Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xem Triệu Chứng Của Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Triệu Chứng Của Lợn Mắc Bệnh Dịch Tả Châu Phi

Dịch tả lợn châu Phi (Pestis Africana suum- African swine fever) là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn nhà và lợn hoang dại (lợn rừng) do Myxovirrus chứa AND gây ra. Nguyên nhân gây bệnh có đặc tính kháng nguyên hoàn toàn khác với virus gây bệnh dịch tả lợn cổ điển.

Bệnh có nhiều thể biểu hiện: quá cấp, cấp tính, mãn tính và không điển hình. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, lên tới 100%. Bệnh đặc trưng bởi các biến đổi viêm xuất huyết tràn lan đường tiêu hóa, hạch lâm ba, thận và thâm tím da phần lớn cơ thể của lợn.

Bệnh được Montgomery nghiên cứu lần đầu tiên ở Kenia- miền Đông châu Phi. Ông phát hiện ra bệnh có nhiều điểm khác với dịch tả lợn cổ điển. Năm 1928, bệnh lây lan mạnh xuống miền Nam châu Phi và giai đoạn 1923 – 1934 đã làm chết hơn 11.000 con lợn. Từ đây, bệnh được mang tên Dịch tả lợn châu Phi.

Năm 1957, bệnh xuất hiện ở Bồ Đào Nha với 443 ổ dịch, làm chết 19.989 con lợn. Năm 1960, đợt dịch thứ hai bùng phát và kéo dài tới tận năm 1963 với 306 ổ dịch và 22.787 lợn ốm và chết.

Từ Bồ Đào Nha, bệnh đã nhanh chóng lây sang Tây Ban Nha, Anh, Ý và một số nước vùng Ban Tích. Năm 1967, bệnh đã thấy ở Cuba và một số nước khác ở Bắc Mỹ.

Ngày nay, bệnh có hai khuynh hướng bùng phát:

+ Bệnh trở thành dịch lưu cữu đối với những nước đã từng có dịch xảy ra.

+ Và nếu bệnh xuất hiện ở nước nào đó lần đầu tiên thì bệnh có tính lây lan mạnh, trở thành dịch đại lưu hành (panzootia).

Do đó, tổ chức dịch tế thế giới đã đưa dịch tả lợn châu Phi vào danh muc bệnh bảng A.

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi

Nguyên nhân gây bệnh dịch tả lợn châu Phi là một Myxovirrus chứa AND với kích thước rất nhỏ 10 – 30nm, dễ nuôi cấy và phát triển tốt trong môi trường tế bào bạch cầu và tế bào thận lợn. Virus có nhiều typ huyết thanh (serotype) với độc lực rất khác nhau.

Virus có sức sống rất tốt. Trong máu, chúng tồn tại và giữ nguyên độc lực tới 6 năm nếu được bảo quản lạnh, ở nhiệt độ phòng cũng được 4 – 5 tuần. Virus trong lách lợn được bảo quản sâu (-20 độ C đến -70 độ C) tồn tại từ 82 – 105 tuần, nếu ở 37 độ C được 22 ngày, ở 56 độ C chúng sống tới 180 phút. Trong phân ẩm nhão virus tồn tại tới 122 ngày, trong nước tiểu 45 ngày. Tuy nhiên, trong điều kiện axit (pH= 5,3) chúng chỉ tồn tại không quá một phút (99% chết trong 15 – 20 giây). Các chất khử trùng truyền thống như Formol 1,5%- 2%, NaOH 3-4%, nước vôi 20% đều có khả năng tiêu diệt virus cường độc. Với hoạt chất Iodine, Benzalkonium, chúng tôi Virkon.S đều có thể sử dụng được trong công tác khử trùng tiêu độc.

Trong điều kiện tự nhiên chỉ có lợn nhà và lợn rừng mẫn cảm với virus gây bệnh. Lợn rừng có sức đề kháng tốt và qua chọn lọc từ nhiên, chúng ít ốm và chết vì bệnh, nhưng lại là nguồn bệnh nguy hiểm cho lợn nhà.

Lợn nhà, đặc biệt là lợn thả rông rất dễ bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc từ phân, nước tiểu của lợn rừng hoặc từ chó, mèo, các vật dụng, kể cả con người bằng cách này hay cách khác đã tiếp xúc với mầm bệnh, mang và phát tán mầm bệnh.

Các động vật thí nghiệm như chuột, thỏ,… không bị bệnh dịch tả lợn châu Phi. Các loại côn trùng như ruồi, muỗi, ký sinh trùng đều là vật mang trùng và lây nhiễm cho lợn nhà.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm. Lợn nhà ở mọi lứa tuổi đều dễ dàng bị bệnh.

Ở Việt Nam chưa có bệnh dịch tả lợn châu Phi và cũng chưa có những nghiên cứu về bệnh này. Song trong thời đại mở cửa, giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch trên mọi phương tiện giao thông khác nhau khó kiểm soát đang đặt ra cho các nhà quản lý Nhà nước nhiệm vụ cấp bách phòng chống bệnh từ xa.

Cơ chế bệnh sinh

Bằng gây bệnh thực nghiệm, các nhà khoa học đã chứng minh: chỉ 24h sau khi gây nhiễm đã có thể tái phân lập virus ở hạch lâm ba vùng cổ, họng, … 48h ở gan, lách, phổi và sau 3 – 7 ngày có thể phân lập virus ở mọi nơi trong cơ thể lợn. Điều đó nói lên rằng ngay sau khi thâm nhập vào cơ thể lợn, virus đã tự nhân lên rất nhanh chóng, lùa vào đường huyết và gây nhiễm trùng huyết rất nặng- lợn sốt cao tới 42 độ C. Virus di trú đến tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể. Tại đó chúng gây ra các ổ viêm xuất huyết, hoại tử. Vì thế, khi xét nghiệm, chúng ta thấy các thành mạch máu bị thoái hóa, xung quanh có rất nhiều bạch cầu đơn nhân tập trung. Các tổ chức của hạch lâm ba, gan, lách, thận, phổi thay đổi nhanh chóng, các biểu hiện đều thuộc về viêm xuất huyết, hoại tử.

Điểm nổi bật và đặc trưng của bệnh dịch tả lợn châu Phi là hiện tượng tan rã nhân bạch cầu, giảm lượng bạch cầu tồng số và bạch cầu ái toan đồng thời gây tụ huyết nặng làm tắc nghẽn mạch máu ngoại vi gây thâm tím da phần lớn cơ thể.

Thời gian ủ bệnh thường 5- 10 ngày. Bệnh xuất hiện đột ngột. Lợn sốt cao, sốt tới 42 độ C, kéo dài liên tục trong 4 ngày liền.

Trong thời gian lợn sốt cao, chúng vẫn linh hoạt đi lại, ăn uống bình thường gây cảm giác như lợn hoàn toàn khỏe mạnh, khiến người chăn nuôi không để ý.

Dich tả lợn châu Phi có 4 thể biểu hiện:

Thể này ít gặp và nếu gặp thì chủ yếu ở những vùng, những nước bệnh xuất hiện lần đầu tiên. Lợn đột ngột sốt cao 42 độ C, kéo dài 2-3 ngày tối đa 4 ngày rồi chết.

Đây là thể có đầy đủ các biểu hiện lâm sàng đặc trưng cho bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Lợn ốm đột ngột, sốt cao 42 độ C với thể trạng hoàn toàn bình thường. Nhưng khoảng 48h trước khi chết, lợn bệnh mệt mỏi, ủ rũ, lờ đờ, nằm bẹp. Nếu buộc phải bật dậy thì cũng rất khó khăn mất đi dáng đứng tự nhiên. Mông sau yếu, chân sau bị bại khiến cho lợn đánh võng khi bị xua đuổi.

Lợn bỏ ăn hoàn toàn và bắt đầu ho, khó thở, nhịp tim, nhịp thở tăng mạnh. Trên da mềm phần đầu, bụng, bẹp… xuất hiện nhiều nốt xuất huyết và nhanh chóng biến thành màu tím thâm bị hoại tử có dịch rỉ.

Mủ bắt đầu chảy ra từ lỗ mũi, từ mắt (ken mắt).

Thể trạng lợn xấu đi nhanh chóng. Trước khi chết xuất hiện tiêu chảy hoặc táo bón. Điều đáng

chú ý là lợn cảm thấy rất đau khi đi tiểu tiện và đại tiện, trong phân nhiều khi lẫn máu.

Trong suốt quá trình ốm, thân nhiệt tăng và giữ nguyên cho đến lúc gần chết thì hạ xuống dưới mức bình thường. Khi phát hiện ra thân nhiệt dưới 39 độ C thì lợn sẽ chết trong 24h sau đó. Tỷ lệ ốm và chết rất cao, tới 100%.

Thời gian này, nếu xét nghiệm máu, chúng ta thấy rất rõ số lượng bạch cầu, nhất là bạch cầu ái toan bị giảm rõ rệt, chứng tỏ quá trình tái tạo bạch cầu bị phong bế.

Dịch tả lợn châu Phi thể mãn tính thường quan sát thấy ở những nơi bệnh đã thường xuyên nổ ra- dịch lưu cũ. Điều này được giải thích bằng hai khả năng: Một là virus gây bệnh qua nhiều đợt đã bị giảm độc lực, hai là nhờ có kháng thể tich cực do cơ thể lợn bị bệnh tạo ra để chống lại chính virus gây bệnh và qua nhiều đợt tái nhiễm mà lợn đã tự tạo được sức kháng tốt chống lại khả năng gây bệnh của virus cường độc trong thiên nhiên.

Các triệu chứng thể mãn tính cũng giống như thể cấp tính nhưng có mức độ biểu hiện yếu hơn và chủ yếu rối loạn hô hấp và tiêu hóa. Tỷ lệ chết 30- 50%.

