Top 5 # Xem Nhiều Nhất Xuất Huyết Có Triệu Chứng Gì Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Xuất Huyết Não Tiếng Anh Là Gì ? Bệnh Xuất Huyết Não Có Triệu Chứng Gì

Xuất huyết não tiếng Anh là gì? Bệnh xuất huyết não có triệu chứng gì ? Xuất huyết trong não là do chảy máu trong chính mô não – một loại đột quỵ đe dọa tính mạng. Tai biến mạch máu não xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu.

Xuất huyết não tiếng Anh là gì? Xuất huyết trong não là do chảy máu trong chính mô não – một loại đột quỵ đe dọa tính mạng. Tai biến mạch máu não xảy ra khi não bị thiếu oxy và máu. Xuất huyết não thông thường gặp nhất do tăng huyết áp, dị dạng động mạch hoặc chấn thương đầu. Điều trị tập trung vào việc cầm máu, loại bỏ cục máu đông (tụ máu) và giảm áp lực lên não. Đây được xem là một căn bệnh khá nghiêm trọng. Trên thực tế, thực sự rất ít người hiểu rõ về khái niệm xuất huyết não là gì ?

Xuất huyết não trong tiếng Anh giải thích với cụm từ Intracerebral hemorrhage (viết tắt ICH).

Bệnh Xuất huyết não (ICH) là gì?

Các động mạch nhỏ đưa máu đến các vùng sâu bên trong não. Huyết áp cao (tăng huyết áp) có thể khiến các động mạch có thành mỏng này bị vỡ, giải phóng máu vào mô não. Bao bọc bên trong hộp sọ cứng, máu đông và chất lỏng tích tụ làm tăng áp lực có thể đè não lên xương hoặc khiến nó bị lệch và thoát vị (Hình 1). Khi máu tràn vào não, khu vực mà động mạch cung cấp bây giờ bị thiếu máu giàu oxy – được gọi là đột quỵ . Khi các tế bào máu trong cục máu đông chết đi, các chất độc sẽ được giải phóng làm tổn thương thêm các tế bào não ở khu vực xung quanh khối máu tụ.

ICH có thể xảy ra gần bề mặt hoặc ở các vùng sâu của não. Đôi khi xuất huyết sâu có thể mở rộng vào não thất – không gian chứa đầy chất lỏng ở trung tâm não. Sự tắc nghẽn của tuần hoàn não tủy bình thường (CSF) có thể mở rộng não thất (não úng thủy), gây lú lẫn, hôn mê và mất ý thức.

Các triệu chứng bệnh xuất huyết não như thế nào?

Nếu bạn gặp các triệu chứng của ICH, hãy gọi 911 ngay lập tức! Các triệu chứng thường đến đột ngột và có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí chảy máu. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

Nguyên nhân xuất huyết não là gì?

Tăng huyết áp : huyết áp tăng cao có thể làm vỡ các động mạch nhỏ bên trong não. Áp suất bình thường là 120/80 mm Hg.

Thuốc làm loãng máu : các loại thuốc như coumadin, heparin và warfarin được sử dụng để ngăn ngừa cục máu đông trong tình trạng tim và đột quỵ có thể gây ra ICH.

AVM : một đám rối của các động mạch và tĩnh mạch bất thường không có mao mạch ở giữa.

Phình động mạch : phình hoặc yếu thành động mạch.

Chấn thương đầu : gãy xương sọ và vết thương xuyên thấu (do súng bắn) có thể làm hỏng động mạch và gây chảy máu.

Rối loạn chảy máu : máu khó đông, thiếu máu hồng cầu hình liềm, DIC, giảm tiểu cầu.

Khối u : các khối u mạch máu cao như u mạch và khối u di căn có thể chảy máu vào mô não.

Bệnh mạch Amyloid : sự tích tụ protein trong thành động mạch.

Sử dụng ma túy : rượu, cocain và các loại ma túy bất hợp pháp khác có thể gây ra ICH.

Tự phát : ICH không rõ nguyên nhân.

Triệu Chứng Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các triệu chứng nặng: sốc là một diễn tiến nặng của bệnh sốt xuất huyết (SXH). Sốc thường xảy ra từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Vì vậy, trong những ngày này trẻ cần được theo dõi kỹ để phát hiện kịp thời

Triệu chứng bệnh

Sốt: sốt cao đột ngột, nhiệt độ 39-40oC, sốt liên tục, kéo dài. Cách tính ngày bệnh trong SXH: ngày đầu tiên của sốt được tính là ngày thứ 1 của bệnh.

Sốt kèm mệt mỏi, chán ăn, đau bụng vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải.

