Top 3 # Xem Nhiều Nhất Xuất Huyết Não Và Triệu Chứng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Nguyên Nhân Và Các Triệu Chứng Xuất Huyết Não

Những cơn đau đầu không hề đơn giản, đặc biệt khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, cuộc sống sẽ bị đe dọa.

Nhiều người bị chứng đau nửa đầu, đau đầu xoang, đau đầu và căng thẳng mãn tính khiến tính mạng luôn ở trong tình trạng nguy hiểm. Ngôi sao ca nhạc Mỹ Bret Michaels – giọng ca chính của nhóm rock Poison là một nạn nhân điển hình. Anh được người thân kịp thời đưa đến bệnh viện sau khi bị xuất huyết não.

Đáng nói, các bác sĩ đến nay vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân gây chảy máu não ở Bret, nhưng tình hình sức khỏe của bệnh nhân được cảnh báo khá nghiêm trọng, có thể đe dọa đến mạng sống.

Tuy nhiên sau 9 ngày được chăm sóc đặc biệt, Bret bước vào giai đoạn hồi phục và đã xuất viện. Nếu không được phát hiện kịp thời có lẽ lưỡi hái của từ thần đã cướp đi sinh mạng của Bret, các bác sĩ cho biết.

Theo Examiner, xuất huyết não hay còn gọi là tai biến mạch máu não, là chứng xuất huyết trong nhu mô hoặc máu tụ trong sọ. Xuất huyết não có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong.

Xuất huyết trong não thường xảy ra ở vùng hạch nền, tiểu não, thân não, hoặc vỏ não. Người bị xuất huyết não cần được chăm sóc y tế ngay tức khắc mới có hy vọng bảo toàn mạng sống.

Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh này có thể giúp tính mạng thoát khỏi nguy hiểm.

Nếu lượng máu chảy nhanh, gây tăng áp lực đột ngột có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não.

Nguyên nhân gây xuất huyết não

Có một số điều kiện gây xuất huyết não, mà phổ biến nhất xảy ra ở những người dưới 50 tuổi là do chấn thương vùng đầu.

Ngoài ra, các khối u não, phình mạch hoặc các bất thường mạch máu cũng có thể gây ra tình trạng này.

Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai… cũng là những yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não.

Các triệu chứng của xuất huyết não

Các triệu chứng có thể khác nhau đối với từng người, nhưng thường gặp nhất là đau đầu xảy ra đột ngột và dữ dội. Tuy nhiên cơn đau này khác với chứng đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng và không biến mất.

Đi kèm với triệu chứng đau đầu dữ dội là buồn nôn hoặc nôn, co giật (dù không có tiền sử co giật trước đó), chóng mặt, ù tai, tay chân run, không đứng vững, mắt mờ, nói lắp, mất khả năng vận động hoặc mất ý thức.

Bệnh khởi phát rất đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được hỗ trợ.

Để ngăn ngừa đột quỵ, theo các chuyên gia cần kiểm soát huyết áp, bệnh gan, tránh xa ma túy, chăm sóc bản thân và loại bỏ những thói quen không lành mạnh. Nếu được can thiệp y tế kịp thời, bệnh nhân có thể thoát khỏi cơn nguy kịch.

Theo TNO

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Triệu Chứng Của Bệnh Xuất Huyết Não

Bệnh xuất huyết não hay còn gọi là bệnh chảy máu não, là 1 dạng của tai biến mạch máu não (chiếm khoảng 40-50%). Xuất huyết não nguy hiểm và thường để lại nhiều di chứng nặng nề.

Bệnh xuất huyết não xảy ra đột ngột và dữ dội, có thể ngay sau lúc gắng sức về tâm lý và thể lực hoặc trong lúc đang làm việc, sinh hoạt bình thường mà đột ngột ngã gục xuống, hôn mê, liệt nửa người; thậm chí căn bệnh bộc phát ngay trong giấc ngủ hay khi vừa thức dậy.

Nguyên nhân gây tai biến xuất huyết não thường rất nhiều, có thể do thay đổi lối sống hoặc do việc dùng thuốc, nhưng nguyên nhân chính vẫn do tăng huyết áp (chiếm 50 – 60%). Ở người trẻ, tai biến mạch máu não thường do dị dạng mạch máu não (50% số trường hợp được chụp mạch máu não có dị dạng). Ngoài ra phải kể đến nguyên nhân của việc hút thuốc lá, cholesterol trong máu cao, nghiện rượu, béo phì, ít hoạt động, phụ nữ lạm dụng thuốc tránh thai.

Biểu hiện, triệu chứng của xuất huyết não là đột qụy như: đang đi hoặc đang làm gì đó bỗng nhiên nhức đầu dữ dội, thường lấy tay ôm đầu, bủn rủn chân tay và ngã chúi xuống một bên; tự nhiên nói khó hẳn đi hoặc cấm khẩu; cả một tay và một chân cùng bên tự nhiên yếu hơn rồi bại dần hoặc nặng hơn thì liệt hẳn (bán thân bất toại) kèm theo liệt nửa mặt, vật vã, đái dầm, đại tiện không tự chủ, tăng tiết đờm dãi và mồ hôi (bên liệt), nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim và huyết áp, sốt. Tri giác vẫn còn hoặc lú lẫn (bất tỉnh nhân sự) ở 50%, hoặc hôn mê sâu ở 25%, hoặc xen kẽ lúc tỉnh lúc mê ở 25%.

Triệu chứng của bệnh xuất huyết não:

– Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Triệu chứng này có ở trên 50% số bệnh nhân. – Đột nhiên thấy chóng mặt, ù tai, choáng váng. Một bên chân bị yếu hẳn, không vững. – Đột nhiên một bên tay không cầm nắm chắc được đồ vật, dễ rơi thìa, đũa, bát. Nhặt lại vật dụng để rơi một cách khó khăn. – Đột nhiên rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Triệu chứng này có thể chỉ diễn ra trong ít phút, nhưng cũng có thể kéo dài cả ngày trước khi tai biến nghiêm trọng xảy ra: bệnh nhân không còn khả năng phát ngôn. – Đột nhiên bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người. – Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên. – Những rối loạn trí thức: bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian. – Đột nhiên xuất hiện cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát.

Tuổi trung bình bị xuất huyết não là 55 nhưng càng ngày độ tuổi càng trẻ hóa hơn. Bệnh nhẹ thường có rối loạn ý thức, lú lẫn… Nếu bệnh nặng chảy máu vào não nhiều, bệnh nhân hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, rối loạn nhịp tim, phần lớn tử vong trong vòng 48 giờ.

Những bệnh nhân còn sống sau xuất huyết não nặng thường bị di chứng nặng nề, nhiều trường hợp ở trong tình trạng sống thực vật và sẽ chết do bội nhiễm vì thế cần phải chú ý những dấu hiệu của xuất huyết não. Dùng thuốc An cung ngưu hoàng hoàn cũng là cách đề phòng tai biến, đột quỵ và xuất huyết não hiệu quả.

Dấu Hiệu Xuất Huyết Não Là Gì? Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị Xuất Huyết Não

1. Dấu hiệu xuất huyết não là gì?

Trước tiên, xuất huyết não là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ 20% tổng số các trường hợp tai biến mạch máu não nhưng người bệnh có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào hoặc sống cùng di chứng bại liệt suốt đời.

Tùy vào vị trí bị chảy máu ở não mà người bệnh có những dấu hiệu, triệu chứng xuất huyết não tương ứng. Một số biểu hiện thường gặp nhất như sau:

Cơ thể đột nhiên tê yếu, liệt một bên, nhất là cánh tay hoặc chân

Mặt ngứa ran, tê yếu, cơ mặt chảy xệ, miệng méo xệch

Đau đầu dữ dội

Buồn nôn và nôn ói

Chóng mặt, choáng váng, thở không đều

Mắt mờ hoặc mất thị lực ở một hay hai bên

Mất thăng bằng đứng, giảm khả năng phối hợp các động tác, dễ ngã quỵ về một bên

Cổ cứng

Nói năng ú ớ, không thể diễn đạt rõ câu từ hoặc không hiểu lời người khác nói

Khó nuốt, cảm giác có vị lạ trong miệng

Đầu óc lú lẫn, mất tỉnh táo

Không thể nhìn trực diện vào ánh sáng

Co giật, lên cơn động kinh

Tiểu tiện không tự chủ, tăng tiết mồ hôi

Bất tỉnh hoặc mê sảng

Đây là tình trạng y tế khẩn cấp tính bằng phút nên khi nhận thấy bất cứ hiện tượng nào khả nghi là do tai biến xuất huyết não gây ra, hãy nhấc máy gọi ngay cấp cứu y tế 115.

2. Hiện tượng xuất huyết não có nguy hiểm không?

Sau tai biến xuất huyết não, có đến 92% bệnh nhân mắc di chứng vận động, 68% số trường hợp là di chứng vừa và nhẹ, 27% số trường hợp là di chứng nặng hoặc thậm chí bị liệt vĩnh viễn.

Do đó, hiện tượng xuất huyết não có nguy hiểm hay không thì hãy nhìn vào các di chứng mà người bệnh có thể gánh chịu:

Liệt nửa người: Đây là di chứng nặng nề nhất, khiến người bệnh trở nên phụ thuộc vào người khác do khó khăn trong các hoạt động đi lại, cầm nắm, sinh hoạt cá nhân,…

Mất ngôn ngữ: Do cơ miệng và hầu họng bị suy yếu, miệng méo lệch về một bên nên người bệnh không thể phát âm tròn vành rõ chữ, thậm chí là nói bập bẹ như trẻ tập nói.

Rối loạn nuốt: Người bệnh gặp khó khăn khi nhai, nuốt thức ăn hoặc uống nước và dễ bị sặc.

Trầm cảm: Là hệ quả của một cú sốc tinh thần quá lớn khi cơ thể không còn được như trước đây. Người bệnh dễ rơi vào cảm giác cô đơn, buồn tủi, cáu gắt, bất lực hoặc tự hủy hoại bản thân.

Rối loạn nhận thức: Người bệnh sống trong trạng thái lơ mơ, thờ ơ, lú lẫn. Trí nhớ và khả năng nhận thức đều bị suy giảm, thậm chí là quên hết những gì đã xảy ra trong một khoảng thời gian.

Mất tự chủ đại tiểu tiện: Do tình trạng rối loạn cơ vòng và di chứng liệt người khiến họ đi lại khó khăn, người bệnh thường không tự kiểm soát được nhu cầu đại tiểu tiện của mình.

3. Cách chẩn đoán xuất huyết não

3.1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý trước đó, kết hợp với các triệu chứng người bệnh xuất huyết não đang gặp phải để có chẩn đoán ban đầu về phần não bị tổn thương.

3.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Tuy nhiên, một số bệnh nhân xuất huyết não nhưng không có biểu hiện triệu chứng nào khiến cho việc chẩn đoán lâm sàng khó khăn.

Khi đó, bác sĩ sẽ yêu cầu thêm một loạt các xét nghiệm khác để có đánh giá chính xác về vị trí xuất huyết não và loại trừ nguy cơ đột quỵ nhồi máu não. Các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng gồm:

Chụp CT sọ não: Đây là phương pháp xét nghiệm hình ảnh nhanh và hiệu quả nhất.

Chụp cộng hưởng từ MRI: Đây cũng là phương pháp được khuyến khích trong chẩn đoán cấp cứu xuất huyết não.

Chọc dò tủy sống, lấy dịch não tủy: Thực hiện khi nghi ngờ xuất huyết dưới nhện nhưng bị hạn chế do có thể gây nguy hiểm thêm cho tình trạng người bệnh.

Chụp X-quang ngực

Điện não đồ

Xét nghiệm công thức máu toàn phần

Xét nghiệm nước tiểu,…

4. Phương pháp điều trị xuất huyết não

4.1. Điều trị khẩn cấp

Mục tiêu trong điều trị xuất huyết não khẩn cấp là giảm phù não và ngăn ngừa chảy máu não. Tùy vào vị trí, nguyên nhân và mức độ xuất huyết não mà các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp như:

Đặt nội khí quản và kết nối với máy thở cơ học để làm giảm áp lực trong và xung quanh não.

Phẫu thuật mở sọ để dẫn lưu máu tụ ra bên ngoài, giảm sự chèn ép các mô não, giảm áp lực nội sọ.

Đối với trường hợp phình động mạch nhưng chưa vỡ cần uống thuốc ngăn ngừa hẹp động mạch khi chúng co thắt.

Đối với xuất huyết não do dị dạng mạch máu, cần phẫu thuật sửa chữa hoặc loại bỏ dị tật.

Ngoài phương pháp can thiệp ngoại khoa, bác sĩ có thể áp dụng những cách điều trị khác để giảm nhẹ triệu chứng xuất huyết não như:

Sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp.

Sử dụng thuốc trị động kinh để kiểm soát cơn co giật.

Dùng thuốc giảm đau đầu, thuốc làm mềm phân để tránh táo bón.

Truyền chất dinh dưỡng và bù nước qua đường tĩnh mạch, sử dụng ống thông dạ dày (sonde) khi bệnh nhân bị khó nuốt.

4.2. Điều trị giảm nhẹ

Chuyển đổi tư thế nằm cho bệnh nhân xuất huyết não bị liệt từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông tự nhiên, tránh lở loét da. Dùng rượu hoặc phấn rôm xoa bóp lên vùng lưng, mông, bả vai, gót chân, khuỷu tay,… để da luôn khô ráo sạch sẽ.

Đánh răng hoặc súc nước muối ấm sau mỗi lần ăn để bảo vệ răng lợi và khoang miệng. Tắm rửa, lau người hằng ngày, dùng nước ấm từ 37 – 45 độ để vệ sinh thân thể trong vòng 5 – 7 phút.

Mang bỉm và sử dụng đệm lót chống tràn cho bệnh nhân mất tự chủ đại tiểu tiện. Thường xuyên thay tã và vệ sinh vùng đại tiểu tiện để tránh nhiễm trùng hệ niệu.

Bệnh nhân sau xuất huyết não cần ăn các thực phẩm có nguồn gốc đạm từ thực vật (như đậu tương, đậu phụ, sữa đậu nành, sữa gạo) và đạm động vật (như cá biển, thịt nạc, trứng, sữa tươi tách béo). Bên cạnh đó, sử dụng chất béo thực vật (như dầu mè, dầu phộng, dầu hướng hướng, dầu hạt bơ,…); ăn vừa đủ lượng tinh bột có trong cơm, bánh mì, các loại khoai củ,…

Ngoài ra, vitamin và khoáng chất là các nguồn dinh dưỡng nên tăng cường nhất trong quá trình điều trị đột quỵ xuất huyết não. Nhóm dưỡng chất này có trong các loại rau củ quả (cải bó xôi, súp lơ, cải cúc, bắp cải, cà chua, bí đỏ, cà rốt,…) và trái cây tươi (như cam, quýt, táo, chuối, việt quất, dâu tây, mâm xôi,…).

Thức ăn được chế biến không quá lỏng hoặc không quá đặc, được nghiền nhỏ hoặc hầm nhừ để người bệnh dễ nuốt, dễ tiêu hóa.

Người nhà cần đặc biệt quan tâm, chăm sóc và động viên tinh thần người bệnh trong suốt thời gian điều trị phục hồi xuất huyết não. Giúp người bệnh tự lập nhất có thể trong các kỹ năng cơ bản như tự ăn uống, thay quần áo, rửa mặt, đánh răng, đi đại tiểu tiện, dùng xe lăn,…

5. An Cung Trúc Hoàn – Thuốc được khuyến cáo trong phòng chống và điều trị các triệu chứng xuất huyết não

Hiện nay, người bệnh có xu hướng tìm đến những sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên, không tác dụng phụ về lâu dài, đảm bảo được các mặt về điều trị và phòng chống tai biến xuất huyết não cũng như nhồi máu não. Có thể nói, An Cung Trúc Hoàn chính là bài thuốc được nhiều chuyên gia khuyến cáo sử dụng do đáp ứng đủ các tiêu chí trên.

Đây là thực phẩm thuốc được Lương y Nguyễn Quý Thanh nghiên cứu và hoàn thiện từ bài thuốc Đông y gia truyền hơn 300 năm của dòng họ Nguyễn Quý. Những hoạt chất có trong An Cung Trúc Hoàn như alkaloid, saponin, vitamin, khoáng chất,… được tổng hợp từ 06 thành phần dược liệu (Ô Rô, Đảng Sâm, Trúc Hoàng, Sỏi Mật Bò, Nấm Lim Xanh, Địa Long) có tác dụng như:

Điều hòa huyết áp, giảm cholesterol gây xơ vữa động mạch, sản sinh oxy máu và insulin tự nhiên, bồi bổ thận và cơ quan nội tạng để cơ thể hồi phục toàn diện từ trong ra ngoài.

Bổ sung tế bào hồng cầu huyết sắc tố, làm sạch lòng mạch não, tan sợi huyết bầm, tăng độ đàn hồi mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu lên não,….

Do đó, An Cung Trúc Hoàn là thuốc có khả năng phòng chống hoặc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh đột quỵ xuất huyết não như đau đầu, choáng váng, mất tỉnh táo, buồn nôn ói,… Đồng thời, thuốc hỗ trợ điều trị tận gốc nguồn cơn gây bệnh, phục hồi các di chứng sau tai biến để kéo dài sự sống cho bệnh nhân.

Nếu các bác hay người thân trong gia đình có dấu hiệu bị xuất huyết não hoặc nằm trong nhóm nguy cơ tai biến cao thì hãy lập tức nhấc máy gọi ngay Lương y Nguyễn Quý Thanh theo số 0901.70.55.66 hoặc để lại thông tin trên website chúng tôi . Lương y Nguyễn Quý Thanh sẽ tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị tai biến xuất huyết não một cách nhanh chóng, phù hợp dựa theo thông tin các bác cung cấp.

Xuất Huyết Não Nhẹ Có Nguy Hiểm Không? Cách Chẩn Đoán Và Điều Trị Xuất Huyết Não Nhẹ

Xuất huyết não là một dạng đột quỵ, tai biến mạch máu não gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sự sống của người bệnh về lâu dài (liệt người, hôn mê, sống thực vật,…). Xuất huyết não thường khởi phát một cách đột ngột, tiến triển nhanh và dữ dội thông qua các triệu chứng như:

Đau nhức đầu.

Chóng mặt, ù tai, choáng váng.

Tê liệt nửa người, một bên chân hoặc tay yếu hẳn.

Nói ngọng, nói khó.

Mắt mờ, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ.

Đầu óc lú lẫn, có lúc trống rỗng, bỗng dưng quên đi một sự việc bất kỳ hoặc lúc nhớ lúc quên.

Co giật, cứng cổ.

Nôn ói,…

1.1. Tai biến xuất huyết não nhẹ ít nguy hiểm tính mạng như xuất huyết não nặng

Với bệnh nhân bị xuất huyết não nhẹ thường có các biểu hiện lâm sàng nhẹ và ít gây nguy hiểm đến tính mạng, chẳng hạn như giảm khả năng giao tiếp, rối loạn ý thức, không tỉnh táo, lú lẫn. Trong khi đó ở thể nặng thì người bệnh bị co cứng toàn thân, co giật, đôi khi có nôn chất đen và sốt, hôn mê sâu, thậm chí đột tử.

Các triệu chứng xuất huyết não thể nhẹ có thể xảy ra trong chốc lát, xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Tuy nhiên, đó sẽ là cảnh báo cho một cơn đột quỵ xuất huyết não nghiêm trọng trong vòng 90 ngày tiếp theo nếu người bệnh chủ quan và bỏ qua điều trị.

1.2. Xuất huyết não nhẹ không gây tổn thương vĩnh viễn như xuất huyết não nặng

Như ta đã biết, sau một cơn tai biến xuất huyết não “càn quét” luôn để lại các tổn thương mô não. Nếu tổn thương này càng lan rộng thì các chức năng cơ thể (như vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị lực,…) sẽ càng yếu đi hoặc biến mất hoàn toàn.

Với người bệnh xuất huyết não nhẹ đang phải sống chung với các di chứng về thần kinh hoặc vận động thì cơ hội phục hồi và đi lại được sau một quá trình điều trị tích cực là rất cao. Theo thống kê, chỉ có 1/5 số bệnh nhân xuất huyết não sống sót là có khả năng tự lập và trở lại cuộc sống bình thường tại một thời điểm nào đó (ít nhất là 1 năm sau bệnh), hầu hết đó là các trường hợp xuất huyết não nhẹ.

1.3. Dù xuất huyết não nhẹ có nguy hiểm hay không thì người bệnh vẫn cần điều trị sớm

Trên thực tế, hệ thống động mạch não thông nối với nhau nên các động mạch còn nguyên có thể cấp máu bù cho những động mạch bị tổn thương và làm nhòe đi các triệu chứng bệnh. Điều này dẫn đến việc khó nhận biết được xuất huyết não thể nhẹ hay nặng, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh nếu không thông qua các xét nghiệm chẩn đoán chuyên môn.

Do đó, trong bất kỳ tình huống nào thì người bệnh cần được cấp cứu 115 ngay nếu xuất hiện dấu hiệu của xuất huyết não. Cho dù là xuất huyết não nhẹ và chưa gây nguy hiểm đến tính mạng thì người bệnh vẫn nên tiến hành điều trị ngay để khống chế các triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ xuất huyết não tiến triển nặng trong tương lai.

2. Cách chẩn đoán mức độ nặng hay nhẹ của xuất huyết não

2.1. Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng

Biểu hiện kinh điển của tai biến xuất huyết não là bệnh khởi phát đột ngột bởi các triệu chứng như đau đầu, huyết áp tăng cao, nôn mửa,… Sau đó vài phút có thể xuất hiện các khuyết thiếu thần kinh cục bộ như giảm vận động và cảm giác đối bên với các vùng tổn thương não.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể biểu hiện kích thích, thờ ơ, sững sờ hoặc hôn mê. Khoảng 1/3 số bệnh nhân có thể tích khối máu tụ tăng nhanh chóng trong một vài giờ đầu tiên, nếu không cấp cứu kịp thời (hiệu quả điều trị tối đa trong vòng 3 giờ đầu kể từ khi triệu chứng bệnh xuất hiện) thì nguy cơ xuất huyết não thể nặng và cơ hội cứu sống thấp.

2.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT sọ não) là phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được ưu tiên lựa chọn để đánh giá tình trạng xuất huyết não và loại trừ đột quỵ nhồi máu não. Chụp CT sọ não có độ tin cậy đến 95% (mặc dù có những tổn thương rất nhỏ và khó phát hiện).

Chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được dùng trong chẩn đoán cấp cứu xuất huyết não. Tuy nhiên, chụp CT sẽ được thay thế cho bệnh nhân có chống chỉ định chụp MRI.

Các trường hợp xuất huyết não có thể kèm rối loạn nhịp tim do hoạt động hệ thần kinh giao cảm tăng. Do vậy, chụp điện tâm đồ là cách chẩn đoán có sự chèn ép thân não khi xuất huyết não mở rộng hay không.

2.3. Chẩn đoán xác định

Là kết quả được đưa ra sau khi kết hợp giữa chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.

2.4. Phân loại và mức độ xuất huyết não

Để phân loại và đánh giá mức độ xuất huyết não nhẹ hay nặng, bác sĩ sẽ dựa trên các tiêu chí trong Thang điểm đột quỵ đã được sửa đổi của Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ (NIHSS) và Thang điểm hôn mê Glasgow (GCS).

3. Cách điều trị xuất huyết não nhẹ

3.1. Điều trị cấp cứu

Lưu thông đường thở (Đây là hoạt động ưu tiên hàng đầu)

Nâng cao đầu giường 30 độ để máu lưu thông về tim tốt hơn, giảm áp lực nội sọ và giảm nguy cơ phù não. Đồng thời, để đầu người bệnh nghiêng về một bên nhằm tránh cho đờm dãi hoặc chất nôn trào vào đường hô hấp, chống tụt lưỡi xuống họng.

Dừng sử dụng tất cả các loại thuốc chống đông máu và thuốc chống kết tập tiểu cầu trong vòng tối thiểu 1 – 2 tuần. Thay thế ngay bằng các loại thuốc hoặc chất truyền phù hợp để đưa nhanh INR (là chỉ số về thời gian đông máu) về mức bình thường (< 1.4).

Kiểm soát tim mạch và huyết áp

Theo dõi liên tục trên máy đo 24/24 giờ các chỉ tiêu về mạch đập và huyết áp. Ở bệnh nhân xuất huyết não nhẹ, huyết áp động mạch trung bình có thể tăng lên khiến cho áp lực nội sọ tăng, ngược lại nếu huyết áp tụt xuống sẽ làm giảm dòng máu lên não và dẫn đến tổn thương não nặng nề hơn.

Cần phân biệt giữa người bệnh tăng huyết áp phản ứng (do tai biến xuất huyết não) và người bệnh có bệnh tăng huyết áp trước đó. Nếu là tăng huyết áp phản ứng thì số đo huyết áp tâm thu ít khi vượt quá 180mmHg, không có triệu chứng tổn thương các cơ quan đích, không cần điều chỉnh huyết áp, sau 3 – 5 ngày điều trị thì huyết áp sẽ trở lại bình thường.

Phù não thường xuất hiện sau 2 – 3 giờ đột quỵ xuất huyết não, đạt tối đa sau 24 giờ, tồn tại và kéo dài từ 5 – 10 ngày. Hậu quả là tăng áp lực trong sọ, giảm áp lực tưới máu não và có thể gây tụt, kẹt não nên phải điều trị tích cực.

Một số loại thuốc chống phù não hiện nay như Mannitol, Glycerol, Magie sunfat,…

Phẫu thuật không mang lại lợi ích cho phần lớn các trường hợp xuất huyết não nhẹ. Do đó, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp điều trị nội khoa để hạn chế nguy hiểm thêm cho bệnh nhân.

3.2. Điều trị giảm nhẹ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Cân đối tổng nhu cầu năng lượng cho người bệnh ở mức từ 1.800 – 2.200 kcal mỗi ngày là phù hợp.

Lựa chọn các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh xuất huyết não nhẹ như ngũ cốc nguyên hạt (các loại đậu, hạnh nhân), chất béo thực vật và thực phẩm giàu omega-3 (dầu đậu nành, dầu vừng, cá thu, cá hồi, cá ngừ,…), các loại rau củ quả nhiều xơ và acid folic (súp lơ, cải cúc, cải bó xôi, bắp cải,…).

Chia thành nhiều bữa ăn hằng ngày, không cho người bệnh ăn quá no nhằm giúp giảm áp lực cho hệ tuần hoàn, hệ tiêu hóa và hô hấp.

Chế biến thực phẩm theo cách thanh đạm, hạn chế chiên xào và nêm nhiều gia vị như mặn, cay nóng.

Thức ăn được chế biến ở dạng lỏng, mềm, cắt nhỏ để người bệnh dễ nhai nuốt và tiêu hóa.

Khuyến khích người bệnh tự thao tác ăn uống để tăng cơ hội cử động tay, để họ nhai nuốt chậm rãi và không thúc ép.

Làm sạch cơ thể người bệnh xuất huyết não nhẹ bằng nước ấm, lau khô trước khi mặc đồ và thay quần áo sạch mỗi ngày.

Thay đổi tư thế nằm sang các bên từ 2 – 3 giờ/lần để máu lưu thông dễ dàng, tránh hầm bí và lở loét da.

Xoa bóp cơ thể người bệnh xuất huyết não nhẹ bằng phấn rôm hoặc rượu thuốc giúp phòng ngừa nguy cơ lở loét da.

Phục hồi chức năng vận động sớm

Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các động tác co duỗi chân tay 2 lần/ngày để các cơ được vận động, không bị co cứng sau tai biến xuất huyết não nhẹ.

Xoa bóp các chi, các khớp cho bệnh nhân để giảm thiểu nguy cơ teo cơ, cứng khớp do nằm lâu trên giường bệnh.

Tập cho bệnh nhân chuyển đổi các tư thế nằm nghiêng, ngồi dậy, đứng dậy, sử dụng xe lăn hoặc nạng,…

Cho bệnh nhân điều trị kết hợp vật lý trị liệu bằng điện châm, thủy châm.

4. Điều trị xuất huyết não nhẹ bằng bài thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn

Bên cạnh các phương pháp điều trị cấp cứu và chăm sóc phục hồi sau xuất huyết não nhẹ, người bệnh có thể dùng kết hợp sản phẩm bảo vệ sức khỏe như An Cung Trúc Hoàn có tác dụng hồi sinh các tế bào hồng cầu huyết, làm lành các tổn thương não bộ, thúc đẩy lưu thông máu đến các phần cơ thể tê yếu, điều hòa huyết áp, bồi bổ thể trạng toàn diện và ngăn ngừa nguy cơ tiến triển của đột quỵ xuất huyết não nặng trong tương lai.

Điểm nổi bật của sản phẩm Đông dược An Cung Trúc Hoàn chính là công thức bí truyền từ một bài thuốc rất lâu đời của các Thái y dòng họ Nguyễn Quý dùng để chữa bệnh tai biến liệt giường cho vua chúa trong triều đình. Cho đến nay, bài thuốc đã được hoàn thiện về các mặt như thành phần, cách bào chế và quy cách sản phẩm nhằm gia tăng công hiệu và sự tiện dụng cho người dùng.

Không những vậy, sản phẩm đã trải qua kiểm chứng lâm sàng trên hơn 1,000 bệnh nhân bị xuất huyết não, nhồi máu não, nhũn não,… và cho thấy kết quả khả quan chỉ sau 7 – 10 ngày điều trị. Do thuốc được tổng hợp từ 100% dược liệu tự nhiên gồm Thiên Trúc Hoàng, Ô Rô, Nấm Lim Xanh, Sỏi Mật Bò, Đảng Sâm, Địa Long và không tìm thấy bất cứ thành phần tân dược nào khác nên rất lành tính, an toàn cho sức khỏe người dùng dù là với thể xuất huyết não nhẹ hay nặng.

Kết luận:

Xuất huyết não nhẹ có thể tiến triển thành một cơn xuất huyết não nặng và gây nguy hiểm trong tương lai nếu không được điều trị từ sớm. Để có một liệu trình phòng ngừa và chữa trị dứt điểm xuất huyết não nhẹ bằng thuốc Đông y An Cung Trúc Hoàn, các bác chỉ cần nhấc máy liên lạc với Lương y Nguyễn Quý Thanh ngay qua số hotline 0901.70.55.66 hoặc trao đổi trực tuyến qua website chúng tôi