Top 5 # Xem Nhiều Nhất Xem Bệnh Lupus Ban Đỏ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Lupus Ban Đỏ Dạng Đĩa

Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh tự miễn chủ yếu gây tổn thương ngoài da. Triệu chứng của bệnh ít khi gây ngứa ngáy nhưng thường dai dẳng, diễn tiến theo đợt và dễ tái phát. Lupus ban đỏ nói chung và lupus ban đỏ dạng đĩa nói riêng đều không thể chữa trị hoàn toàn. Việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương mới.

Lupus ban đỏ dạng đĩa là gì?

Lupus ban đỏ dạng đĩa (Discoid Lupus Erythematosus) là một thể của bệnh lupus ban đỏ, bên cạnh lupus ban đỏ hệ thống. Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh tự miễn chủ yếu chỉ gây tổn thương ở da nên khá lành tính và có thể kiểm soát thông qua chế độ chăm sóc, điều trị đúng cách.

Tổn thương da do lupus ban đỏ hệ thống xảy ra khi hệ miễn dịch tạo ra kháng nguyên tấn công vào các mô da khỏe mạnh. Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số yếu tố môi trường và nồng độ nội tiết tố bất ổn.

Nguyên nhân gây lupus ban đỏ dạng đĩa

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa cẫn chưa được xác định. Tuy nhiên sau khi sinh thiết da và tìm hiểu cơ chế bệnh, các nhà khoa học cho biết đây là chứng bệnh tự miễn – xảy ra khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng nguyên nhằm đối kháng với các mô da khỏe mạnh.

Phần lớn người mắc bệnh lý này đều bắt nguồn từ yếu tố di truyền. Sau đó, các tác nhân từ môi trường và một số yếu tố nội sinh có thể kích hoạt triệu chứng bùng phát.

Theo thống kê, bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa thường xảy ra ở những nhóm đối tượng sau:

Người Mỹ gốc Phi

Người trong độ tuổi từ 25 – 50

Nữ giới

Tiền sử gia đình mắc bệnh lupus ban đỏ hoặc các bệnh tự miễn khác

Các yếu tố kích thích triệu chứng của bệnh bùng phát:

Tiếp xúc với ánh nắng có cường độ mạnh

Stress, căng thẳng thần kinh

Sức khỏe và thần kinh suy nhược

Mất ngủ kéo dài

Rối loạn nội tiết tố

Sinh sống trong môi trường ô nhiễm

Dấu hiệu nhận biết & Đặc điểm của bệnh

1. Triệu chứng nhận biết

Tổn thương da do lupus dạng đĩa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên trên thực tế, thương tổn xảy ra chủ yếu ở lòng bàn chân, cổ, ngực, lòng bàn tay, mặt,…

Các triệu chứng nhận biết bệnh lupus ban đỏ dạng đĩa, bao gồm:

Xuất hiện các phát ban da có màu hồng nhạt đến màu đỏ và có hình tròn rất đặc trưng

Tổn thương da có các vảy dày trên bề mặt và hơi có dầu

Ban da có gờ cao hơn so với những vùng da xung quanh

Ngoài viền có các vảy sừng dính chặt

Tổn thương da có thể gây phồng rộp, đặc biệt là ở các đầu ngón tay và quanh khuỷu tay

Sau khi bong vảy, da có xu hướng mỏng, màu sắc tối hoặc sáng hơn vùng da xung quanh

Nếu xuất hiện ở vùng da đầu, nang tóc có thể bị tổn thương và dẫn đến chứng rụng tóc nhiều

Móng tay giòn, cong và biến dạng

Thông thường, tổn thương da do bệnh lý này thường không gây ngứa. Tuy nhiên ở một số trường hợp, da có thể bị ngứa ngáy nhẹ trong một thời gian ngắn.

2. Đặc điểm của bệnh

Tổn thương da do lupus dạng đĩa thường khởi phát và diễn tiến theo từng đợt. Nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, triệu chứng có thể thuyên giảm mà không để lại biến chứng.

Tuy nhiên tổn thương da có khả năng bùng phát mạnh khi có các yếu tố kích thích. Vì vậy bên cạnh việc điều trị, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát triệu chứng và phòng ngừa tái phát.

Hình ảnh lupus ban đỏ dạng đĩa

Lupus ban đỏ dạng đĩa có nguy hiểm không?

