Top 8 # Xem Nhiều Nhất Xử Lý Bệnh Chân Tay Miệng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Bệnh Tay Chân Miệng

Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.

Sự lây truyền bệnh

Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.

Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Biểu hiện của bệnh

Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt

Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.

Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Diễn tiến và biến chứng của bệnh TCM

Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1; các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng

– Giai đoạn 2:

Vim mng no: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).

Vim no: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt

– Giai đoạn 3:

Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm

Ph phế nang, si bọt hồng, ph phổi

– Giai đoạn 4:

Hồi phục, di chứng hay tử vong

Biến chứng

Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh

Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.

Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.

Biểu hiện biến chứng viêm não màng não

Không có biểu hiện mê sâu

Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.

Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.

Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

Điều trị bệnh tay chân miệng:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.

– Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước

Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).

Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

Bệnh Tay Chân Miệng Cấp Độ 1 Phải Xử Lý Thế Nào?

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm, chủ yếu do loại virus mang tên Coxsackievirus A16 gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ hơn 5 tuổi. Bệnh tay chân miệng lúc mới khởi phát tương đối nhẹ nhưng rất dễ lây lan nếu tiếp xúc gần với người bệnh. Tình trạng này nếu không được xử lý kịp thời có gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh tay chân miệng, kế đến sẽ xuất hiện tình trạng trẻ bị đau họng, biếng ăn, mệt mỏi,…

Để biết trẻ có mắc bệnh tay chân miệng hay không, cha mẹ có thể căn cứ vào các vết loét trong miệng và/hoặc các nốt phát ban trên bàn tay và bàn chân của trẻ.

– Bệnh tay chân miệng trẻ em chỉ gây loét miệng

– Bé quấy khóc, bỏ ăn, biếng ăn

– Da bị tổn thương xuất hết nốt đỏ, phỏng. Tuy nhiên cần phân biệt rõ với nốt phỏng bệnh thủy đậu vì bệnh thủy đậu mọc nhiều giai đoạn, có thể ban đỏ, nốt sần, phỏng nước trong, phỏng nước đục, nốt có vảy mọc xen kẽ nhau. Ban mọc khởi điểm ở thân (thường là lưng), sau đó lan toàn thân, đầu mặt và tay chân. Còn bệnh tay chân biệng có mụn nước hình bầu dục và mọc ở những vị trí điển hình như lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông.

Bệnh tay chân miệng bắt đầu có biến chứng trên thần kinh và biến chứng tim mạch nhẹ. Tay chân miệng cấp độ 2 được phân chia thành 2 phân độ nhỏ:

– Độ 2a:

Trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám bệnh, sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C kèm theo nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.

Trẻ có dấu hiệu được phân ra nhóm 1 hoặc nhóm 2:

Nhóm 1: Trẻ giật mình ghi nhận lúc khám hoặc bệnh sử có giật mình ≥ 2 lần/30 phút hoặc bệnh sử có giật mình (ít < 2 lần/30 phút) kèm theo 1 dấu hiệu sau:

+ Trẻ sốt cao ≥ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Nhóm 2: Trẻ có một trong các biểu hiện sau:

+ Triệu chứng thất điều: Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng.

+ Có rung giật nhãn cầu, lác mắt.

+ Yếu chi (tay, chân) hoặc liệt chi.

+ Liệt thần kinh sọ: Biểu hiện nuốt sặc, thay đổi giọng nói…

– Bệnh tay chân miệng trẻ em có biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp nặng

– Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú.

– Nhịp thở nhanh, thở bất thường: có cơn ngưng thở, trẻ thở bụng, thở nông, xuất hiện rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản.

– Rối loạn tri giác (Glasgow < 10 điểm).

2.4. Bệnh tay chân miệng cấp độ 4

– Trẻ có biểu hiện sốc (mạch = 0, huyết áp = 0…)

– Phù phổi cấp, tím tái, SpO2 < 92%.

Cho đến hiện tại, dù bệnh tay chân miệng đang bùng phát nguy hiểm nhưng vẫn chưa có một loại vacxin ngừa tay chân miệng nào đạt hiệu quả tuyệt đối cả. Do đó, để việc điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 nói riêng và bệnh tay chân miệng nói chung đạt hiệu quả thì các bậc phụ huynh cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Trong thời điểm có các dấu hiệu bệnh, bố mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ để sớm phát hiện các bất thường ở trẻ để điều trị kịp thời.

+ Vẫn bổ sung các dưỡng chất cần thiết đầy đủ cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cũng như nâng cao thể trạng của trẻ. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà sẽ có cách bổ sung khác nhau. Chẳng hạn như đối với trẻ còn bú sữa mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú chứ không nên ngừng.

+ Ngoài ra, mẹ nên lưu ý chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày dưới dạng thức ăn lỏng, mềm để trẻ dễ hấp thu.

+ Giữ gìn vệ sinh thân thể cho trẻ bằng cách hướng dẫn trẻ dùng xà phòng rửa tay hoặc rửa tay cho trẻ ngay sau khi vệ sinh.

+ Sát khuẩn toàn bộ đồ chơi, vật dụng, đồ dùng cá nhân của trẻ.

+ Giữ cho nhà cửa, nhất là khu vực sàn nhà và không khí trong nhà được sạch sẽ, trong lành.

Cách điều trị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 cho trẻ ngay tại nhà

– Ngay sau khi trẻ có dấu hiệu mắc bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thì mẹ cần thực hiện ngay các bước sau đây (theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa):

– Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt Paracetamol liều 10mg/kg/lần uống, nếu trẻ vẫn sốt thì sau 6 tiếng tiếp tục cho trẻ dùng.

– Tuyệt đối không nên ép trẻ ăn vì trẻ đang bị đau họng nên việc biếng ăn là rất bình thường. Thay vào đó hãy cho trẻ ăn ít và ăn nhiều lần là được.

– Vệ sinh tay chân, răng miệng của trẻ sạch sẽ.

Khi nào mẹ cần đưa bé tới gặp bác sỹ khi trẻ bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1?

Thông thường các trường hợp trẻ bị bệnh tay chân miệng cấp độ 1 có thể điều trị ngoại trú và theo dõi tại cơ sở y tế. Tuy nhiên, khi có một trong các dấu hiệu nặng sau đây mẹ cần đưa con tới gặp bác sỹ để nghe tư vấn trực tiếp và có hướng xử lý kịp thời.

– Cách 1 – 2 ngày bệnh không có xu hướng giảm thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện để khám. Trường hợp trẻ bị sốt thì phải khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất trong vòng 48 tiếng.

– Nếu thấy bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm và dấu hiệu bệnh ngày càng trầm trọng như sốt cao trên 39 độ, cả người tím tái, khó thở, quấy khóc, nôn ói, các đốm đỏ trên da lan nhanh khắp người, co giật, hôn mê… thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay tức khắc để được điều trị chuyên sâu.

– Cuối cùng, bố mẹ nên nhớ bệnh tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không phải dùng thuốc kháng sinh điều trị. Nếu bệnh của trẻ diễn tiến nặng hơn thì có thể là do bố mẹ lơ là trong việc chăm sóc hoặc cho trẻ tiếp xúc với người bệnh. Vì thế tạm thời hãy cho trẻ ở nhà và theo dõi, giữ gìn vệ sinh thật tốt mới là cách điều trị bệnh hiệu quả nhất.

– Tái khám sau mỗi 1 – 2 ngày, liên tục trong 8 – 10 ngày đầu của bệnh. Hoặc trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày liên tục cho đến khi hết sốt ít nhất 48 giờ. Hoặc cần khám ngay khi có dấu hiệu (độ 2a trở lên).

– Theo dõi sức khỏe bé tại nhà

Trẻ em khi có dấu hiệu mắc bệnh cần phải được được đưa tới các cơ sở Y tế. Theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Sau đó, về nhà bạn cần liên tục theo dõi nhiệt độ, và sự tiến triển của bệnh để chăm sóc bé tốt nhất.

– Vệ sinh cá nhân

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi). Cho bé bị bệnh ăn các đồ ăn nhuyễn, dễ tiêu hóa như: Cháo, súp,… Không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

– Làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt

Cần cách ly bé với nhà trẻ và nơi đông người. Hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Thu gom và xử lý chất thải của trẻ

Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

– Phun thuốc khử trùng Cloramin B

Hiện nay căn bệnh này vẫn chưa có thuố c đặc trị. Vì vậy, bạn cần cần chú ý đề phòng bằng cách phun thuốc khử trùng để sát khuẩn xung quanh môi trường sống để ngăn ngừa lây lan bệnh dịch.

Công dụng

– Giảm triệu chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh

– Giảm triệu chứng đau dạ dày

– Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa nói chung

– Hỗ trợ chức năng hệ thống miễn dịch

– Giúp thúc đẩy hệ thực vật hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

– Mỗi ml dung dịch uống chứa: Lợi khuẩn Bifidobacterium 1 tỷ CFU (BB-12)

– Dành cho bé từ 2 tuần tuổi trở lên

– Bổ sung men vi sinh cho bé

– Mẹ có thể trộn vào sữa, trái cây, thức ăn để cho bé uống. Hàm lượng theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế.

– Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi: 0.5ml ngày

– 12 tháng đến 2 tuổi: 1ml mỗi ngày

– Từ 2 tuổi trở lên: 1 – 2ml mỗi ngày

Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý Bệnh Tay, Chân, Miệng Ở Trẻ

Chân tay miệng là một căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em, dễ lây lan và nếu không xử lý kịp thời sẽ tạo thành dịch bên cạnh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Bệnh chân tay miệng thuộc nhóm bệnh mang tính truyền nhiễm cấp tính, tức có khả năng lây từ người này sang người khác. Thời điểm phát dịch là vào mùa hè. Trẻ em là đối tượng thường nhiễm của bệnh chân tay miệng. Bệnh chân tay miệng tưởng chừng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không xử lý nhanh chóng, kịp thời sẽ rất dễ xảy ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong.

Tại sao trẻ em thường bị chân tay miệng?

Đối tượng của bệnh chân tay miệng là trẻ nhỏ, bởi trẻ nhỏ sức đề kháng còn kém, dễ bị lây nhiễm.

Theo nghiên cứu, bệnh do enterovirus cùng các loại coxackievirus, echovirus,… gây ra. Các thể của bệnh chân tay miệng:

– Bệnh do virus Coxsackievirus A16 được đánh giá là bệnh ở thể nhẹ. Trẻ mắc bệnh ở thể này thường tự khỏi sau 7-10 ngày.

– Bệnh do virus Enterovirus 71 được đánh giá là tình trạng bệnh ở thể nặng. Một số biến chứng nghiêm trọng của bệnh: Vấn đề về thần kinh, viêm màng não, hệ hô hấp bị ảnh hưởng,… Hệ quả nặng nề nhất chính là tử vong.

Nguyên nhân của bệnh chân tay miệng

Bệnh chân tay miệng do nhiễm trùng coxsackievirus A16, hầu hết là đều bị lây nhiễm khi tiếp xúc với:

– Dịch tiết mũi hoặc đờm của người mắc bệnh chân tay miệng.

– Nước bọt của người mắc bệnh chân tay miệng.

– Và chất lỏng từ mụn nước bị vỡ ra của người mắc bệnh chân tay miệng.

Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng

Căn cứ vào từng thể của bệnh chân tay miệng mà sẽ có dấu hiệu nhận biết cụ thể.

Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng thể nhẹ

– Sốt: Khi bị mắc bệnh chân tay miệng, trẻ thường sốt nhưng tình trạng sốt này sẽ nhanh hạ.

– Tổn thương trên da: Đỏ rát, có mụn nước ở họng, miệng, lòng bàn tay, bàn chân, gối,…

– Một số triệu chứng: Nôn, chán ăn, tăng tiết nước bọt, bị tiêu chảy, hay quấy khóc.

Dù ở thể nhẹ, phụ huynh vẫn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được theo dõi và có phương án điều trị kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết chân tay miệng thể nặng

– Sốt nhưng không hạ: Tình trạng trẻ bị sốt trên 38,5 độ liên tục 2 ngày không hạ dù đã uống thuốc.

– Quấy khóc không dứt: Khóc suốt đêm, ngủ chập chờn và liên tục tỉnh giấc, quấy khóc. Điều này chứng tỏ trẻ đang bị nhiễm độc thần kinh giai đoạn đầu.

– Hay bị giật mình: Một biểu hiện xảy ra do nhiễm độc thần kinh, không chỉ trong lúc ngủ mà ngay cả khi đang chơi trẻ cũng sẽ bị hiện tượng này.

Bệnh chân tay miệng khi đã ở thể nặng chứng tỏ mức độ cấp báo cần phải xử lý ngay lập tức.

Bệnh chân tay miệng nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng ban đầu chưa đến mức nguy hiểm nhưng một khi đã bước sang thể nặng thì chứng tỏ vô cùng đáng gờm. Trẻ sẽ rất bị biến chứng viêm màng não, trụy tim, suy tim,… và mức độ tử vong cao.

Do đó, bệnh chân tay miệng được liệt vào trong danh sách bệnh nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần chú ý.

Cách chăm sóc cho trẻ bị chân tay miệng

Cần chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc bệnh chân tay miệng để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

– Cách ly trẻ với người xung quanh, tránh bệnh lây nhiễm chéo.

– Tránh ăn đồ cay nóng, đồ đặc, cứng.

– Tránh các loại thực phẩm giàu axit như cam, chanh bởi có thể làm xót vết lở loét ở miệng.

– Không ép trẻ ăn, tránh gây tâm lý sợ hãi ở trẻ.

– Nên để trẻ nghỉ ngơi trong phòng thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, yên tĩnh.

– Không ép trẻ phải học tập và làm bất cứ việc gì trong quá trình điều trị.

– Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Phòng tránh lây nhiễm chân tay miệng ở trẻ như thế nào?

– Rửa tay thường xuyên trước khi ăn, sau khi chơi.

– Ăn chín, uống sôi, ăn uống khoa học, không ăn bốc hay mút tay.

– Làm sạch đồ chơi hàng ngày.

– Không cho trẻ đến những nơi có mầm bệnh.

– Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

Tay Chân Miệng Bệnh Học

Tay chân miệng là một trong những bệnh lý ngoài da do virus gây nên và đang trở thành nỗi lo lắng của nhiều người, đặc biệt là bậc cha mẹ có con nhỏ. Bài viết này sẽ gửi tới bạn kiến thức tay chân miệng bệnh học (nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng,…) để mọi người có thể tìm ra giải pháp phòng ngừa, điều trị tay chân miệng an toàn và hiệu quả. HÃY XEM NGAY!

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng do virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 gây ra. Các virus này thường sống trong đường tiêu hóa và lây từ người sang người qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh.

Bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bởi độ tuổi này hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Trong thực tế,những trẻ lớn hơn và người trưởng thành cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Mùa xuân, mùa hè và mùa thu là ba thời điểm mà trẻ em cũng như người lớn rất dễ mắc bệnh.

Virus tay chân miệng dễ lây lan thành đại dịch

Con bạn có thể mắc bệnh truyền nhiễm này khi tiếp xúc với một người từng bị bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, bàn ghế hay tay nắm cửa.

Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và tự khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên, nếu các biến chứng xuất hiện mà không được điều trị đúng, con bạn có nguy cơ cao bị viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Ở giai đoạn đầu khi mới phát bệnh, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em có dấu hiệu đặc trưng như bệnh cúm. Bé sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau cổ họng, sốt nhẹ (dao động từ 38 – 39°C). Sau khoảng một hoặc hai ngày, các triệu chứng của bệnh tay chân miệng mới xuất hiện. Bé sẽ bị nổi bóng nước trên da, quanh miệng, bên trong má, lòng bàn tay và bàn chân, mông hoặc xung quanh hậu môn. Nổi bóng nước là một đặc điểm rõ rệt nhất của căn bệnh này ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Ban đầu, các nốt ban này xuất hiện như một vết sẹo nhỏ, mờ, màu đỏ và phẳng. Sau đó, chúng dần trở thành các nốt phồng rộp như những bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra, khiến trẻ rất đau đớn. Các bóng nước này thường biến mất sau khoảng 1 – 2 tuần.

Vị trí bệnh tay chân miệng xuất hiện nhiều nhất

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh tay chân miệng sẽ khó xác định nếu con bạn chỉ bị nổi bóng nước trong miệng hoặc cổ họng. Do còn quá nhỏ nên con không thể nói cho bạn biết rằng con bị đau họng. Do đó, nếu thấy trẻ sốt và có dấu hiệu ngừng ăn hoặc không muốn ăn uống thì bạn hãy đưa con đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Khi bị chân tay miệng, ngoài các dấu hiệu như sốt, nổi ban đỏ, bỏ ăn hoặc không muốn ăn, trẻ còn có các dấu hiệu sau:

Đau nhức cơ bắp, đau đầu, cứng cổ; Bồn chồn; Ngủ không ngon giấc hoặc ngủ nhiều hơn, có thể hay giật mình;

Trẻ nhỏ thường hay bị chảy nước miếng vì đau họng

Lưu ý: Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh, trẻ sẽ không bị bệnh ngay mà phải mất khoảng từ ​​3 – 6 ngày, các dấu hiệu đặc trưng của bệnh mới xuất hiện. Đây được gọi là giai đoạn ủ bệnh. Trong một số trường hợp, trẻ bị tay chân miệng có thể không thấy dấu hiệu của bệnh hoặc các triệu chứng xuất hiện rất nhẹ. Điều này thường khiến bạn chủ quan. Nếu con có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và chăm sóc đúng cách nhằm tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?

Nếu con bạn được điều trị đúng cách, các biến chứng của bệnh sẽ hiếm khi xảy ra. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, trẻ bị tay chân miệng sẽ gặp phải một số biến chứng như:

Tính mạng trẻ có thể bị đe dọa bởi sự tấn công mạnh của virus tay chân miệng

– Mất nước: Đây là biến chứng phổ biến nhất.

– Viêm màng não: Trẻ bị tay chân miệng có nguy cơ bị viêm màng não nếu virus xâm nhập vào màng hoạt dịch não tủy.

– Viêm não: Tình trạng này thường do nhiễm virus gây ra và là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây rối loạn ngôn ngữ, mất trí nhớ, thậm chí tử vong. Tin vui cho bạn, viêm não là một biến chứng hiếm gặp.

– Mất móng tay và móng chân: Trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ có thể gây ra những biến chứng này. Tình trạng này thường xảy ra trong vòng một vài tuần sau khi trẻ bị bệnh. Cho đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa chắc chắn được rằng, việc móng tay và móng chân bị mất có phải là do bệnh gây ra. Tuy nhiên, trong một bản báo cáo, việc mất móng chân và móng tay chỉ là tạm thời và không cần điều trị.

Cách điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà

Để điều trị tay chân miệng, hiện nay chưa có phương pháp đặc hiệu nào. Cách điều trị tại nhà hữu hiệu nhất là chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt. Hãy giảm sốt và cho trẻ uống nước thường xuyên để phòng ngừa tình trạng mất nước. Thỉnh thoảng, bạn nên cho bé súc miệng bằng các loại nước súc miệng dành riêng cho bệnh nhân mắc bệnh. Chúng có tác dụng đối với các vết loét ở miệng nhằm giảm đau, giảm phản ứng viêm và giúp trẻ nhỏ có thể uống nước được.

