Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xác Định Bệnh Di Truyền Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xác Định Bệnh Viêm Quanh Khớp Vai Theo Y Học Cổ Truyền

Viêm quanh khớp vai là một bệnh lý xương khớp khá phổ biến, bệnh gây ra những cơn đau nhức, từ đó gây hạn chế nhiều hoạt động đơn giản của khớp vai. Khi mắc bệnh những bộ phận bị ảnh hưởng nhiều là phần gân, cơ, bao khớp và hệ thống dây chằng, riêng phần sụn khớp, xương dưới sụn và màng hoạt dịch lại không bị tổn thương.

1. Kiên thống – Tương ứng với thể viêm quanh khớp vai đơn thuần

Thể đầu tiên trong vấn đề bệnh viêm khớp vai yhct nhắc đến là thể kiên thống, ứng theo y học hiện đại thì đây là thể viêm quanh khớp vai đơn thuần.

Người bệnh xuất hiện nhiều cơn đau quanh khớp vai

Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh gặp phải chính là xuất hiện nhiều cơn đau, vị trí đau chủ yếu ở xung quanh khớp vai. Ban đầu cơn đau chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động mạnh nhưng càng về sau tần suất xuất hiện của cơn đau càng tăng mạnh lên.

Đọc tiếp: Những triệu chứng viêm khớp vai mà bạn cần biết

Từ đó người bệnh bị hạn chế nhiều động tác đơn giản như đưa tay lên chải đầu, vòng tay ra sau gãi lưng. Càng về sau cơn đau càng dai dẳng, mức độ đau sẽ tăng mạnh khi thời tiết chuyển mùa, lạnh đột ngột, mưa nhiều khiến độ ẩm tăng cao.

Mục đích điều trị khi bệnh ở thể kiên thống là giúp lưu thông khí huyết và khu phong tán hàn.

# Bài thuốc uống

Bài thuốc uống điều trị bệnh ở thể kiên thống

Theo Đông y để làm được như vậy thì nên áp dụng bài thuốc quyên tý thang gia giảm:

Nguyên liệu chính của bài thuốc là các loại thảo dược có sẵn trong thiên nhiên, bao gồm sinh khương, cam thảo (mỗi vị 6 gram); quế chi, trần bì (mỗi vị 8 gram); phòng phong, đại táo (mỗi vị 12 gram); khương hoạt, khương hoàng xích thược, đương quy, đại táo (mỗi vị 12 gram); hoàng kỳ 16 gram.

Sắc tất cả các bài thuốc này thành một thang thuốc và uống đều đặn mỗi ngày 1 tháng.

# Châm cứu

# Bấm huyệt

Thầy thuốc áp dụng nhiều thủ thuật trong chữa bệnh bằng Đông y như day, bóp, lăn, rung, vận động khớp vai để kích thích các dây thần kinh, huyệt vị nhằm trả lại chức năng vận động cho khớp vai.

2. Kiên ngưng – Tương ứng thể viêm cứng khớp vai

Ở thể này người bệnh sẽ có một số triệu chứng nặng hơn và cách điều trị cũng có phần phức tạp hơn:

Tiến hành xoa bóp nhằm giảm nhanh các cơn đau

Triệu chứng thường gặp là người bệnh bắt đầu bị liệt nửa người, viêm màng não,… Khớp vai tiếp tục đau, ngoài ra còn bị đông cứng lại và hạn chế nhiều động tác trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu để bệnh tiến triển mạnh thì các cơ quanh khớp vai sẽ dần bị teo đi.

Cũng như thể kiên thống, ở thể kiên ngưng người bệnh cũng được chỉ định điều trị bằng bài thuốc uống kết hợp thủy châm, xoa bóp,…

# Bài thuốc uống:

Bài thuốc được áp dụng là quyên tý thang gia vị có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ và thư cân hoạt lạc. Bài thuốc bao gồm các vị thuốc chính như khương hoạt, sinh khương, đại táo, tô mộc, đào nhân, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo, trần bì,… Mỗi ngày sắc thành 1 tháng thuốc và uống hết trong ngày.

Trường hợp người bệnh bị teo cơ thì bổ sung thêm một số vị thuốc như đẳng sâm, thục địa, bạch truật, hà thủ ô.

# Thủy châm:

Tác động vào các huyệt vị nhằm kích thích và giảm đau nhanh

Tác động vào các huyệt như thể kiên thống để đưa thuốc giảm đau không steroid và các vitamin vào như vitamin nhóm B (gồm B1, B6, B12).

Ngoài ra nên kết hợp với xoa bóp bấm huyệt, cường độ ban đầu phải nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng tăng dần.

3. Hậu kiên phong – Tương ứng thể loạn dưỡng phản xạ chi trên

Thể kiên phong theo quan niệm của y học cổ truyền tương ứng với thể hội chứng vai tay và loạn dưỡng phản xạ chi trên của y học hiện đại.