Xuất huyết: thường xuất hiện từ ngày thứ 2 của bệnh, xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết do tiêm chích. Khi xuất huyết xảy ra nhiều nơi sẽ có biến chứng nặng.

Xuất huyết ngoài da: biểu hiện dưới dạng chấm xuất huyết hoặc vết bầm máu, vị trí thường gặp là mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân.

Xuất huyết niêm mạc: chảy máu mũi, chảy máu nướu, xuất huyết kết mạc mắt, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.

Xuất huyết đường tiêu hóa: nôn ra máu, tiêu ra máu.

Các triệu chứng khác: đau người, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đối với trẻ nhỏ có thể có co giật do sốt cao, hốt hoảng.

– Hạ nhiệt độ đột ngột, da lạnh nhớp mồ hôi, tay chân lạnh, ẩm.

– Chảy máu mũi.

– Chảy máu nướu răng.

– Ói ra máu hoặc ra dịch màu nâu.

– Tiêu ra máu hoặc tiêu ra phân đen.

– Tiểu ra máu.

– Hết sốt, nhưng li bì, vật vã hoặc bứt rứt, kích động.

– Than đau bụng ngày càng tăng.

Khi thấy một trong những triệu chứng trên xảy ra trong ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, cần cho trẻ đến khám ngay tại bệnh viện (không đi BS tư, vì có thể trẻ phải nhập viện để điều trị).

Các xét nghiệm cần làm

Hai xét nghiệm cần phải làm để chẩn đoán ban đầu và cũng để theo dõi diễn tiến của bệnh là Hct (dung tích hồng cầu) và đếm số lượng tiểu cầu trong máu. Hct và đếm số lượng tiểu cầu sẽ được thực hiện mỗi ngày trên bệnh nhân từ ngày thứ 3 của bệnh: sự tăng dần của Hct, giảm dần của số lượng tiểu cầu gợi ý bệnh đang diễn tiến nặng, bệnh cần theo dõi sát để có những can thiệp thích hợp. Các xét nghiệm khác sẽ được bác sĩ chỉ định khi cần.

Tránh cạo gió, cắt lể, vì như thế sẽ rất khó theo dõi tình trạng xuất huyết của trẻ.

Dinh dưỡng khi trẻ bị SXH

Thức ăn: trẻ bị SXH bị sốt cao liên tục nên cần được cung cấp nhiều năng lượng hơn ngày thường, nhưng do tình trạng bệnh trẻ trở nên mệt mỏi và biếng ăn, vì vậy nên chọn những thức ăn trẻ thích, nếu trẻ ăn được ít thì nên cho ăn nhiều lần, không kiêng khem.

Nước uống: lượng nước cần cung cấp cho trẻ bị SXH cũng nhiều hơn lúc không bệnh (do sốt cao dẫn đến mất nước qua da, niêm mạc nhiều). Loại nước được khuyến khích cho trẻ uống là nước cam, nước chanh tươi nước chanh muối, nước dừa vì những loại nước này ngoài việc bù nước cho trẻ, còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao, có thêm một lượng vitamin C đáng kể giúp thành mạch máu bền vững giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể. Cần chú ý khi làm nước trái cây cho trẻ phải bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là nước dừa: dừa phải được rửa sạch lớp vỏ bên ngoài (vì người bán thường để các trái dừa dưới đất), khi chặt dừa lấy nước cần dùng dao sạch, chọn nơi sạch, không chặt dừa dưới nền đất, hoặc nền sát đất dễ nhiễm bẩn.

Chủ động phòng bệnh SXH

Thu gọn, sắp xếp gọn gàng trong nhà, không treo quần áo bừa bãi, đặc biệt là những quần áo đang mặc dở dang.

Tổng vệ sinh thường xuyên để dọn bỏ rác phế thải, chú ý những loại rác có khả năng chứa nước mưa như: lốp xe, hộp đựng các vật dụng, mảnh tô, chén bể, chum vại…

Đổ nước dầu hoặc muối vào bát kê chân tủ.

Thay nước thường xuyên các lọ hoa.

Thường xuyên cọ rửa chum vại 7 ngày/lần.

Thả cá bảy màu ăn lăng quăng nếu nhà có bể lớn chứa nước, các bể nước cần có nắp đậy.

Khi ngủ phải mắc mùng, kể cả ban ngày (đặc biệt là các trẻ nhỏ), cho trẻ mặc quần dài, áo dài tay.

Phun thuốc diệt muỗi trên phạm vi rộng lớn khi có xảy ra dịch tại địa phương.

BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Theo Ybacsi.com

Triệu Chứng Của Xuất Huyết Nội Sọ

Ðại đa số xảy ra đột ngột với đau đầu dữ dội, nôn và rối loạn ý thức, rối loạn thực vật nặng nề (rối loạn hô hấp, tăng HA hay trụy mạch, sốt cao), liệt nửa người nặng, liệt mềm, tỷ lệ. Vị trí tổn thương hay gặp ở bao trong (50 %).

– Trên lâm sàng để xác định vị trí các ổ xuất huyết, các dấu về nhãn cầu rất quan trọng.

– Xuất huyết bao trong hai mắt lệch ngang về phía bên đối diện với bên liệt, phản xạ đồng tử đối với ánh sáng bình thường; xuất huyết đồi thị hai mắt đưa xuống dưới vào phía mũi, đồng tử nhỏ, không phản ứng với ánh sáng.

– Khi xuất huyết thân não hai mắt có thể lệch ngang về phía đối diện với tổn thương, kích thước đồng tử bình thường, còn phản ứng với ánh sáng.

– Lâm sàng có cơn mất não hoặc động kinh, rối loạn thần kinh thực vật, nặng thường dẫn đến tử vong là do tụt kẹt. Còn có thể có biến chứng tắc động mạch phổi, tăng glucose máu, tăng ADH, tăng HA, thay đổi tái phân cực, ngừng tim. Có khi có dấu màng não.

– Thăm dò cận lâm sàng: nhanh là chụp não cắt lớp vi tính cho thấy vùng tăng tỷ trọng, sau hai tuần thì giảm tỷ trọng dần và tiến tới đồng tỷ trọng nhưng còn thấy dấu hiệu đè ép, sau đó để lại hình dấu phẩy giảm tỷ trọng.

– Cộng hưởng từ não phát hiện tốt nhất đặc biệt là ở hố sau (hình ảnh tăng tỷ trọng -màu trắng) và có thể cho biết dị dạng mạch.

– Chụp động mạch não: vị trí khối máu tụ, di lệch mạch máu và dị dạng mạch.

– Chọc dò dịch não tủy: nếu có máu là chắc, lúc đầu không có máu nhưng nếu áp lực tăng sau vài ngày chọc có máu hoặc màu vàng là chắc có khối máu tụ trong nhu mô não.

– Xét nghiệm máu: bạch cầu cao chủ yếu trung tính, bilirubin máu tăng trong chảy máu nhiều hay rối loạn đông máu…

Copy ghi nguồn: https://health-guru.org

Link bài viết: Triệu chứng của xuất huyết nội sọ

Người Bị Sốt Xuất Huyết Có Dấu Hiệu Gì

Thứ ba – 22/08/2017 09:33

– Bệnh sốt xuất huyết do virut Dengue gây ra, nên được gọi tên chính xác là sốt xuất huyết Dengue nhằm phân biệt với các bệnh sốt xuất huyết khác,

Thời gian gần đây khu vực gần nhà tôi có nhiều người mắc bệnh sốt xuất huyết nên tôi rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp những dấu hiệu nhận biết bệnh, cách phân biệt sốt xuất huyết với những bệnh khác và khi nào thì cần đưa đến bệnh viện?Lê Thị Lan (Cà Mau)Bệnh sốt xuất huyết do virut Dengue gây ra, nên được gọi tên chính xác là sốt xuất huyết Dengue nhằm phân biệt với các bệnh sốt xuất huyết khác, vì có rất nhiều bệnh có triệu chứng khởi phát và diễn tiến giống với bệnh sốt xuất huyết Dengue. Bệnh thường bắt đầu bằng sốt cao đột ngột, kéo dài liên tục từ 2-7 ngày, kèm theo nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, da sung huyết, có thể có chấm xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Không cần mổ đục thủy tinh thể, mắt thị lực 3/10 của tôi đã sáng rõ trở lạiCó trường hợp diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân vật vã, li bì, lừ đừ, đau bụng do gan to, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Trường hợp nặng không điều trị sớm, bệnh nhân bị sốc, hoặc xuất huyết nặng, hoặc suy tạng, có thể tử vong.Cách xử lý tốt nhất là đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất ngay khi bị bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và theo dõi. Bác sĩ là người quyết định nên điều trị tại nhà hay ở bệnh viện tùy theo diễn tiến bệnh của từng bệnh nhân.Nếu bệnh nhân được quyết định điều trị tại nhà, cần làm đúng lời dặn của bác sĩ về cách chăm sóc và theo dõi tại nhà để phát hiện sớm khi bệnh nhân có dấu hiệu chuyển nặng để chuyển tới cơ sở y tế kịp thời.

Tác giả bài viết: Bác sĩ Phan Trọng Lân