Top 12 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Bệnh Cao Huyết Áp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bệnh Cao Huyết Áp Cần Phải Xét Nghiệm Gì?

Ngay sau khi các bác sĩ chẩn đoán mắc cao huyết áp, bạn sẽ được thực hiện xét nghiệm nước tiểu đơn giản để kiểm tra xem thận và các cơ quan khác có hoạt động tốt hay không. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ thấy được lượng đạm, đường trong nước tiểu của bạn ở mức nào để đưa ra chẩn đoán chính xác và hướng điều trị thích hợp. Ngoài ra nếu đang mang thai mà nghi ngờ bị huyết áp, xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn chuẩn đoán sớm tiền sản giật.

Khi chẩn đoán được bệnh nhân mắc cao huyết áp, để giảm nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch hoặc tiểu đường, các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm kiểm tra cholesterol, HDL, LDL, triglycerides, đường huyết và huyết áp trong vòng 20 phút.

Điện tâm đồ là xét nghiệm, đo lường hoạt động của tim. ECG sẽ ghi lại hoạt động của tim và hiển thị trên màn hình. Thông qua đó, các bác sĩ sẽ đọc được những hoạt động bất thường của tim. Ngoài ra, xét nghiệm điện tâm đồ còn giúp các bác sĩ phát hiện được huyết áp cao gây ra những tác hại gì cho tim mạch hoặc mạch máu.

Đây cũng là một trong những việc mà bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện nếu được chẩn đoán mắc cao huyết áp. Siêu âm tim sẽ giúp cho các bác sĩ thấy được chi tiết cấu trúc cũng như khả năng hoạt động của tim, từ đó xác định cao huyết áp có ảnh hưởng gì đến tim hay không? Siêu âm tim không gây đau đớn và chỉ mất khoảng 30 – 40 phút.

Bệnh cao huyết áp thường xảy ra do áp lực của máu tác động lên thành mạch. Vậy nên để có thể đánh giá tình trạng và phát hiện những bất thường ở vị trí quai động mạch chủ, động mạch chủ bụng, động mạch chủ thận, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chụp X-Quang tim, phổi, thận và động mạch thận.

Để có thể phát hiện ra những biến chứng sớm của tăng huyết áp, xơ vữa động mạch ở đáy mắt, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực và soi nhãn áp, soi đáy mắt. Theo đó, các bác sĩ sẽ dùng một chiếc đèn nhỏ chuyên khoa và rọi thẳng vào mắt. Bước kiểm tra này tương đối nhanh và không gây đau đớn.

Khi được chẩn đoán mắc cao huyết áp, xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm cực kỳ quan trọng. Theo đó, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả để xác định công thức máu, đánh giá tình trạng lipid, acid uric, lượng đường, mỡ,….trong máu và đưa ra những kết luận chẩn đoán cuối cùng.

– Các chỉ số Cholesterol, triglycerid, LDL – C, HDL – C sẽ giúp cá bác sĩ đánh giá tình trạng vữa, xơ động mạch (là một trong những yếu tố thể hiện nguy cơ của bệnh tăng huyết áp).

– Chỉ số về lượng đường trong máu cao cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

– Xác định công thức máu (số lượng đồng cầu, huyết sắc tố,…). Bên cạnh đó, nếu kali trong máu hạ thì đây là một dấu hiệu tăng huyết áp ở người bị hội chứng tăng Aldosteron tiên phát hay hội chứng Cushing hoặc do dùng các thuốc lợi tiểu.

Người Bệnh Tăng Huyết Áp Theo Dõi Những Xét Nghiệm Gì?

Tăng huyết áp có thể là một bệnh, nhưng có khi lại chỉ là một triệu chứng của một bệnh khác. Tăng huyết áp có nhiều biến chứng ở nhiều hệ cơ quan… Vì vậy, để xác định đúng nguyên nhân gây tăng huyết áp, bệnh nhân cần được khám tổng quát và khám chuyên khoa ở bệnh viện hoặc các Trung tâm khám chữa bệnh theo yêu cầu là những nơi có đầy đủ phương tiện kỹ thuật.

Một số xét nghiệm cần thiết và ý nghĩa của nó:

Điện tâm đồ: Là một chẩn đoán điện sinh học về sự hoạt động của tim, có thể giúp phát hiện sớm nhiều triệu chứng của tim ngay cả khi chưa có biểu hiện lâm sàng.

Siêu âm tim mạch: Là một chẩn đoán hình ảnh, nhằm đánh giá chức năng của các van tim, chức năng tim và có thể còn phát hiện được các cục máu đông trong tim, trong lòng mạch…

Chụp X – quang tim phổi, thận, động mạch thân: Thông qua hình ảnh X – quang có thể đánh giá tình trạng của tim, phát hiện tình trạng vữa xơ động mạch, đặc biệt ở các vị trí quai động mạch chủ, động mạch chủ bụng, động mạch thận

Các xét nghiệm về máu: Nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, acid uric máu, đường máu, chức năng thận:

Tình trạng mỡ máu: Cholesterol, triglycerid, LDL – C, HDL – C…: Đánh giá tình trạng vữa xơ động mạch, là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

Tình trạng đường máu: Glucose máu, đái tháo đường là một trong những yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

Tình trạng acid uric máu:

+ Xét nghiệm này có tác dụng hướng dẫn cho thầy thuốc chỉ định thuốc điều trị: Một số thuốc không dùng khi acid uric máu tăng như Aspirin, thuốc lợi tiểu Hypothiazit…

Chức năng thận: Urê, Creatinin: Nồng độ Ceatinin máu thường không bị ảnh hưởng bởi lượng nước uống và protein ăn vào.

Công thức máu: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố..: Nếu giảm có thể do nguyên nhân suy thận

Kali máu

+ Tăng kali máu là triệu chứng đặc trưng của suy thận tiến triển.

+ Hạ kali máu gợi ý cho biết tăng huyết áp ở người bị hội chứng tăng Aldosteron tiên phát hoặc hội chứng Cushing hoặc do dùng các thuốc lợi tiểu.

Xét nghiệm nước tiểu

Cấy nước tiểu xác định nguyên nhân nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đường niệu, protein niệu, hồng cầu, bạch cầu.

Khám chuyên khoa mắt: Thị lực, soi đáy mắt, nhãn áp…. nhằm phát hiện sớm những biến chứng của Tăng huyết áp và vữa xơ động mạch ở đáy mắt.

Ngoài ra, còn có nhiều xét nghiệm mang tính chuyên khoa sâu. cần làm những xét nghiệm gì? Điều đó thầy thuốc của bạn sẽ chỉ định và hướng dẫn cho bạn để tránh tốn phí không cần thiết.

Xét Nghiệm Sốt Xuất Huyết Như Thế Nào?

BSCKII. Nguyễn Thị Thảo – Phó trưởng Khoa Bệnh máu lành tính, Viện Huyết học – Truyền máu TW giải đáp những câu hỏi thường gặp về bệnh sốt xuất huyết

Người mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue thường có các dấu hiệu sau:

– Sốt cao 39 – 41 0 C, sốt đột ngột và liên tục từ 2 – 7 ngày.

– Xuất huyết: Chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, bầm tím chỗ tiêm.

– Đau bụng (do gan bị sưng to ra).

– Trụy mạch (sốc): Ngày thứ 3 – 6, hết sốt mà li bì hoặc bứt rứt, lạnh chân tay, tím môi, tiểu tiện ít, tử vong nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.

– Chú ý: Trẻ sốt cao liên tục trên hai ngày thì phải khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh.

Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh, do đó bạn nên đi xét nghiệm sốt xuất huyết từ ngày thứ 3 của sốt.

Xét nghiệm sốt xuất huyết như thế nào?

Người bệnh cần làm các xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để theo dõi số lượng tế bào máu thay đổi hàng ngày và các xét nghiệm chẩn đoán virus gồm xét nghiệm về kháng nguyên và kháng thể.

Chi phí xét nghiệm sốt xuất huyết?

Các chi phí về xét nghiệm chuẩn đoán sốt xuất huyết không quá đắt tiền, đối với các xét nghiệm chuẩn đoán về virus kháng nguyên, kháng thể hết khoảng 500 nghìn, các xét nghiệm về tổng phân tích tế bào máu hàng ngày của bệnh nhân hết khoảng từ 100 – 200 nghìn.

Khi nào người bị sốt xuất huyết cần nhập viện?

Người bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện khi có các triệu chứng: vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn ói hoặc khi có các triệu chứng xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc…

Người bệnh cũng cần nhập viện ngay nếu khi xét nghiệm nếu tiểu cầu thấp dưới 30 g/L.

Tại sao sốt xuất huyết lại dẫn tới giảm tiểu cầu?

Sốt xuất huyết thường dẫn đến giảm tiểu cầu vì trong quá trình nhiễm virus, cơ thể sinh ra các kháng thể chống lại virus, vô tình các kháng thể đó phá hủy tiểu cầu qua cơ chế miễn dịch. Thứ hai, virus nhiễm có thể gây ức chế tủy gây giảm tiểu cầu tạm thời.

Khi tiểu cầu giảm sẽ dẫn tới xuất huyết như: Xuất huyết dưới da, niêm mạc (chảy máu cam, răng miệng, vị trí nơi tiêm truyền…), chảy máu trong: đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, rong kinh…

Người bệnh có nguy cơ xuất huyết cần nghỉ ngơi tại giường, tránh đi lại, hạn chế can thiệp các thủ thuật (tránh can thiệp vào các tĩnh mạch lớn, khó cầm máu như tĩnh mạch cổ, bẹn, dưới đòn).

Theo quy định mới nhất của Bộ Y tế năm 2019, người bệnh sốt xuất huyết cần truyền tiểu cầu khi số lượng tiểu cầu dưới 50 g/L và có các triệu chứng xuất huyết. Còn bệnh nhân không có triệu chứng xuất huyết trên lâm sàng, tiểu cầu dưới 5 g/L thì mới cần truyền tiểu cầu.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn uống như thế nào?

Đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue:

– Tăng quá trình dị hoá, tăng sử dụng năng lượng, mất các chất dinh dưỡng.

– Chán ăn, tiêu hoá chậm (xuất huyết tiêu hoá), không ăn bằng miệng được (biến chứng não).

– Cách ăn tuỳ thuộc diễn biến của bệnh.

– Protein: thường nhu cầu cao hơn bình thường, nên dùng Protein có giá trị sinh học cao: trứng, sữa, thịt, cá.

– Lipid và cacbohydrat: là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, tăng tỉ lệ đường đơn, đôi (nước đường, nước trái cây) và lipid thực vật.

– Đủ nước, giàu sinh tố và muối khoáng: nước trái cây, rau quả, mật ong.

– Bữa ăn: Chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày (trẻ em: 6-8 bữa/ngày, người lớn 4- 6 bữa/ngày)

– Thực phẩm: Mềm, lỏng, nhiều nước, không màu như sữa, bột cháo mì, phở.

Người bệnh sốt xuất huyết không biến chứng nên:

– Hạn chế ăn kiêng, nên ăn thức ăn lỏng hoặc mềm.

– Chế độ ăn chủ yếu là sữa, nước đường, nước trái cây, tăng dần năng lượng bằng cháo thịt, súp, sữa chua, phở, cơm mềm có canh tuỳ theo nhu cầu ăn uống của NB.

– Tăng đường đơn giản: fructose, sarcarose như mật ong, trái cây, mía, nếu không có bệnh tiểu đường kèm theo.

– Khuyến khích trẻ ăn nhiều bằng những món ăn hấp dẫn hơn là ép ăn những gì trẻ không thích.

Sốt xuất huyết Dengue có sốc: Trong những ngày đầu nuôi bằng đường tĩnh mạch hoặc qua ống thông dạ dày.

Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue có xuất huyết tiêu hoá: Nhịn ăn, nuôi bằng đường tĩnh mạch cho đến khi hết xuất huyết tiêu hoá.

Giai đoạn hồi phục: Tăng lượng, tăng đạm, ăn bù một bữa một ngày như tăng bữa phụ (chè, cháo, sữa chua, trái cây). Vẫn nên ăn thực phẩm mềm sau 3 ngày để phòng xuất huyết tiêu hoá.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM SỐT XUẤT HUYẾT

Viện Huyết học – Truyền máu TW (phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội): Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 (khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu); 7h30 – 17h thứ 7 (khám theo yêu cầu).

Các điểm hiến máu và xét nghiệm ngoại Viện: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.

Số 26 Lương Ngọc Quyến, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Số 132 Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Số 10, ngõ 122 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Cao Huyết Áp Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Cao Huyết Áp

Cao huyết áp đã trở thành một căn bệnh rất phổ biến, có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm thậm chí có thể tử vong. Vì vậy phát hiện và điều trị cao huyết áp sớm là vô cùng cần thiết.

1. Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp (tiếng anh là High blood pressure hoặc Hypertension) là tình trạng áp lực máu tác động lên thành mạch duy trì ở mức cao hơn bình thường. Cao huyết áp xảy ra khi huyết áp của bạn tăng đến mức không lành mạnh.

Ở nước ta cao huyết áp đang ngày càng trở thành mối nguy hại cho cộng đồng. Trong những năm gần đây tỷ lệ cao huyết áp đã lên đến 25,1%, nghĩa là cứ 4 người trưởng thành thì sẽ có 1 người bị cao huyết áp. Trong đó tỷ lệ nam giới cao huyết áp là 28,3% và nữ giới là 23,1%.

2. Triệu chứng của cao huyết áp

Triệu chứng của cao huyết áp.

3. Cao huyết áp có nguy hiểm không?

Cao huyết áp có nguy hiểm không? Cao huyết áp rất nguy hiểm vì nó khiến tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu ra cơ thể, từ đó có thể làm hỏng các mạch máu cũng như các cơ quan trong cơ thể bạn.

Cao huyết áp nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng sau:

Đau tim hoặc đột quỵ: Cao huyết áp có thể gây xơ cứng và làm dày lên các động mạch (xơ vữa động mạch) dẫn đến đau tim, đột quỵ

Chứng phình động mạch: Huyết áp tăng có thể khiến các mạch máu của bạn yếu đi và phình ra, dẫn đến chảy máu nội bộ, đe dọa tính mạng

Suy tim: Cao huyết áp khiến tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày khiến tim to và yếu đi

Suy thận: Các mạch máu trong thận có thể bị thu hẹp lại, ngăn cản cơ quan này hoạt động bình thường.

Xuất huyết võng mạc: Có thể làm các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây giảm hay mất thị lực

Giảm trí nhớ: Huyết áp cao không được kiểm soát cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ và ghi nhớ

Mất trí nhớ: Các động mạch bị thu hẹp hoặc bị chặn có thể hạn chế lưu lượng máu đến não, dẫn đến một loại chứng mất trí nhớ.

Cao huyết áp là nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu lên đến 12,7%. Trong khi đó tăng đường máu là nguyên nhân làm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu là 5,8%.

Theo số liệu năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.

4. Chỉ số huyết áp bao nhiêu là cao?

Huyết áp được đo bằng milimet thủy ngân (mmHg). Chỉ số huyết áp là sự kết hợp của hai phép đo:

Huyết áp tâm thu: Là lực mà tim bạn bơm máu xung quanh cơ thể. Huyết áp tâm thu dao động từ 90 đến 140 mmHg

Huyết áp tâm trương: Là sức cản đối với lưu lượng máu trong mạch máu. Huyết áp tâm trương dao động từ 60 đến 90 mmHg

Huyết áp lý tưởng là từ 90/60 mmHg đến 120/80 mmHg, huyết áp cao được coi là 140/90mmHg hoặc cao hơn

Nếu chỉ số huyết áp trong khoảng từ 120/80 mmHg đến 140/90 mmHg có nghĩa là bạn có nguy cơ bị huyết áp cao nếu không có phương pháp kiểm soát huyết áp.

5. Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp

Có hai loại tăng huyết áp và mỗi loại sẽ có một nguyên nhân khác nhau:

Tăng huyết áp nguyên phát: Hầu hết mọi người đều mắc loại huyết áp này. Loại tăng huyết áp này phát triển theo thời gian mà không có nguyên nhân xác định. Các yếu tố có nguy cơ tăng cao huyết áp nguyên phát như: gen, tiền sử gia đình, di truyền, thay đổi trong cơ thể

Tăng huyết áp thứ phát: Tăng huyết áp thứ phát có xu hướng xuất hiện đột ngột, xảy ra nhanh chóng và có thể trở nên nghiêm trọng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Một số điều kiện có thể gây tăng huyết áp thứ phát bao gồm: Khó thở khi ngủ, vấn đề về thận, khối u tuyến thượng thận, các vấn đề về tuyến giáp, tác dụng phụ của thuốc, sử dụng ma túy bất hợp pháp, lạm dụng rượu hoặc

Nguyên nhân gây ra cao huyết áp

6. Chẩn đoán cao huyết áp

Để biết mình có bị cao huyết áp hay không bạn có thể tự kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà. Bên cạnh đó bạn hãy thường xuyên đi khám để được chẩn đoán bệnh.

Để chẩn đoán cao huyết áp, bác sĩ sẽ đo huyết áp nhiều lần và yêu cầu bạn theo dõi huyết áp tại nhà để cung cấp thêm thông tin cho bác sĩ.

Bác sĩ có thể sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm để chẩn đoán cao huyết áp như:

Xét nghiệm nước tiểu

Sàng lọc cholesterol

Kiểm tra hoạt động của tim bằng điện tâm đồ

Siêu âm tim hoặc thận

Để có kết quả chính xác bạn nên tránh hút thuốc, ăn uống trước khi đo, thư giãn và không nên nói chuyện trong khi đo huyết áp.

7. Điều trị cao huyết áp như thế nào?

Tùy theo tăng huyết áp nguyên phát hay thứ phát, mà sẽ có các cách điều trị khác nhau.

Nếu được chẩn đoán cao huyết áp nguyên phát thì thay đổi lối sống sẽ giúp bạn điều trị huyết áp. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi lối sống mà huyết áp của bạn vẫn chưa ổn định thì bác sĩ sẽ kê toa thuốc cho bạn sử dụng.

Khi được chẩn đoán cao huyết áp thứ phát thì bác sĩ sẽ tập trung điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cao huyết áp. Ví dụ: một loại thuốc bạn đang sử dụng làm tăng huyết áp, thì bác sĩ sẽ kê một loại thuốc khác không có tác dụng phụ này.

Quá trình điều trị cao huyết áp cần rất nhiều thời gian và phải liên tục thay đổi. Vì vậy hãy kiên trì và thường xuyên đến gặp bác sĩ để có những phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

8. Thuốc điều trị cao huyết áp

Thuốc lợi tiểu

Thuốc chẹn beta

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)

Thuốc chẹn canxi

Thuốc chẹn alpha

Thuốc chẹn alpha-beta

Thuốc chủ vận trung ương

Thuốc giãn mạch

Thuốc đối kháng thụ thể Aldosterone

Thuốc ức chế renin

Đôi khi, để điều trị cao huyết áp hiệu quả bạn cần phải kết hợp 2 hoặc 3 loại thuốc. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra sự kết hợp thuốc và liều lượng thích hợp.

Một trong những loại thuốc điều trị cao huyết áp mà bạn có thể sử dụng đó là An Cung Trúc Hoàn. Không chỉ có các công dụng nổi bật như phòng ngừa, điều trị, phục hồi chức năng sau đột quỵ mà An Cung Trúc Hoàn cũng là một bài thuốc Đông y chữa cao huyết áp vô cùng hiệu quả.

Với các tác dụng điều hoà huyết áp, giảm mỡ máu, tăng tuần hoàn máu, tăng độ đàn hồi thành mạch, ổn định tim mạch thì An Cung Trúc Hoàn hoàn toàn có thể điều trị cao huyết áp.

Thuốc được điều chế 100% từ các loại thảo dược lành tính như: ô rô, đảng sâm, nấm linh xanh, ngưu hoàng,… nên rất an toàn, không hề gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.

Thuốc đã được chứng nhận lâm sàng, công bố có hiệu quả chữa bệnh thực sự và được sở Y tế Thái Nguyên và Bộ y tế cấp phép lưu hành.

Thuốc chữa cao huyết áp An Cung Trúc Hoàn

9. Chữa cao huyết áp tại nhà bằng cách thay đổi thói quen

Dùng thuốc đúng cách: Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có xảy ra tác dụng phụ, bạn không nên bỏ sử dụng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được đưa ra một vài sự gợi ý về các loại thuốc khác

Đặt lịch khám bác sĩ thường xuyên: Điều trị huyết áp cần rất nhiều thời gian vì vậy để điều trị huyết áp hiệu quả, bạn cần phải đi khám thường xuyên và lâu dài

Áp dụng thói quen lành mạnh: Bạn nên ăn thực phẩm lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên và giảm cân nếu đang thừa cân, hạn chế uống rượu, bia và bỏ thuốc lá.

Giảm stress: Hãy luôn giải phóng những suy nghĩ tiêu cực, trò chuyện với bạn bè, gia đình để luôn vui vẻ, thoải mái

10. Cách phòng chống cao huyết áp

Việc đầu tiên mà bạn cần làm để phòng ngừa cao huyết áp đó là bổ sung những loại thực phẩm tốt cho tim vào bữa ăn hàng ngày. Hãy ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả và ít chất béo bão hòa. Muối chính là một trong những nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao vì vậy ăn nhạt là một lựa chọn thích hợp để phòng ngừa cao huyết áp

Hãy chăm chỉ tập luyện để giảm cân nên bạn đang thừa cân hay béo phì, vì đây là một yếu tố làm tăng nguy cơ cao huyết áp.

Nicotine trong khói thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp của bạn, hãy cai thuốc lá nếu bạn vẫn đang duy trì thói quen xấu này.

Hạn chế uống rượu, bia vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Chỉ nên uống tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.