Top 10 # Xem Nhiều Nhất Xét Nghiệm Bệnh Xơ Gan Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Một Số Xét Nghiệm Cận Lâm Sàng Của Bệnh Nhân Xơ Gan Có Hội Chứng Gan Thận

Luận văn Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có Hội chứng gan thận.Xơ gan là một bệnh phổ biến ở nước ta cũng như trên thế giới. Theo thống kê tại khoa nội tiêu hoá bệnh viện Bạch Mai, xơ gan đứng hàng đầu trong các bệnh gan mật. Bệnh có nhiều nguyên nhân bao gồm viêm gan vi rút mạn tính, rượu, rối loạn chuyển hoá di truyền, bệnh đường mật mạn tính, các rối loạn tự miễn, thuốc và các chất độc cũng như nhiều nguyên nhân khác [10], [16]. Tỷ lệ tử vong do xơ gan ngày càng gia tăng. Theo tài liệu của tổ chức y tế thế giới (1978) thì tỷ lệ tử vong do xơ gan ở các nước dao động từ 10 đến 20/100.000 dân [15] [16]. Ở Mỹ tỷ lệ tử vong do xơ gan năm 1981 là 12,3/100.000 dân trong đó 65% do rượu [14].

Ở các nước nhiệt đới đang phát triển như Đông Nam Á, châu Phi tỷ lệ viêm gan virut cao, đặc biệt viêm gan B, C là nguyên nhân chủ yếu đưa đến xơ gan: 15% dân chúng nhiễm virut B và 1/4 số bệnh nhân viêm gan mạn, có thể đưa đến xơ gan. Tỷ lệ viêm gan C ở khu vực này cũng rất cao: 5 – 12% dân chúng bị nhiễm và cũng có 5 – 10% đưa đến xơ gan [14]. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh, phương pháp chẩn đoán, các yếu tố tiên lượng và điều trị HCGT trong xơ gan bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. Ở Việt Nam nghiên cứu về HCGT còn chưa nhiều do đó cần phải có thêm những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của HCGT trên bệnh nhân xơ gan để làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp sau về can thiệp, điều trị, nhằm kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân xơ gan. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Bệnh xơ gan diễn biến kéo dài, phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới sức lao động, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh cảnh lâm sàng của bệnh xơ gan tuỳ thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn tiềm tàng hoàn toàn không có triệu chứng do gan có khả năng hoạt động bù trừ, khó phát hiện sớm. Khi các triệu chứng lâm sàng đã rõ thì thường bệnh đã vào giai đoạn muộn. Khoảng 10 năm sau khi được chÈn đoán xơ gan, tỷ lệ bệnh nhân bị xơ gan mất bù đã xấp xỉ 60%, với tỷ lệ sống là 50% và hầu như các trường hợp tử vong đều do các biến chứng [3] [6]. Xơ gan mất bù là xơ gan có dịch cổ trướng, điều trị Ýt đáp ứng, tái phát nhanh, có nhiều biến chứng xảy ra như: XHTH do giãn vỡ TMTQ, hôn mê gan, hội chứng gan thận, ung thư gan .v.v…, tỷ lệ tử vong cao [11], [16]. Ở bệnh nhân xơ gan, tổn thương thận rất đa dạng bao gồm hoại tử ống thận cấp, nhiễm axit ống thận, song biến chứng thường gặp và được quan tâm nhiÒu hơn cả là hội chứng gan thận. Hội chứng gan thận là một dạng suy thận cấp chức năng, là hậu quả của giảm dòng máu qua thận và do co mạch thận [14], [23], [41], dẫn tới giảm mức lọc cầu thận, giảm bài tiết natri, giảm bài tiết nước tiểu. Hội chứng gan thận gắn liền với tiên lượng dè dặt hoặc tiên lượng xấu của xơ gan (theo tiên lượng của Child – Pugh thì đó là Child-Pugh B hoặc Child-Pugh C). Khi HCGT xuất hiện thì thời gian sống của bệnh nhân trung bình 1,7 tuần và 90% bệnh nhân tử vong trong vòng 10 tuần sau khi được chÈn đoán [14], [22], [36].

1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có HCGT. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, một số xét nghiệm cận lâm sàng của bệnh nhân xơ gan có Hội chứng gan thận” nhằm mục tiêu: 2. Nhận xét một số yếu tố nguy cơ gây hội chứng gan thận của bệnh nhân xơ gan.

DANH MỤC BẢNG

Xét Nghiệm Bệnh Giang Mai

Để giúp bạn đọc được tiếp cận với nguồn thông tin chính xác, đầy đủ về các phương pháp xét nghiệm tìm ra bệnh giang mai, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các chuyên gia đến từ phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi.

CÁC PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TÌM RA BỆNH GIANG MAI CHUẨN XÁC

Giang mai diễn biến phức tạp, có thời điểm tiềm ẩn hầu như không có biểu hiện lâm sàng khiến nhiều người lầm tưởng bệnh có thể tự “biến mất”.

Tuy nhiên, trên thực tế, xoắn khuẩn đang âm thầm tấn công vào mạch máu, thần kinh,…và có thể dẫn đến tử vong khi chuyển sang giai đoạn cuối.

Từ đó, kịp thời có những biện pháp điều trị tốt nhất, phòng tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm giang mai hiện nay bao gồm:

Xét nghiệm kiểm tra giang mai bằng kính hiển vi

Đây là phương pháp xét nghiệm giang mai thường áp dụng cho trường hợp mắc bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, khi vi khuẩn chưa đi vào máu và cơ thể chưa sinh ra kháng thể, nhiễm xoắn khuẩn giang mai từ 10 – 90 ngày.

Các bác sĩ sẽ lấy các thương tổn hay mẫu phẩm ở các vị trí có mầm bệnh như ở các vết loét, săng giang mai, các nốt trên da, dịch ở cơ quan sinh dục đem đi soi trên kính hiển vi để tìm ra xoắn khuẩn giang mai.

Thông thường, ở bước xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy mẫu phẩm từ dịch âm đạo của nữ giới hoặc dịch niệu đạo ở nam giới để xem đi xét nghiệm.

Xét nghiệm giang mai dịch não tủy

Phương pháp này được áp dụng chủ yếu với những bệnh nhân bị giang mai giai đoạn cuối. Khi đó, xoắn khuẩn đã ăn sâu vào bên trong hệ thần kinh trung ương.

Xét nghiệm dịch não tủy vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân bị giang mai thần kinh .

Vì vậy, nếu kết quả xét nghiệm giang mai dương tính, cần phải điều trị và theo dõi diễn biến của bệnh. Đồng thời, nên làm xét nghiệm mỗi tháng 1 lần để đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm giang mai bằng phản ứng RPR và TPHA

Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) là xét nghiệm sàng lọc kháng thể giang mai trong máu. Cơ chế của xét nghiệm này như sau:

Khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể của bệnh nhân. Như một phản ứng tự nhiên, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại kháng thể nhằm ngăn chặn sự tồn tại và phát triển của loại vi khuẩn này.

Chính vì vậy, chỉ cần thông qua xét nghiệm kiểm tra xem có tồn tại kháng thể kháng giang mai trong máu hoặc dịch não tủy không là có thể nhận biết được nguy cơ mắc bệnh giang mai.

Xét nghiệm RPR

Nếu xét nghiệm giang mai RPR âm tính thì có nghĩa là bạn không bị giang mai. Ngược lại, nếu RPR dương tính thì có thể bạn đã mắc bệnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, do cơ thể không tạo ra kháng thể nên dù RPR âm tính vẫn có thể bị giang mai. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi mà xoắn khuẩn chưa ăn sâu vào trong máu nên kết quả xét nghiệm RPR sẽ bị sai lệch.

Ngoài ra, trong một số trường hợp RPR dương tính giả do ung thư, phụ nữ mang thai, phản ứng đặc biệt của cơ thể, rối loạn miễn dịch, tuổi tác… Xét nghiệm RPR còn có thể dùng để theo dõi quá trình điều trị giang mai.

Xét nghiệm TPHA là phương pháp kiểm tra sự hiện diện của kháng thể giang mai trên huyết tương của bệnh nhân. Cơ chế của phương pháp này là dựa trên nguyên lý ngưng kết.

Theo đó, các bác sĩ sẽ cho tế bào hồng cầu được gắn với kháng nguyên xoắn khuẩn giang mai tiếp xúc với huyết tương của bệnh nhân. Nếu có phản ứng ngưng kết thì có thể kết luận là bị mắc bệnh giang mai.

Xét nghiệm TPHA

Xét nghiệm TPHA và RPR được đánh giá là hai loại xét nghiệm hiện đại cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, hai phương pháp này đòi hỏi trình độ y bác sĩ có tay nghề cao, trang thiết bị tiên tiến.

Vì vậy, không phải cơ sở y tế nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện.

Xét nghiệm giang mai VDRL

Xét nghiệm giang mai VDRL là phương pháp xét nghiệm được nhiều người lựa chọn hiện nay. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu của người bệnh ở tĩnh mạch sau đó sử dụng các thiết bị chuyên dụng.

Cơ chế của phương pháp xét nghiệm này cũng giống như phương pháp xét nghiệm giang mai RPR. Tức là cũng tìm các kháng thể mà cơ thể tạo ra để chống lại tác nhân gây bệnh. Kháng thể này là một loại Protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm giang mai VDRL này không phải khi nào cũng chuẩn xác. Các chuyên gia thường chỉ thực hiện phương pháp xét nghiệm giang mai sau 3 tháng thì mới có thể tìm thấy kháng thể chống bệnh.

Xét nghiệm nước ối để phát hiện giang mai

Đối với phụ nữ mang thai, nếu nghi ngờ xoắn khuẩn giang mai tấn công lây nhiễm sang cho thai nhi thì bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm nước ối.

Phương pháp này được thực hiện bằng cách lấy mẫu nước ối rồi đem soi trên kính hiển vi.

Trẻ sơ sinh khi sinh ra từ người mẹ giang mai nếu xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính (+) thì cần phải làm thêm xét nghiệm TPHA.

Nếu kết quả cho chỉ số RPR cao hơn mẹ, cao hơn gấp 4 lần thì có khả năng cao đứa trẻ đó bị nhiễm bệnh giang mai từ người mẹ của mình hay còn được gọi là giang mai bẩm sinh .

XÉT NGHIỆM BỆNH GIANG MAI Ở ĐÂU CHUẨN XÁC VÀ TIN CẬY?

Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi là một trong nhưng cơ sở y tế tư nhân hàng đầu hiện nay tại Hà Nội về xét nghiệm bệnh giang mai.

Nơi đây đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần có của một địa chỉ xét nghiệm bệnh giang mai tại Hà Nội uy tín, tin cậy:

Phòng khám được các cấp chính quyền, ban ngành có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động, xác nhận đủ điều kiện để tiến hành xét nghiệm giang mai.

Kỹ thuật viên trực tiếp lấy máu, mẫu bệnh phẩm,… và tiến hành làm xét nghiệm có chuyên môn giỏi, có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Hệ thống máy móc xét nghiệm tự động, hiện đại được trang bị đầy đủ, đảm bảo kết quả xét nghiệm bệnh giang mai luôn có độ chuẩn xác cao, nhanh chóng.

– Quy trình thăm khám, xét nghiệm đều được cam kết bảo mật tuyệt đối:

Danh tính và kết quả xét nghiệm được bảo mật tuyệt đối.

Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng xét nghiệm theo tiêu chuẩn quy định khắt khe của Bộ Y tế.

Linh hoạt trong thời gian lấy mẫu, không mất thời gian chờ đợi.

Bác sĩ tư vấn miễn phí trước và sau khi có kết quả xét nghiệm.

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi, mong rằng đã giúp bạn đọc có thể thông tin về việc các phương pháp xét nghiệm phát hiện ra bệnh giang mai, cũng như lựa chọn chính xác địa chỉ tiến hành tại Hà Nội.

Xét Nghiệm Máu Bệnh Thủy Đậu

Trước khi tìm hiểu về xét nghiệm máu bệnh thủy đậu, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những ảnh hưởng của bệnh thủy đậu đối với các bệnh nhân mắc bệnh này.

Thủy đậu là bệnh lý ngoài da khá phổ biến, hầu hết mọi người đều sẽ mắc thủy đậu 1 lần trong đời. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu nhất.

Bệnh thủy đậu thường lây lan nhanh chóng qua không khí, đường hô hấp bởi những giọt bắn hat dịch vỡ từ bọng nước.

Khi mắc bệnh thủy đậu, bệnh nhân thường có cảm giác đau đầu, sốt, mệt mỏi và xuất hiện bọng nước ở trên người, bọng nước có thể lan rộng ra khắp cơ thể.

Thủy đậu nếu phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục hiệu quả thì không để lại biến chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thủy đậu lại có thể gây biến chứng nguy hiểm như:

Gây nhiễm trùng máu, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng.

Đối với bà bầu mắc thủy đậu có thể dẫn đến sảy thai hoặc gây dị tật cho thai nhi.

Khi nào cần xét nghiệm máu bệnh thủy đậu?

Xét nghiệm máu bệnh thủy đậu thường được chỉ định thực hiện trong trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu của bệnh thủy đậu hay bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu.

Việc xét nghiệm máu bệnh thủy đậu sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm tình trạng bệnh, từ đó có giải pháp điều trị hiệu quả.

Những điều nên biết khi xét nghiệm máu bệnh thủy đậu

1. Kết quả xét nghiệm thủy đậu cho biết điều gì?

Xét nghiệm máu thủy đậu được thực hiện nhằm mục đích phát hiện vi rút gây bệnh thủy đậu và tìm kháng thể virus thủy đậu trong máu. Cụ thể:

Nếu kết quả xét nghiệm là IGG dương tính còn IGM âm tính thì có nghĩa bệnh nhân đã có kháng thể chống lại virus thủy đậu. Trường hợp này, bệnh nhân đã được tiêm phòng vacxin trước đó hoặc đã từng mắc bệnh thủy đậu.

Nếu kết quả xét nghiệm không có IGG và IGM đều âm tính thì bệnh nhân chưa có kháng thể chống thủy đậu, do vậy, trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tiêm vaccine.

Trường hợp kết quả xét nghiệm IGG và IGM đều dương tính thì khả năng bạn mắc bệnh thủy đậu là rất cao. Trường hợp này, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân để đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.

Để kiểm tra chính xác tình trạng nhiễm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân, bác sĩ thường sẽ chỉ định những kỹ thuật như:

Xét nghiệm huyết thanh: Mục đích là tìm kháng thể IGG và IGM trong máu, từ đó đánh giá tình trạng bệnh thủy đậu.

Xét nghiệm PCR: Mục đích là phát hiện sự tồn tại của virus gây bệnh thủy đậu ở trong máu.

Xét nghiệm thủy đậu ở đâu chính xác, uy tín?

Nếu bạn đang băn khoăn không biết xét nghiệm máu thủy đậu ở đâu uy tín, an toàn, vậy thì Đa khoa Phương Nam là một trong những lựa chọn tốt mà bạn có thể yên tâm tin tưởng.

Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cùng chuyên viên xét nghiệm dày dặn kinh nghiệm, từng công tác ở nhiều bệnh viện tuyến đầu. Thường xuyên tu nghiệp trong và ngoài nước.

Chi phí xét nghiệm được niêm yết công khai, cam kết không phát sinh. Bảng giá được tối ưu theo mức phí của bệnh viện công.

Xét nghiệm cả trong và ngoài giờ hành chính với chi phí không đổi, hỗ trợ bệnh nhân tận tình, chu đáo 24/7.

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Bệnh Lậu Xét Nghiệm Như Thế Nào

Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh xã hội) có tốc độ lây lan, phát triển nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.

Vì vậy, việc xét nghiệm bệnh lậu là vô cùng quan trọng giúp chẩn đoán đúng bệnh nhằm điều trị kịp thời và hiệu quả.

Xét nghiệm bệnh lậu là phương pháp xét nghiệm dịch niệu đạo hoặc dịch âm đạo nhuộm giemsa sau đó quan sát dưới kính hiển vi nhằm phát hiển vi khuẩn lậu. Nếu người mắc bệnh lậu sẽ thấy trong dịch xuất hiện song cầu khuẩn giống hạt cà phê bắt màu Gram âm (-) cả trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân trung tính.

Đây là cách xét nghiệm cho kết quả chính xác khoảng 90% đối với những bệnh nhân mắc lậu cấp tính.

Khi thực hiện xét nghiệm bệnh lậu sẽ bao gồm các bước như sau:

Xét nghiệm dịch niệu đạo: Bác sĩ sẽ lấy dịch mủ ở niệu đạo trước khi bạn đi tiểu để nhuộm bệnh phẩm và tiến hành soi dưới kính hiển vi để kiểm tra vi khuẩn. Nếu thấy vi khuẩn gram âm nằm trong và ngoài bạch cầu đa nhân thì khả năng mắc bệnh lậu là rất cao. Lúc này, cần làm thêm xét nghiệm máu và nước tiểu để có kết quả chính xác hơn.

Xét nghiệm máu: bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người bệnh để thực hiện xét nghiệm nhằm xác định xem trong máu của bệnh nhân có tồn tại vi khuẩn lậu hay không, đồng thời cũng phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục khác nếu có.

Xét nghiệm nước tiểu: Lấy mẫu nước tiểu của bệnh nhân để xét nghiệm xem có vi khuẩn lậu trong đó hay không và kiểm tra xem có gì bất thường trong nước tiểu không.

Hiện nay các phương pháp xét nghiệm bệnh lậu thường được sử dụng tại các cơ sở y tế bao gồm các phương pháp như:

Phương pháp xét nghiệm trực tiếp: Là phương pháp lấy trực tiếp dịch mủ từ niệu đạo hoặc dịch âm đạo để làm xét nghiệm.

Phương pháp nuôi cấy: Là phương pháp nuôi cấy lậu cầu trong môi trường sử dụng Thayer-Martin có chứa Vancomycin để xác định bệnh lậu. Việc nuôi cấy cho kết quả dương tính với vi khuẩn lậu là mắc bệnh.

Phương pháp xét nghiệm tính nhạy cảm: Sau khi phương pháp nuôi cấy cho kết quả dương tính thì các bác sĩ sẽ tiếp tục tiến hành xét nghiệm thử phản ứng của thuốc cho bệnh nhân để có kết quả chính xác hơn.

Phương pháp xét nghiệm PPNG: nếu kết quả dương tính sẽ cho kết quả là PPNG, còn nếu kết quả âm tính cho kết quả N- PPNG.

Bệnh lậu là bệnh có tốc độ lây lan và phát triển nhanh, để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh, có thể gây vô sinh – hiếm muộn. Vì vậy, việc xét nghiệm bệnh lậu sẽ giúp chẩn đoán bệnh chính xác từ đó có phương pháp điều trị hiệu quả nhằm hạn chế các biến chứng của bệnh đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh.

Bên cạnh đó những triệu chứng của bệnh lậu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đau, tiểu ra mủ, sưng đau và ngứa rát bộ phận sinh dục, chảy dịch ở niệu đạo hoặc âm đạo… Những triệu chứng này giống với một số bệnh lý như: nhiễn trùng đường tiểu, viêm nhiễm phụ khoa (nữ giới), viêm nhiễm nam khoa,…

Vì vậy, xét nghiệm bệnh lậu sẽ giúp các bác sĩ biết được chính xác loại bệnh bạn đang mắc phải là bệnh lậu hay các bệnh trên, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho người bệnh.