Có thể nói những lợn bệnh qua khỏi cơn cấp tính và mãn tính đều mang trùng gây bệnh. Chúng trở thành lợn khỏe mang trùng trong một thời gian rất dài. Cứ như thế, lợn trong các ổ dịch lưu cữu tự tạo cho mình sức đề kháng rất tốt, ít khi mắc bệnh ở thể lâm sàng. Tuy nhiên, những lợn này đôi lúc có các triệu chứng ho hen, sốt ngắt quãng, chảy ken mắt, chảy nước mũi rất giống các biểu hiện của cúm lợn.

Đặc điểm nổi bật là lợn chết đột ngột hoặc ốm trong vài ngày rồi chết. Xác lợn chết do dịch tả lợn châu Phi cứng rất nhanh. Quan sát thấy xuất huyết lấm tấm vùng da mềm giống như dịch tả lợn cổ điển, nhưng khác là mảng da bị xuất huyết dịch nhanh chóng có màu xanh tím và đây chính là đặc điểm bệnh lý của dịch tả lợn châu Phi khác với dịch tả lợn thông thường.

Máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên như mũi, miệng, hậu môn giống như bệnh nhiệt than. Khi mổ lồng ngực thấy có rất nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu. Phổi bị phù thũng và có vô số xuất huyết điểm trên bề mặt. Tim luôn bị sưng to và bơi trong bao hoạt dịch vàng hoặc vàng đục chứa nhiều sợi fibrin. Cơ tim và vành tim cũng nhìn thấy nhiều điểm xuất huyết li ti giống như bệnh tụ huyết trùng.

Khoang bụng cũng thấy có nhiều dịch thẩm xuất chứa từng mảng, từng cục fibrin. Lách sưng to gấp rưỡi so với bình thường, đầu lách trờ nên tù. Tủy lách có màu đỏ thẫm, mễm nhũn, Dưới vỏ lách cũng nhiều điểm xuất huyết và nhồi huyết.

Gan sưng to gấp hai lần, các mép gan bị tù. Cắt gan ra thấy ướt, lổ đổ (loang lổ) và có rất nhiều điểm xuất huyết. Các thùy gan đỏ thâm và được mô liên kết màu ghi xám bao bọc, đôi khi thấy gồ ghề và có màu vàng do mật ứ đọng.

Túi mật sưng, chứa đầy dịch mật màu xanh thẫm, dịch mật tăng khối lượng riêng. Luôn luôn quan sát thấy viêm xuất huyết dạ dày ruột và tiến tới viêm loét hoại tử. Dưới màng bao (sero) ruột nhìn thấy rõ vô số các điểm xuất huyết.

Niêm mạc ruột non đỏ tấy do viêm xuất huyết với khuynh hướng chuyển sang viêm ruột hoại tử

Ở ruột già cũng giống như dịch tả lợn cổ điển, viêm xuất huyết, hoại tử ruột tạo ra các nốt loét hình xoáy trôn ốc gọi là Button. Ruột thừa luôn phình to hoặc rất to.

Các hạch lâm ba sưng to, đỏ tấy và khi cắt thấy chất chứa đặc sệt hoặc toàn máu.

Khi xem xét biến đổi vi thể, các tác giả đã tổng kết dịch tả lợn châu Phi đặc trưng với viêm xuất huyết tràn lan trong tất cả các cơ quan tổ chức của cơ thể. Đồng thời, quá trình thoái hóa bắt đầu tập trung các tế bào bạch cầu đơn nhân quanh mao mạch của lách, hạch lâm ba, gan, phổi và tim. Ở đó thấy rất rõ quá tình phân hủy nhân tế bào (cariopicnosis, cariorexis, cariolysis) với các mức độ khác nhau.

Chẩn đoán

Dịch tả lợn châu Phi dễ dàng được nhận biết qua các số liệu về dịch tễ, lâm sàng và bệnh tích mổ khám.

Về dịch tễ: đã tiêm phòng chống dịch tả lợn cổ điển, nhưng bệnh vẫn nổ ra. Thể quá cấp ở những nơi bệnh xuất hiện lần đầu, thể cấp và mãn tính ở các nơi bệnh đã xảy ra trước đó.

Về lâm sàng: Sốt đột ngột, sốt rất cao 42-43 độ C và duy trì trong suốt quá trình phát bệnh. Nốt xuất huyết ngoài da nhanh chóng trở nên xanh tím, chảy máu từ các lỗ tự nhiên, lợn rất đau khi đi đại tiểu tiện.

Về bệnh tích: lách, gan sưng rất to, mép tù. Viêm xuất huyết tràn lan ở khắp nơi trong cơ thể. Bệnh tích ở tim rất điển hình xuất huyết cơ tim, vành tim, tim bơi trong bao dịch thẩm xuất có màu vàng đặc hoặc vàng đục với nhiều sợi fibrin.

Chẩn đoán phân biệt với dịch tả lợn cổ điển cần tiến hành như sau:

– Lấy 3 lợn từ 3 – 5 tháng tuổi (đã được tiêm phòng vacxin chống dịch tả lợn cổ điển trước đó 30 – 50 ngày). Tiêm một lúc 0,5ml/kgP kháng huyết thanh chống dịch tả lợn cổ điển và 1ml virus cường độc gây bệnh dịch tả lợn chủng C.

– Lấy 3 lợn cùng lứa tuổi làm đối chứng không tiêm vacxin chống dịch tả lợn cổ điển.

Cả 6 lợn được tiêm 2ml 10% huyễn dịch làm từ lách hoặc hạch lâm ba của lợn ốm hoặc vừa chết nghi bệnh dịch tả lợn châu Phi. Theo dõi liên tục 20 ngày hoặc trên 20 ngày, hàng ngày đo thân nhiệt cho từng lợn thí nghiệm.

Kết quả: Nếu cả 6 con đều chết thì đó là dịch tả lợn châu Phi.

Nếu chỉ 3 con lô đối chứng chết thì đó là dịch tả lợn cổ điển.

Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể dùng các phương phát hấp thụ huyết thanh, miễn dịch huỳnh quanh,…để chẩn đoán phân biệt.

Điều trị bệnh dịch tả lợn châu Phi

Ở những nơi bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện lần đầu thì không nên điều trị mà phải nhanh chóng tiêu hủy, khử trùng tiêu độc tận gốc.

Ở những vùng mà bệnh dịch tả lợn châu Phi luôn xuất hiện dịch cục bộ thì phải tiêm phòng ngay và loại bỏ những lợn có thân nhiệt cao.

Phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Những vùng chưa có bệnh, các nhà quản lý phải áp dụng nghiêm khắc các biện pháp phòng bệnh từ xa thông qua kiểm dịch trước, trong và sau mỗi lần xuất, nhập, di chuyển lợn và sản phẩm lợn qua biên giới, qua các cửa khẩu.

Những vũng đã xảy ra dịch và dịch trở thành lưu cữu, dịch địa phương thì phải dùng các biện pháp làm sạch bệnh. Trong đó, hàng năm phải tiêm phòng đại trà hai lần vacxin nhược độc đã qua 114 đời cấy chuyển qua thỏ hoặc tế bào thận lợn. Sơ đồ tiêm phòng được khuyến cáo áp dụng như với dịch tả cổ điển.

BiotechViet tổng hợp

Triệu Chứng Dịch Tả Lợn Châu Phi Là Gì Và Lưu Ý Quan Trọng Cần Biết

Dịch tả lợn châu Phi là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Dịch tả lợn châu Phi có tên gọi tiếng anh là ASF (African swine fever), chúng là một trong nhiều căn bệnh nguy hiểm nhất trên lợn do các loại virus gây ra.

Đây là loại bệnh nguy hiểm bởi có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với các mô, dịch của cơ thể của những chú lợn bị nhiễm bệnh hoặc đang mang mầm bệnh: dịch mũi, nước tiểu, phân hay tinh dịch. Hoặc thậm chí, virus còn có thể lây lan mạnh qua chính đường vận chuyển hay tiêu thụ các loại sản phẩm thực phẩm bị nhiễm bệnh.

Riêng đối với các loại lợn rừng, virus không hề gây ra bất cứ dấu hiệu nào của bệnh nhưng vẫn có thể lây lan sang mọi giống lợn, chúng tồn tại nhiều và phát triển mạnh trong các loại thịt lợn đông lạnh một thời gian dài sau khi giết mổ, thịt lợn muối cũng như thịt lợn hun khói.

Những triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu phi

– Lợn bắt đầu có dấu hiệu sốt cao lên đến 40 – 42° C cần phải được theo dõi chi tiết ngay.

– Xuất hiện nhiều các biểu hiện lâm sàng của bệnh như: thường xuyên chán ăn, thậm chí bỏ ăn, cơ thể ủ rũ, nằm yên một chỗ và đi lại vô cùng khó khăn.

– Một trong những triệu chứng bệnh dịch tả lợn châu phi phải kể đến như: lợn bị kiệt sức, nôn mửa, chúng luôn chảy máu mũi, chảy máu trực tràng và bắt đầu tiêu chảy.

– Đối với lợn trắng, dịch tả heo châu phi triệu chứng như sau: mũi, tai, đuôi heo và chân có màu xanh tím.

– Xuất hiện trên da những nốt xuất huyết lấm chấm, đặc biệt ở bộ phận tai và sườn của heo.

– Chúng thường xuyên rùng mình, rất hay tụ lại thành từng đám. Hô hấp không được bình thường.

– Ngoài ra, xuất hiện viêm kết mạc cũng khá nguy hiểm cho đàn heo.

– Đối với lợn lái: Thường bị sảy thai hoặc thai lưu, điều này bạn có thể kiểm tra chi tiết hơn tại những virus trên thai.

Lưu ý về tỷ lệ chết của lợn:

– Một ngày trước khi lợn bị chết sẽ xuất hiện các triệu chứng thần kinh, đi lại không được vững vàng, rất hay khó thở, phân có chất nhầy và ra nhiều máu.

– Bệnh dịch tả lợn châu phi có thể kéo dài từ 5 đến 30 ngày và tỷ lệ chết cao lên đến 100%.

Những triệu chứng dịch tả lợn châu phi

Bệnh dịch tả lợn châu Phi và những thông tin quan trọng

Cần hiểu rõ một cách chi tiết nhất về loại dịch bệnh này để sớm phát hiện cũng như phòng tránh, chẩn đoán nhanh, kịp thời nhất:

– Lây qua những đường nào?

Dịch tả lợn châu Phi lây lan rất nhanh chóng, chúng bị lây qua rất nhiều đường khác nhau qua trực tiếp hay gián tiếp. Cụ thể như sau:

Trực tiếp: Khi lợn bình thường bị tiếp xúc với lợn rừng đang nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Gián tiếp: Bệnh này có thể bị lây qua các vật trung gian, khi con người đi đến những vùng bị nhiễm dịch bệnh. Những yếu tố gây bệnh gián tiếp có thể kể đến như: những con bọ, côn trùng có trong môi trường bị nhiễm bệnh, xe vận chuyển bị nhiễm bẩn, hoặc lây truyền tương tự từ những loài virus khác.

– Dịch tả lợn châu Phi Có lây sang con người hay không?

Khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát, một vấn đề quan trọng đặt ra rằng liệu dịch này có bùng phát và lây sang con người hay không? Câu trra lời là có. Vì dịch bùng phát, sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm như sốt, cúm, tai xanh… đều là những bệnh gây nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người.

– Cần phải chẩn đoán như thế nào về dịch bệnh tả lợn châu Phi?

Rất nhiều trường hợp lợn bị chết trong giai đoạn mới bùng phát bệnh do dịch tả lợn châu Phi gây ra nhưng lại không có dấu hiệu hay bệnh tích nào, thế nhưng thời kỳ sau lại đáng chú ý với những biểu hiện rõ rệt: Xuất huyết hạch bạch huyết, thận, tim và phúc mạc; thậm chí có thể có dịch thẩm xuất ở bên trong các xoang cơ thể và phổi, nách lợn bị sưng, sẫm màu và rất dễ nát.

Những triệu chứng trên là triệu chứng lâm sàng mà khó có thể nhận biết được với dịch tả lợn cổ điển, nên cần được chẩn đoán bằng phản ứng chuỗi polymerase hóa Pockit PCR. Mẫu bệnh phẩm gồm: máu, hạch lympho, lách và huyết thanh để chẩn đoán huyết thanh học ở những trường hợp mãn tính khi lợn bị nhiễm bệnh từ 8 – 21 ngày. Vì thế, các trang trại nuôi nên sử dụng máy xét nghiệm Pockit Micro hoặc máy Pockit Xpress để có thể sớm phát hiện bệnh dịch tả Châu Phi cho kết quả chính xác chỉ trong 58 phút ngay tại trại nuôi mà thôi.

– Cách phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi

Cần có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả để hạn chế tối đa những thiệt hại mà dịch bệnh tả lợn châu Phi gây ra cho chính chủ chăn nuôi cũng như môi trường và cuộc sống xung quanh:

Đối với các loại thịt lợn đã bị nhiễm bệnh, cần phải được tiêu hủy ngay, không được vì mục đích cá nhân mà thực hiện trao đổi mua bán, vận chuyển và tiêu dùng.

Sử dụng các loại trang phục bảo hộ đảm bảo, chất lượng trước khi bước vào trang trại.

Cần thực hiện việc khử trùng các loại dụng cụ hay các loại phương tiện vận chuyển trước khi mang và đi vào trang trại nuôi để loại bỏ hết các mầm bệnh, virus gây ra dịch.

Kiểm soát kỹ chất lượng của nguồn thức ăn cho heo cũng như các loại vật nuôi khác.

Không chỉ heo mà tất cả các loại động vật bị nhiễm bệnh, cần phải được cách ly nhanh chóng và tiêu hủy ngay lập tức sau khi xác nhận mang virus dịch tả lợn châu Phi.

Riêng với những trang trại chưa có dấu hiệu bị nhiễm dịch bệnh tả lợn châu Phi, nên sử dụng ngay máy PCR Pockit Micro hoặc máy Poclit Xpress để giúp chẩn đoán và sàng lọc những vật nuôi bị nhiễm bệnh.

Những triệu chứng dịch tả lợn châu Phi hiện nay khá rõ ràng, thế nhưng trước khi để xảy ra dịch bệnh bùng phát, bạn hãy ý thức việc phòng tránh tại chăn nuôi và phòng chống mầm bệnh. Hiện nay, HappyVet chuyên cung cấp các loại thiết bị cũng như giải pháp tối ưu nhất để chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả nhanh chóng, chính xác. Hãy liên hệ ngay tới HOTLINE 0983.600.953 để được các chuyên viên hỗ trợ nhanh nhất.

Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi (Asf) Và Phương Pháp Chẩn Đoán Chính Xác

Đầu tháng 7/2019 bệnh dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trước đó, ngày 19/02/2019 Cục Thú Y Việt Nam đã thông báo chính thức dịch tả Châu Phi xuất hiện tại Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng ở khu vực phía Bắc như Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên… Vì thế, cần hiểu hơn về loại dịch bệnh này và phương pháp chẩn đoán chính xác để bảo vệ đàn heo.

I. TỔNG QUAN VỀ DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Dịch tả lợn Châu Phi là gì?

có tên tiếng Anh là ASF viết tắt của từ Bênh dịch tả lợn Châu Phi như thế nào là mối quan tâm của rất nhiều người. Chúng African swine fever. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiệm ở lợn do virus gây ra. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với mô và dịch cơ thể lợn bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, bao gồm cả dịch mũi, miệng, nước tiểu, phân hoặc tinh dịch. Virus cũng lây lan qua vận chuyển và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm nhiễm bệnh.

Đối với lợn rừng, virus không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, nhưng vẫn có thể lây sang mọi giống lợn và chúng tồn tại trong thịt lợn đông lạnh một thời gian dài sau khi giết mổ, kể cả trong thịt lợn muối và thịt lợn hun khói.

Triệu chứng của dịch tả lợn Châu Phi

Bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thời gian ủ bệnh kéo dài từ 5 – 15 ngày, vật nuôi có thể chết rải rác sau 6 – 13 ngày bị nhiễm bệnh với các triệu chứng như sau:

– Lợn bắt đầu sốt cao lên đến 40 – 42° C.

– Chúng xuất hiện các triệu chứng lâm sàng như chán ăn, bỏ ăn, ủ rũ, nằm một chỗ, đi lại vô cùng khó khăn.

– Có dấu hiệu kiệt sức, nôn mửa, chảy máu mũi, chảy máu trực tràng và bắt đầu tiêu chảy.

– Ở lợn trắng có các dấu hiệu: mũi, tai, đuôi và chân màu xanh tím.

– Xuất huyết tím trên da lấm chấm, đặc biệt là ở tai và sườn.

– Lợn rùng mình, hay tụ lại thành đám.

– Chúng hô hấp không bình thường.

– Hôn mê và chết sau vài ngày.

– Một số có biểu hiện viêm kết mạc.

– Lợn nái thường bị sảy thai hoặc thai lưu – Có thể kiểm tra virus trên thai.

– Một ngày trước khi chết lợn sẽ có các triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, khó thở, phân có chất nhầy và máu.

– Bệnh dịch lợn tả Châu Phi có thể kéo dài từ 5 – 30 ngày, tỷ lệ chết lên đến 100%.

Nguyên nhân gây ra dịch tả lợn Châu Phi

Virus dịch tả lợn Châu Phi ASFV là nguyên nhân gây ra dịch lợn tả châu phi trong thời gian vừa qua. Đây là loại virus ADN sợi kép lớn, nhân lên trong tế bào chất của các tế bào bị nhiễm virus.

ASFV là loại virus gây xuất huyết ở lợn mà ít gây bệnh cho các loài động vật khác, ASFV bắt nguồn từ Châu Phi cận Sahara và chúng tồn tại trong tự nhiên thông qua một chu kỳ lây nhiễm từ ve và lợn rừng (loại lợn có lông rậm).

Chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi (ASF) như thế nào?

Lợn chết trong thời kỳ mới bùng phát dịch tả lợn châu Phi có thể không có bất kỳ bệnh tích nào nhưng thời kỳ sau lại rất đáng chú ý: Xuất huyết hạch bạch huyết, thận, tim và phúc mạc. Có thể có dịch thẩm xuất trong các xoang cơ thể và phổi, nách sưng, sẫm màu và dễ nát.

Tuy nhiên, đây là những triệu chứng lâm sàng khó có thể phân biệt được với dịch tả lợn cổ điển nên cần phải được chẩn đoán phân biệt bằng phản ứng chuỗi polymerase hóa Pockit PCR. Mẫu bệnh phẩm gồm máu, hạch lympho, lách và huyết thanh cho chẩn đoán huyết thanh học ở những trường hợp mãn tính khi lợn bị nhiễm bệnh từ 8 – 21 ngày.

Các trang trại nuôi nên sử dụng máy xét nghiệm Pockit Micro hoặc máy Pockit Xpress để sử dụng và phát hiện sớm bệnh dịch tả Châu Phi cho kết quả chỉ trong 1 giờ ngay tại trại nuôi.

Những hình ảnh đặc trưng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Đồng hành cùng người chăn nuôi, kỹ sư HappyVet đã ghi lại được các hình ảnh dịch bệnh tả lợn Châu Phi trong thời gian vừa qua.

II. TÌNH HÌNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

Cho tới thời điểm hiện tại, dịch tả lợn Châu Phi vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt mà còn gây ra nhiều thiệt hại lớn cho các trang trại nuôi tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì thế, việc xác định đường lây nhiễm sẽ giúp nhà chăn nuôi có các biện pháp phòng tránh tốt nhất, kịp thời và hiệu quả nhất.

Vậy dịch tả lợn Châu Phi lây qua đường nào?

Sự truyền nhiễm của ASF rất nhanh chóng, chúng có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau có thể là tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp, cũng có thể lây lan do nhiều nguyên nhân chủ quan khác, cụ thể:

Qua 2 con đường truyền bệnh dịch tả lợn Châu Phi:

– Trực tiếp khi lợn tiếp xúc với lợn rừng bị nhiễm bệnh ASF.

– Gián tiếp qua các vật trung gian, khi con người đi đến những vùng vị nhiễm bệnh và họ vận chuyển các loại thực phẩm từ khu vực bị nhiễm bệnh về trang trại của mình. Những yếu tố gây bệnh gián tiếp có thể do những con bọ, côn trùng có trong vùng cận nhiệt đới, môi trường nước bị nhiễm bẩn, xe vận chuyển bị nhiễm bẩn và những sự lây truyền tương tự như các loài virus khác.

Vậy thức ăn có phải là nguyên nhân lây lan dịch tả lợn Châu Phi hay không?

Có thể nhiều người chưa biết, virus ASF có sức đề kháng rất cao, chúng có khả năng sống trong thức ăn từ 6 tháng cho đến vài năm. Nó cũng tồn tại trong chuồng heo bỏ không ít nhất 30 ngày nếu không được loại bỏ triệt để.

Do đó, những nguyên liệu chế biến thức ăn cho lợn như ngũ cốc, ngô phơi ở những nơi có dịch bệnh sẽ hiện diện nguy cơ chứa mầm gây bệnh ASF. Kết quả nghiên cứu của Dee et al.,2018 vừa qua đã cho thấy virus ASF có thể tồn tại trong nguyên liệu thức ăn sấy khô ít nhất 30 ngày.

Tuy nhiên, khả năng thức ăn gây lây lan bệnh dịch tả lợn Châu Phi là rất thấp vì các nguyên liệu khi được nấu chín ở nhiệt độ cao sẽ tiêu diệt virus ASF. Nhưng cũng có nhiều trường hợp dịch bệnh bùng phát là do việc bảo quản thức ăn tại chuồng trại không đúng cách.

Bệnh dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại bao nhiêu quốc gia?

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1957 ở Bồ Đào Nha và lây sang Tây Ban Nha và Pháp,.. vào đầu năm 2019 chúng đã có mặt ở 20 quốc gia, ảnh hưởng nhiều nhất là Trung Quốc.

Tính đến vào tháng 3 năm 2019, Việt Nam đã xác định có 23 tỉnh thành bị bệnh dịch tả lợn Châu Phi, tiêu biểu như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Điện Biên, Hòa Bình, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An, Lạng Sơn,…

Mặc dù đã có nhiều phương pháp tiêu diệt ASFV những hiện nay chúng vẫn tồn tại và gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp thì dịch tả lợn Châu Phi đã có mặt ở 204 huyện và phải tiêu hủy hơn 1,2 triệu con (chiếm tới 4% đàn heo của cả nước).

Dịch bệnh gây tỷ lệ tử vong cao và hiện không có vắc-xin phòng bệnh, do đó biện pháp tốt nhất là kiểm soát an ninh sinh học tại trang trại.

Dịch tả lợn Châu Phi liệu có lây sang người hay không?

Khi lợn bị dịch tả Châu Phi sẽ có khả năng mắc các loại bệnh nguy hiểm khác như cúm, sốt, tai xanh,… Đây là những căn bệnh có khả năng gây nguy hiểm cho con người bởi chúng làm rối loạn hệ tiêu hóa nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người.

III. CÁCH PHÒNG CHỐNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI HIỆU QUẢ NHẤT

Hiện nay bệnh dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến rất phức tạp, người dân cần chủ động vệ sinh nơi ở và môi trường sống, tiến hành phun sát trùng nhằm tiêu diệt mầm bệnh.

– Tuyệt đối không thực hiện mua bán, vận chuyển và tiêu dùng các loại thịt lợn đã bị nhiễm bệnh.

– Cách ly các loại gia súc, gia cầm tránh xa trang trại và nguồn nước của đàn heo nhà mình.

– Sử dụng các trang phục bảo hộ, ủng riêng khi bước vào trang trại.

– Khử trùng các loại dụng cụ trước khi sử dụng cho trang trại.

– Các phương tiện vận chuyển vào trại cần được sát trùng loại bỏ mầm bệnh.

– Kiểm soát kỹ chất lượng của nguồn thức ăn.

– Tất cả động vật bị nhiễm bệnh phải được cách ly và tiêu hủy ngay lập tức sau khi xác nhận mang virus dịch tả lợn châu Phi.

Đối với những trai trạng chưa có dấu hiệu bị nhiễm bệnh thì cần phải sử dụng ngay máy PCR Pockit Micro hoặc máy Poclit Xpress để chẩn đoán và sàng lọc những con bị nhiễm bệnh.

Người tiêu dùng cần mua thịt lợn tại những nơi có nguồn gốc rõ tàng, uy tín, thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi”. Giá heo hơi cũng đang có diễn biến tăng lên cao vì thế người dân cần hết sức lưu ý về vấn đề này để chọn mua sao cho phù hợp nhất.

HappyVet chuyên cung cấp các loại thiết bị và giải pháp chẩn đoán dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả nhanh chóng, chính xác giúp người nuôi có thể loại bỏ những con bị nhiễm bệnh, cách ly và bảo toàn những con khỏe mạnh ra khỏi vùng nhiễm bệnh một cách nhanh nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo số HOTLINE 0983.600.953 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa dịch tả lợn cổ điển

Đọc Ngay Để Nắm Rõ Dấu Hiệu Nhận Biết Thịt Lợn Mắc Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi

Những ngày qua, dịch tả lợn châu Phi đã trở thành nỗi ám ảnh của các hộ chăn nuôi và người tiêu dùng. Bởi theo các chuyên gia, dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm ở lợn và lợn rừng với tỷ lệ tử vong lên tới 100%.

Hiện ở Việt Nam, tính đến thời điểm này, đã có 7 tỉnh bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, tổng số lợn bị mắc bệnh và phải tiêu hủy là 4.231 con, với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn 297 tấn, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. Các tỉnh bị dịch ASF xâm nhiễm gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương (tính theo thứ tự thời gian bị phát hiện có dịch).

Trước thông tin gây hoang mang dư luận về bệnh dịch, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc tại Việt Nam (FAO Việt Nam) khẳng định không giống như cúm lợn, dịch tả lợn châu Phi không lây truyền và gây bệnh cho người. Tuy nhiên dịch có thể lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt. Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn… Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.

Cách phân biệt thịt lợn mắc bệnh

Những bà nội trợ có kinh nghiệm cho biết, khi mua thịt lợn nhất là ở chợ truyền thống bằng quan sắt bằng cảm quan bên ngoài. Cụ thể khi chọn thịt lợn cần tránh loại mà lớp mỡ dưới da mỏng, lỏng lẻo, dày chưa đến 1cm (trong khi lớp mỡ của lợn nuôi bình thường dày từ 1,5 – 2cm). Thịt lợn khỏe mạnh thường có màu đỏ tươi tự nhiên, phần mỡ trắng phau hoặc trắng sáng, phần da không có các đốm, vết khác thường.

Thịt lợn nuôi bằng chất tạo nạc thường có màu đỏ bất thường và sáng, bóng hơn bình thường, tuy nhiên lại dễ bị biến thành màu đỏ sậm ngả sang đen, khi ăn thường có cảm giác khô, không có vị béo của thịt.

Miếng thịt lợn tươi ngon khi cầm thử lên có cảm giác mềm dẻo, ấn tay vào thấy có độ đàn hồi tự nhiên, sờ không bị dính tay, không bị rỉ ướt, thớ thịt chắc, đó là phần thịt của những con lợn khỏe mạnh.

Nếu miếng thịt lợn không còn tươi hay thịt lợn bệnh sẽ có mùi lạ, mùi khó chịu khác thường. Thịt kém tươi và ôi sẽ hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt. Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi. Mặt khớp có nhiều nhớt. Dịch hoạt đục.

Ngoài ra, kinh nghiệm của nhiều bà nội trợ cho biết, lợn bị thương hàn bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai lợn bị tím. Lợn bị tả có nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.

Thịt lợn bị tụ huyết trùng có những mảng bầm, tụ máu. Lợn bị viêm gan thịt có màu vàng. Lợn đóng dấu bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.

Thịt lợn ngon khi luộc có nước trong, váng mỡ to, có mùi thơm của thịt và đặc biệt không có mùi lạ (mùi của lợn nọc, lợn nái hoặc mùi kháng sinh).

Trong khi đó, thịt lợn bệnh hay thịt kém tươi ngon thường khiến nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ hoặc hầu như không còn vết mỡ nữa.

Ngoài các dấu hiệu nhận biết bằng cảm quan, để chọn mua được thịt lợn sạch, tươi ngon, người tiêu dùng lưu ý nên mua thịt ở các địa chỉ tin cậy như siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch, các quầy sạp đã được cơ quan thú ý kiểm dịch, không nên mua thịt giá rẻ, thịt bán dạo không rõ xuất xứ.