Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xem Bệnh Sốt Xuất Huyết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bà Bầu Bị Sốt Xuất Huyết: Nguy Hiểm Chớ Xem Thường

Sốt xuất huyết là bệnh mà bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc phải. Đây là một căn bệnh truyền nhiễm khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bà bầu khi bị sốt xuất huyết cần phải được điều trị kịp thời vì nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé. Chính vì thế, bạn không nên xem thường vấn đề này, nhất là vào giai đoạn cuối thai kỳ.

Sốt xuất huyết ở bà bầu là gì?

Sốt xuất huyết trước đây chỉ thường xuất hiện ở trẻ em là phổ biến. Tuy nhiên, qua một thời gian, bệnh còn xảy ra ở nhiều người lớn, nhất là các bà bầu. Nếu không kịp thời chữa trị căn bệnh này sẽ dẫn đến các biến chứng vô cùng đáng sợ, thậm chí có thể sẽ dẫn đến tử vong. Vậy sốt xuất huyết ở bà bầu là gì mà nguy hiểm đến vậy?

Sốt xuất huyết ở bà bầu là một căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh lây qua đường máu thông qua muỗi vằn và thường mang lại rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu. Sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, đặc biệt là ở những nơi có môi trường bị ô nhiễm, ao tù, nước đọng nhiều, đây chính là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản một cách mạnh mẽ.

Hiện nay, sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc đặc trị, đối với những trường hợp bệnh nặng các bác sĩ hầu như chỉ điều trị ức chế biểu hiện của bệnh bằng cách hạ sốt, truyền dịch hoặc chống sốc tích cực. Còn đối với những trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng thuốc và sẽ tự khỏi sau vài tuần.

Sốt xuất huyết ở bà bầu – nguy hiểm chớ xem thường

Sốt xuất huyết là căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Không những vậy, bệnh còn xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới với hơn hàng ngàn ca nhiễm bệnh mỗi năm. Đây là một căn bệnh rất dễ mắc phải, hơn nữa, bà bầu có sức đề kháng rất yếu vì thế nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao và tình trạng bệnh có thể diễn biến phức tạp hơn các đối tượng khác.

Nguy hiểm hơn, virus còn có thể truyền từ người mẹ sang thai nhi. Trong trường hợp nghiêm trọng, để đảm bảo an toàn cho trẻ, có thể bác sĩ sẽ đề nghị bạn sinh mổ. Sốt xuất huyết ở bà bầu có thể dẫn đến các vấn đề sau đây:

1. Giảm tiểu cầu

Đây là tình trạng tiểu cầu giảm liên tục ở bà bầu. Tiểu cầu là một trong những tế bào có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình đông máu. Tình trạng này nếu xảy ra ở mức nhẹ có khả năng sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu số lượng xuống quá thấp có thể gây ra một số biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Giảm tiểu cầu do sốt xuất huyết là một trong những biến chứng nguy hiểm, đáng lưu ý đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, nó có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người mẹ lẫn thai nhi. Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, số lượng tiểu cầu bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 150.000 đến 400.000 tiểu cầu trên mỗi microlit máu, giảm tiểu cầu sẽ xảy ra nếu con số giảm xuống dưới 150.000 trên mỗi microlit máu. Ngoài ra, mẹ bầu mắc phải vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến các phương pháp sinh con không gây đau.

2. Nguy cơ sinh non, bé nhẹ cân

Sinh non là một trong những vấn đề gây lo lắng cho người mẹ mỗi khi nhắc đến. Tình trạng này xảy ra khiến bé được sinh ra phải trải qua thời gian nằm lại bệnh viện khá lâu và có nguy cơ bị ảnh hưởng đến sức khỏe dẫn đến các triệu chứng như hạ thân nhiệt, trào ngược dạ dày thực quản, ngưng thở, viêm ruột hoại tử,…

Trẻ sinh non luôn nhẹ cân hơn các trường hợp bình thường. Bởi lẽ, đây là tình trạng bé chào đời quá sớm khi chưa được phát triển đầy đủ trong cơ thể người mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, sốt xuất huyết có thể dẫn đến nguy cơ sinh non ở người mẹ, trẻ sẽ được ra đời khi tuổi thai chỉ mới hình thành trong giai đoạn từ 20 – 37 tuần.

Sinh non do sốt xuất huyết có thể dẫn đến một số rủi ro nhất định cho trẻ sơ sinh vì bé lúc này không còn được bảo vệ an toàn. Cụ thể, trẻ sinh non có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có nguy cơ dẫn đến chứng bại não, khiếm khuyết nhận thức (có thể xuất hiện khi bé học mầm non hoặc muộn hơn là khi trưởng thành). Ngoài ra, bệnh nặng thậm chí còn có thể gây ra tình trạng tử vong ở thai nhi.

3. Sảy thai

Sảy thai ở bà bầu do sốt xuất huyết thường có nguy cơ xảy ra cao trong khoảng tuần thứ 23 của thai kỳ. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trong nhất của bệnh, vì vậy bà bầu nên chú ý theo dõi và thăm khám sức khỏe khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh để có thể nhận được các phương pháp điều trị an toàn và thích hợp, không làm ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Theo các thống kê của Hiệp hội Thai sản Hoa Kỳ cho biết, tỷ lệ sảy thai ở bà bầu khoảng 10 – 15% tổng số thai kỳ. Vấn đề này xảy ra có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có bệnh sốt xuất huyết. Những mẹ bầu mắc phải căn bệnh này có khả năng cao sẽ bị sảy thai nếu không được điều trị kịp thời.

4. Xuất huyết ở phụ nữ mang thai

Tình trạng xuất huyết khi mắc bệnh này có thể xảy ra bất thường trong giai đoạn mang thai của người phụ nữ. Đặc biệt, nó thường xuất hiện vào thời điểm cuối thai kỳ hoặc trong lúc bà bầu đang chuyển dạ. Vấn đề này có thể xảy ra cực kỳ nghiêm trọng và có nguy cơ cao dẫn đến băng huyết sau sinh, gây tử vong cho cả mẹ và con.

5. Tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật khi mang thai là một hội chứng mà các bà bầu thường dễ dàng gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Đây là một hội chứng bệnh lý thai nghén có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Mẹ bầu có khả năng bị tiền sản giật vào những tháng cuối của thai kỳ với các biểu hiện như tăng huyết áp, đau đầu, đau bụng trên,…

6. Nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi

Bà bầu mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra với mức độ cao khi bà bầu có bệnh trong giai đoạn cuối thai kỳ. Vì thế, khả năng virus sốt xuất huyết gây ra các dị tật ở thai nhi trong thời kỳ đầu và giữa thai kỳ chưa có nghiên cứu chứng minh nào xác thực rõ ràng.

Nhưng mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan, phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh nào xảy ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay đế có thể được điều trị thời. Đồng thời, nếu thấy các dấu hiệu bất thường trong những ngày cuối thai kỳ thì ngay sau khi sinh em bé, bạn nên kiểm tra sức khỏe ngay để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.

Nguyên nhân sốt xuất huyết ở bà bầu

Để có phương pháp phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu hiệu quả, bạn cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có thể kiểm soát chúng một cách triệt để nhất. Cụ thể, bà bầu mắc bệnh sốt xuất huyết có thể do một số vấn đề sau đây.

Do muỗi vằn Aedes

Muỗi vằn Aedes (muỗi vằn) là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết ở bà bầu. Cơ chế hoạt động của loài muỗi này được các nhà nghiên cứu cho biết, khi muỗi đốt người bệnh, muỗi sẽ mang virus Dengue theo vòi hút máu và truyền sang cho người bình thường. Mẹ bầu ở những nơi có nhiều ao tù nước đọng hoặc không gian không được thoáng đãng sẽ rất dễ bị muỗi đốt và hình thành bệnh.

Đặc điểm nhận dạng muỗi vằn Aedes:

Do bà bầu bị lây qua đường máu, dùng chung ống bơm kim tiêm

Virus gây bệnh sốt xuất huyết cho bà bầu có khả năng lây qua đường máu hoặc dùng chung ống kim tiêm không được khử trùng sạch sẽ. Bởi lẽ, trong quá trình mang thai, bà bầu cần phải tiêm phòng nhiều mũi để phòng ngừa một số bệnh cho bản thân và thai nhi. Việc này nếu tiến hành sai nguyên tắc trong việc đảm bảo vô trùng sẽ có nguy cơ gây lây nhiễm bệnh sốt xuất huyết nói riêng và một số bệnh lây qua đường tiêm phòng, đường máu nói chung.

Triệu chứng sốt xuất huyết ở bà bầu

Sốt xuất huyết là một căn bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý về dấu hiệu của nó để có thể nhận biết và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bà bầu có dấu hiệu về răng miệng là chảy máu chân răng.

Luôn cảm thấy không miệng và liên tục khát nước.

Ăn không ngon miệng và có dấu hiệu mất nước.

Xuất hiện triệu chứng đau đầu dữ dội.

Sốt cao, tay chân run rẩy.

Cảm thấy khó thở.

Đau và tê nhức khắp người.

Buồn nôn, nôn ói có thể xảy ra liên tục.

Khó thở.

Cơ thể xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người.

Cụ thể hơn, sốt xuất huyết có thể tiến triển trong 3 giai đoạn và thường sẽ có những dấu hiệu đầu tiên sau 4 – 7 ngày bị muỗi vằn đốt.

Giai đoạn 1: Biểu hiện sốt

Người bệnh đột ngột sốt cao từ 39 – 40 độ C.

Cơn sốt kéo dài liên tục và không có dấu hiệu chuyển biến mặc dù đã dùng thuốc hạ sốt.

Xuất hiện tình trạng phát ban.

Đau cơ, đau khớp, nhức mỏi tay chân hoặc cả người.

Đau đầu dữ dội.

Chán ăn, ăn không ngon miệng.

Buồn nôn.

Giai đoạn 2: Diễn biến nguy hiểm Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục

Làm gì khi bà bầu bị sốt xuất huyết

Khi bà bầu nhận thấy cơ thể bắt đầu có những biểu hiện của sốt xuất huyết cần phải tìm cách khắc phục ngay. Cụ thể, bạn cần thực hiện những việc làm sau đây để tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn.

Triệt bỏ nơi sinh sản của muỗi, đây là một trong những vấn đề có thể giúp loại bỏ phần lớn nguy cơ gây bệnh sốt xuất huyết. Theo đó, bạn cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, vệ sinh sạch sẽ. Đồng thời thả cá vào đây để ngăn chặn sự sinh sản của muỗi.

Thay nước trong bình hoa thường xuyên để tránh tình trạng muỗi đẻ trứng vào. Thêm vào đó, nên dọn dẹp cỏ xung quanh nhà, đảm bảo nhà bạn luôn thông thoáng để tránh muỗi sinh sôi.

Bạn có thể sử dụng thuốc đuổi muỗi, nhang muỗi quanh nhà hoặc lắp cửa lưới chống muỗi trong phòng để phòng ngừa muỗi tấn công vào phòng và tìm nơi trú ẩn.

