Top 5 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Bệnh Nghề Nghiệp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xét Nghiệm Khám Sức Khỏe Bệnh Nghề Nghiệp

Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động thì hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đối với lao động nữ phải được khám chuyên khoa sản. Riêng những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là những người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Trong khám sức khoẻ nghề nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ của việc khám lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bao gồm cả các xét nghiệm khám sức khoẻ tổng quát cơ bản và các xét nghiệm sàng lọc đặc thù cho tùng nhóm bệnh nghề nghiệp. Kết quả xét nghiệm nhận được sẽ thể hiện tình trạng bên trong cơ thể, và đó chính là căn cứ hỗ trợ tích cực để bác sĩ đưa ra kết luận về sức khỏe hay vấn đề bệnh nghề nghiệp của người lao động.

( Ảnh khám sức khoẻ nghề nghiệp tại đơn vị – Nguồn Trường đại học y tế Công Cộng)

CÁC XÉT NGHIỆM BẠN CẦN BIẾT TRONG KHÁM SỨC KHOẺ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Ảnh xét nghiệm máu trong khám sức khoẻ bệnh nghề nghiệp – Nguồn Trường đại học y tế Công Cộng)

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng gan: Đo hoạt độ ALT, AST.

Các xét nghiệm đánh giá chức năng thận: Định lượng Ure, creatinin.

Các xét nghiệm đánh giá rối loạn chuyển hoá mỡ máu: Định lượng Cholesterol toàn phần, định lượng triglycerid, định lượng LDL, định lượng HDL.

Các test nhanh phát hiện các bệnh viêm gan B, C, HIV.

Xét nghiệm nước tiểu: Tổng phân tích nước tiểu.

Bệnh viêm gan virus B,C,HIV do nghề nghiệp: Định lượng HbsAg, Anti-HCV, HIV phối hợp với các xét nghiệm công thức máu, đánh giá chức năng gan, tổng phân tích nước tiểu và định lượng albumin trong nước tiểu.

Bệnh lao nghề nghiệp: Tìm AFB trong đờm, dịch sinh học, máu lắng.

Bệnh da nghề nghiệp: Soi vi nấm trên da, móng, định lượng nồng độ IgE.

Bệnh phóng xạ nghề nghiệp: Huyết đồ, Tuỷ đồ.

Các bệnh nhiễm độc hoá chất nghề nghiệp như: asen, nicotin, mangan, thuỷ ngân, benzen và đồng đẳng, chì,..: Định lượng các độc chất trong máu như chì, thủy ngân hoặc trong nước tiểu như: asen, chì, mangan, nicotin,.. phối hợp các xét nghiệm như công thức máu tổng quát, tổng phân tích nước tiểu, huyết tuỷ đồ, cặn lắng nước tiểu, albumin niệu.

Các bệnh phổi nghề nghiệp: tìm AFB trong đờm (nếu cần), định lượng IgE, IgG.

ĐIỀU BẠN CẦN CHÚ Ý TRƯỚC KHI LẤY MÁU/ NƯỚC TIỂU KHÁM SỨC KHOẺ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

(Khám sức khoẻ bệnh nghề nghiệp tại đơn vị – Nguồn TTXN Trường Đại học Y Tế Công Cộng)

Để đạt mục đích đem lại kết quả xét nghiệm máu chính xác nhất, người đến khám được hướng dẫn nhịn ăn sáng vào ngày khám và không được sử dụng rượu bia, các chất kích thích 1 ngày trước đó.

Cũng giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng phản ánh được rất nhiều tình trạng bệnh lý ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể: tim, gan, mật, hệ bài tiết…Vì vậy nên lấy nước tiểu để làm xét nghiệm nước tiểu tốt nhất vào buổi sáng, chưa ăn uống gì và lấy nước tiểu đoạn giữa dòng.

Việc giữ tinh thần thoải mái, tâm lý ổn định, không lo lắng cũng được các y bác sỹ khuyến cáo đến người bệnh là yếu tố quan trọng, góp phần mang lại thành công của một cuộc khám sức khoẻ định kỳ.

Phòng xét nghiệm sinh y thuộc Trung tâm Xét nghiệm – Trường Đại học Y Tế Công Cộng được Bộ Y Tế cấp phép hoạt động năm 2015 dựa trên nhu cầu thực tế về sức khoẻ của người dân hiện nay.

Được xây dựng cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tiên tiến, cộng thêm đội ngũ cán bộ trẻ trung, năng động gồm: 01 Tiến sĩ, 02 Thạc sỹ, 01 Bác sỹ nội trú hoá sinh, 01 Bác sỹ chuyên khoa huyết học ,và 02 cử nhân kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên nghiệp sẽ đáp ứng nhu cầu về chất lượng dịch vụ của công tác khám chữa bệnh.

Trung tâm Xét nghiệm – Trường Đại học Y tế công cộng

Địa chỉ: Số 1A Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Khoa Bệnh Phổi Nghề Nghiệp

Thông tin đầy đủ và chi tiết Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội. chúng tôi cung cấp thông tin bao gồm địa chỉ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở đâu? Các thông tin khác như thời gian làm việc, số điện thoại liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương bảng giá dịch vụ, hình ảnh, hỏi đáp và review.

Giới thiệu

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội. Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ Hô hấp khu vực Hà Nội

Tên: Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Trực thuộc: Bệnh viện Phổi Trung ương

Chuyên khoa: Hô hấp

Loại hình: Khoa/cơ sở thuộc Bệnh viện/Viện

Dịch vụ: Khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y Tế về Hô hấp

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Bảo hiểm: BHXH, BHYT Theo quy định của Bộ Y Tế

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở đâu?

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội

Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Số điện thoại Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương?

Thông tin liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Hoặc liên hệ với Bệnh viện Phổi Trung ương để biết thông tin chi tiết

Thời gian làm việc Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Lịch làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07h00 – 20h00

Lịch làm việc của Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương có thể thay đổi. Liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương để cập nhật giờ làm việc Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương chính xác nhất.

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương tuyển dụng

Liên hệ với Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Phổi Trung ương để biết thông tin Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương tuyển dụng.

Bệnh Nghề Nghiệp Của Thợ Điện

Thợ điện cũng biết sợ

Trong ngành điện, thợ truyền tải là một trong những người dễ mắc các bệnh nghề nghiệp nhất. Một trong những “bệnh” nghe có vẻ tréo ngoe mà đại đa số thợ điện mắc phải là “sợ bị giật”. Anh Nguyễn Phong, Công ty Điện lực Đống Đa là một thợ điện có hơn 20 năm kinh nghiệm “kéo dây” chia sẻ: Làm nghề điện càng lâu năm càng có một nỗi sợ hãi chung, đó là bị điện giật. Nguyên nhân rất đơn giản do anh em có kinh nghiệm thường phải kèm cặp những thợ điện trẻ. Mỗi khi xử lý sự cố trên cột điện vì diện tích nhỏ, không có chỗ đứng để cùng lúc thao tác nên thường chỉ có 1 thợ xử lý. Chính vì vậy, những thợ điện lâu năm đứng dưới cột chỉ đạo luôn cảm thấy “sợ” cho các thợ điện đang làm việc trên cột, nhất là những thợ trẻ. Không ít lần chỉ vì một động tác thừa, không chuẩn mà tôi đã nổi nóng đuổi “lính” mới xuống… để mình tự làm cho nhanh.

Tập cấp cứu nạn nhân bị điện giật

“Tôi cũng như nhiều anh em “thợ già” khi được phân công kèm lính mới thì cảm thấy gần như khủng hoảng”. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở những người làm việc trong môi trường căng thẳng. Người làm nghề điện không sợ bị điện giật nhưng lại sợ điện giật những đồng nghiệp của mình, bởi hơn ai hết các anh thấu hiểu chỉ một sai lầm nhỏ cũng khiến người thợ điện trả giá bằng một phần thân thể hoặc cả tính mạng” – anh Phong nói.

Theo tìm hiểu, ám ảnh lớn nhất của thợ đường dây là dây điện bọc chì. Trước đây dây điện cao thế, cáp điện ngầm thường bọc chì để cách điện. Các nhà khoa học đã chứng minh khi bị hồ quang điện đốt cháy, chì sẽ tỏa ra khí độc có thể gây ung thư nếu ai hít phải, nhẹ thì xây xẩm mặt mày, nặng thì ngất xỉu tại chỗ. Giới thợ điện cho rằng hầu hết những thợ điện lâu năm mắc bệnh ung thư phổi, tim mạch đều có nguyên nhân từ chì bọc dây điện.