Ở thể này các triệu chứng bệnh còn lan xuống phần cẳng tay, bàn tay.

Đây là thể bao gồm cả viêm quanh khớp vai thể đông cứng là rối loạn thần kinh vận động. Ngoài các biểu hiện chính là đau nhức khớp vai, khả năng vận động bị hạn chế thì bàn tay người bệnh còn bị phù cứng lên, lan lên cả phần cẳng tay, màu sắc bàn tay chuyển thành đỏ tía hoặc tím, sờ vào có cảm giác lạnh.

Cảm giác đau còn xuất hiện ở toàn bộ bàn tay, móng tay giòn và dễ gãy hơn, cơ ở bàn tay có biểu hiện teo lại rõ rệt khiến hạn chế vận động của bàn tay

Mục đích điều trị ở thể bệnh này là bồi bổ khí huyết và giúp tiêu trừ khí huyết bị tồn đọng, bí bách. Người bệnh sẽ được hỉ định áp dụng bài thuốc uống tứ vật đào hồng gia vị với các vị thuốc chính là thục địa, đương quy, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa, hoàng kỳ, đảng sâm,…

Mỗi ngày sắc 1 thang và uống liên tục trong khoảng 1 tháng để thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm dần.

Bệnh Gout (Gút) Có Di Truyền Không? Xem Ngay Đáp Án Chính Xác

1. Khái niệm bệnh gout

Axit uric có nguồn gốc từ purin, một chất có trong các thực phẩm như thịt đỏ, nội tạng động vật, cá cơm và bia… Nếu lắng đọng ở khớp (ở sụn khớp, bao hoạt dịch) sẽ gây đau dữ dội và sưng đỏ, lâu dần dẫn đến biến dạng, cứng khớp.

Nếu lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do hình thành tinh thể urat (viêm thận kẽ, sỏi thận…). Bệnh thường gặp nhiều ở nam giới tuổi 30-50, người béo phì nhưng hiện tại đang có xu hướng trẻ hóa và thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Vậy liệu bệnh gout (gút) có di truyền không?

2. Bệnh gout (gút) có di truyền không?

Trong số những người mắc bệnh gout thì 25% trường hợp là mắc phải bệnh gút do nguyên phát hay chính là do yếu tố di truyền. Bệnh phát triển theo từng cơ địa của mỗi người, khi quá trình cơ thể tổng hợp purin nội sinh tăng lên làm cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao. Nồng độ axit uric trong máu cao gây kết tủa tạo ra các tinh thể muối natri urat bám vào các khớp xương gây đau nhức sưng vùng xương khớp.

3. Phương pháp phòng ngừa bệnh gout

Bệnh gout di truyền nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được căn bệnh này nhờ một vài típ sau:

3.1. Chế độ ăn phòng tránh bệnh gout

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều purin

Bao gồm thịt, cá, bia, rượu, nội tạng động vật (lòng, gan, tim, cật), các thức ăn gây toan máu (các chất đạm, các chất có vị chua…). Ngoài ra cần tránh nấm và một số thực vật có hàm lượng purin tương đối cao như đậu, hạt hướng dương, đậu lăng, nho khô.

Tăng cường rau xanh, trái cây tươi

Một số thực phẩm như rau xanh, các thức uống có kiềm như nước soda rất tốt để phòng ngừa bệnh gout di truyền. Để bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Chúng vừa giúp tăng cường miễn dịch vừa giúp phòng ngừa bệnh gout hiệu quả.

Các thực phẩm cần hạn chế là phủ tạng động vật, có thể kể đến như gan, lòng, cật, tim, tiết. Ngoài ra, thịt đỏ, thịt muối, phô mai, tôm, cua cũng là những nguồn thực phẩm giàu purin cần tránh dung nạp quá nhiều.

Tránh rượu bia, chất kích thích

Hạn chế sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn và chất kích thích. Vì chúng có thể làm suy giảm chức năng gan thận, dẫn tới mất cân bằng trong chuyển hóa axit uric của cơ thể.

Bệnh cạnh đó, thói quen hút thuốc lá cũng ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh gout. Bởi trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc khiến máu lưu thông kém, ảnh hưởng đến việc nuôi dưỡng sụn khớp, tạo điều kiện làm lắng đọng các muối urat ở khớp.

Uống nhiều nước mỗi ngày

Nên uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường hoạt động của hệ bài tiết, thải độc tố ra ngoài cơ thể. Tuyệt đối không nên nhịn đói

Nhịn đói, nhất là nhịn đói trong thời gian dài có thể làm nồng độ axit urid trong máu tăng cao. Do vậy nên ăn đủ bữa trong ngày theo đúng giờ giấc, tránh bỏ bữa.

3.2. Duy trì cân nặng hợp lý

Thừa cân là một yếu tố nguy cơ không chỉ đối với bệnh gout mà còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do vậy duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân để giảm lượng axit urid trong máu và giảm sức nặng chịu đựng của các khớp.

Nồng độ axit uric trong cơ thể tỉ lệ thuận với mức độ béo phì và chỉ số cân nặng. Khi người thừa cân, béo phì giảm được trọng lượng cơ thể thì lượng axit uric trong máu cũng giảm xuống. Do đó nguy cơ mắc bệnh gout cũng ít đi.

Giảm cân đối với những người thừa cân béo phì là một mục tiêu quan trọng cần đặt ra để phòng tránh bệnh gout di truyền. Tuy nhiên không nên ăn kiêng khem quá nghiêm ngặt lại gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

3.3. Tham gia các hoạt động thể dục thể thao phù hợp

Thường xuyên vận động thể dục thể thao hợp lý để tăng độ dẻo dai của xương khớp và cải thiện sức khỏe. Lưu ý không tập luyện quá sức có thể gây chấn thương cơ xương khớp, làm tăng lượng axit uric giải phóng ra. Nên vận động thường xuyên, vừa sức với tình hình sức khỏe và bệnh lý đang mắc.

Các bài tập vận động toàn diện cơ thể giúp ngăn ngừa bệnh gút:

Các bài tập giúp phối hợp toàn thân sẽ giúp cơ thể được vận động toàn bộ, không bị ứ trệ hay mỏi mệt, giúp cho các khớp tại các vị trí trên cơ thể bạn đều được hoạt động.

Đạp xe đạp:

Giúp các cơ, khớp hoạt động nhịp nhàng, giúp lưu thông máu trong cơ thể tốt hơn, tăng cường thể chất, khả năng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, đem đến một tinh thần lạc quan, tươi mới mỗi ngày cho bạn.

Mỗi ngày, bạn nên đạp xe đạp khoảng 15 – 20 phút là đủ.

Đi bộ nhẹ nhàng:

Đối với người cao tuổi, nên tập đi bộ nhẹ nhàng khoảng 30 – 45 phút/ ngày, không nên tập quá sức. Người trẻ, thì có thể tập nhiều thời gian hơn, nhưng không quá 1 giờ đồng hồ mỗi ngày.

Đi bộ sẽ giúp bạn dễ dàng đốt cháy lượng calo dư thừa mà không tốn quá nhiều sức, đồng thời giúp tăng sự linh hoạt cho các khớp.

Aerobic nhịp điệu:

Đây cũng là một bài tập rèn luyện toàn diện cơ thể, giúp kiểm soát tốt cân nặng của bạn, cải thiện tinh thần, giúp có giấc ngủ sâu và tạo nguồn năng lượng mới, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các bài tập như thể dục nhịp điệu, các bài tập trên máy… giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp. Bạn nên tập khoảng 150 phút/ tuần, chia đều mỗi ngày, để có thể ngăn ngừa bệnh gút.

XEM THÊM:

Tham Vấn Y Khoa

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Bệnh Gan Có Di Truyền?

Thưa bác sĩ Tuyết Phượng, bệnh gan có di truyền không? Với người có người thân trong gia đình mắc bệnh về gan thì tầm soát như thế nào?

HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Bạn thân mến,

Bệnh gan có nhiều nguyên nhân, một trong số đó có thể do di truyền, ví dụ như bệnh do rối loạn chuyển hóa chất sắt ở gan hay bệnh wilson.

Ngoài ra, hiểu về di truyền có thể hiểu rộng hơn, chẳng hạn như gia đình sống chung với nhau, sinh hoạt, ăn uống chung thì có thể bị lây nhiễm. Viêm gan siêu vi B, C lây qua 3 con đường: Máu, tình dục và mẹ truyền cho con. Còn viêm gan virus A, E thì lây qua đường ăn uống.

Trân trọng.

Gan là cơ quan làm việc vất vả nhất trong cơ thể. Nó có kích thước gần bằng một quả bóng nằm dưới xương sườn của bạn ở phía bên phải bụng. Nó được tạo thành từ 2 phần: thùy trái và thùy phải. Gan cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn, lọc chất độc hại ra khỏi cơ thể cũng như dự trữ năng lượng để cơ thể sử dụng khi cần.

Điều trị bệnh gan phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trường hợp người bệnh bị tổn thương gan do dùng quá liều paracetamol (còn gọi là acetaminophen quá liều), việc điều trị chỉ bao gồm chữa triệu chứng và súc rửa ruột. Khi nguyên nhân là một bệnh nhiễm virus như virus viêm gan A hoặc B, bác sĩ sẽ kê toa thuốc để điều trị nhiễm trùng và giám sát chặt chẽ gan của bạn thường xuyên. Một số bệnh về gan có thể được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi lối sống, chẳng hạn như ngưng uống rượu hoặc giảm cân. Nhưng những bệnh về gan khác có thể phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Còn bệnh suy gan giai đoạn cuối thì phải điều trị bằng cách ghép gan.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Các Xét Nghiệm Cần Thiết Để Xác Định Bệnh Gút

Thứ Hai, 23-01-2017

Bệnh gout hình thành trong một thời gian kéo dài và tới một thời điểm nào đó bệnh đột ngột tái phát gây nên các biểu hiện bên ngoài. Tuy nhiên khi bệnh bộc phát ra ngoài cũng là lúc bệnh gout đã rơi vào giai đoạn nặng gây nhiều tác hại tới sức khỏe cuộc sống của người mắc bệnh. Để xác định bệnh gout sớm tích cực trong việc điều trị bệnh gout thì khi nghi ngờ mình bị gout thì nên thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh gout chính xác nhất cải thiện bệnh hiệu quả nhất.

Các xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh gút nên biết

1- Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu

Để xác định bệnh gout thì xét nghiệm quan trọng nhất có thể phải kể tới việc xét nghiệm nồng độ acid trong máu. Khi hàm lượng acid uric trong máu tăng cao cơ thể không kịp đào thải ra ngoài thì các tinh thể hình kim này có thể kết tinh lắng đọng với nhau tại các khớp xương gây viêm sưng và sinh ra những cơn đau nhức tại các khớp. Đối với những người xét nghiệm chỉ số acid uric ở nữ giới trên 6,0 mg/dl (hoặc 360 µmol/l), đối với nam là trên 7,0 mg/dl (hoặc 420 µmol/l) đồng nghĩa với việc người bệnh đã bị bệnh gout.

Tính tại thời điểm xét nghiệm chỉ số acid uric càng cao thì nguy cơ đối diện với bệnh gout càng rơi vào giai đoạn nặng. Tuy nhiên thực tế nhiều người khi xét nghiệm chỉ số acid uric cho kết quả bình thường nhưng trường hợp này không thể khẳng định vì vẫn có khả năng bị gout. Vì vậy cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để biết chính xác bệnh gout.

2- Xét nghiệm acid uric niệu 24h

Xét nghiệm này thường được thực hiện đối với những người bị gout cấp tính hoặc có tiền sử bị bệnh gout. Khi xét nghiệm acid niệu để tìm hiểu nguồn gốc tăng acid uric trong máu là do quá trình sản xuất hay do quá trình đào thải acid uric qua tiết niệu. Xét nghiệm nay rất cần thiết cho việc tích cực điều trị bệnh gout. Người bệnh sẽ lên được kế hoạch theo dõi và điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt nhất.

3- Xét nghiệm dịch khớp

Đây là xét nghiệm để nhận biết được mức độ tổn thương tại khớp. Chọc hút dịch khớp tại các vị trí đau nhức khớp hoặc nghi ngờ mình bị gout sau đó quan sát dịch khớp này trên kính hiển vi để tìm xem có tinh thể urat kết tinh hay không. Nếu như quan sát thấy các tinh thể urat hình kim kết tủa thì có thể khẳng định đã mắc phải bệnh gút. Đây là xét nghiệm không chỉ phát hiện bệnh gout mà còn có thể kiểm tra mức độ nguy hiểm của bệnh gout ở mức độ nào để dùng thuốc phù hợp.

4- Xét nghiệm chức năng của thận

Thêm một xét nghiệm nữa cần thực hiện để phát hiện bệnh gout hay biến chứng gout là xét nghiệm thăm dò chức năng của thận. Xét nghiệm này để biết việc đào thải acidc uric ra ngoài đường tiểu và kiểm tra được những tổn thương do bệnh gout biến chứng hình thành nên.

5- Một số xét nghiệm khác

Đối với người bị bệnh gout có thể thực hiện một số thăm dò khác để biết bệnh gout chắc chắn cũng như mức độ bệnh gout rơi vào giai đoạn nào. Người bị bệnh gout tốt nhất cần thực hiện một số xét nghiệm khác như:

Xét nghiệm bệnh lý rối loạn chuyển hóa như bệnh tiểu đường, bệnh rối loạn mỡ máu, rối loạn lipid, đường huyết…

Xét nghiệm tốc độ máu lăng

Xét nghiệm số lượng bạch cầu

Chụp X-quang đối với trường hợp nghi ngờ bị gout phá hủy khớp xương hay những tổn thương khớp xương, hay cục tophi ở giai đoạn gout nặng.

Bệnh gout là một bệnh phức tạp vì vậy khi thực hiện các xét nghiệm bệnh gout cần thực hiện hệ thống nhiều xét nghiệm. Nhằm vừa không nhẫm lẫn với các bệnh khác cũng như biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh gout và biêt cách xử lí.

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT VỀ GOUT: