhân để tình trạng đường huyết cao kéo dài, sẽ dẫn đến xuất hiện các biến chứng khác nhau như tổn thương mạch máu và dây thần kinh.
Có hai nguyên nhân lý giải tại sao chức năng của insulin giảm. Một là chức năng của tuyến tụy tự suy giảm nên lượng tiết insulin giảm. Một nguyên nhân khác nữa là “tính kháng insulin” xảy ra trong đó các mô như cơ trở nên không nhạy cảm với insulin và insulin vẫn được tiết nhưng khó hoạt động hiệu quả.
Ngoài việc nguyên nhân tiểu đường về mặt thể chất, các rối loạn lối sống như béo phì, thiếu vận động, ăn quá nhiều cũng được cho là nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường.
2.2. Nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2
Cụ thể về nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, về cơ bản, bệnh dễ khởi phát ở những người có yếu tố di truyền về bệnh tiểu đường và có lối sống dễ bị bệnh tiểu đường như ăn quá nhiều và thiếu vận động.
Khi tình trạng tăng đường huyết kéo dài, lượng lớn glucose có trong máu làm suy giảm chức năng tuyến tụy khiến lượng insulin tiết ra bị giảm và dẫn đến tính kháng insulin trong đó insulin trở nên kém hiệu quả hơn trong các mô như gan và cơ. Và những hiện tượng này lại là nguyên nhân gây tăng đường huyết, do đó tạo ra một vòng luẩn quẩn không có điểm dừng.
Nếu để tình trạng tăng đường huyết kéo dài, bệnh tiểu đường ngày càng chuyển biến xấu, bệnh tiến triển âm thầm mà bệnh nhân không nhận thấy và cuối cùng các biến chứng nguy hiểm khác sẽ xuất hiện.
2.3. Phương pháp cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 được thực hiện bằng cách kết hợp ba liệu pháp: ăn uống, vận động và điều trị bằng thuốc.
Mục đích của điều trị là để cải thiện hiện tượng “insulin thiếu hiệu quả” xảy ra trong cơ thể, đưa chỉ số đường huyết về mức bình thường để phòng ngừa nhiều biến chứng do tăng đường huyết và để cải thiện tình trạng bệnh.
Mặc dù cả ba phương pháp điều trị đều quan trọng, nhưng liệu pháp ăn uống có vai trò quan trọng nhất. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 luôn cần phải điều trị bằng liệu pháp ăn uống dù có điều trị bằng liệu pháp vận động hay điều trị bằng thuốc.
Liệu pháp ăn uống là điều chỉnh chế độ ăn uống cho người tiểu đường đủ và cân bằng dinh dưỡng để kiểm soát lượng đường trong máu. Bệnh nhân có thể làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ, về cơ bản là ăn đầy đủ và cân bằng lượng hấp thụ tương ứng với lượng năng lượng cần thiết mỗi ngày.
Ngoài việc uống thuốc và tiêm insulin, có thể sử dụng loại thuốc tiêm khác với insulin như nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1.
3.1. Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng có những bất thường về lượng đường trong máu chỉ trong thời gian mang thai.
Trường hợp thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, có nguy cơ cao thai nhi bị dị tật, tuy nhiên nếu thai phụ duy trì lượng đường trong máu bình thường từ đầu thời kỳ mang thai, có thể làm giảm nguy cơ xuống thấp và có thể mang thai giống như các thai phụ bình thường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ còn gây nhiều rủi ro khác nhau như sinh non, quá nhiều nước ối, hội chứng huyết áp cao mang thai, thai nhi dễ bị phát triển quá mức khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn.
Nhìn chung, các triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện sau khi sinh, nhưng cũng có trường hợp thai phụ đã bị bệnh tiểu đường từ trước khi mang thai. Vì vậy, dù được chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ, có những trường hợp bệnh tiểu đường không biến mất ngay cả sau khi sinh.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một bệnh xảy ra do những hormon tăng lên trong khi mang thai hPL, estrogen, progesterone,…khiến tính kháng insulin trở nên trầm trọng hơn. Do đó đây không phải là bệnh chỉ xảy ra với thai phụ có vấn đề về lối sống.
Thông thường, các hormon nữ như estrogen và progesterone được tạo ra trong buồng trứng sẽ được tạo ra bằng nhau thai trong thai kỳ.
3.3. Phương pháp cải thiện bệnh tiểu đường thai kỳ
Trường hợp thai phụ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân nên được điều trị bằng liệu pháp ăn uống và thực hiện đo đường huyết sau mỗi bữa ăn.
Cùng với liệu pháp ăn uống, thai phụ cũng nên thực hiện liệu pháp vận động và điều trị bằng insulin, nhưng các biện pháp này sẽ kém hiệu quả sau giai đoạn giữa thai kỳ, và mức đường trong máu cũng sẽ có xu hướng dễ tăng cao hơn. Do đó, cần điều chỉnh lượng insulin theo thời gian mang thai.
Khi tình trạng ổn định, sẽ tốt hơn nếu thai phụ kết hợp tích cực các bài tập như đi bộ trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trường hợp thai phụ có các triệu chứng như bệnh võng mạc hoặc tăng huyết áp, nên hạn chế vận động vì có thể khiến các triệu chứng chuyển biến xấu đi. Tham khảo ý kiến bác sĩ, để cải thiện và điều trị bệnh hiệu quả.
4.1. Bệnh tiểu đường ở trẻ em là bệnh như thế nào?
Người ta thường cho rằng bệnh tiểu đường là bệnh ở người lớn, nhưng bệnh cũng xảy ra với trẻ em. Bệnh tiểu đường tuýp 1, trong đó khả năng tạo insulin giảm đáng kể, là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh thường gặp ở người lớn, tuy nhiên gần đây nhiều trường hợp loại bệnh này khởi phát ở học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học. Tuy nhiên, thông thường, bệnh tiểu đường ở trẻ em là bệnh tiểu đường tuýp 1 thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi từ 10~15 tuổi và đôi khi cũng xảy ra ở trẻ sơ sinh.
4.2. Nguyên nhân tiểu đường ở trẻ em
Tuy nhiên vẫn có người cho rằng bệnh do yếu tố di truyền được thừa hưởng từ cha mẹ như thể trạng dễ xuất hiện tính tự miễn dịch.
Khi đứa trẻ có thể trạng như vậy bị nhiễm vi rút hoặc bị ảnh hưởng bởi chất hóa học, tế bào miễn dịch tấn công các tế bào beta tiết insulin trong tuyến tụy được tạo ra và tế bào miễn dịch này phá hủy các tế bào beta khiến insulin không được tiết ra, gây khởi phát bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Mặc dù phần lớn bệnh tiểu đường tuýp 1 là do tính tự miễn dịch như vậy, có những trường hợp bệnh khởi phát mà không rõ có phải do tính tự miễn dịch không.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
4.3. Phương pháp cải thiện bệnh tiểu đường ở trẻ em
https://kienthuctieuduong.vn/(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)
Trong trường hợp bệnh tiểu đường ở trẻ em là bệnh tiểu đường tuýp 1, điều trị bằng cách tiêm insulin là cần thiết.
Loại insulin được chỉ định sẽ khác nhau tùy theo thời gian trước bữa ăn, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, gần đây còn có một ống tiêm insulin dành riêng cho bệnh tiểu đường hầu như không gây cảm giác đau đớn. Loại kim này có độ dày giống kim tiêm được sử dụng khi lấy máu, nhưng trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1, có thể sử dụng một kim tiêm mỏng hơn khi tiêm insulin để có thể giảm căng thẳng tại thời điểm tiêm.
Ngoài việc tiêm insulin, nếu kết hợp thực hiện điều trị bằng liệu pháp ăn uống cũng có thể làm giảm nguy cơ biến chứng.
Bạn đang xem bài viết: “Các loại bệnh tiểu đường & nguyên nhân bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh”