Top 4 # Xem Nhiều Nhất Xem Trieu Chung Benh Tieu Duong Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Triệu Chứng Của Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa, Trieu Chung Cua Benh Roi Loan Tieu Hoa

1.Thay đổi vấn đề đại tiện

“Bệnh” tiến triển chậm nhưng mỗi ngày một trầm trọng hơn. Sự thay đổi thói quen đại tiện trở nên rõ ràng hơn. Đi vệ sinh bỗng dưng không còn đều đặn như trước. Hơn nữa, người bệnh cảm thấy đau bụng từng cơn, ngày táo bón, ngày tiêu chảy. Tùy theo bệnh tình, mà người bệnh có khuynh hướng táo bón nhiều hơn tiêu chảy hoặc ngược lại.

Những cơn đau bụng thay đổi tùy theo cá nhân và được diễn tả như đau sơ sơ, nhè nhẹ, lâm râm, quặn từng cơn, nặng bụng, sình bụng, xon xót, ran rát, đau như “dao cắt”. Đau có thể liên tục, nhè nhẹ suốt ngày, co thắt, nhức nhối từng cơn.

Bệnh nhân thường đau bụng dưới bên tay trái, nhưng họ cũng có thể bị đau ở nhiều chỗ khác nhau. Đau cùng một lúc, hoặc mỗi ngày đau một chỗ khác nhau. Họ cũng có thể bị đau toàn bụng chứ không nhất thiết đau ở vị trí nào nhất định. Trong một vài trường hợp hiếm hoi, cơn đau có thể lan ra sau lưng và đây cũng là triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa rất hay gặp

Sình bụng là một trong những triệu chứng tiêu biểu của rối loạn tiêu hóa. Bụng “căng to như cái trống”. Bệnh nhân ợ hơi liên tục hoặc “đánh rắm” liên miên. Bụng thường rất thon nhỏ vào buổi sáng khi mới thức dậy, rồi to dần khi ngày từ từ trôi qua. Bụng “phì lớn” nhanh như người có bầu. Ngoài ra, một số bệnh nhân có những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, với những cơn ợ chua, đắng hoặc hôi miệng, buồn nôn, nôn mửa, v.v…

Tâm lý đóng một vai trò quan trọng khi nói về triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa. Vì thế buồn phiền, chán nản, u sầu sẽ làm những triệu chứng kể trên trở nên thường xuyên và trầm trọng hơn kể cả phụ nữ trong những ngày thấy kinh nguyệt cũng có thể gặp rối loạn tiêu hóa.

Xác định bệnh bằng cách nào?

Thay đổi cách thức ăn uống: Thức ăn, nước uống không gây ra rối loạn tiêu hóa nếu bảo đảm vệ sinh, tuy nhiên cũng có loại thức ăn đồ uống có thể làm “bệnh” trở nên trầm trọng hơn.

Các thức ăn sau đây có thể gây ra sình bụng: Hành tây, tỏi, đậu, cần tây, bắp cải, mận, chuối, nho khô, rau húng quế v.v… Đừng uống quá nhiều cà phê cũng như uống sữa. Tránh các thức ăn, nước uống chứa quá nhiều sorbitol (đây là đường dùng trong các loại nước ngọt ăn kiêng), kẹo cao su hoặc quá nhiều đường fructose (như trong mật ong và một số trái cây).

Bệnh nhân nên ăn nhiều rau, uống nhiều nước nhất là đối với bệnh nhân có khuynh hướng táo bón.

Tập thể dục đều đặn có thể giúp cho cơ thể nói chung và hệ thống tiêu hóa nói riêng được hoạt động một cách đắc lực hơn.

Với những chia sẻ về triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa hi vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng chống bênh hiệu quả và an toàn nhất để vui sống mỗi ngày

Trieu Chung Dau Bao Tu Ở Trẻ Em Bạn Biết Chưa ?

Đau bao tử ở trẻ em có phổ biến không ?

Trieu chung dau bao tu ngày càng được quan tâm hơn cả bởi tỷ lệ xảy ra ở trẻ em ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, đã có rất nhiều trường hợp bị trào ngược dạ dày. Tỷ lệ mắc trào ngược dạ dày thực quản trên thế giới khác nhau tùy vào vùng miền như ở Nhật Bản là 10-15%, Mỹ là 15,1-20%, Trung Quốc từ 0,1-5%, còn ở trẻ em dao động từ 2-7%.

Triệu chứng đau bao tử ở trẻ em

Biểu hiện trào ngược dạ dày của trẻ em sơ sinh

Trẻ sơ sinh được coi như là những bệnh nhân có nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày cao nhất. Đay là nguyên nhân chính gây đột tử ở trẻ sinh non. Tuy nhiên nếu các mẹ biết cách theo dõi, phát hiện sớm. Thì triệu chứng này của bé sẽ biến mất một cách nhanh chóng.

Các triệu chứng điển hình của bé khi bị trào ngược dạ dày có thể nhắc đến như sau:

Ợ hơi, nôn nhiều sau khi bú.

Lười ăn, hay quấy khóc, xuất hiện tình trạng ọc sữa đột ngột.

Chậm phát triển, cơ thể suy nhược, kèm theo tiêu chảy, khó thở.

Đặc biệt,sau khi bé ăn xong, tránh tình trạng bế xóc, ép vào bụng bé. Điều này làm cho axit dạ dày trào lên dẫn đến hiện tượng trớ sữa.

Dấu hiện nhận biết đau bao tử ở trẻ em

Bạn đã biết được biểu hiện trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trẻ em ở lứa tuổi lớn hơn, các trieu chung dau bao tu cũng cần để ý hơn cả. Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi bé bị đau bao tử là biểu hiện chán ăn. Càng ở độ tuổi lớn, triệu chứng đau bao tử ở trẻ em ngày càng rõ rệt.

Tình trạng ợ hơi, buồn nôn xuất hiện nhiều hơn sau mỗi bữa ăn. Thường xuyên xuất hiện các cơn đau thượng vị. Các mẹ cần chú ý mỗi khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc buồn nôn. Bởi đây chính là triệu chứng điển hình nhất của các cơn đau dạ dày. Ngoài ra, nếu thấy có hiện tượng xuất huyết máu đường tiêu hóa, đi ngoài ra phân. Nên cho con đi khám ngay tại các trung tâm y tế bởi tình trạng bệnh lúc này đã trở nên nghiêm trọng hơn cả.

Cách chữa đau bao tử ở trẻ em

Đối với trẻ sơ sinh mắc chứng trào ngược dạ dày. Các mẹ cần chú ý đến chế độ ăn cũng như sinh hoạt của con một cách hợp lý và khoa học nhất. Chú ý nên chia các phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Ăn xong tránh cho bé vận động rung lắc nhiều hoặc nằm ngay. Hạn chế tối đa cho bé mặc quần áo quá chặt, tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá.

Bí Quyết Chung Sống Với Bệnh Parkinson

Khi mới được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson, sợ hãi, không chấp nhận sự thật, bất lực, phẫn nộ, trốn tránh,… là những phản ứng thường gặp ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, dù không tin, bạn vẫn phải đối mặt với sự thật rằng mình mắc bệnh và cần sống chung với nó, vậy làm cách nào để cải thiện chất lượng sống?

Cho đến nay, Parkinson vẫn là một căn bệnh chưa có phương pháp chữa khỏi. Người bệnh Parkinson thường cố gắng che giấu các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn đầu, chủ yếu vì sợ người khác sẽ nhìn họ với ánh mắt khác. Tuy nhiên, mắc bệnh Parkinson không phải là biểu hiện của sự yếu đuối. Ngược lại, đối mặt với nó và nhận sự giúp đỡ của mọi người khi cần thiết, mới là biểu hiện của lòng dũng cảm.

Cách để người bệnh Parkinson đối phó với cảm xúc tiêu cực

Nhiều người bệnh Parkinson gặp phải tình trạng lo lắng, giận dữ và trầm cảm nghiêm trọng. Yếu tố nguy cơ gây trầm cảm bao gồm rối loạn tâm thần, run và chậm vận động nửa người bên phải và giai đoạn của bệnh . Một số nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mắc bệnh Parkinson và những người đã điều trị bằng Levodopa có mức độ trầm cảm cao hơn. Trong trường hợp này, người thân nên dành nhiều thời gian trò chuyện, tâm sự, chỉ sẻ và giúp đỡ người bệnh Parkinson để họ có thêm động lực vượt qua bệnh tật, nếu có sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý thì hiệu quả sẽ cao hơn.

Người bệnh Parkinson thường có những cảm xúc tiêu cực

Căng thẳng làm giảm khả năng đối phó với bệnh tật của cơ thể. Triệu chứng của bệnh Parkinson thường năng lên nếu người bệnh gặp căng thẳng. Một số người do quá căng thẳng về bệnh tật nên tự ý tăng liều thuốc, dẫn đến quá liều và gặp phải nhiều tác dụng phụ. Điều quan trọng là bạn phải tìm được nguyên nhân gây căng thẳng và loại bỏ hoặc làm giảm bớt tác động của nó.

Điều chỉnh lối sống để sống chung với bệnh Parkinson

Để tránh căng thẳng và những cảm xúc tiêu cực khác, đôi khi bạn phải thay đổi một số thói quen trong công việc và cuộc sống.

Khối lượng công việc quá lớn, áp lực, thức đêm là những lý do khiến người bệnh Parkinson càng bị quá tải và căng thẳng. Hãy thử đổi công việc làm tại nhà hoặc làm bán thời gian nếu bạn không bị áp lực về tài chính. Ngoài ra, bạn cũng nên yêu cầu giảm khối lượng công việc.

Đây là cách để hiểu rõ về tình trạng bệnh của bạn và điều chỉnh loại thuốc/phương pháp điều trị cho phù hợp. Đi khám bệnh mỗi tháng 1 lần giúp bạn quản lý bệnh Parkinson tốt hơn từng ngày.

Ngay cả khi sống chung với bệnh Parkinson, bạn vẫn có thể duy trì đời sống chăn gối. Tuy nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với một số rắc rối sau:

– Mệt mỏi (cả bạn và đối tác): Các triệu chứng của bệnh Parkinson làm cho việc ái ân trở nên khó khăn hơn. Căn bệnh này ảnh hưởng đến hệ thần kinh tự chủ, đây là nơi điều khiển chức năng cương dương của nam giới. Dùng thuốc có thể giúp giải quyết tình trạng này.

– Bối rối, mất tự tin do run và tình trạng chảy nước dãi.

Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ những nỗi sợ hãi và lo lắng của mình cho vợ/chồng. Như vậy, họ sẽ hiểu và giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Có thể bạn không muốn con cái thấy mình yếu đuối hay không còn mạnh mẽ như trước để bảo vệ chúng. Đây là một nỗi lo sợ mà người bệnh Parkinson thường phải đối mặt. Tuy nhiên, bạn không thể che giấu được mãi, bạn cần trung thực với con cái mình, tâm sự và nói với chúng rằng bạn cần được giúp đỡ trong các hoạt động hàng ngày.

Người bệnh Parkinson nên tham gia các hội nhóm để giải tỏa tinh thần

Bạn có thể nhận được sự trợ giúp và cảm hứng từ những người đã và đang cố gắng vượt qua bệnh Parkinson thông qua việc tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm. Đây cũng là cơ hội để cập nhật các thông tin, kiến thức mới về bệnh và phương pháp điều trị bệnh. Đồng thời, tham gia hoạt động của các câu lạc bộ là một cách tuyệt vời để giải tỏa tinh thần. Điều này sẽ giúp bạn quản lý bệnh tật một cách dễ dàng hơn.

Nghiên cứu đánh giá tác dụng của thảo dược Câu đằng trên người bệnh Parkinson do Giáo sư Tiến sĩ Li Min phụ trách đã được tiến hành tại Trường Y học Trung Quốc. Kết quả cho thấy, nhóm bệnh nhân được điều trị cùng với đơn thuốc Đông y có chứa Câu đằng đã cải thiện rõ rệt triệu chứng run, kỹ năng giao tiếp, tình trạng co cứng cơ, cùng các biểu hiện như lo âu, trầm cảm, khó ngủ, chán ăn và táo bón. Bước đầu người ta phát hiện rằng thảo dược này giúp điều chỉnh rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật.

Một thảo dược khác là Thiên ma được chứng minh có tác dụng chống oxy hóa, thoái hóa, lão hóa tế bào thần kinh ở người bệnh Parkinson, do đó giúp làm chậm tiến triển của bệnh.

Sống chung với bệnh Parkinson chưa bao giờ là một việc dễ dàng. Tuy nhiên, thực hiện một vài thay đổi trong lối sống có thể thao ra sự khác biệt lớn. Những thay đổi này giúp bạn có cuộc sống tốt hơn dù có bệnh Parkinson.

Các bài viết khác

Nguyen Nhan Va Hau Qua Cua Benh Tay Chan Mieng By Dinh Duc Tin

by dinh duc tin Copywriter SEO

Tay chân miệng là căn bệnh dễ lây và để lại những di chứng nặng nề nếu không phát hiện sớm và điều trị tích cực. Quý vị phụ huynh cần hiểu biết đầy đủ nguyên nhân và hậu quả của bệnh, từ đó mới đưa ra được cách phòng tránh bệnh cho con nhỏ.

Nguyên nhân bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Enterovirus (EV) gồm nhóm: Poliovirus, Coxsackie và Echovirus.

Do có nhiều nhóm virus nên mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể người chỉ tạo ra kháng thể với một loại vi rút nhất định. Điều đó có nghĩa là trẻ em có thể mắc bệnh tay chân miệng nhiều lần nếu bị nhiễm vi rút khác thuộc nhóm enterovirus.

Trong nhóm Enterovirus thì EV 71 có độc tính rất mạnh, có khả năng làm tổn thương tổ chức thần kinh trung ương, gây ra biến chứng nặng và để lại hậu quả xấu. Thời gian gần đây, dịch tay chân miệng ở các nước Đông Nam Á chủ yếu do Enterovirus 71 gây ra.

Vi rút Coxsackie chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B. Coxsackie A gây viêm họng, phát ban ngoài da, bệnh tay chân miệng, gây viêm kết mạc chảy máu, viêm màng não vô khuẩn… Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đường hô hấp trên, viêm màng ngoài tim, viêm màng trong tim…

Vi rút Enterovirus xâm nhập vào cơ thể thường khu trú ở niêm mạc má hoặc niêm mạc ruột. Sau khoảng 24 giờ, vi rút sẽ đi đến các hạch bạch huyết xung quanh rồi xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết. Từ nhiễm trùng huyết, vi rút đến niêm mạc miệng và da.

Nguồn gây bệnh tay chân miệng chính là người bị bệnh tay chân miệng và người bệnh dễ lây lan cho người khác nhất là trong tuần đầu tiên bị bệnh thông qua dịch tiết từ mũi, hầu, họng, nước bọt, dịch tiết từ các nốt phỏng hoặc phân của bệnh nhân.

Thời kỳ ủ bệnh tay chân miệng thường kéo dài từ 3 – 7 ngày. Nếu không có biện pháp cách ly, người bệnh sẽ tiếp tục lây bệnh cho người khác.

Hậu quả của bệnh tay chân miệng

Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi rút Enterovirus nhưng không phải tất cả đều bị bệnh mà bệnh chỉ xảy ra ở những cơ thể không có miễn dịch chống lại Enterovirus. Trẻ sơ sinh, trẻ em và ngay cả thiếu niên, người trưởng thành nếu chưa có miễn dịch đều có thể mắc bệnh tay chân miệng.

Một khi bệnh tay chân miệng xuất hiện nếu không phát hiện sớm, lơ là trong chữa trị sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước mà nặng nhất là tử vong. Do đó, mọi người đặc biệt lưu ý hậu quả mà tay chân miệng gây ra để tăng cường cảnh giác.

* Giai đoạn nhẹ:

Người bệnh sốt, sau đó xuất hiện các bọng nước ở niêm mạc miệng (ở nướu răng, lưỡi, bên trong má) và xuất hiện ban đỏ ở bàn tay, bàn chân. Một số trường hợp có thể xuất hiện ở vị trí khác trên cơ thể như mông. Các ban đỏ này có thể hình thành các bọng nước.

Các bọng nước ở miệng thường vỡ ra và gây loét làm cho trẻ đau đớn, khóc nhiều, ăn kém hoặc sợ không dám ăn cho nên trẻ gầy sút nhanh.

Các bọng nước ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ rất có thể bị nhiễm thêm vi khuẩn gây mưng mủ và làm bệnh phức tạp thêm.

* Giai đoạn nặng:

Hầu hết các trường hợp bị bệnh tay chân miệng sẽ qua khỏi nhưng nếu nguyên nhân gây bệnh là virus EV71 thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nhất là khi vi rút gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, gây bệnh viêm màng não điển hình với biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn vọt.

Giai đoạn bệnh tay chân miệng nặng thường dẫn đến biến chứng là viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh.

Các biến chứng cũng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.

Ở giai đoạn năng, các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh chỉ trong 24 giờ.

Thường vào mùa bị tay chân miệng, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do tính hiếu động, môi trường giao tiếp và sức đề kháng. Do đó nhất thiết mọi người cần hiểu rõ các giai đoạn bệnh tay chân miệng để sớm nhận biết và có giải pháp xử lý kịp thời.

Sponsor Ads

63 connections, 1 recommendations, 219 honor points. Joined APSense since, October 18th, 2016, From Ho CHi Minh, Vietnam.

Created on Sep 20th 2017 03:54. Viewed 164 times.

Comments