Lupus ban đỏ dạng đĩa được đánh giá là bệnh tự miễn có mức độ nhẹ và gần như không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Hơn nữa, tổn thương da do bệnh lý này cũng không gây ngứa ngáy, khó chịu nên rất ít trường hợp có tổn thương thứ phát và nhiễm trùng.

Tuy nhiên nếu tổn thương do lupus ban đỏ dạng đĩa xảy ra quá nhiều lần, vùng da này có khả năng bị đổi màu vĩnh viễn, hình thành sẹo hoặc thậm chí làm tăng nguy hói đầu.

Bên cạnh đó theo thống kê, có khoảng 5% bệnh nhân bị lupus ban đỏ dạng đĩa có thể phát triển thành lupus ban đỏ hệ thống. Khác với lupus dạng đĩa, lupus hệ thống không chỉ gây tổn thương da mà còn gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng và có nguy cơ tử vong rất cao.

Chính vì vậy, bệnh nhân bị lupus dạng đĩa nên chủ động điều trị và phòng ngừa nhằm giảm tổn thương da, ngăn ngừa biến chứng và hạn chế tiến triển của bệnh.

Chẩn đoán và điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa

Trước khi tiến hành các biện pháp điều trị, bạn buộc phải thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán bệnh sau:

1. Chẩn đoán

Chẩn đoán lupus ban đỏ dạng đĩa bao gồm quan sát biểu hiện thực thể và xét nghiệm cận lâm sàng. Sau khi quan sát tổn thương da và loại trừ nguy cơ mắc bệnh lupus hệ thống, bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện các xét nghiệm sau:

Sinh thiết da: Sinh thiết da ở bệnh nhân lupus dạng đĩa sẽ nhận thấy có xuất hiện kháng nguyên IgE.

Xét nghiệm máu: Trong trường hợp không nhận thấy IgE trong da, bác sĩ có thể xét nghiệm máu nhằm tìm kháng nguyên trong huyết thanh.

2. Điều trị

Lupus ban đỏ nói chung và lupus ban đỏ dạng đĩa nói riêng đều không thể chữa trị hoàn toàn. Việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa sự xuất hiện của các tổn thương mới, tăng sức đề kháng cho da và hạn chế thâm sẹo.

Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị lupus ban đỏ dạng đĩa:

Thuốc bôi chứa corticoid: Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm và hạn chế tổn thương da lan rộng. Tuy nhiên sử dụng corticoid có thể gây dày sừng nang lông, mỏng da, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…

Thuốc ức chế calcineurin tại chỗ: Với những trường hợp gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bôi chứa corticoid, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế calcineurin như thuốc mỡ Tacrolimus và Kem Pimecrolimus. Nhóm thuốc này ức chế miễn dịch tại chỗ nhằm làm giảm tổn thương da và ngăn ngừa tổn thương lan rộng. Tuy nhiên sử dụng thuốc ức chế calcineurin trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư da.

Tiêm corticosteroid: Trong trường hợp tổn thương da xảy ra trên diện rộng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid (Prednisolon) để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng.

Thuốc chống sốt rét: Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chống sốt rét như Chloroquine, Hydroxychloroquine và Quinacrine để kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây ra các vấn đề về thị lực.

Các loại thuốc khác: Trong một số trường hợp đáp ứng kém, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc có hiệu lực mạnh hơn như Methotrexate, Dapsone, Mycophenolate, Isotretinoin,…

Các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa tái phát

Sử dụng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương da lan rộng. Do đó bạn nên thực hiện đồng thời với các biện pháp chăm sóc nhằm tăng tác dụng điều trị và hạn chế tần suất dùng thuốc. Bởi lạm dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây ra các rủi ro và biến chứng nặng nề.

Các biện pháp chăm sóc và ngăn ngừa tái phát cho bệnh nhân lupus ban đỏ dạng đĩa, bao gồm:

Ánh nắng mặt trời là yếu tố chủ yếu gây bùng phát tổn thương da. Vì vậy bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng – đặc biệt là trong thời gian ánh nắng có cường độ mạnh.

Luôn luôn sử dụng kem chống nắng có SPF từ 50 trở lên để bảo vệ da khỏi ảnh hưởng của tia UV.

Nên sử dụng dù, nón và áo khoác khi phải di chuyển và hoạt động dưới trời nắng.

Cần thông báo với dược sĩ về tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Việc sử dụng thuốc lợi tiểu, thuốc kháng sinh,… có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Tránh hút thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động.

Nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, bạn cần hạn chế trang điểm khi không cần thiết.

Lupus ban đỏ dạng đĩa là bệnh da liễu xảy ra do hoạt động rối loạn của hệ miễn dịch. Mặc dù không có khả năng điều trị dứt điểm nhưng bạn có thể kiểm soát triệu chứng và tiến triển của bệnh nếu có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên trong trường hợp chủ quan, tổn thương da có thể lan tỏa rộng, gây sẹo thâm, rụng tóc vĩnh viễn và tăng nguy cơ tiến triển thành lupus ban đỏ hệ thống.

Điều Trị Bệnh Lupus Ban Đỏ

Cứ 100,000 người thì có 50 người bị bệnh Lupus ban đỏ. Lupus được coi là bệnh lý có độ nhận diện cao. Vậy nhưng những hiểu biết về căn bệnh này lại chưa thực sự được nhiều người biết đến. Nhất là khi các biểu hiện của lupus vốn rất giống với các bệnh lý khác.

Khái niệm bệnh lupus ban đỏ là gì?

Bệnh Lupus ban đỏ hay còn được gọi với tên gọi đầy đủ là bệnh lupus ban đỏ hệ thống, là bệnh tự miễn mạn tính đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác.

Từ Lupus là một từ latin có ý nghĩa là chó sói. Cách gọi tên bệnh lupus dựa trên đặc điểm nổi bật của người bệnh đó là những ban đỏ trên mặt giống như vết bị chó cắn.

Có thể hiểu Lupus ban đỏ là bệnh lý có cơ chế hoạt động như sau: nếu ở người bình thường, trong cơ thể luôn có hệ miễn dịch hoạt động nhằm chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ như là vi khuẩn, virus,…

Đối với các bệnh nhân mắc lupus ban đỏ hệ miễn dịch hoàn toàn mất đi khả năng phân biệt quen – lạ. Do đó, chúng thường nhận nhầm các tế bào của cơ thể là yếu tố lạ và tấn công để chống lại hoạt động của tế bào tại hầu hết các cơ quan.

Lupus ban đỏ là một bệnh lý nguy hiểm và chúng có thể gây tổn thương nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nhiều trường hợp bệnh lupus ban đỏ diễn biến nhanh đã đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân.

Các biểu hiện đặc trưng của bệnh lupus ban đỏ là gì?

Mặc dù các biểu hiện của bệnh lupus rất rõ ràng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân lại không nhận thức được các dấu hiệu này và thường nhầm lẫn với rất nhiều bệnh lý khác.

Trên thực tế, bệnh lupus ban đỏ có thể diễn ra từ từ hoặc đột nhiên xuất hiện. Cơ chế tác động của bệnh đến hầu hết các cơ quan nên hệ thống các biểu hiện, triệu chứng của nó rất đặc trưng. Chúng thường bao gồm:

Có đến 90% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ là nữ giới. Họ thường có biểu hiện như mệt mỏi, sút cân liên tục, rụng tóc, sốt nhẹ, viêm loét miệng, đau các khớp nhỏ, nhức cơ và tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Dấu hiệu trên da được xem là đặc trưng lớn nhất của bệnh lupus ban đỏ. Bệnh nhân thường có vệt ban đỏ hình cánh bướm tại khu vực má, kéo dài ngang sang mũi.

Khi lupus ở giai đoạn toàn phát, các dấu hiệu về tổn thương nội tạng có thể diễn ra sâu hơn. Lúc này bệnh nhân có thể gặp phải các tổn thương khác nhau như: tại tim có thể viêm cơ tim, ở phổi có thể là tràn dịch màng phổi, viêm phổi, ở thận là viêm cầu thận, ….

Thông thường, bệnh sẽ diễn ra thành từng đợt và lui, hết hẳn, sau đó tái phát. Mỗi lần tái phát cấp độ nặng hơn và để lại các biến chứng trầm trọng hơn.

Bệnh lupus ban đỏ có chữa khỏi được không?

Một thông tin vô cùng quan trọng đó là hiện nay việc điều trị lupus ban đỏ không thể khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể kiểm soát bệnh. Do đó, khi các đợt lupus lên cấp, bệnh nhân cần có chế độ nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ.

Nhóm thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc lupus ban đỏ

Sau khi đã xét nghiệm và chẩn đoán chính xác về lupus ban đỏ. Bệnh nhân sẽ được tiến hành kê đơn và sử dụng thuốc. Các loại thuốc được sử dụng phù thuộc vào diễn biến của bệnh nhân. Cụ thể:

Nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid được khuyến cáo sử dụng như: Naproxen, Nimesulide, Ibuprofen, Aspirin,… Đây là nhóm thuốc mang lại hiệu quả điều trị tích cực với các triệu chứng ở cơ và khớp.

Tuy nhiên, chúng được khuyến cáo nên thận trọng sử dụng bởi dễ gây viêm loét dạ dày tá tràng. Để hạn chế các tác dụng phụ tốt nhất bệnh nhân cần ăn nó sau đó mới uống thuốc.

Nhóm thuốc corticosteroid được đánh giá có tác dụng chống viêm mạnh hơn. Tuy nhiên đây cũng là nhóm thuốc được khuyến cáo nên sử dụng đúng liều lượng bởi có thể gây tổn thương dạ dày, thận,…

Nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài bệnh nhân có thể phải đối mặt với các nguy cơ như: gây viêm loét dạ dày tá tràng, loãng xương, hoặc các tình trạng tăng nguy cơ nhiễm trùng, ức chế tuyến thượng thận,…

Nhóm thuốc chống sốt rét như Hydroxychloroquine, Chloroquine chỉ định dùng với các triệu chứng tổn thương ở da và khớp.

Các thuốc ức chế miễn dịch như Cyclophosphamide, Azathioprine, Cyclosporine,… dù có hiệu quả khi sử dụng xong có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Thông thường các chỉ định dùng thuốc sẽ chỉ sử dụng khi bệnh nhân không đáp ứng với Corticosteroid đơn thuần.

Các phương pháp điều trị khác điều trị bệnh lupus

Bên cạnh việc tuân thủ theo đơn thuốc từ bác sĩ, bệnh lupus ban đỏ cũng cần được quan tâm từ chính thói quen hàng ngày của người bệnh. Cụ thể:

Bệnh nhân nên giữ cuộc sống lành mạnh và tránh các vận động quá mạnh, các cú sốc.

Hạn chế tiếp xúc tối đa với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời. Chúng có thể khiến các đợt cấp diễn ra nhanh chóng, nguy hiểm.

Có thể nói bệnh lupus ban đỏ là một bệnh lý nguy hiểm và cần được nhận thức sớm. Do chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nên lupus cần có các áp dụng điều trị triệu chứng đúng cách.

Nguyên Nhân Gây Bệnh Lupus Ban Đỏ

Lupus ban đỏ thường có một số dấu hiệu ngoài da, tuy nhiên đây không phải là căn bệnh ngoài da đơn thuần mà là bệnh lý tự miễn, có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Đâu là nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ? Căn bệnh này có mức độ nguy hiểm ra sao?

Những nguyên nhân gây bệnh Lupus ban đỏ

Theo thống kê, bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể gây ra ảnh hưởng xấu cho một loạt tạng bên trong cơ thể, gồm có:

Ảnh hưởng đến các khớp.

Ảnh hưởng đến cơ tim.

Ảnh hưởng đến da, phổi, gây ra các triệu chứng ngoài da.

Tác động xấu đến gan, thận, thần kinh và mạch máu.

1. Nguyên nhân do vi khuẩn

Nguyên nhân lupus ban đỏ do vi khuẩn được phỏng đoán là do nhóm vi khuẩn cầu chuỗi A. Đây là loại vi khuẩn có thể tạo ra những chất độc đối với cơ thể. Những chất này có thể ảnh hưởng đến bề mặt da và gây ra các mảng ửng đỏ. Đặc biệt là những mảng ửng đỏ hình cánh bướm hai bên cánh mũi – một trong những dấu hiệu điển hình của người mắc lupus ban đỏ.

2. Nguyên nhân gen

Các gen kháng nguyên bạch cầu người (HLA) tại nhiễm sắc thể số 6 bị đột biến. Quá trình đột biến này có thể phát triển ngẫu nhiên (ngẫu phát – de novo) hoặc do nguyên nhân di truyền.

Các loại kháng nguyên bạch cầu người thuộc các nhóm I, II, III.

Ngoài ra một số loại gen khác cũng có nguy cơ gây ra lupus ban đỏ như các gen IRF5, PTPN22, STAT4, CDKN1A, ITGAM, BLK, TNFSF4 và BANK1.

Một số loại gen có nguy cơ gây ra lupus ban đỏ được xem là gen đặc hiệu cho một số nhóm dân cư. Theo nhiều chuyên gia, đây là một trong những nguyên nhân tạo ra tỉ lệ lupus ban đỏ khác nhau ở các chủng người. Trong đó, người có nguồn gốc châu Âu thường ít mắc lupus ban đỏ hơn so với những chủng người khác.

3. Nguyên nhân do môi trường

Yếu tố môi trường là một trong những vấn đề có thể làm cho bệnh nặng hơn cũng như góp phần kích hoạt quá trình hình thành bệnh. Những yếu tố bên ngoài môi trường có thể gây ra bệnh lupus ban đỏ tương đối đa dạng, phong phú. Một số yếu tố môi trường bao gồm:

Các yếu tố gây ra tình trạng trầm cảm cho cơ thể.

Người thường xuyên phơi nắng nhiều, tiếp xúc với tia UV làm góp phần thay đổi cấu trúc ADN.

Một số hoạt động như bơm ngực cũng có thể tạo ra kháng thể trong cơ thể chống lại collagen của bản thân, kéo theo các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ. Đặc biệt, những trường hợp bơm ngực do collagen có nguy cơ cao hơn.

4. Nguyên nhân do tương tác thuốc

Một số vấn đề về tương tác thuốc có thể gây ra tình trạng lupus ban đỏ hệ thống. Hiện nay có khá nhiều loại thuốc có thể thúc đẩy lupus ban đỏ hệ thống (khoảng hơn 400 loại thuốc).

Một số loại thuốc điều trị (trong đó có nhóm thuốc chống trầm cảm và các thuốc kháng sinh).

Các loại thuốc như procainamide, hydralazine, quinidine, và phenytoin.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc điều trị khác.

Tuy nhiên những trường hợp lupus ban đỏ do tương tác thuốc thường dễ kiểm soát hơn so với các nguyên nhân khác. Phần lớn những trường hợp lupus ban đỏ do tương tác thuốc sau khi ngưng sử dụng thì các triệu chứng viêm da cơ địa giảm dần và biến mất.

Lupus ban đỏ là một trong những bệnh tự miễn có ảnh hưởng tương đối nguy hiểm, tác động đến nhiều cơ quan trên cơ thể. Do đó khi có các dấu hiệu nghi ngờ lupus ban đỏ, cần chú ý thăm khám sớm để được điều trị sớm và kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu cho cơ thể.

Thông tin hữu ích về bệnh lupus ban đỏ

Chữa Bệnh Lupus Ban Đỏ Hệ Thống

Bệnh không rõ nguyên nhân trong đó các mô và tế bào trải qua tổn thương trung gian bởi các phức hợp miễn dịch và tự kháng thể gắn ở mô. Di truyền, môi trường, và các yếu tố nội tiết có vai trò quan trọng trong bệnh sinh. Tăng hoạt động tế bào T và B, sản xuất các tự kháng thể đặc hiệu với yếu tố quyết định kháng nguyên nhân, và các bất thường chức năng tế bào T xảy ra.

BIỂU HIỆN LÂM SÀNG

Các đặc điểm thường gặp gồm:

* Thể chất-mệt mỏi, sốt, khó ở, sụt cân * Da-nổi ban (đặc biệt ban hình cánh bướm ở má), mẫn cảm với ánh nắng, viêm mạch, rụng tóc, loét miệng * Viêm khớp-viêm, cân đối, không bào mòn * Huyết học-thiếu máu (có thể tan máu), giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu, bệnh hạch bạnh huyết, lách to, huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch * Tim phổi-viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim, viêm màng trong tim. Bệnh nhân cũng tăng nguy cơ nhồi máu có tim do xơ vữa động mạch được gia tốc. * Viêm thận-phân loại chủ yếu theo mô học (Bảng 319-2, trang 2727, HPIM-18) * Tiêu hóa-viêm phúc mạc, viêm mạch * Thần kinh-hội chứng não hữu cơ, co giật, rối loạn tâm thần, viêm não

Bệnh lupus do thuốc

Hình ảnh lâm sàng và miễn dịch tương tự như lupus ban đỏ hệ thống tự phát có thể gây ra do thuốc; đặc biệt: Procainamid, Hydralazin, Isoniazid, Chlorpromazin, Methyldopa, Minocyclin, các thuốc kháng TNF. Biểu hiện chủ yếu ở thể tạng, khớp, và màng tim-màng phổi; bệnh của thận và hệ thần kinh trung ương là hiếm gặp. Tất cả bệnh nhân có kháng thể kháng nhân (ANA); kháng thể kháng histon có thể có, nhưng kháng thể kháng dsDNA và giảm bổ thể máu là không thường gặp. Hầu hết bệnh nhân được cải thiện sau khi ngừng thuốc.

Bệnh sử và thăm khám

Sự hiện diện của kháng thể kháng nhân là một đặc điểm cốt yếu, nhưng nếu chỉ (+) thì không đặc hiệu cho lupus ban đỏ hệ thống. Xét nghiệm đánh giá nên gồm: công thức máu, tốc độ máu lắng, kháng thể kháng nhân và các dưới nhóm (kháng thể kháng dsDNA, ssDNA, Sm, Ro, La, histon), nồng độ bổ thể (C3, C4, CH50), các globulin miễn dịch huyết thanh, kháng thể giang mai, PT, PTT, kháng thể kháng cardiolipin, chất chống đông lupus, phân tích nước tiểu.

Chụp x-quang thích hợp

Điện tâm đồ

Xem xét làm sinh thiết thận nếu có bằng chứng của viêm cầu thận

Khi từ 4 tiêu chuẩn trở lên (Bảng 319-3, trang 2728, HPIM-18).

ĐIỀU TRỊ Bệnh lupus ban đỏ hệ thống

Lựa chọn điều trị dựa vào kiểu và mức độ nặng của biểu hiện bệnh. Mục tiêu nhằm kiểm soát các biểu hiện cấp tính, nặng của bệnh và xây dựng các chiến lược bảo tồn mà ở đó các triệu chứng bị ngăn chặn ở mức có thể chấp nhận được. Lựa chọn điều trị phụ thuộc vào (1) hoặc bệnh đe dọa tính mạng hoặc có khả năng gây tổn thương cơ quan; (2) hoặc các biểu hiện bệnh có thể phục hồi; và (3) cách tiếp cận tốt nhất để ngăn ngừa biến chứng của bệnh và điều trị (Ảnh 319-2, trang 2729, và Bảng 319-5, trang 2732, HPIM-18).

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHO BỆNH KHÔNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG

NSAIDs (Ibuprofen 400-800 mg x 3-4 lần/ngày). Phải xem xét biến chứng thận, tiêu hóa và tim mạch.

Thuốc chống sốt rét (Hydroxychloroquin 400 mg/ngày)-có thể cải thiện các biểu hiện về thể chất, da, khớp. Đánh giá về mắt trước và trong khi dùng thuốc để loại trừ độc tính ở mắt.

Belimumab (10 mg/kg đường tĩnh mạch vào các tuần 0, 2, 4 sau đó dùng hàng tháng). Thuốc ức chế kích thích đặc hiệu tế bào lympho B không nên dùng ở lupus ban đỏ hệ thống nặng như viêm thận hoặc bệnh của hệ thần kinh trung ương và hạn chế với bệnh hoạt động nhẹ đến vừa.

ĐIỀU TRỊ LUPUS BAN ĐỎ HỆ THỐNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG

Glucocorticoid toàn thân.

Các thuốc gây độc tế bào/ức chế miễn dịch-cùng với Glucocorticoid để điều trị lupus ban đỏ hệ thống nặng.

1. Cyclophosphamid-liều 500-750 mg/m2 tĩnh mạch × 6 tháng sau đó bảo tồn với Mycophenolat mofetil hoặc Azathioprin. Các nghiên cứu của châu Au cho thấy Cyclophosphamid 500 mg x 6 liều mỗi 2 tuần có thể có hiệu quả, nhưng vẫn chưa rõ liệu những dữ liệu này có áp dụng cho Hoa Kỳ hay không.

2. Mycophenolat mofetil-2-3 g/ngày; có hiệu quả trong hạn chế viêm thận. Một tỉ lệ cao hơn bệnh nhân da đen đáp ứng với Myco-phenolate mofetil khi so sánh với Cyclophosphamid.

3. Azathioprin-có thể có hiệu quả nhưng đáp ứng chậm