Top 5 # Xem Nhiều Nhất Xử Trí Bệnh Tay Chân Miệng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Bệnh Tay Chân Miệng

Tác nhân gây bệnh TCM trước đây được biết là vi-rút coxsackie. Khảo sát tại bệnh viện nhi đồng đã xác nhận sự hiện diện của enterovirus 71 và vi-rút Coxsakie trong các đợt dịch bệnh tại TP.HCM.

Sự lây truyền bệnh

Vi-rút gây bệnh có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng.Trong những đợt dịch, bệnh có thể lây rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước của trẻ bệnh: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh được văng ra trong lúc ho, hắt hơi; hoặc do trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dây dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh. Ngoài ra bệnh còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các cô bảo mẫu.

Vi-rút xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết và từ đó sẽ phát triễn rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Biểu hiện của bệnh

Loét miệng: là các bóng nước có đường kính 2-3 mm Thường khó thấy các bóng nước trên niêm mạc miệng vì nó vở rất nhanh tạo thành những vết loét, trẻ rất đau khi ăn, tăng tiết nước bọt

Bóng nước: từ 2-10 mm, màu xám, hình bầu dục.

Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Bóng nước lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể lồi lên trên da sờ có cảm giác cộn hay ẩn dưới da, thường ấn không đau.

Bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẻ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần.

Diễn tiến và biến chứng của bệnh TCM

Bệnh diễn tiến qua 4 giai đoạn:

– Giai đoạn 1; các trường hợp ít bóng nước thường có biến chứng

– Giai đoạn 2:

Vim mng no: trẻ cĩ biểu hiện run chi, giật mình nhưng chưa thay đổi tri giác (vẫn tỉnh, không mê).

Vim no: vật vả, kích thích, chới với, thay đổi tri giác, yếu chi, liệt mặt

– Giai đoạn 3:

Giảm chức năng co bóp thất trái trên siêu âm

Ph phế nang, si bọt hồng, ph phổi

– Giai đoạn 4:

Hồi phục, di chứng hay tử vong

Biến chứng

Các biến chứng thường gặp là: viêm màng não, viêm não màng não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, phù phổi cấp do thần kinh

Các biến chứng có thể phối hợp với nhau như: viêm não màng não, phù phổi và viêm cơ tim trên cùng 1 bệnh nhân.

Các biến chứng này thường gây tử vong cao và diễn tiến rất nhanh có thể trong 24 giờ.

Theo các nghiên cứu tại Đài loan cho thấy biến chứng nặng thường do Enterovirus 71.

Biểu hiện biến chứng viêm não màng não

Không có biểu hiện mê sâu

Biểu hiện ban đầu bằng các triệu chứng quấy khóc, ngủ nhiều, hoảng hốt hay giật mình run chi, yếu chi, đứng không vững, đi loạng chọang.

Diễn tiến rất nhanh đến co giật, khó thở, suy hô hấp, rối loạn vận mạch, sốc thần kinh.

Lưu ý: biến chứng viêm não màng não vẫn có thể xuất hiện khi các nốt phỏng nước trên da trẻ đã khô và đóng vảy.

Cần chú ý phát hiện sớm biến chứng viêm vão màng não và đưa trẻ đến bênh viện trong vòng 6 giờ đầu sau khi xuất hiện các biểu hiện của biến chứng để được cấp cứu kịp thời.

Điều trị bệnh tay chân miệng:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng.

– Đưa trẻ đến khám bệnh tại các cơ sở y tế. Nếu trẻ được chỉ định chăm sóc tại nhà, cần thực hiện những điều sau đây :

Vệ sinh răng miệng và thân thể, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước

Giảm đau, hạ sốt bằng cách lau mình bằng nước ấm, dùng thuốc hạ sốt Paracetamol.

Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả.

Không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

Rửa tay: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi tiêu. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tả, làm vệ sinh cho trẻ.

Rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc tây).

Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 ngày).

Xử Lý Không Đúng: Trẻ Tử Vong Vì Tay Chân Miệng. Bệnh Tay Chân Miệng: Dấu Hiệu Nhận Biết V Điều Trị

Các bạn nhớ ấn ĐĂNG KÝ kênh + CHIA SẺ video + GỬI CÂU HỎI cho chuyên gia qua fanpage của Century Trung tâm sức khoẻ nhi khoa tại link!! ❣️ 🔴 Link:

===================== 1. Bệnh tay chân miệng là gì? Là bệnh truyền nhiễm lây trực tiếp từ người sang người và nó có thể gây ra thành những dịch bệnh. Bệnh chủ yếu do virut đường tiêu hóa gây ra, trong đs 2 con virut thường gặp nhất là koksakivirut và enterovirus. Bệnh thường gây ra những bệnh lý nghiêm trọng và có nhiều biến chứng gây nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí là tử vong.

2. Đường lây truyền của bệnh như thế nào? Bệnh có thể lan truyền từ người lành mang virut, người bệnh hoặc người vừa khỏi bệnh sang cho người khác. Bệnh lây do tiếp xúc với những giọt nước bọt từ người bệnh, từ những dịch tiết ở những nốt phỏng nước chân tay hoặc là phân của bệnh nhân,…Bệnh do virut đường tiêu hóa gây ra thường lây truyền qua 2 phương thức: + Lây truyền trực tiếp như: hôn trẻ,… + Lây truyền gián tiếp như trong nhà trẻ vừa có bạn này ngậm 1 quả bóng xong bỏ xuống thì bạn kia lại ngậm quả bóng đó,… Bệnh tay chân miệng có thể xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất vào mùa hè và mùa thu nên các mẹ nhớ đề phòng

3. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Bệnh tay chân miệng diễn biến qua 4 giai đoạn: – Giai đoạn nhiễm bệnh: giai đoạn này không có biểu hiện triệu chứng gì, kéo dài từ 3 – 7 ngày. – Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1-2 ngày trẻ có biểu hiện giống như nhiễm virut đường tiêu hóa như là sốt nhẹ, người mệt mỏi, kém ăn và có thể bị đi ngoài – Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này bệnh tay chân miệng mới có những biểu hiện rõ như trẻ có thể bị loét miệng, có thể có ban dạng phổng nước trên da, ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu, ở gối và mông. Những ban này thường tồn tại trong thời gian ngắn chỉ 5-7 ngày và khi khỏi có thể vẫn còn sốt và nôn. Trường hợp trẻ vẫn còn sốt và nôn cảnh báo có nguy cơ là bị biến chứng. – Giai đoạn lui bệnh: Kéo dài từ 3-5 ngày là trẻ sẽ hồi phục dần dần và thường xảy ra vào ngày thứ 3 hoặc thứ 5 của bệnh.

4. Điều trị và chăm sóc Bệnh chia thành 4 cấp độ trong đó chỉ cấp độ 1 là bố mẹ chăm sóc tại nhà, từ cấp độ 2 trở lên ba mẹ phải chăm sóc và theo dõi tại bệnh viện. Ở cấp độ 1 chăm sóc và điều trị cho trẻ như thế nào? – Hạ sốt khi trẻ bị sốt cao – Vệ sinh miệng họng cho trẻ – Bổ sung thêm các vitamin cho con – Phòng tránh bội nhiễm và giữ vệ sinh sạch sẽ – Theo dõi diễn biến tình trạng bệnh của trẻ như trẻ sốt cao, ngủ có hay giật mình không,..

5. Bệnh có phòng được không và phòng như thế nào? Hiện nay chưa có vacxin để phòng bệnh tay chân miệng, chúng ta phòng bằng những phương pháp phòng nhiễm trùng đường tiêu hóa và khi trẻ bị chân tay miệng rồi ba mẹ nên cách ly cho con.

#benhtaychanmiengotre #trungtamsuckhoenhikhoa #trebitaychanmieng #trebitaychanmiengphailamsao #bebitaychanmieng #bebitaychanmiengphailamsao #treconototaychanmieng #cachdieutritaychanmieng #cachchamsoctrebitaychanmieng ===================== PHÒNG KHÁM CENTURY – TRUNG TÂM SỨC KHỎE NHI KHOA Địa chỉ: Tầng 1, Tòa chung cư CT1 Vinaconex 3 Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Website: Fanpage: Youtube: Hotline: 096 3101 255

bệnh tay chân miệng,bệnh chân tay meejng,tay chân miệng,chân tay miệng,bệnh tay chân miệng ở trẻ,bệnh tay chân miệng ở trẻ em,dấu hiệu bệnh tay chân miệng,bệnh chân tay miệng ở trẻ,dấu hiệu tay chân miệng,trẻ bị tay chân miệng,tay chân miệng ở trẻ,bé bị tay chân miệng,dấu hiệu của bệnh tay chân miệng,bệnh tay chân miệng trẻ em,dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng,cách điều trị tay chân miệng,cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng,cách chăm sóc bé bị tay chân miệng. Xin chân thành cảm ơn.

Khi Trẻ Bị Bệnh Tay Chân Miệng Cần Xử Lý Ra Sao ?

Bệnh tay chân miệng là bệnh hết sức nguy hiểm , nếu không biết cách chăm sóc sẽ ảnh hưởng rất nặng nề nhất là đối với trẻ em , việc chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng rất vất vả.

Dấu hiện trẻ bị tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng do Enteroovirus 71 và Coxsackievirus gây nên. Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể có một hoặc một số các triệu chứng sau đây:

– Sốt, viêm họng, mệt mỏi.

– Các nốt rát đỏ hoặc lở loét xuất hiện trên lưỡi, nướu và bên trong má.

– Phát ban đỏ không ngứa, nhưng đôi khi phồng rộp ở lòng bàn tay, lòng bàn chây và mông.

– Bé khó chịu hay quấy khóc.

– Ăn mất ngon.

Thông thường, thời kì từ lúc nhiễm bệnh cho đến khi xuất hiện dấu hiệu và triệu chứng là 3-6 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng và bé thường sốt cao khoảng 39- 40 độ C, tiếp theo là đau họng, chảy nước bọt nhiều và thỉnh thoảng bỏ ăn và khó chịu. Và đây là giai đoạn ủ bệnh.

Loét miệng: Đó là các bóng nước có đường kính 2 – 3 mm (ở niêm mạc má, lợi, lưỡi) vỡ rất nhanh tạo thành các vết loét khiến trẻ bị tăng tiết nước bọt và thấy đau khi ăn, vì thế trẻ sẽ biếng ăn, quấy khóc.

Ở da: Xuất hiện các bóng nước từ 2 – 10mm, màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, có thể lồi lên trên da, sờ có cảm giác cộm hay ẩn dưới da, thường ấn không đau. Bóng nước vùng mông và gối thường xuất hiện trên nền hồng ban.

Dấu hiệu toàn thân: Trong giai đoạn diễn tiến khi vi rút xâm nhập thần kinh trung ương sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn tri giác như lơ mơ; li bì, mê sảng, co giật…

Ngoài các dấu hiện điển hình trên, bệnh có thể biểu hiện không điển hình như: bóng nước rất ít xen kẽ với những hồng ban, một số trường hợp chỉ biểu hiện hồng ban và không có biểu hiện bóng nước hay chỉ có biểu hiện loét miệng đơn thuần. Nếu bệnh nhẹ thường sau 7 – 10 ngày trẻ hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên một số trường hợp sốt cao, nhiều mụn có thể gặp biến chứng nặng.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh tay chân miệng để bé nhanh khỏi

Cách ly bé:

Khi phát hiện bé có dấu hiệu tay chân miệng, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để xác định đúng bệnh. Nếu bé được chuẩn đoán mắc bệnh tay chân miệng thì ba mẹ cần cho bé cách ly ở trong phòng để phòng tránh lây lan tạo nên ổ dịch.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ:

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là sự lựa chọn tốt nhất để giúp bé tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.

– Đối với trẻ đang bú sữa mẹ cần cho bé bú như bình thường và nên tăng số lần cho bé bú.

– Nên cho bé ăn những món bé thích.

– Thức ăn cần được làm mềm mịn, lỏng để giúp bé không bị đau miệng. Một số loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn bao gồm cháo, súp, sữa chua, sữa, phô mai,…

– Khi bị tay chân miệng bé có thể ăn ít hơn bình thường vì vậy mẹ cần chia nhỏ bé ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn.

– Bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng cách uống nước hoa quả và ăn rau xanh, trái cây để bổng sung vitamin.

– Nếu bé không muốn ăn nữa thì mẹ không nên ép buộc. Cho bé uống 1 bịch sữa hoặc pha 1 ly sữa để bù vào.

– Bé cần ăn từ 3 đến 4 bữa/ ngày. Các bữa ăn cần đầy đủ chất dinh dưỡng. Thời gian ăn cách nhau từ 3 giờ.

– Sau khi ăn cho bé súc miệng bằng nước muối.

Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Khi trẻ bị tay chân miệng điều quan trọng nhất là mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho bé.

– Tắm rửa cho bé mỗi ngày bằng nước sạch và xà phòng sát khuẩn. Mẹ nên nhẹ nhàng tắm cho bé để không làm tổn thương da, phòng tắm cần kín gió.

– Bé cần rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để giảm bớt sự lây lan.

– Vật dụng ăn uống hàng ngày của bé nên được tiệt trùng và không sử dụng chung.

– Quần áo, đồ chơi của bé cần được sát khuẩn bằng nước sôi hoặc các dung dịch sát khuẩn.

– Mẹ hoặc người chăm sóc cho bé cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi tiếp xúc với bé.

Trường hợp cần đến bác sĩ

Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ và chỉ gây ra sốt vài ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng tương đối nhẹ. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để xác định đúng bệnh và có các lời khuyên chăm sóc phù hợp.

Trong trường hợp sốt hơn 38 độ C với trẻ dưới 3 tháng tuổi và cao hơn 39 độ C với trẻ dưới 6 tháng mẹ nên đưa bé đến bác sĩ. Trong trường hợp bé không hạ sốt trong 2 ngày bé cũng cần được đưa đi viện.

Mẹ cũng cần để ý xem bé bị mất nước không? Nếu bé bị đau họng không thể uống nước hoặc ăn uống ít hơn bình thường thì cần đưa bé đi khám.

Bệnh tay chân miệng có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm vì vậy mẹ cần để ý đến bé thường xuyên, đặc biệt khi bé ngủ.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh nên cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Nếu có chăm sóc trẻ thì cần lưu ý rửa tay sau mỗi lần thay tã, làm vệ sinh cho trẻ.

Vệ sinh các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử khuẩn bằng cloramin B 5% (có thể mua tại nhà thuốc).

Đeo khẩu trang mũi miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Ăn chín uống sôi và khử khuẩn môi trường có trẻ bị bệnh và môi trường xung quanh.

Cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi bệnh (thường ít nhất là 7 – 10 ngày).

Điều cần lưu ý với các bà mẹ là bệnh TCM lúc đầu có thể chỉ sốt nhẹ, ho khan, nổi ban… giống như các nhiễm virut thông thường khác nhưng sau đó một số ít sẽ nguy kịch nhanh. Tốt nhất là khi có bất cứ bất thường nào dù đang mùa dịch hay không cũng nên đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế gần nhà để được khám chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trẻ Bị Tay Chân Miệng Có 3 Dấu Hiệu Sau Có Thể Diễn Biến Nặng: Cần Chú Ý Để Xử Trí Kịp Thời

Cụ thể, khi trẻ quấy khóc nhiều, quấy khóc cả đêm không ngủ. Cứ ngủ khoảng 15-20 phút trẻ lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Hoặc khi trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây có thể là do quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Giật mình cũng là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

– Trẻ giật mình chới với: Lúc vừa thiu thiu ngủ, bé nẩy người nâng 2 tay 2 chân lên, mắt mở lại nhìn lên 1 nhịp rồi lại nhắm mắt thiu thiu ngủ lại, nếu bị nặng sẽ lại giật mình chới với lại

– Có bé nặng chỉ cần nằm ngửa đã giật mình chới với.

– Có bé rất sợ nằm ngửa nên ôm chặt mẹ và khóc không dám buông ra nhưng cũng có thể khóc vì sợ khám bệnh.

Tay chân miệng là bệnh có thể diễn biến “cấp tốc”

Theo các bác sĩ, bệnh tay – chân – miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển. Bệnh dễ lây và có thể gây thành dịch lớn.

Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng như: sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài 3 dấu hiệu đặc trưng kể trên, bệnh TCM còn bao gồm các triệu chứng như: Tổn thương ở da (dát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời.

Bệnh TCM có thể do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu.

Chuyên gia chỉ ra các biện pháp phòng ngừa và khắc phục TCM

BS Hữu Khanh cho rằng, nếu chủ đông được các giải pháp phòng ngừa bệnh sẽ giảm vào nửa cuối tháng 10 và giảm dần cho đến cuối năm. Tuy nhiên, nếu chủ quan, không có biện pháp phòng chống, bệnh sẽ tiếp tục gia tăng, lây lan nhanh trong cộng đồng.

Chăm sóc trẻ tay chân miệng đúng cách như sau:

– Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

– Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

– Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em).

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống (ăn chín, uống chín).

Tay chân miệng có thể biến chứng tử vong: BS bệnh viện Nhi khuyến cáo 4 việc cần làm ngay

Nguồn: soha.vn