Top 9 # Xem Nhiều Nhất Xử Trí Bệnh Sốt Rét Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Trẻ Bị Sốt Rét: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Xử Trí

Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ bị sốt rét lại là bệnh nguy hiểm mà cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Để phòng và điều trị bệnh hiệu quả, cha mẹ cần nắm được nguyên nhân gây bệnh do đâu và những triệu chứng điển hình trẻ có thể gặp phải khi bị sốt rét.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt rét

Nói đến sốt rét chắc chắn mọi người sẽ nghĩ ngay đến nguyên nhân gây bệnh đó chính là loài muỗi Anopheles nguy hiểm. Điều này hoàn toàn đúng nhưng vẫn chưa đủ, còn có rất nhiều nguyên nhân khác gây nên tình trạng bệnh này. Chúng ta có thể kể đến một số nguyên nhân khác ngoài muỗi Anopheles như:

+ Do rối loạn vận mạch: Hầu hết tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc tình trạng này trong đó có cả trẻ em. Khi thân nhiệt lên cao đến mức 38 – 40 độ C thì tình trạng rối loạn vận mạch hoàn toàn có thể xảy ra.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt rét

Chúng ta có thể lý giải điều này bằng việc khi trẻ bị sốt, chất gây sốt nội sinh sẽ kết hợp với chất gây sốt ngoại sinh khiến thân nhiệt ở mức bình thường trở nên thấp hơn nhiệt độ bình thường trong cơ thể. Dẫn đến việc cơ thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh, rét run, mạch ngoại vi co lại.

+ Nhiễm ký sinh trùng sốt rét: Tình trạng nhiễm trùng này xảy ra rất phổ biến ở những vùng nóng ẩm. Nguyên nhân chính là do mầm bệnh ký sinh trùng trong loài muỗi Anopheles truyền vào cơ thể khi muỗi đốt vào người và gây bệnh.

Tìm hiểu thêm: Bé bị sốt nổi mẩn đỏ khắp người

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt rét

+ Triệu chứng ban đầu

Khi bị sốt rét run, trẻ thường có biểu hiện ban đầu đó là da mặt đỏ, hơi tái, người mệt mỏi, quấy khóc, ngủ nhiều. Thân nhiệt của trẻ cao, thông thường lên tới 38 độ C trở lên nhưng trẻ vẫn có cảm giác ớn lạnh, vã mồ hôi. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt rét còn xuất hiện những cơn đau đầu, chóng mặt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.

Sốt rét khiến cơ thể trẻ lúc nóng lúc lạnh

+ Các dấu hiệu lâm sàng điển hình

– Sốt lạnh run: Trẻ sốt cao kéo dài khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, chóng mặt và có cảm giác buồn nôn.

– Cơ thể trẻ lúc nóng lúc lạnh: Thân nhiệt trẻ tăng dần, nhiệt độ có thời điểm tăng cao lên đến 40 độ C, nguy cơ gây co giật ở trẻ là rất cao. Trẻ sốt nhưng cơ thể có lúc nóng ran nhưng có lúc lạnh rét run cầm cập. Với tình trạng này cha mẹ cần tìm cách để hạ sốt cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tình trạng nóng lạnh bất thường này ở cơ thể trẻ sẽ kéo dài lên đến 6 tiếng đồng hồ.

– Trẻ vã nhiều mồ hôi: Giai đoạn này là lúc nhiệt độ cơ thể trẻ đã hạ. Trẻ bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn, có cảm giác buồn ngủ nhưng người vẫn vã nhiều mồ hôi. Thời điểm diễn ra tình trạng này có thể trong khoảng 1 tiếng đồng hồ.

Điều trị và chăm sóc khi trẻ bị sốt rét

Khi trẻ bị sốt rét run thì điều quan trọng đầu tiên mà cha mẹ cần chú ý đó là nhanh chóng hạ sốt cho trẻ bằng những phương pháp đơn giản như:

+ Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, thông khí. Không nên để nhiều người vây quanh trẻ tránh tình trạng ngạt khí.

+ Mặc quần áo mỏng, thoáng cho trẻ. Lựa chọn quần áo thấm mồ hôi tốt. Tuyệt đối không giữ ấm trẻ bằng cách đắp nhiều chăn khi trẻ đang bị sốt rét.

+ Dùng khăn ấm lau người cho trẻ, chú ý lau ở các vị trí như nách, bẹn, trán để giúp hạ sốt nhanh chóng.

+ Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn các thức ăn loãng, dễ tiêu. Trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú càng nhiều càng tốt.

+ Trẻ bị sốt rét bao giờ cũng xuất hiện tình trạng mất nước. Vì vậy cha mẹ cần tăng cường bổ sung nhiều nước cho trẻ. Cho trẻ uống nước sôi để nguội hoặc uống oresol để bù nước, bù điện giải cho cơ thể.

+ Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C bằng các loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ em theo đúng liều lượng được chỉ định. Mỗi lần uống hạ sốt cần cách nhau khoảng 5 – 6 tiếng một lần, không nên cho trẻ uống liên tục tránh gây tổn thương đến gan của trẻ.

Chăm sóc trẻ bị sốt rét đúng cách để đề phòng biến chứng xảy ra

Đối với những trường hợp trẻ sốt cao không đỡ sau khi hạ sốt thì tốt nhất cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời nhất.

Cách Xử Trí Sốt Mọc Răng Ở Trẻ Nhỏ

Khi trẻ mọc răng sẽ kèm theo các dấu hiệu như chảy nước dãi nhiều, bứt rứt, khó chịu, hay quấy khóc nhiều. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy đó là dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần phải chuẩn bị tâm lý cũng như mặt kiến thức để chăm sóc trẻ được tốt nhất.

Triệu chứng sốt do mọc răng ở trẻ nhỏ là gì?

Trẻ nhỏ bị sốt do mọc răng thường đi kèm cùng các triệu chứng điển hình như sau:

– Chảy nhiều nước dãi: khi mọc răng trẻ thường chảy nhiều nước dãi và thích ngậm thứ gì đó trong miệng. Bởi vì, lúc này trẻ rất ngứa lợi, muốn nhai hoặc ngậm thứ gì đó.

– Rối loạn tiêu hóa: khi mọc răng cơ thể trẻ cũng yếu đi nên thế dễ bị rối loạn tiêu hóa. Và đi kèm với sốt sẽ là đi tiêu phân lỏng hơn bình thường.

– Nướu, lợi bị sưng đỏ: có cảm giác ngứa ngáy lợi, khó chịu tại chỗ đang mọc răng lên. Giai đoạn này trẻ thường cho tay vào miệng để cắn. Triệu chứng này thông thường sẽ xảy ra từ 3-5 ngày.

– Quấy khóc nhiều: mọc răng ở trẻ nhỏ cũng khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ít ngủ, bứt rứt trong người. Biểu hiện này thường khiến trẻ ăn uống kém và có thể bị sút cân.

Cần phải làm gì khi trẻ bị sốt do mọc răng?

– Nếu thấy trẻ sốt nhẹ thì không cần uống thuốc. Lau mát cơ thể trẻ bằng nước ấm.

– Nếu thấy sốt từ 38 độ trở lên cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.

– Nếu thấy trẻ có dấu hiệu co giật toàn thân, tình trạng hôn mê sâu cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế.

Ngoài việc uống thuốc, mẹ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề khác như:

– Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cữ bú để tránh rơi vào tình trạng thiếu nước.

– Dùng khăn ấm để lau mát cơ thể trẻ. Đồng thời cũng nên mặc cho trẻ những bộ quần áo dài tay rộng rãi, thoải mái.

– Có thể bổ sung cho trẻ các loại nước ép trái cây, cháo hoặc thức ăn mềm, lỏng để trẻ dễ ăn.

– Cần giữ gìn vệ sinh răng miệng trẻ sạch sẽ. Thường xuyên lau nước dãi chảy quanh miệng bằng chiếc khăn mềm. Luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ ăn hoặc bú.

Sốt mọc răng ở trẻ nhỏ chỉ xuất hiện trong vài ngày. Nếu thấy trẻ sốt cao liên tục kèm theo nôn mửa thì có thể trẻ mắc bệnh lý khác. Lúc này mẹ cần đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh Sốt Rét Và Cách Điều Trị Sốt Rét Hiệu Quả

Là bệnh truyền nhiễm, sốt rét hay còn gọi là ngã nước do ký sinh trùng Plasmodium ở người gây nên. Các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Phi, châu Á, châu Mỹ là những nơi bệnh sốt rét khá phổ biến.

Đối với sức khỏe cộng đồng, bệnh sốt rét là vấn đề rất nghiêm trọng và là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến. Có một thực tế đáng buồn là sốt rét thường đi kèm với đói nghèo, lạc hậu. Căn bệnh này cũng là một cản trở lớn đối với phát triển kinh tế. Ở Việt Nam, bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhất là vào mùa mưa, bệnh lưu hành chủ yếu ở vùng ven biển nước lợ, vùng rừng, đồi, núi.

Sốt rét là bệnh lây từ người sang người do muỗi Anophen truyền. Bệnh có nhiều biểu hiện thay đổi từ nhẹ đến nặng. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa ký chủ, tình trạng miễn nhiễm của ký chủ, loại ký sinh trùng mắc phải. Trong bệnh sốt rét, thời kỳ ủ bệnh là thời gian từ khi bị nhiễm ký sinh trùng cho đến khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên.

Những triệu chứng ở người sốt rét lần đầu có thể khiến ta lầm tưởng đến các bệnh như nhiễm siêu vi, cúm, sốt xuất huyết… Đặc điểm chung của người mắc bệnh sốt rét là niêm mạc mắt nhợt, da xanh, người gầy, thường xuyên bị thiếu máu. Sốt rét khiến người bệnh suy dinh dưỡng, làm cho lách to, phù nề. Trẻ em mắc sốt rét dễ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn. Phụ nữ đang mang thai mắc sốt rét có thể khiến thai chết lưu, sảy thai, đẻ non. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành ác tính và gây tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh sốt rét

Hiện nay khi chưa có vắc xin phòng ngừa sốt rét thì phương pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là phòng chống muỗi truyền bệnh. Chẳng hạn như ngăn sự tiếp xúc giữa người và muỗi truyền bệnh, diệt muỗi bằng hóa chất. Ở các nước nhiệt đới, trong chương trình phòng chống sốt rét, việc phun hóa chất các tác dụng diệt côn trùng kéo dài vào tường vách được coi trọng vì đa số muỗi sốt rét vào nhà đốt rồi nghỉ lại trong nhà.

Nếu đang sinh sống trong vùng có bênh sốt rét lưu hành, người dân cần hết sức chú ý đến việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn cản sự tiếp xúc giữa muỗi và người như: dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, đốt hương muỗi, bôi thuốc xua muỗi lên những nơi da hở, mặc áo dài tay, quần dài khi đi làm rừng, làm nương,… Ở tất cả các cửa sổ cũng như cửa ra vào người dân có thể đóng lưới và sử dụng quạt máy để giảm tối đa sự xâm nhập của muỗi vào nhà. Phun hóa chất diệt muỗi hoặc tẩm hóa chất vào màn, mắc màn mỗi khi đi ngủ được xem là biện pháp phòng bệnh sốt rét hữu hiệu nhất hiện nay.

Việc điều trị sốt rét còn tùy thuộc vào cơ địa người bệnh, từng loại sốt rét, sốt rét thường hay sốt rét ác tính. Thông thường, các loại thuốc điều trị sốt rét gồm có:

– Các kháng sinh: trong trường hợp điều trị bằng quinine, dùng phối hợp doxixylin và quinine. Người lớn và trẻ trên 8 tuổi không có hiệu quả. Trong trường hợp phụ nữ có thai 3 tháng đầu và trẻ dưới 8 tuổi điều trị bằng quinine không hiệu quả, dùng phối hợp clindamycin và quinine.

– Thuốc diệt thể giao bào: Primaquine. Người đang nghi ngờ đái huyết cầu tố, người có tiền sử thiếu men G6PD, trẻ dưới 3 tháng tuổi và phụ nữ mang thai không dùng loại thuốc này.

– Thuốc điều trị thể vô tính trong hồng cầu như: arterakine, artesunat, chloroquin, quinin sulfat.

Dù là điều trị bệnh sốt rét bằng phương pháp nào thì cũng cần phải đạt được mục đích ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh từ người này sang người khác, phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân và ngăn ngừa bệnh tái phát, làm sạch ký sinh trùng, cắt cơ sốt.

Bài Thuốc Trị Bệnh Sốt Rét

Theo Đông y, bệnh sốt rét nằm trong chứng bệnh ngược tật, nghĩa là đúng thời gian lại phát chứng hàn nhiệt, bệnh thuộc chứng của hàn ngược và gián nhật ngược. Đông y có nhiều bài thuốc hiệu quả phòng và chống bệnh sốt rét. Các bài thuốc chữa sốt rét gồm 2 loại: Bài thuốc trực tiếp chữa sốt rét và bài thuốc nâng cao thể trạng tạo điều kiện cho cơ thể trị bệnh sốt rét kéo dài.

Bài thuốc chữa sốt rét

Bài 1 – Thanh tỳ ẩm

Thanh bì 8g, thảo quả 8g, sài hồ 8g, bán hạ chế 8g, chích cam thảo 6g, hậu phác 8g, bạch truật 8g, hoàng cầm 8g, phục linh 15g, sinh khương 5 lát. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh nhiệt táo thấp hóa đàm, chặn cơn sốt rét. Chữa sốt rét kéo dài, sốt nóng nhiều rét ít hay sốt nhiều không rét, cơ hoành đầy, ăn uống được nhưng miệng đắng, lưỡi khô, bứt rứt, khát nước, tiểu tiện vàng đỏ, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch huyền sác.

Bài 2 – Thường sơn ẩm

Thường sơn 12g, binh lang 8g, bối mẫu 8g, gừng nướng 5 lát, thảo quả 8g, tri mẫu 8g, ô mai 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: khu đàm tiệt ngược. Trị sốt rét phát tác lâu ngày không khỏi, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô.

Bài 3 – Tiệt ngược thường sơn ẩm

Thường sơn 12g, binh lang 8g, thảo quả 8g, tri mẫu 8g, ô mai 8g, xuyên sơn giáp 8g, chích cam thảo 6g. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: khu đàm tiệt ngược. Trị sốt rét lâu ngày không khỏi, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô.

Bài 4

Cây cam thìa 100g (thanh hao), lá thường sơn 100g, thảo quả 80g, hà thủ ô trắng 50g, hạt cau 30g, vỏ chanh 30g, miết giáp 20g, cam thảo nam 30g. Tất cả tán bột. Ngày dùng 40g.

Bài 5

Thường sơn 12g, tri mẫu 8g, gừng nướng 5 lát, thảo quả 8g, cao lương khương 8g, chích thảo 6g, ô mai nhục 8g, đại táo 3 quả. Sắc uống trước khi lên cơn sốt 2-3 giờ. Công dụng: thanh nhiệt tán kết, khử đờm, chặn cơn sốt rét. Trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi, sốt khá cao, miệng khát lưỡi khô.

Bài thuốc điều hòa nâng cao thể trạng cho người bị sốt rét

Bài 1

Sài hồ 10g, ý dĩ 10g, mạch môn 10g, thanh hao 10g, tri mẫu 20g, xạ can 6g, hoàng đằng 10g, trần bì 10g, bán hạ chế 10g, chỉ xác 10g, cam thảo nam 10g, hoàng cầm 10g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: hòa giải thiếu dương. Trị sốt rét và chứng cảm mạo lúc sốt lúc rét.

Bài 2

Bán hạ 12g, nhân sâm 8g, bạch truật 8g, thảo quả 8g, ô mai 8g, bạch linh 8g, trần bì 8g, sinh khương 8g, đại táo 8g, chích cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm tiệt ngược. Dùng cho người khí hư, sốt rét lâu ngày, đờm nhiều, buồn nôn, người mỏi mệt, mất sức, rêu lưỡi trắng nhờn. Lưu ý: không dùng cho người sốt rét nhiệt thịnh.

Bài 3

Sài hồ 10g, hoàng cầm 10g, bán hạ 10g, đảng sâm 10g, cam thảo 6g, sinh khương 20g, đại táo 8 quả, thường sơn 12g, binh lang 12g, ô mai 12g, đào nhân 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: thanh giải tà khí, tiêu đờm tích. Chữa sốt rét, chứng ngược của người bất túc.