Các đội vận hành, sửa chữa các trạm biến áp cũng “truyền tai nhau” về một “hung thần” khác là máy biến áp dầu. Trước đây, máy biến áp thường dùng dầu DO vừa để làm mát vừa để cách điện. Mỗi khi mùa nóng đến, phụ tải trên lưới trong các khu dân cư thường tăng vọt nên trên địa bàn Hà Nội và các thành phố lớn thường xuyên xảy ra sự cố chập, cháy nổ các trạm biến áp. Anh em đội sửa chữa thường “xanh mặt” khi gặp các trạm biến áp dầu bởi hồ quang điện phóng ra khi sự cố gặp dầu DO bốc cháy và tỏa khói chứa chất mônôxít cácbon (CO) cực độc. CO là chất khí không màu, không mùi cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần hít phải một lượng 0,1% CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong.

Căn bệnh quái ác

Nghề điện vẫn được cho là một nghề cực kỳ nguy hiểm, mặc dù được trang bị bảo hộ lao động rất tốt, thường xuyên được tập huấn công tác an toàn nhưng mỗi năm vẫn xảy ra những tai nạn dẫn đến thương tích hoặc chết người. Bên cạnh những tai nạn lao động, người thợ điện còn bị mắc những bệnh nghề nghiệp thông thường cũng như những bệnh “đặc thù” mà ít người biết đến như vô sinh, mất khả năng sinh dục…

Một trong những đặc trưng của ngành điện Việt Nam là sự tồn tại của những nhà máy điện, những trạm biến áp, đường dây có từ cách đây vài chục năm. Công nghệ sản xuất điện của các nhà máy, trạm biến áp và cả đường dây thời điểm đó tồn tại nhiều yếu tố độc hại và nguy hiểm đến sức khỏe người thợ điện, gây ra các bệnh nghề nghiệp đặc trưng. Đơn cử như Công ty Điện lực Bình Định, dù đã nhận điện lưới quốc gia nhưng vẫn phải duy trì chế độ bảo dưỡng cho nhà máy diesel gồm 23 tổ máy. Khi còn vận hành các máy phát điện diesel này – cách đây gần 20 năm – một số bệnh nghề nghiệp đã xuất hiện và phải xử lý, điều trị hằng năm như bệnh ù tai, bệnh viêm da do dầu, bệnh tim mạch…

Theo các báo về công tác bảo hộ lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) gần đây cho thấy, đã xuất hiện các bệnh nghề nghiệp theo đặc thù nghề và vị trí công tác như áp lực, nhiệt độ ở các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, điện từ trường ở các trạm biến áp, đường dây cao áp 500kV… gây ra các bệnh về tim mạch và cả những bệnh kín như ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Kiên, Phó giám đốc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia điện cao áp cho biết: “Một số nghiên cứu về điện trường đã cho thấy có sự tương quan giữa những người bị vô sinh, mất khả năng sinh dục khi liên tục làm việc, sinh sống trong môi trường có điện trường vượt mức độ cho phép. Ngoài ra, nồng độ chì trong máu cao quá 53-74% microgram thì khả năng sinh dục, số lượng và sức sống của tinh trùng giảm rõ rệt, tỷ lệ dị dạng lên tới 86%. Đặc biệt vợ của thợ điện bị nhiễm độc chì có khả năng đẻ non rất cao”.

Với tốc độ phát triển nhanh của xã hội, ngành điện đang đối mặt với nhiều thử thách để phát triển và ổn định năng lượng của đất nước. Chính vì vậy, để có một đội ngũ lao động khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần thì ngành điện phải luôn luôn quan tâm tới đời sống và quyền lợi của người lao động và coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu.

Thành Công

Bệnh Da Nghề Nghiệp (Occupational Skin Diseases)

– Hóa học: yếu tố và thành phần hóa học (thuộc cơ quan, ngoại cơ quan và protein).

– Vật lý: nóng, lạnh, tia bức xạ (tia cực tím UV và tia ion hóa).

– Sinh học: tác nhân gây bệnh như virút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng.

– Công việc tiếp xúc nước, ẩm.

– Trang bị bảo hộ cá nhân.

– Sản phẩm hóa dầu.

– Dung môi và cồn.

– Dầu cắt và chất làm nguội.

– Epoxy và nhựa thông.

– Keo không chứa epoxy và sơn.

c) Phân loại lâm sàng bệnh da nghề nghiệp:

– Viêm da tiếp xúc.

+ Viêm da tiếp xúc kích ứng.

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng.

– Bỏng hóa chất.

– Mày đay tiếp xúc.

+ Ung thư do ánh nắng hoặc UV.

+ Ung thư do hóa chất.

– Bệnh nang lông.

+ Trứng cá do clo.

– Bệnh tổ chức liên kết tự miễn.

+ Xơ cứng bì do silic.

+ Giống xơ cứng bì do vinyl chlorid, chất dung môi.

– Rối loạn sắc tố.

– Phản ứng vật lạ.

– Nhiễm trùng.

+ Vị trí: vùng da tiếp xúc, vùng da hở.

+ Viêm da tiếp xúc dị ứng: xuất hiện muộn sau khi tiếp xúc và vị trí tổn thương ở xung quanh hoặc xa nơi tiếp xúc. Thương tổn là ban đỏ, sẩn, có thể có mụn nước, tăng sừng và dày sừng, loét hoặc sùi.

+ Viêm da tiếp xúc kích ứng: biểu hiện thường cấp tính, xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc. Thương tổn là ban đỏ, mụn nước/bọng nước, loét, cảm giác rát bỏng.

+ Bỏng hóa chất:

. Triệu chứng ban đầu bao gồm rát bỏng, và đau nhức nhối.

. Tiến triển tiếp theo ban đỏ, mụn nước, loét và sau đó.

. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh và liên kết chặt chẽ với các tiếp xúc, như một số hóa chất axít mạnh, kiềm mạnh, hóa chất hữu cơ và vô cơ, dung môi và một số loại khí.

. Tuy nhiên, đối với các chất như phenol và axít HF yếu, triệu chứng có thể xuất hiện muộn và kéo dài.

+ Viêm da do sợi thủy tinh:

. Sợi thủy tinh được chia thành các loại khác nhau tùy thuộc vào đường kính sợi và được sử dụng để bọc cách điện (nhiệt điện, âm thanh và điện), tăng cường khả năng lọc.

. Lâm sàng: nhiều sẩn đỏ tập trung thành từng đám, viêm quanh móng, mắt bỏng rát, đau họng và ho.

+ Phản ứng độc ánh sáng:

. Do tiếp xúc trong tự nhiên hoặc trong sản xuất các chất bị hoạt hóa bởi ánh sáng. Phổ biến nhất là tiếp xúc với psoralen nguồn gốc tự nhiên như từ một loại thực phẩm như là cần tây hoặc củ cải, hoặc cỏ dại hoặc từ nhựa than đá và các sản phẩm của nó.

. Lâm sàng: cảm giác nóng rát hoặc đau nhức xuất hiện sau khi ít nhất là 15 phút tiếp xúc với ánh mặt trời, dát đỏ, mụn nước và bọng nước.

. Tiến triển lành để lại đám da tăng sắc tố.

. Do tác động ma sát trên da gây nên.

. Lâm sàng: chai chân, tay, dày sừng lichen hóa, dày sừng lòng bàn tay, phản ứng chàm sau chấn thương.

– Cận lâm sàng

+ Thử nghiệm da: chất thử dùng làm thử nghiệm trên da ở dạng rắn, mỡ, chất lỏng hoặc ở thể hơi. Tùy thuộc vào tính chất và hoạt tính hóa học của từng chất mà chất thử được dùng dưới dạng nguyên chất hay pha loãng trong các chất dẫn với các nồng độ thích hợp. Các phương pháp sử dụng:

. Thử nghiệm áp da.

. Thử nghiệm lẩy da.

. Thử nghiệm nhỏ giọt.

+ Thử nghiệm trung hòa kiềm (phương pháp Burchardt): tính thời gian mất màu (màu hồng) sau khi nhỏ dung dịch NaOH và phenolphtalein lên da vùng mặt trước cẳng tay, cánh tay phần da lành. Kết quả:

. Tốt: dưới 5 phút.

. Trung bình: từ 5 đến 7 phút.

. Kém: hơn 7 phút.

+ Đo liều sinh vật: áp dụng cho bệnh nhân tiếp xúc với một số chất quang động học. Liều sinh vật là thời gian quy định được chiếu tia tử ngoại để thấy xuất hiện trên da một dát đỏ hồng.

+ Định lượng sinh hóa coproporphyrin niệu: áp dụng cho công nhân tiếp xúc với chì.

+ Các xét nghiệm khác: cấy nấm, vi khuẩn, sinh hóa, huyết học.

Chẩn đoán bệnh da nghề nghiệp không khác chẩn đoán bệnh da thông thường. Đối với các trường hợp nghi ngờ, cần xác định các đặc điểm sau:

– Đánh giá các yếu tố cơ địa và các yếu tố khác góp phần gây tác hại.

– Đặc điểm biểu hiện lâm sàng.

– Xét nghiệm thử nghiệm da.

– Viêm da cơ địa.

– Bệnh da do ánh sáng: nhiễm độc hoặc dị ứng do thuốc.

– Porphyrin da.

– Thay đổi quy trình, loại bỏ chất gây bệnh.

+ Rửa tổn thương bằng các dung dịch như nước muối sinh lý 0,9% hoặc dung dịch trung hòa.

+ Các mỡ hoặc dung dịch làm dịu da: kẽm oxýt 10%, urea 10 % hoặc 20%.

+ Thuốc bôi corticosteroid:

. Hydrocortison, desonid, clobetason: dạng kem hoặc mỡ 0,5% hoặc 1%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều.

. Betamethason (dipropionat hoặc valerat): dạng kem hoặc mỡ 0,5% hoặc 1%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều. Trong trường hợp sẩn nổi cao, dày sừng nhiều, có thể băng bịt vào buổi chiều (tối).

. Triamcinolon acetonid: dạng kem hoặc mỡ 0,025%, 0,1% và 0,5%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều.

. Fluocinolon acetonid: dạng mỡ 0,05%, bôi ngày 2 lần, sáng-chiều. Thuốc điều trị cần thận trọng tác dụng phụ như teo da, giảm sắc tố, dễ nhiễm trùng. Mỗi đợt điều trị không nên quá 2 tuần.

+ Thuốc bôi kháng sinh (acid fusidic 2%, mupirocin 2% dạng mỡ và dạng kem), dung dịch milian hoặc xanh methylen trong trường hợp bị loét, trợt.

+ Vitamin C liều cao: 1-2 gam/ngày, uống.

+ Thuốc kháng viêm không steroid (uống sau ăn): paracetamol viên 500 mg, ngày uống 2 lần.

+ Kháng sinh chống bội nhiễm: amoxicillin (viên 500 mg, ngày uống 3 lần), erythromycin (viên 250 mg, 500 mg, uống 4 lần/ngày), cephalexin (viên 500 mg, uống 2 lần/ngày), cefuroxim (viên 250 mg, 500 mg, ngày uống 2 lần). Có thể sử dụng phối hợp kháng sinh hoặc kháng sinh khác tùy vào điều kiện mỗi địa phương.

+ Kháng histamin.

.Thế hệ 1: promethazin (viên 25 mg, 50 mg, siro 0,1%), clorpheniramin (viên 4 mg), hydroxyzin (viên 25 mg).

.Thế hệ 2: loratadin (viên 10 mg, siro 1%), cetirizin (viên 5 mg, 10 mg, siro 1%), levocetirizin (viên 5 mg, siro 0,5%), fexofenadin (viên 60 mg, 120 mg, 180 mg), desloratadin (viên 5 mg, siro 0,5%).

. Nhóm kháng histamin 3 vòng: doxepin viên 10 mg, 25 mg, 50 mg, 75 mg, siro 10%.

+ Giải mẫn cảm: áp dụng trong trường hợp phát hiện nguyên nhân. Người bệnh sẽ tiếp xúc với dị nguyên với nồng độ thấp và tăng dần. Việc áp dụng cần sự phối hợp của bác sĩ chuyên khoa.

– Dày sừng: phản ứng viêm liên tục do kích thích bởi các chất tiếp xúc.

– Ung thư da: ung thư da do căn nguyên nghề nghiệp như ung thư tế bào vảy, ung thư tế bào đáy hoặc ung thư tổ chức phần phụ của da.

+ Thay đổi các loại nguyên liệu gây kích thích, mẫn cảm bằng các chất vô hại.

+ Hệ thống thông hút gió, hút bụi, hơi độc.

+ Tổ chức dây chuyền sản xuất hợp lý, che chắn bảo vệ người lao động tiếp xúc trực tiếp.

– Biện pháp cá nhân

+ Trang bị và sử dụng có hiệu quả bảo hộ cho người lao động.

+ Đủ nước để thực hiện tắm rửa bắt buộc sau lao động.

+ Dùng thuốc bảo vệ da: thấm, chấm các vết dính bụi, hóa chất trong khi thao tác và bôi nhúng các vùng tiếp xúc, da hở sau giờ lao động.

– Biện pháp y tế

+ Khám tuyển: không tuyển những người mắc bệnh da nặng, bệnh cơ địa dị ứng vào cơ sở hóa chất. Thử nghiệm da với một số nguyên liệu, hóa chất chính hay gây mẫn cảm.

+ Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện bệnh để kịp thời và góp phần sắp xếp lao động hợp lý.

+ Hướng dẫn và xây dựng cơ số tủ thuốc cấp cứu.