Bà bầu trong thời gian mắc bệnh tuyệt đối không nên dùng các loại thực phẩm có màu nâu hoặc đỏ vì sẽ làm cho tình trạng phát ban diễn ra trầm trọng hơn.

Cần bổ sung nhiều nước hơn bình thường để có thể hạ sốt hiệu quả và cung cấp nước cho cơ thể do mất nước vì nôn ói và sốt cao. Bà bầu lúc này được khuyến khích dùng nhiều nước oresol hoặc nước trái cây như dừa, cam,… Ăn đồ ăn dễ tiêu như cháo, súp.

Cho bà bầu mặc quần áo thoải mái, thoáng khí. Đảm bảo bạn luôn được ở trong môi trường thoáng đãng, nhiệt độ vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp.

Nếu sốt xuất huyết diễn ra vào cuối thai kỳ, bạn nên đặc biệt chú ý. Nên đến các bệnh viện lớn, nơi có các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành để có phác đồ điều trị thích hợp.

Tuyệt đối không được mua thuốc tự điều trị tại nhà vì sẽ gây nguy hiểm khó lường cho sức khỏe của mẹ bầu. Nên giữ cho tinh thần thoải mái, không nên lo lắng quá nhiều. Thực hiện chăm sóc, theo dõi và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa sốt xuất huyết ở bà bầu

Có thể thấy, bà bầu khi mắc sốt xuất huyết rất nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân và ảnh hưởng đến cả sự phát triển của thai nhi trong bụng. Vì thế, mẹ bầu cần tham khảo những biện pháp phòng bệnh sau đâu để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cũng như phong ngừa tái phát bệnh trở lại.

Sốt Xuất Huyết Dengue Ở Trẻ Em: Bệnh Nguy Hiểm Chớ Xem Thường

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em xuất hiện khi muỗi vằn đốt khiến bé sốt cao đột ngột và kéo dài liên tục. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy gan, suy thận, thậm chí và viêm não gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Vì vậy phụ huynh cần nhận biết sớm các dấu hiệu và có biện pháp phòng tránh bệnh kịp thời nhất.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em là gì?

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất huyết sau 7- 14 ngày tính từ lúc bị muỗi đốt, kéo dài từ 7- 10 ngày sẽ chuyển sang giai đoạn từ hồi phục. Tuy nhiên ở trẻ có sức đề kháng yếu, bệnh vẫn tiếp tục kéo dài và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trẻ.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae chính là nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở cơ thể người. Nhóm virus thuộc họ Flaviviridae này thường cần có một vật trung gian đưa để các virus truyền nhiễm từ động vật có xương sống này sang động vật có xương sống khác, tính cả trên cơ thể người. Vật trung gian này thường là các loại côn trùng hút máu như muỗi, ve hay các loại bọ.

Khi côn trùng trung gian này hút màu vào cơ thể đang bị nhiễm virus huyết, virus tự động sinh sản nhanh chóng trong cơ thể côn trùng này, khi đốt sang cơ thể khác thì sẽ tự đồng truyền bệnh cho cơ thể đó. Tuy nhiên virus này không gây bệnh trên cơ thể vật trung gian.

Khi động vật truyền nhiễm trung gian mang virus gây bệnh đốt vào da người, virus sẽ nhanh chóng xâm nhập cơ thể qua vị trí đốt đi vào máu. Đồng thời số lượng virus cũng được nhân lên trong các tế bào của hệ thống mono – đại thực bào của cơ thể người. Từ đó chúng bắt đầu xâm nhập và làm thoái hóa tế bào trong các tổ chức khiến cơ thể nhanh chóng suy nhược. Các cơ quan có thể bị ảnh hưởng bởi virus này như gan, lách, thận, cơ, não hay niêm mạc ruột..

Đối với bệnh sốt xuất huyết Dengue thì vật truyền bệnh chính là muỗi Aedes aegypti hay chính xác hơn là muỗi vằn. Đặc điểm của loại muỗi này bao gồm

Muỗi vằn thường có màu đen, thân và chân có những đốm trắng

Muỗi vằn gây bệnh là muỗi vằn cái, thường xuất hiện và đốt nhiều vào buổi chiều tối.

Muỗi vằn thường trú ngụ nhiều tại các khu vực ao tù, góc tối, quần áo đồ đạc chăn màn lộn xộn hay các khu vực chứa nước mưa nhiều, những nơi ẩm thấp.

Muỗi vằn cái sinh sản và đẻ trứng nhiều vào mùa mưa tại các khu vực vũng, bể nước, chum, vại, lu, hốc cây; hay các các đồ vật có chứa nước như lọ hoa, lốp xe, vỏ dừa…

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ em bị sốt xuất huyết bao gồm

Trẻ em sống ở vùng vực ẩm thấp, gần sông suối ao hồ

Xung quanh nhà có nhiều vật chứa nước có vệ sinh kém tạo điều kiện cho muỗi phát triển

Trẻ đi ngủ không được mắc màn

Trẻ có sức đề kháng suy yếu.

Bệnh sốt xuất huyết có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do sức đề kháng suy yếu nên dễ bị virus xâm nhập và làm suy yếu chức năng của các cơ quan nhanh chóng. Đặc biệt nếu trẻ đang mắc phải một bệnh lý nào đó thì nguy cơ biến chứng nguy hiểm sang tim, não là rất cao.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể và có thời gian ủ bệnh trong vài ngày rồi mới bắt đầu bùng phát bệnh. Sốt xuất huyết ở trẻ em có thể chia làm ba giai đoạn gồm giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Mỗi giai đoạn đều có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau.

Giai đoạn sốt (giai đoạn khởi phát)

Sốt là một trong những triệu chứng cơ bản đầu tiên cho thấy cơ thể đã nhiễm virus Dengue. Giai đoạn này bé chỉ có triệu chứng sốt cao là chủ yếu. Vì thế nhiều phụ huynh thường có tâm lý chủ quan cho rằng đây chỉ là bệnh cảm sốt thông thường.

Cụ thể hơn các triệu chứng ở giai đoạn khởi phát như sau

Các triệu chứng này thường xuất hiện trong ngày thứ 1-3 sau khi bị muỗi đốt.

Trẻ sốt cao đột ngột, cơn sốt kéo dài liên tục dù đã dùng một số biện pháp giảm sốt nhưng không có tác dụng.

Cơn sốt có thể kéo dài đến hơn 38 độ, kéo dài trong vài ngày liên tiếp.

Cơ thể nóng rực

Trẻ sơ sinh thường bỏ bú, chán ăn, quấy khóc nhiều.

Trẻ lớn bị nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau nhức 2 hố mắt, đau cơ.

Da có xấu hiệu xung huyết, đỏ hơn bình thường, có thể có một ít chấm xuất huyết ở da. Các chấm này chỉ xuất hiện rải rác li ti khi ấn vào nhưng không bị biến mất.

Trẻ có thể bị chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc không.

Một số trẻ có thể bị nôn ra máu hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.

Ở giai đoạn này nếu thấy tình trạng xuất huyết dưới da lan rộng thành từng mảng lớn kèm theo nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý, tránh các biến chứng nguy hiểm khác.

Giai đoạn nguy hiểm (giai đoạn nguy cấp)

Ở giai đoạn này, cơn sốt đã bắt đầu hạ nhiệt, tuy nhiên lại xuất hiện nhiều triệu chứng xuất huyết hơn. Đặc biệt giai đoạn này nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé, thậm chí nguy cơ tử vong cũng cao vì lúc này các virus đã xâm nhập sâu vào cơ thể.

Các dấu hiệu cụ thể ở giai đoạn này bao gồm

Xuất hiện trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị nhiễm virus

Trẻ có thể vẫn sốt cao hoặc đã có dấu hiệu giảm nhiệt hơn

Dịch tràn phổi khiến bé sưng phù ở bụng

Xuất huyết nghiêm trọng phía dưới da. Da xuất hiện các mảng đỏ hoặc bầm tím với diện tích lan rộng, đặc biệt tập trung nhiều tại hai cẳng chân, mặt trong hai cánh tay, hoặc ở bụng, đùi, mạng sườn

Phù nề vùng ổ mắt

Tiểu ra máu

Chảy máu mũi hoặc chảy máu chân răng

Tụt huyết áp

Đầu, tứ chi lạnh nhưng thân nhiệt vẫn cao.

Trẻ lừ đừ mệt mỏi, nằm li bì mệt mỏi không muốn hoạt động.

Bụng có thể bị chướng bụng to do thoát huyết tương quá mức, gan lớn.

Tuy nhiên cần chú ý rằng không phải lúc nào tình trạng xuất huyết cũng xuất huyết ở trẻ. Chính vì thế mà đôi khi phụ huynh không phát hiện ra con đã mắc sốt Dengue nên vẫn tiếp tục điều trị tại nhà. Tình trạng này có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và càng làm tăng nguy cơ tử vong.

Trong giai đoạn này nếu bé được xét nghiệm máu sẽ thấy lượng tiểu cầu giảm mạnh chỉ còn dưới 100.000/mm3. Lượng tiểu cầu càng thấp càng cho thấy sự trầm trọng hơn trong sức khỏe. Trường hợp nguy kịch hơn bé còn có thể bị rối loạn đông máu và cần phải cấp cứu ngay lập tức.

Giai đoạn phục hồi

Nếu phụ huynh chăm sóc bé hợp lý, tình trạng sốt xuất huyết sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi nhanh chóng mà không cần sử dụng các biện pháp hỗ trợ y tế. Giai đoạn này phụ huynh cần chú ý chăm sóc trẻ nhiều hơn để bé mau chóng phục hồi lấy lại sức khỏe.

Các dấu hiệu của giai đoạn này bao gồm

Sau khoảng 48- 72h của giai đoạn nguy cấp hoặc vào ngày thứ 7 đến ngày thứ 10 từ lúc bị sốt xuất huyết bé sẽ bước vào giai đoạn phục hồi.

Trẻ hết sốt, thân nhiệt ổn định, tươi tỉnh, thèm ăn.

Tuy nhiên có thể phát ban và ngứa ngoài da.

Da không còn có dấu hiệu xuất huyết.

Khi xét nghiệm thấy lượng bạch cầu tăng dần lên.

Phụ huynh cần chú ý đưa bé đến các trung tâm y tế gần nhất nếu có các dấu hiệu sau

Trẻ nôn trớ, đau bụng dữ dội

Ngủ li bì, chân tay lạnh ẩm trong khi thân nhiệt vẫn tăng cao

Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu máu, đi tiểu ra máu, đi ngoài ra phân đen.

Lơ mơ, mất ý thức, co giật

Khó thở

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm mà phụ huynh không nên chủ quan. Dù bệnh có thể xuất hiện ở cả người lớn nhưng khi bộc phát ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh có phần nguy hiểm vì dễ rơi vào tình trạng sốc và tái sốc hơn ở người lớn. Sốc do sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan nội tạng nên trẻ cũng có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, không ít bậc phụ huynh khi thấy con sốt cao đều tự điều trị tại nhà, tuy nhiên không phải bệnh sốt nào cũng có thể điều trị giống nhau. Xử lý không đúng cách có thể kiến cơn sốt càng trở nên trần trọng và gây ra nhiều biến chứng hơn. Các vấn đề bé có thể gặp phải nếu cơn sốt xuất huyết Dengue không được điều trị kịp thời bao gồm:

Tràn dịch màng phổi: Tình trạng xuất huyết có thể làm ảnh hưởng đến phổi khiến bé bị khó thở, thở khó kéo dài gây viêm đường hô hấp, dịch tràn vào phổi có thể gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng cho người bệnh.

Sốc sốt xuất huyết Dengue: bé có dấu hiệu bị suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, khó bắt được huyết áp chính xác, da lạnh, ẩm, bứt rứt nằm li bì không dậy được. Bé có thể được chỉ định thở oxy, truyền nước tạm thời và cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Hôn mê: cơn sốt cao có thể làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh, làm phù mạch não khiến bé rơi vào trạng thái hôn mê sâu vô cùng nguy hiểm. Bên cạnh đó, cơn sốt cao kéo dài cùng tình trạng nôn ói, xuất huyết khiến dinh dưỡng của bé không đủ cũng là nguyên nhân khiến bé dễ ngất xỉu, hôn mê.

Xuất huyết trầm trọng: Bé có thể bị nôn ra máu, đi ngoài ra máu ở mức độ trầm trọng.

Suy tạng: Có biến chứng của sốt xuất huyết có thể ảnh hưởng rất nhiều lên lục phủ ngũ tạng, trẻ có thể mắc các biến chứng như suy gan, suy thận, suy tim, suy hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hiện tại và tương lai.

Ảnh hưởng tới thần kinh: Viêm não là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của xuất Dengue ở trẻ em nếu không được xử lý đúng cách.

Các biến chứng của sốt xuất huyết gây ra ở trẻ em nếu không được điều trị đúng cách là vô cùng nguy hiểm. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần trẻ nhỏ, các di chứng kéo dài đến khi trẻ lớn. Đặc biệt ở trẻ sơ sinh, các biến chứng này có phần trầm trọng hơn rất nhiều và có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí não cho trẻ.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Hiện tại vacxin bệnh sốt xuất huyết mới chỉ có ở một số Bang của Mỹ và chưa được lưu hành rộng rãi. Chi phí tiêm vacxin này cũng khá cao, khoảng 207$ ( ~ 5.000.000đ) cho 3 liều khuyến cáo. Tại Việt Nam cũng đang tiến hành nghiên cứu và điều chế nhóm vacxin này tuy nhiên vẫn chưa được chính thức công bố. Vì vậy có thể nói chưa có loại vacxin điều trị bệnh chính thức nào với bệnh sốt xuất huyết.

Tuy nhiên với cơ chế của bệnh, nếu được xử lý đúng cách sẽ không quá nguy hiểm. Đối với trường hợp diễn biến nặng bé sẽ được chỉ định nhập viện để theo dõi phòng biến chứng còn với các trường hợp chưa quá nguy hiểm chủ yếu sẽ được chỉ định điều trị tại nhà.

Tình trạng sốt cao, nôn mửa khiến bé bị mất nước, đây chính là nguyên nhân khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác. Vì vậy các mà phụ huynh cần chú ý trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết chính là bù dịch cho trẻ để cơ thể được phục hồi nhanh nhất.

Những vấn đề mà phụ huynh cần lưu ý trong chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết bao gồm

Dùng thuốc

Phụ huynh có thể dùng một số loại thuốc để hỗ trợ việc cải thiện cơn sốt tạm thời hoặc tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bảo an toàn hơn. Tùy vào độ tuổi những chủ yếu bé sẽ được chỉ định dùng paracetamol để giảm sốt. Liều dùng khoảng 10 – 15mg/kg trọng lượng cơ thể trẻ, và sử dụng cách 6 giờ một lần nếu cơn sốt kéo dài mãi không dứt.

Thường phụ huynh chỉ nên dùng thuốc khi bé sốt cao trên 38, 39 độ mà thôi. Đặc biệt chú ý không được dùng các nhóm thuốc aspirin hay ibuprofen vì có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu làm xuất huyết trầm trọng hơn vô cùng nguy hiểm. Việc dùng thuốc chỉ nên áp dụng với trẻ trên 1 tuổi để tránh các biến chứng nguy hiểm khác. Phụ huynh cũng không nên dùng kháng sinh vì sốt xuất huyết thuộc dạng sốt virus, dùng kháng sinh thường không đem đến tác dụng.

Trẻ sốt thường bị mất nước trầm trọng nên phụ huynh có thể cho bé dùng thuốc bổ sung nước và chất điện giải oresol. Loại thuốc này khá an toàn cho nên có thể dụng cho trẻ nhỏ. Được bổ sung chất điện giải đầy đủ sẽ giúp cơ thể bé bổ sung nhanh chóng hơn.

Với các trường hợp bé sốt dưới 38 độ, phụ huynh không nên dùng thuốc cho trẻ vì các cơ quan của trẻ chưa thực sự hoàn thiện nên việc dùng thuốc không thực sự tốt. Thay vào đó mẹ có thể dùng các miếng dán hạ sốt hoặc dùng khăn nhúng nước ấm để chườm máy cho trẻ sẽ đem đến tác dụng tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ.

Việc truyền dịch cũng có thể áp dụng trong một số trường hợp sốt nặng, tuy nhiên chỉ nên thực hiện khi có sự cho phép của bác sĩ. Không tự ý truyền dịch tại nhà hoặc tại những cơ sở y tế kém chất lượng vì nếu truyền dịch không đúng cách ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, phù nề,…

Hãy chú ý theo dõi thân nhiệt trẻ sát sao bằng nhiệt kế để phòng các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

Chế độ dinh dưỡng

Cơn sốt cao khiến bé ngủ li bì hoặc quấy khóc không ngừng và không chịu ăn uống làm bé gầy đi nhanh chóng. Dù bé đi tiểu khá ít nhưng tình trạng mất nước vẫn khá nặng nề và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng khác trầm trọng hơn.

Bổ sung nước đầy đủ chính là cách hạ sốt tốt nhất. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi mẹ nên tăng cữ bú để vừa cấp nước vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. dù bé quấy khóc không muốn ăn nhưng phụ huynh hãy cố gắng để trẻ bú nhiều hơn để có thể hạ sốt và phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Với trẻ lớn hơn, bên cạnh oresol phụ huynh nên bổ sung thêm nước sôi để nguội cho trẻ. Trong trường hợp không có sẵn oresol, mẹ nên cho con uống thêm các loại nước trái cây giàu vitamin C như nước cam, c sủi, nước dừa… Các loại nước này vừa dễ uống lại vừa có thể cung cấp các dưỡng chất giúp con phục hồi nhanh chóng. Nhất là với các loại nước giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường đề kháng để giảm các triệu chứng bệnh nhanh chóng.

Chú ý chỉ nên cho con uống nước lọc hoặc các nước ép trái cây, không nên cho trẻ uống những loại nước ngọt có ga hay nước có màu đậm vì dễ có thể gây nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết tiêu hóa

Phụ huynh cũng nên bổ sung dinh dưỡng cho con qua các món ăn. Ưu tiên các món ăn nấu lỏng như cháo, súp, canh để bé dễ ăn, dễ tiêu hóa hơn. Chú ý nên nêm nhạt, không nấu quá mặn hay quá ngọt đều không tốt cho cơ thể lúc này. Ngoài da mẹ cũng nên chia ra thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp con dễ ăn hơn. Bé được bổ sung dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp cơ thể được phục hồi sớm hơn.

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Trẻ bị sốt xuất huyết thường rất mất sức và mệt mỏi do quấy khóc nhiều, mất nước mà lượng dưỡng chất lại không đủ. Chính vì thế cho bé nghỉ ngơi nhiều là cách để con được lại sức sớm. Mẹ chú ý cho con nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát nhưng tránh ở gần cửa sổ gió mạnh có thể làm con trúng gió độc. Hạn chế để quạt hay điều hòa quá mức hay thổi trực tiếp vào người con vì sẽ tăng nguy cơ mắc một số triệu chứng nguy hiểm khác.

Chú ý giữ mỗi không gian yên tĩnh để bé được ngủ ngon và sâu giấc hơn. Hạn chế tình trạng bé bị giật mình dậy giữa chừng sẽ rất khó để ngủ lại. Bên cạnh đó, nên cho con mặc các trang phục thoáng mát, rộng rãi thấm hút tốt để thoát mồ hôi tốt hơn. Nếu bé bị sốt cao làm ướt đồ thì nên lau người và thay đồ mới cho bé. Tuyệt đối không để bé mặc đồ ẩm ướt vì có thể làm bé bị nhiễm lạnh.

Nếu muốn tắm cho trẻ nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín, tránh gió, tắm nhanh chóng và lau người khô cho bé trước khi mặc đồ. Tốt nhất chỉ nên tắm cho bé một lần trong ngày. Nếu thấy mồ hôi đổ ra nhiều khiến bé khó chịu thì có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người sạch sẽ và thay đồ mới cho trẻ là được.

Phòng tránh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm này chính trên cơ thể trẻ chính là tăng cường phòng tránh nó ngay từ đầu. Bệnh hầu hết chỉ xuất hiện khi bị muỗi vằn đốt, vì vậy các phòng tránh tốt nhất là ngăn ngừa bé tiếp xúc với các nguồn gốc gây bệnh này.

Những vấn đề căn bản mà phụ huynh cần thực hiện bao gồm

Mắc màn cho con khi ngủ để hạn chế sự tiếp xúc của muỗi.

Hạn chế cho bé chơi gần những khu vực ao hồ sông suối nhất là những nơi mất vệ sinh, cây cối rậm rạp hay những nơi nhiều cây cối vào buổi sáng sớm và chiều muộn vì lúc này muối thường sinh hoạt và xuất hiện rất nhiều.

Cho bé mặc quần áo dài tay, đội mũ để hạn chế sự xâm nhập và đốt của muỗi trên những vùng da trống.

Nếu phòng ngủ của bé có cửa sổ hướng ra gốc cây hoặc vườn tược rậm rạp nên đóng cửa từ sớm để tránh việc muỗi bay vào và đốt trẻ.

Sử dụng các loại tinh dầu hoặc đèn đuổi muỗi trong phòng trẻ.

Trước khi trẻ đi ngủ có thể dùng các loại bình xịt hoặc nhang muỗi để tiêu diệt muỗi nếu có. Tuy nhiên nên thực hiện trước khoảng 30- 1 tiếng để loại bỏ hết mùi của các sản phẩm này vì nó không thực sự tốt.

Bổ sung dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cũng sẽ hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Tập thể dục thể nao, nâng cao sức khỏe để hạn chế các biến chứng nguy hiểm nếu vô tình mắc bệnh.

Nếu gia đình có người mắc bệnh, cần tạm thời cách ly để phòng tránh việc truyền nhiễm.

Bên cạnh đó, việc phòng bệnh hiệu quả nhất chính là tiêu diệt muỗi từ trước không để nó có thể tồn tại và gây bệnh. Chúng thường trú ẩn ở những nơi ẩm thấp, ao tù nước đọng và sinh sản cực nhanh nên cần phát hiện và tiêu diệt sớm các ổ bệnh.

Thường xuyên dọn dẹp nhà sạch sẽ để ngăn ngừa muỗi có nơi trú ẩn. Đặc biệt chú ý đến các vị trí như gầm bàn ghế, góc nhà, phòng kho, tủ quần áo, sào đồ…

Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước như lu nước, chậu nước, bồn nước để muỗi không có nơi sinh sản.

Nếu gần nhà có ao, hồ sông suối cần chú ý giữ vệ sinh chung vì môi trường ô nhiễm cũng là nơi muỗi vằn sinh sản và phát triển rất tốt.

Thả cá bảy màu các bể nước, chum vại bỏ cũng là cách để tiêu diệt lăng quăng hay bọ gậy rất tốt.

Khơi thông máng xối, dọn dẹp sân vườn sau cơn mưa để không tạo điều kiện cho muỗi sinh sản.

Dọn dẹp các khu vực xung quanh nhà. Thu gom phế thải như bình, chai lọ, mảnh chai, lu sành hay các vỏ lốp xe cũ ẩm mốc đều là nơi muỗi trú ngụ, nhất là vào mùa mưa.

Vận động địa phương thường xuyên xịt hóa chất phòng bệnh sốt xuất huyết.

Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu được xử lý đúng cách. Phụ huynh cần chú ý theo dõi các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi của con để có biện pháp phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt nhất. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ trước mọi dấu hiệu bất thường trong sức khỏe trẻ để đảm bảo con được phát triển toàn diện nhất về cả thể chất và trí não.

Bệnh Sốt Xuất Huyết Dengue

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE LÀ GÌ?

Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi vi rút Dengue. Bệnh được truyền sang người qua trung gian muỗi bị nhiễm vi rút. Khi bị muỗi cắn, vi rút xâm nhập vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Khi đã vào cơ thể, vi rút có thể gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết Dengue rất phổ biến. Bệnh được nghi ngờ nếu sốt kéo dài hơn 3 ngày.

CÁC TRIỆU CHỨNG BỆNH LÀ GÌ?

Nhức đầu

Đau sau hốc mắt

Ớn lạnh và sốt

Đau cơ và/hoặc đau khớp

Chấm xuất huyết trên da

Chảy máu mũi hoặc chân răng

Dễ bị bầm tím da

Buồn nôn/nôn ói

CÁC DẤU HIỆU CẢNH BÁO

Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo từ 3 đến 7 ngày sau khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mặc dù nhiệt độ đã giảm. Hãy LẬP TỨC đến ngay phòng cấp cứu nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau:

Li bì hoặc vật vã kích thích

Choáng váng

Da tái nhợt, chân tay lạnh và ẩm ướt, đặc biệt là vào ngày bệnh thứ 4 – 5

Khó thở

Đau bụng

Nôn ói liên tục

Xuất hiện những nốt hoặc mảng đỏ trên da

Chảy máu ở mũi hoặc nướu răng

Nôn ói ra máu

Phân màu đen

Nước tiểu có máu Nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến sốc và suy tạng.

CHẨN ĐOÁN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NHƯ THẾ NÀO?

Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, bệnh sử và thăm khám cho bệnh nhân. Xét nghiệm máu có thể được tiến hành để xác định chẩn đoán và phát hiện các biến chứng.

BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ NHƯ THẾ NÀO?

Bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa. Hiện nay không có thuốc để chữa khỏi bệnh (thuốc diệt vi rút Dengue). Phương pháp điều trị chỉ là điều trị triệu chứng, nâng đỡ và hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh.

Sự chăm sóc hỗ trợ bao gồm:

Nghỉ ngơi tại giường – Cơ thể của bạn cần sự nghỉ ngơi trong quá trình hồi phục bệnh

Bù nước – Hãy uống nhiều nước trong ngày. Điều này sẽ giúp bồi hoàn lượng dịch, đường và muối đã mất trong thời gian bị bệnh. Nếu bạn không thể uống đủ nước, bạn có thể cần phải được truyền dịch đường tĩnh mạch.

Thuốc Paracetamol/Acetaminophen có thể được dùng để điều trị đau và sốt. Thuốc Aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid thì KHÔNG được khuyên dùng. Hãy báo cho bác sĩ biết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE?

Bạn nên sử dụng lưới chống muỗi và máy điều hòa nhiệt độ tại nơi bạn sống

Mặc áo dài tay và quần dài, mang vớ và giày.

Sử dụng thuốc đuổi muỗi trên da và quần áo của bạn. Hãy tìm loại thuốc đuổi muỗi có chứa chất DEET (diethyltoluamide).

Sử dụng mùng màn ngăn muỗi đúng cách khi nghỉ ngơi. Bạn cũng có thể sử dụng loại mùng màn tẩm hóa chất diệt côn trùng.

Nên ở trong nhà và đề phòng hơn vào sáng sớm, chiều tối, và buổi tối vì muỗi hoạt động nhiều trong thời gian này.

Không chứa nước trong xô, chậu hoa hay các đồ chứa khác xung quanh nhà vì muỗi thường sinh sản ở những nơi này.

Vắc xin phòng bệnh đang được nghiên cứu, nhưng hiện không có sẵn.

KHÔNG BỊ MUỖI CẮN, KHÔNG BỊ SỐT XUẤT HUYẾT

Muỗi Truyền Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bệnh sốt huyết là do loài muỗi gây ra, đây là căn bệnh nguy hiểm cho con người. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Vậy muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là loài nào? Cách phân biệt loài muỗi này ra sao? Cách phòng tránh như thế nào? Bài viết này sẽ giải đáp hết tất cả những thắc mắc đó.

Loài muỗi nào lây truyền bệnh sốt xuất huyết?

Muỗi truyền bệnh sốt xuất hiện có tên là gì? Đó là muỗi Aedes (muỗi vằn). Đây chính là thủ phạm.

Đặc điểm của muỗi vằn là có các vần trắng trên cơ thể, thường neo đậu ở nơi có ánh sáng yếu, trong góc nhà hoặc dưới tủ đồ, quần áo treo, nhà vệ sinh,..

Muỗi Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết

Muỗi sốt xuất huyết sống ở đâu?

Chúng đẻ trứng, sinh sôi và phát triển ở trong các dụng cụ có chứa nước như thùng bỏ rác, chai lọ, lu nước. Trứng nở trong nước, trứng chịu được điều kiện khô và sống lâu dài trong nhiều tháng. Mỗi lần chúng đẻ trứng tới 5 lần và mỗi lần đến chục trứng.

Muỗi vằn thường hút máu người vào ban ngày. Chúng hoạt động mạnh nhất vào khoảng sáng sớm (trước khi mặt trời mọc), và chiều tối (trước hoàng hôn).

Muỗi sốt xuất huyết lây bệnh như thế nào?

Muỗi Aedes hút máu từ người bệnh sang người lành. Muỗi sau khi đốt người bệnh, virus trong máu của người bệnh sẽ truyền sang cho tế bào bên trong muỗi. Sau đó, khoảng 12 ngày chúng truyền sang cho người lành.

Trong khoảng thời gian này, virut trong tế bào con muỗi được nhân lên, lây lan đến tế bào truyền đến cho tuyến nước bọt của muỗi. Nếu muỗi truyền sang người lành thì người bị dính loại virus gây bệnh. Từ đó, sẽ mắc bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi đốt bao lâu thì sốt xuất huyết?

Muỗi sốt xuất huyết truyền bệnh như thế nào?

Sau thời gian bị muỗi truyền virus từ người bệnh sang cho người lành. Khoảng từ 4 -7 ngày, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như sốt cao, nhức đầu, đau khớp cơ, buồn nôn, chán ăn. Những dấu hiệu này chỉ là triệu chứng ban đầu.

Sau giai đoạn này, người bệnh sẽ thấy khó chịu hơn với những tổn thương bên trong cơ thể, sẽ xuất hiện các triệu chứng như: đau bụng, đại tiện, chảy máu chân răng, chảy máu cam,..lúc này người bệnh đã giảm tiểu cầu đến mức xuất huyết.

Đặc biệt là triệu chứng sốt, thân nhiệt giảm < 35 độ C, cảm thấy cơ thể chảy máu ồ ạt, huyết áp tụt nhanh chóng. Mất máu nhiều, huyết tương tăng khiến cho lá phổi bị tràn màng dịch, người bệnh rơi vào trạng thái hôn mê do não phù, từ đó nguy hiểm đến tính mạng.

Ở người lớn, bệnh sốt xuất huyết gây nên biến chứng: suy thận, suy gan, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu,..

Cách phân biệt muỗi sốt xuất huyết và loài muỗi khác

Đặc điểm

Muỗi có màu đen, trên phần thân và chân có đốm trắng.

Muỗi có màu đen và nâu sẫm.

Cơ thể được chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

Trứng

Trứng của muỗi tiếp xúc với nước, sống được trong điều kiện khô hạn đến vài tháng.

Chúng đẻ trứng đến 5 lần, mỗi lần đến chục trứng.

Trứng chịu đựng được ở nhiệt độ lạnh.

Chúng giao phối nhiều lần trong đời, sống được từ vài tuần đến 1 tháng. Chúng hút máu để bổ sung dinh dưỡng cho trứng.

Cách phòng ngừa muỗi sốt xuất huyết

Để phòng tránh lây bệnh sốt xuất huyết tốt nhất, chúng ta cần phải thực hiện những cách sau:

Cần làm gì để phòng chống muỗi sốt xuất huyết

Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa và phòng chống muỗi bằng cách sử dụng dịch vụ tiêu diệt muỗi bằng các biện pháp kiểm soát côn trùng tại công ty Âu Châu.

Với sự dày dạn kinh nghiệm và chuyên nghiệp của mình, Âu Châu chúng tôi cam kết sẽ mang lại một không gian sống không có sự xuất hiện của muỗi gây hại.

Dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường xung quanh nhà sạch sẽ, đặc biệt là ở những nơi muỗi thường trú ngụ.

Các dụng cụ có chứa nước trong nhà cần được vệ sinh ít lần 1 lần/tuần để hạn chế cơ hội cho chúng đẻ trứng và phát triển thành muỗi.

Muốn bảo vệ muỗi không vào trong nhà, bạn có thể lắp đặt lưới muỗi tại các cửa sổ,..để ngăn muỗi không vào nhà.

Xông nhà bằng tinh dầu, vỏ cam hoặc quýt để tạo mùi hương vừa đuổi muỗi, vừa mang lại mùi thơm dễ chịu cho ngôi nhà bạn.

Khi ngủ nên mắc màn, mùng để tránh muỗi lây bệnh cho chúng ta.

Ban đêm, nên mặc quần áo dài tay.

Hạn chế đi lại tại nơi có nhiều muỗi.

Sử dụng đèn bắt muỗi, vợt điện để diệt muỗi.

Từ đó, không còn căn bệnh sốt xuất huyết xuất hiện gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Liên hệ với chúng tôi tại hotline: 0969 031 313.