Đối tượng nên xét nghiệm bệnh lậu

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh lậu rất cao và nên thực hiện xét nghiệm, sàng lọc bệnh lậu, cụ thể là:

Người có quan hệ tình dục không an toàn, những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi.

Những người có quan hệ đồng tình, quan hệ bằng đường miệng, đường hậu môn không an toàn với người có nguy cơ nhiễm bệnh lậu.

Người đã sinh hoạt, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người bệnh lậu .

Những người đã từng mắc các bệnh xã hội khác như mụn sinh dục, giang mai, sùi mào gà,… thì cũng nên thăm khám thường xuyên.

Người bị bệnh lậu thường có các dấu hiệu như đau buốt khi đi tiểu, đi tiểu ra mủ, tiểu rắt, bộ phận sinh dục bị sưng đau và ngứa rát,… Vì vậy, khi có những biểu hiện này nghi ngờ mắc lậu thì người bệnh nên chủ động thăm khám, xét nghiệm để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình nhằm có biện pháp chữa trị hiệu quả khi gặp phải.

Nếu kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh lậu thì người bệnh đang bị nhiễm bệnh. Vì vậy, hãy nhanh chóng điều trị ngay để tránh vi khuẩn lậu tái phát và lây lan đến các bộ phận khác gây viêm nhiễm nam khoa, phụ khoa làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe và khả năng sinh sản về sau.

Tuyệt đối không được âm thầm chịu đựng cũng như không được tùy tiện mua thuốc về dùng hay sử dụng các bài thuốc dân gian khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc làm này vô cùng nguy hiểm, có thể khiến bệnh nặng hơn, tổn thương lan rộng và kéo dài, tái phát nhiều lần, gây nhiều biến chứng cho sức khỏe, tiền mất tật mang…

Để được điều trị bệnh lậu hiệu quả, an toàn và nhanh chóng thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Phương pháp điều trị lậu hiện nay chủ yếu là sử dụng thuốc bao gồm thuốc kháng sinh đặc hiệu cho trường hợp cấp tính hoặc thuốc kháng sinh phối hợp cho trường hợp mãn tính giúp loại bỏ nhanh vi khuẩn lậu và làm giảm triệu chứng.

Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ được sử dụng thêm thuốc đông y giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng, đào thải độc tố, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hạn chế các tác dụng phụ của thuốc tây y.

Việc tầm soát bệnh lậu là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp mọi người phát hiện bệnh sớm và có cách chữa bệnh lậu hiệu quả nếu mắc bệnh.

Vì thế, sau khi có quan hệ tình dục không an toàn và có những biểu hiện nghi ngờ mắc lậu thì người bệnh nên thực hiện tầm soát bệnh lậu để có biện pháp phòng tránh cũng như can thiệp kịp thời khi mắc bệnh.

Khi thực hiện tầm soát bệnh lậu, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng dựa trên các dấu hiệu của bệnh, thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh lý. Sau khi có kết quả tầm soát thì bác sĩ sẽ có tư vấn và chỉ định phù hợp cho từng trường hợp.

Mọi người cũng cần lưu ý, để phòng tránh bệnh lậu thì nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn, chung thủy, sử dụng bao cao su khi quan hê. Bên cạnh đó, không được sử dụng chung đồ dùng với người bệnh hoặc người lạ, khi có tiếp xúc với dịch khuẩn của người bệnh thì cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng…

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp mọi người biết được bệnh lậu xét nghiệm như thế nào và hiểu rõ hơn về xét nghiệm bệnh lậu để tiến hành thực hiện sớm khi có những yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Nếu còn có thắc mắc gì về bệnh lậu và các vấn đề sức khỏe khác, hãy gọi điện thoại cho chúng tôi theo số: 03.56.56.52.52 hoặc đặt câu hỏi TẠI ĐÂY để được tư vấn và giải đáp cụ thể.