Chế độ ăn cho người bị tay chân miệng đóng vai trò rất quan trọng

Nếu bé bị sốt, bố mẹ vẫn có thể dùng các loại thuốc hạ sốt thích hợp. Một số cách mà bạn có thể làm nhằm giảm triệu chứng tay chân miệng ở trẻ tại nhà bao gồm:

– Cho bé ăn đồ lỏng, uống nhiều nước hoặc sữa đã được làm mát hoặc làm lạnh. Việc này giúp con tránh bị đau họng khi nuốt và tránh mất nước. Nước lạnh hoặc sữa là sự lựa chọn lý tưởng cho trẻ mắc bệnh này. Nếu bé khó nuốt, bạn hãy chia nhỏ khẩu phần của bé ra và cho bé ăn từng chút một. Ngoài ra, những thực phẩm lạnh như kem hoặc thạch cũng rất có ích cho trẻ bị bệnh này.

– Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, cay hoặc chua nếu miệng bé bị tổn thương. Những loại thực phẩm dạng này có thể khiến các vết loét của trẻ thêm trầm trọng hơn.

– Vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, giữ cho các vùng da bị tổn thương luôn sạch, thoáng.

– Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên và đúng cách.

– Bạn có thể bôi một số loại thuốc làm dịu vết thương, vết loét,… giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng.

– Bạn có thể cho trẻ dùng paracetamol để giảm sốt hoặc đau. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách thức dùng thuốc cho trẻ.

– Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye (sưng phù gan và não) ở trẻ em, một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng và có thể gây tử vong.

– Trong tuần đầu tiên kể từ khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, trẻ sẽ rất dễ lây cho người khác. Tuy nhiên, virus gây bệnh vẫn có thể lây truyền trong vài tuần sau đó. Bạn hoàn toàn có nguy cơ lây bệnh từ con nên hãy cẩn trọng.

Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Hiện nay, chưa có vắc xin nào phòng ngừa bệnh này. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt, dịch nhầy từ mũi hoặc chất dịch tiết ra khi nốt phồng bị vỡ.

Tiêm vắc xin là cách phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả

Một số điều bạn có thể làm nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ bao gồm: Cho bé nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với trẻ khác; Rửa tay và giữ gìn vệ sinh sạch sẽ; Làm sạch, vô trùng đồ chơi và vật dụng dùng chung; Sử dụng quần áo, chăn, màn,… bằng vải cotton để giúp bé nhanh cải thiện bệnh tay chân miệng.

Hỗ trợ điều trị tay chân miệng bằng sản phẩm gel Subạc

Trước diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, ngoài việc chú ý tới chế độ ăn uống, áp dụng các bài thuốc điều trị tay chân miệng bằng thuốc nam thì hiện nay, có một phương pháp nữa mà các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn, đó chính là sử dụng sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu trong số đó phải kể tới gel bôi thảo dược Subạc .

Gel Subạc hỗ trợ điều trị tay chân miệng hiệu quả

Subạc chứa thành phần chính là , kết hợp với một số thảo dược khác như: Dịch chiết neem (Sầu Đâu, Xoan Ấn Độ), chitosan,… có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, ngăn chặn sự nhiễm trùng, đặc biệt khi dùng sản phẩm sẽ làm mềm, tạo cảm giác mát trên da, giúp tăng cường khả năng tái tạo da và ngăn ngừa sẹo một cách hiệu quả, an toàn. Vì vậy, gel Subạc sẽ là sự lựa chọn an toàn cho người mắc tay chân miệng cũng như các bệnh ngoài da khác như: Sởi, thủy đậu, zona, vết thương do côn trùng cắn hoặc bị bỏng…

Từ khi có mặt trên thị trường, gel Subạc đã phát huy tác dụng trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da do virus như: Tay chân miệng, sởi, thủy đậu…

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng