Top 3 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Gây Bệnh Dịch Hạch Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Dịch Tễ Học Bệnh Dịch Hạch

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch do vi khuẩn yersinia pertis gây ra. Bệnh biểu hiện lâm sàng là tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc kết hợp với viêm hạch bạch huyết, trường hợp nặng gây viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết.

Bệnh gây dịch chủ yếu ở động vật hoang dã đặc biệt là loài gặm nhấm, chủ yếu ở chuột, bọ chét đốt chuột sau đó truyền sang người.

Tình hình bệnh:

Bệnh dịch hạch đã được biết đến từ lâu trong lịch sử loài người và đã từng gây ra ít nhất 3 vụ đại dịch lớn trên toàn cầu với nhiều trường hợp mắc và tử vong.

Đại dịch lần thứ nhất xảy ra và thế kỉ VI làm gần 100 triệu trường hợp tử vong, nặng nhất ở châu Á, châu Âu và Địa Trung Hải.

Đại dịch lần thứ hai xảy ra vào thế kỉ XIV đã làm chết 25 triệu người châu Âu và 40 triệu người chấu Á và châu Phi. Mất gần 100 năm sau mới hồi phục được dân số. Vụ dịch này kéo dài 3 thế kỉ và hoành hoành ở nhiều nước như Ý, Pháp, Anh, Nga.

Đại dịch lần thứ ba bắt đầu từ Hồng Kông năm 1894 và kéo dài đến thế kỉ XX.

Tình hình bệnh dịch ở Việt Nam:

Quá trình xâm nhập bệnh dịch hạch vào Việt Nam

Bệnh dịch hạch được ghi nhận đầu tiên ở Nha Trang từ Hồng Kông nhập vào bằng hệ thống đường thuye, khoảng tháng 6 – 11 năm 1898.

1906 bệnh xuất hiện ở Sài Gòn do tàu từ Quảng Đông và Hồng Kông mang vào.

Năm 1907 bệnh dịch hạch bắt đầu lan đến các tỉnh thành theo đường giao thông.

1962 – 1966 dịch hạch lan rộng ra 30 tỉnh miền Nam. Theo thống kê của viện Pasteur từ năm 1964 đến năm 1974 các tỉnh miền Nam có 31.313 người mắc bệnh và 1432 người chết vì dịch hạch.

Từ 1975 đến 1980 bệnh vẫn lưu hành ở các tỉnh phía Nam nhưng tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong giảm hơn so với trước.

ở miền Bắc: bệnh xuất hiện lẻ tẻ vào đầu thế kỉ XX.

1908 xảy ra dịch ở Hà Nội làm chết 80 người.

1909 dịch xảy ra ở Kỳ Lừa Đồng Đăng làm 109 người chết. Từ 1911 đến 1922 dịch lan ra ở nhiều tỉnh phía Bắc.

Từ 1923 đến 1977 không có trường hợp nào.

Sau giải phóng dịch lại xuất hiện ở miền Bắc.

Tháng 12/1977 dịch xảy ra ở nhà máy xay xát Hà Nội.

Tháng 4/1978 có 31 người mắc dịch.

Nguồn bệnh là loài gặm nhấm hoang dã, trong tự nhiên có khoảng 200 loài khác nhau như sóc, cầy, cáo… quan trong j nhất là các loài chuột (chuột cống, chuột đồng, chuột nhắt…). dịch hạch xảy ra gây tử vong hàng loạt cho loài chuột và thường gây dịch hạch ở người sau 7-18 ngày.

Là người đang mắc bệnh hoặc vừa khỏi bệnh dịch hạch.

Loài gặm nhấm hoang dại là vật chủ chính gây nên ở dịch thiên nhiên, chúng truyền bệnh cho nhau làm duy trì ỏ dịch thiên nhiên rồi từ đó truyền cho chuột đồng sang chuột nhà và gây bệnh cho người.

coppy ghi nguồn: http://drugsofcanada.com

link bài viết: dịch tễ học bệnh dịch hạch

Bệnh Dịch Hạch Ở Chó

Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm khuẩn nguyên nhân do khuẩn ký sinh trùng chi Yersinia pestis gây nên. Tình trạng này xảy ra trên toàn thế giới. Ở Mỹ, khuẩn ký sinh trùng này hay tìm thấy ở vùng tây nam giữa những tháng 05 và 10. Vật chủ mang bệnh là chuột cống, sóc và chuột nhắt.

Vi khuẩn di chuyển nhanh chóng đến các hạch bạch huyết, nơi tế bào bạch cầu được sản sinh. Kết quả là tế bào bạch cầu nhân lên nhanh chóng, hạch bạch huyết có dịch và sưng lên và có thể làm rạn nứt da. Những con chó bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch sẽ bị sốt, viêm, và rất đau do các hạch bạch huyết bị sưng trong thời gian dài.

Bệnh này hiếm xảy ra ở chó do chúng có xu hướng có tính kháng cao với vi khuẩn loại này. Tuy nhiên, tất cả các loài hoặc giống chó đều có khả năng mắc bệnh như nhau.

Mặc dù rất hiếm khi xảy ra nhưng dịch hạch có thể lây truyền sang cho con người, và do vậy cần phải cẩn thận để tránh bọ chét và tiếp xúc với dịch cơ thể từ con vật bị nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn Yersinia.

Mèo cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây bệnh dịch hạch này. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin về ảnh hưởng của bệnh này đến loài mèo, hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng

Giai đoạn ủ bệnh thông thường với thể hạch là khoảng bảy ngày sau khi con vật bị đốt. Trong trường hợp con vật nhiễm dịch hạch thể phổi, thì phổi sẽ bị nhiễm trùng; và với thể nhiễm khuẩn huyết, thì xuất hiện các triệu chứng giống như ở thể hạch, cùng với xuất hiện tình trạng nhiễm trùng máu toàn thân.

Nguyên nhân

Vi khuẩn Yersinia truyền sang chó khi nó bị bọ chét mang mầm bệnh cắn hoặc khi nó ăn con vật gặm nhấm bị nhiễm khuẩn Yersinia. Một nguyên nhân khác có khả năng gây bệnh là từ môi trường sống của chính con vật đó.

Nếu nhà có nhiều bọ chét hoặc chủ nuôi sống gần vùng hoang dã, nơi chú chó tiếp xúc với loài vật gặm nhấm thì nó có nguy cơ cao bị mắc bệnh dịch hạch. Rác thải, củi và nguồn thức ăn cũng có thể là nguồn gây bệnh.

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ tiến hành chẩn đoán đánh giá tổng thể cho chú chó của bạn, bao gồm các mẫu máu, mẫu nuôi cấy dịch, xét nghiệm thận và gan nhằm đưa ra chẩn đoán xác định. Hệ thống hạch bạch huyết bị sưng là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy con vật đang bị nhiễm khuẩn và các xét nghiệm máu sẽ cho thấy mức độ các tế bào bạch cầu xuất hiện giữa những chất khác, đây được xem là công cụ hỗ trợ để nhận diện vi khuẩn gây bệnh dịch hạch.

Kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chú chó sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra khu vực bị sưng quanh cổ và đầu, gan và thận, và kiểm tra các dấu hiệu của việc mất nước, sốt, nhiễm trùng phổi hoặc bất kỳ điều gì khác có thể đưa đến kết luận chắc chắn rằng dịch hạch là nguyên nhân làm cho chú chó của bạn bị ốm.

Thuốc sẽ được kê để điều trị các triệu chứng của bệnh, và nếu chú chó của bạn đã được xác định là mắc bệnh dịch hạch hoặc bị nghi ngờ mắc bệnh thì nó sẽ bị cách ly cho đến khi tình trạng này được giải quyết.

Bạn cần phải đưa lịch sử bệnh chi tiết về tình trạng sức khỏe của chú chó của bạn cho bác sỹ thú y, bao gồm các triệu chứng bệnh nền, và các tình huống đã xảy ra có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Điều trị

Chú chó của bạn cần được nhập viện để được điều trị các triệu chứng nghiêm trọng hơn của bệnh và sẽ được điều trị hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh. Nếu con vật bị yếu đi và bị mất nước, lúc này nó sẽ cần được truyền dịch tĩnh mạch để giúp bù nước. Bọ trét cũng cần được xử lý. Với những con chó không được điều trị sớm và hiệu quả thì tỉ lệ tử vong sẽ cao.

Chăm sóc

Điều cần làm là kiểm soát bọ chét và loài vật gặm nhấm. Hiện tại chưa có kế hoạch tự kiểm soát căn bệnh này tại nhà, tất cả các trường hợp bị nghi ngờ là nhiễm khuẩn gây bệnh dịch hạch cần phải được báo ngay cho bác sỹ thú y. Tuy nhiên, giữ cho căn nhà không có bọ chét, giữ rác thải, thức ăn và củi ở mức tối thiểu sẽ giúp ích rất lớn trong việc làm giảm nguy cơ xuất hiện dịch hạch.

Chó cần được triệt sản, bởi cách này sẽ giúp làm giảm bản năng săn mồi của nó. Ngoài ra, những chú chó được nuôi trong nhà dường như ít bị tiếp xúc với vi khuẩn Yersinia. Nhưng nếu như bạn không có biện pháp giữ chúng trong nhà thì bạn cần phải đưa ra biện pháp chăm sóc phòng ngừa bọ chét cho chú chó của bạn.

Khi đi đến những nơi có sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh dịch hạch thì cách tốt nhất là bạn cần phải kiểm soát chú chó của mình bằng dây xích hoặc luôn giữ nó trong môi trường được kiểm soát để hạn chế động vật gặm nhấm hoang dã hoặc bọ chét mang mầm bệnh.

Bệnh Tiểu Đường Là Yếu Tố Nguy Cơ Gây Ra Bệnh Gan Nhiễm Mỡ

Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Các bệnh như viêm gan nhiễm mỡ hay bệnh gan nhiễm mỡ đang là mối quan tâm đặc biệt với rất nhiều người.

Nếu bệnh này không được điều trị có khả năng sẽ gây ra Những người mắc xơ cứng động mạch, suy giảm chức năng gan và xơ gan. bệnh tiểu đường hoặc béo phì đặc biệt dễ bị gan nhiễm mỡ nên cần phải phát hiện sớm và có biện pháp.

1. Thừa năng lượng sẽ khiến mỡ tích tụ ở trong gan

Trong cơ thể, gan đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách lấy từ quá trình tiêu hóa và hấp thụ bởi ruột để phân giải rồi sau đó tổng hợp lại. Theo đó, lượng đường có trong thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được lưu trữ dưới dạng glycogen, nhưng lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành chất béo trung tính và tích lũy trong gan. Chất béo dư thừa từ các bữa ăn và axit amin được tạo ra bởi sự phân hủy protein được chuyển đổi thành lipid.

Nếu bạn ăn quá nhiều, ít vận động hoặc năng lượng hấp thụ trong bữa ăn vượt quá năng lượng tiêu hao, năng lượng dư thừa đó sẽ được đưa tới gan và chuyển thành chất béo trung tính vận chuyển đến gan và không được xử lý, khi tích lũy nhiều trong gan sẽ trở thành gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ không có nhiều triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chính bản thân bệnh nhân cũng không nắm rõ được tình hình biến chuyển của bệnh. Khi mắc gan nhiễm mỡ, ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, tình trạng kháng insulin cũng nhiều khả năng tiến triển.

Insulin tác động lên gan và làm giảm lượng đường trong máu, khi chất béo tích tụ trong cơ quan nội tạng, tình trạng kháng insulin xảy ra. Ngay cả khi bạn không bị béo phì, kháng insulin cũng vẫn xảy ra khi chất béo tích tụ trong các cơ quan nội tạng nơi insulin hoạt động, chẳng hạn như gan và cơ xương làm tăng đường huyết và tăng insulin máu dễ dàng xảy ra.

Theo nghiên cứu, khi gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi, toàn bộ cơ thể có xu hướng bị béo phì. Lượng chất béo trong gan càng cao, khả năng kháng insulin của cơ xương càng cao, gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi sẽ khiến kháng insulin mạnh lên không chỉ ở gan mà còn ở toàn bộ cơ thể.

2. Gan nhiễm mỡ không được chữa trị sẽ dẫn đến những bệnh nguy hiểm

Nếu gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ tiến triển thành các bệnh như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và nặng hơn là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH). Đây là những bệnh nguy hiểm nên cần phải chú ý. Nếu NAFLD và NASH không được giám sát, có nguy cơ trở thành mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, vì vậy cần phải chẩn đoán và điều trị sớm.

Các triệu chứng bệnh của gan rất khó nhận biết, thường không xuất hiện ngay lập tức ngay cả khi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, một khi vượt quá mức giới hạn, rất khó để gan có thể phục hồi về trạng thái ban đầu.

NAFLD là một thuật ngữ chung cho gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ rượu. Nhiều người mắc bệnh này thường mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thường xảy ra ở những người mắc hội chứng chuyển hóa.

Số người mắc NAFLD đang tăng nhanh chóng cùng số bệnh nhân béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trên toàn thế giới, trong vòng 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng từ 15% lên 25%.

Nếu không được điều trị, NAFLD sẽ dần dần tiến triển thành một bệnh gan nghiêm trọng hơn gọi là NASH. Có khoảng 80 – 90% số người mắc NAFLD duy trì bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh hầu như không tiến triển. Tuy nhiên, số 10 – 20% còn lại dần dần trở nên tồi tệ hơn, tiến triển thành xơ gan và có thể bị suy gan hoặc ung thư gan.

Có nhiều người đã được chẩn đoán rằng họ bị gan nhiễm mỡ, các chỉ số ở gan đã tăng không đáng kể sau khi trải qua siêu âm hoặc kiểm tra CT khi kiểm tra sức khỏe. Có khoảng 30% người thực hiện kiểm tra sức khỏe được chỉ định mắc gan nhiễm mỡ.

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên xét nghiệm chức năng gan thường xuyên để phát hiện sớm bệnh xơ gan và ung thư gan. Bạn có thể biết gan của bạn có khỏe mạnh hay không bằng xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan của bạn. Có một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan, nhưng các xét nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất là ALT (GPT), AST (GOT) và γ-GTP.

AST (GOT) là một loại enzyme có trong tế bào gan. Khi các tế bào gan bị phá vỡ, chúng chảy vào máu và chỉ số cũng tăng lên. Không giống như AST, ALT chỉ có ở trong gan, vì vậy nếu kiểm tra thấy chỉ số trong máu cao thì có thể nghi ngờ gan bị tổn thương.

Chỉ số nào cao hơn trong tỷ lệ AST/ALT cũng quan trọng như chỉ số của từng loại enzyme. Khi AST cao hơn ALT, có khả năng bạn bị xơ gan, ung thư gan, viêm gan do rượu, ngược lại, khi ALT cao hơn AST bạn có thể mắc viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, viêm gan virus.

4. Tiểu đường và béo phì là yếu tố nguy cơ gây tổn thương gan

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập gây tổn thương gan. Trong một cuộc khảo sát với 82 triệu người trưởng thành sống ở châu Âu được thực hiện bởi Đại học Queen Mary và Đại học Glasgow ở Anh, những người phát hiện bệnh xơ gan hay mắc bệnh về gan muộn và đều ở giai đoạn bệnh tiến triển dần.

Những người bị tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh xơ gan cao gấp 4,73 lần so với những người không mắc bệnh, nguy cơ ung thư gan cũng tăng 3,51 lần.

Có nhiều người mắc NAFLD và NASH nhưng khi phát hiện đã quá muộn nên không thể tiếp nhận điều trị thích hợp được nữa.

5. Biện pháp để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

Tiến sĩ Alazawi cho biết: “Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu và huyết áp cao có nguy cơ cao mắc bệnh gan và rất nguy hiểm với tính mạng. Vì vậy cần có các biện pháp để cải thiện gan nhiễm mỡ, phòng chống các bệnh về gan”.

Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là ăn quá nhiều hoặc thiếu vận động. Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, quan trọng là phải cố gắng cải thiện thói quen sinh hoạt.

Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục cũng rất quan trọng. Do đó, trong việc ăn uống, hãy cố gắng cân bằng ba bữa ăn,không ăn đồ ăn nhẹ có quá nhiều calo, hạn chế đồ uống ngọt có hàm lượng calo cao.

Bạn hãy tích cực tập thể dục, vì thói quen này sẽ mang đến hiệu quả cao, tốt nhất nên đi bộ mỗi ngày 30 phút. Mỡ gan sẽ không thể bị đốt cháy chỉ sau 10 phút tập thể dục, vì vậy việc đi bộ nên tiếp tục ít nhất 10 phút để cải thiện gan nhiễm mỡ.

Cải thiện gan nhiễm mỡ bằng cách giảm cân hợp lý

Giảm cân cấp tốc cũng là nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ. Nếu thực đơn ăn uống của bạn thiếu protein,cơ bắp của bạn sẽ giảm, quá trình trao đổi chất cũng giảm và cơ thể bạn sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn. Do đó, chất béo trung tính có xu hướng tích lũy trong gan.

Để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, điều quan trọng là giảm cân từ từ. Bạn nên giảm cân ở mức an toàn là giảm 0.5~1kg mỗi tháng. Tốc độ là 1,5-3kg trong 3 tháng và 5kg trong 1 năm.

Hiệp hội Béo phì Nhật Bản khuyên mọi người nên cố gắng cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục như một biện pháp chống lại bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa. Theo kiến nghị, nên giảm 3kg trọng lượng và rút ngắn chu vi vòng eo (đo tại rốn) xuống 3cm.

Có những người đặt mục tiêu cho việc cải thiện lối sống của mình nhưng lại không thể thực hiện được điều đó nên rơi vào tình trạng lười biếng và phụ thuộc. Để tránh điều này, mỗi người cần đặt ra một mục tiêu hợp lý để bản thân có thể tiếp tục thực hiện mà không cần phải mất nhiều thời gian và tốn nhiều công sức.

Bạn đang xem bài viết: ” Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ” tại Chuyên mục: ” Sống cùng bệnh “.

⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:

https://kienthuctieuduong.vn/ ( Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Bệnh Dịch Hạch Ở Chó Mèo

Bệnh dịch hạch ở chó là 1 căn bệnh truyền nhiễm rất mãnh liệt, chủ yếu là ở chó non. Những con chó già tuổi cũng dễ bị mắc bệnh dịch hạnh. Ngoài ra bệnh dịch hạch còn lây truyền sang cả mèo và sang cả các động vật ăn thịt (chồn hôi, thuỷ thắt (con rái cá nâu – ND), chó núi, linh cẩu vằn, chó sói, cáo v.v…).

Tác nhân gây ra bệnh dịch hạch là virus. Bệnh dịch hạch lây truyền qua đường hít thở (hô hấp – ND) và đường tiêu hoá. Sau khi lọt vào cơ thể virus cụ chăm sóc, thức ăn, ôi thiu Là nơi ở và đệm đã có chó ốm ở và nằm hoặc có thể do người, do các phương tiện giao thông.

Các dấu hiệu của bệnh: Khi chó mới bị mắc bệnh dịch hạch thì rất khó để phát hiện. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh là: chó hơi khó chịu, uể oải, mệt nhẹ, lông xù lên, ăn kém, thỉnh thoảng nôn mửa, có vẻ chối từ công việc, niêm mạc mắt … mồm đỏ lên, nước mắt và nước mũi chảy ra nhưng không nhiều, hơi bị đi tháo dạ. Những dấu hiệu này có thể thể hiện ở những con chó này thì mãnh liệt hơn nhưng ở những con chó khác thì lại yếu hơn. Khi vừa mới bắt đầu bị mắc bệnh, nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên đến 39,5oC – 40 oC, nhiêệ độ như vậy kéo dài trong 2 đến 3 ngày liền, sau đó dần dần nhiệt độ hạ xuống mức bình thường. Đối với những con chó khoẻ thì đến đây ta có thể nói là đã kết thúc bệnh tật và dần dần hồi phục là sức khoẻ, nhưng đối với những con chó yếu thì sức khoẻ bề ngoài tưởng là bình phục nhưng nhiệt độ lại bỗng dưng tăng lên đến 40oC – 41oC và sự thương tổn các niêm mạc lại trầm trọng hơn. Nước mũi chảy ra nhiều, biến thành mủ và có màu sắc vàng – xanh, 2 mí mắt khép lại, chó sợ ánh sáng, đôi khi giác mạc mắt vẩn đục. Niêm mạc mũi đỏ lên, phù, nước mũi khô lại và nứt ra. Chó hắt hơi, mũi cọ vào chân, hay liếm mép. Sau đó nước mũi lại chảy ra, lúc đầu trong, sau đó là chất mủ. Nước mũi chảy ra bịt kín các ngách mũi, đóng thành vảy xung quanh vành mũi làm cho chó rất khó thở.

Nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng nặng thêm thì chó sẽ bị ho. Lúc đầu chó ho khan, đau cổ, sau đó ho ẩm và có đờm. Khi chó bị thương tổn đường hô hấp sâu thì chó sẽ bị viêm phế quản – phổi, nhịp thở khoảng từ 60 – 80 trong 1 phút, nước mủ từ mũi chảy ra, có màu xám – vàng – xanh và mùi rất khó chịu. Chó ho đau đơn, 2 má sưng to lên, đi lại rất khó khăn, nằm rên, không ăn uống gì. Khi bị bệnh dịch hạch chó đang bị táo bón cũng nhanh chóng chuyển sang tình trạng đi tháo dạ. Phần lớn các trường hợp bệnh đau dạ dày – ruột lại tiến triển như bị viêm dạ dày – ruột rất nặng và thường là chó bị chết.

Lúc bệnh ở thời điểm cao độ hoặc lúc trạng thái cơ thể đã bắt đầu khá lên thì xuất hiện sự thương tổn hệ thần kinh: chó khó chịu, hay sợ hãi, sự cảm giác giảm sút hoặc sự kích thích các cơn co giật của các nhóm cơ khác nhau tăng lên. Thông thường các cơn đau thần kinh kết thúc bằng các được cắt các cơ quan riêng biệt, tức là ở chó có thể xuất hiện sự rối loạn chuyển động, hoặc bị mù, bị điếc, hoặc mất cảm giác khứu giác, sa lưỡi, tứ chi và đuôi bị bại liệt. Bệnh dịch hạch có thể có dạng rất dễ nhận ra dấu hiệu của bệnh, ví dụ như bệnh đau dạ dày – ruột, bệnh thuộc về các cơ quan hô hấp hoặc bệnh thuộc về hệ thống thần kinh trung ương.

CHỐNG BỆNH DỊCH HẠCH Ở CHÓ

Cần phòng cho chó tránh khỏi bệnh truyền nhiễm (virus bệnh dịch hạch). Nuôi dưỡng chó nghiệp vụ ở những nơi kín, không cho tiếp xúc với chó lạ, mèo lạ hoặc các động vật khác dễ bị mắc bệnh dịch hạch. Hàng năm các bộ phận thú y chuyên khoa phải đặt ra thời gian tiêm phòng cho chó để chống bệnh dịch hạch. Có thể tiêm phòng dịch cho chó con ngay từ khi chúng bước sang tháng tuổi thứ 3. Phải đặc biệt quan tâm đến những con chó gầy yếu và bị rối loạn hệ thần kinh mặc dù không đáng kể, phải xem xét kỹ chúng như những con vật có khả năng truyền virus.

Cần giúp cơ thể chó chống lại các bệnh truyền nhiễm.

Khi phát hiện thấy các dấu hiệu của bệnh dịch hạch hoặc nghi ngờ một số con chó đã mắc bệnh dịch hạch thì phải mau chóng tách chúng ra khỏi các con chó đang khỏe và nuôi cách ly. Những con chó con thì phải theo dõi và đo nhiệt đô cho chúng hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều. Sau mỗi lần đo nhiệt độ cho chó cần sát trùng bằng dung dịch natri hydro

Tất cả các con chó có nhiệt độ cơ thể tăng thì phải cách ly chúng, mọi hoạt động tập luyện phải ngưng lại và tiến hành tẩy uế chỗ ở của chó một cách cẩn thận. Khí cụ phải sát trùng bằng dung dịch natri hydroxit 2%. Dụng cụ cho ăn và cho uống sau mỗi lần sử dụng phải sát trùng bằng nước sôi.

Khi xuất hiện bệnh dịch hạch phải cho chó ăn tốt hơn, cho chó ở nơi sạch sẽ, khô ráo và có đệm dày. Việc điều trị những con chó bệnh cần tiến hành riêng biệt từng con và phải dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia thú y.

Bài Viết 2 1. Nguyên nhân gây bệnh

Yersinia peptis thuộc giống Yersiania họ Enterobacteriaceae được phân lập lần đầu tiên bởi A. Yersin năm 1894. Vi khuẩn dịch hạch là một trực khuẩn ngắn, Gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu nhất là khi nhuộm Wayson hay xanh methylene. Tạo vỏ trong bệnh phẩm hoặc khi nuôi cấy ở 37 độ C, không tạo vỏ khi nuôi cấy ở 28 độ C. Không sinh nha bào, không di động.

2. Dịch tể học

Bệnh dịch hạch là một bệnh nhiễm trùng ở động vật gặm nhấm, có thể rất nguy hiểm và là chỉ tiêu kiểm dịch động vật. Bệnh thường xảy ra trên các loài gặm nhấm tuy nhiên gần như các loài động vật có vú đều có thể nhiễm Yersinia peptis.

Sự truyền lây Y. pestis giữa các vật chủ yếu xảy ra do bọ chét cắn, ngoài ra bệnh có thể truyền thông qua tiếp xúc khi có vết thương, hoặc có thể do hít phải các chất bài tiết từ các động vật bị dịch hạch thể phổi. Ngược lại, chó mèo thường mắc bệnh do ăn phải các động vật gặm nhấm, tỉ lệ nhiễm bệnh do bọ chét của con mồi cắn thường thấp.

3. Sinh bệnh học

Tùy thuộc vào con đường xâm nhập của vi khuẩn, thông qua vết cắn của bọ chét hoặc do tiếp xúc qua vết thương hở, có thể có hai phương thức sinh bệnh khác nhau.

Khi ăn phải hoặc hít phải mầm bệnh (không do vết cắn của bọ chét), các vi khuẩn đã có sẵng lớp vỏ bảo vệ từ vật chủ trước mà không cần thông qua quá trình nhân lên trong tê bào bạch cầu đơn nhân, điều này làm cho việc nhiễm trùng diễn ra nhanh hơn, thời gian ủ bệnh chỉ còn từ 1-3 ngày. Tổn thương tại vị trí nhiễm thường rất ít xảy ra. Các tổn thương có thể được nhận rõ tại các hạch bạch huyết mà hệ thống bạch huyết chảy qua vị trí nhiễm. Nhận biết các hạch có biểu hiện bệnh thông qua sự to lên, dày, tạo thành các ổ abscess, có thể có mủ rò ra bên ngoài. Các hạch bạch huyết ở sâu hoặc các bộ phận khác của cơ thể có thể bị nhiễm tương tự thông qua hệ tuần hoàn hay hệ bạch huyết. Ở trạng thái nhiễm trùng huyết, các mô khác như gan, mắt, thận, tim, lách, não, phổi đều bị nhiễm trùng. Y. pestis có chứa độc tố có thể gây phù, sốc nhiễm trùng, gây đông máu nội mạch. Diễn biến lâm sàng của bệnh có thể kéo dài từ 48 giờ đến 2 hoặc 3 tuần.

Ở chó chỉ phát triển các biểu hiện lâm sàng nhẹ như sốt, sự gia tăng của các bạch cầu. Tiếp xúc với các vật nuôi hoặc động vật hoang dã được xem như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến lây nhiễm bệnh dịch hạch trên người.

4. Biểu hiện lâm sàng

Mèo Ở mèo, ba biểu hiện lâm sàng của bệnh đã được công nhận gồm: bệnh thể hạch, thể phổi và nhiễm trùng huyết, phổ biến nhất và gây tử vong nhiều nhất là bệnh thể hạch. Dịch hạch ở mèo có thể có các triệu chứng như sốt cao liên tục (40,7 độ C – 41,2 độ C), mất nước, tăng nhạy cảm và các hạch to lên.

Bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết có thể phát triển có hoặc không có biểu hiện sung to của các hạch. Chúng lây lan qua đường máu và gây nhiễm cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể, mặc dù cơ quan thường cảm nhiễm nhất là phổi. Bệnh có thể có các biểu hiện của sốc nhiễm trùng như sốt, chán ăn, nôn, tiêu chảy, tăng nhịp tim, mạch yếu, hạ huyết áp, lạnh chi, đông máu nội mạch, tăng bạch cầu, trong đó tăng bạch cầu là đặc trưng của thể bệnh này ở mèo. Hình thức nhiễm trùng có thể gây tử vong trong 1 – 2 ngày sau khi có sự hiện diện của vi khuẩn.

Dịch hạch thể phổi ở mèo có thể là sự phát triển của bệnh dịch hạch thể nhiễm trùng huyết hay thể hạch. Nguyên nhân chính gây dịch hạch thể phổi thường do hít phải dịch bài thải của động vật nhiễm bệnh. Bệnh dịch hạch thể phổi do hít phải hay do phát triển từ các thể bệnh khác thường có tiên lượng xấu.

Chó Các biểu hiện lâm sàng thường gặp ở chó như sốt, chán ăn, sưng to hạch tử cung, hạch dưới hàm, các ổ abscess, ho. Trong một báo cáo về bệnh dịch hạch ở 3 con chó, dáu hiệu lâm sàng bao gồm hôn mê (3/3), sốt (2/3), tổn thương da có mủ ở vùng cổ tử cung (2/3).

5. Chẩn đoán

Có thể chẩn đoán khá chính xác bệnh dịch hạch thông qua các thông tin lâm sàng và dịch tể học nhưng cũng cần phải có các xét nghiệm cận lâm sàng để xác nhận lại. Dịch hút từ các hạch bạch huyết, máu, mô bị nhiễm bệnh có thể được lựa chọn để xét nghiệm tùy theo biêu hiện lâm sàng của bệnh. Dịch hạch thể phổi có thể được chẩn đoán thông qua các tổn thương ở phổi khi X quang lồng ngực.

Thực hiện xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp đối với mẫu dung dịch hoặc thực hiện phết tế bào nếu mẫu là các mẫu mô. Cả hai phương pháp trên đều cho kết quả nhanh, chẩn đoán khá chính xác với độ tin cậy cao.

Để thực hiện chẩn đoán huyết thanh, cần thực hiện lần và hai lần cần được thu thập mẫu cách nhau từ 10 tới 14 ngày để cơ thể có tạo kháng thể chống lại Y. pestis. Các phương pháp có thể sử dụng như phương pháp ngưng kết hồng cầu, ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Hiệu giá kháng thể ở lần 2 tăng gấp 4 lần lần 1 được xem là dương tính.

Nuôi cấy phân lập vi khuẩn, các mẫu bệnh phẩm có thể được thu thập từ các nguồn như mụn ở da, hạch, máu, đờm, dịch não tủy… (trước khi điều trị kháng sinh)..

6. Bệnh tích

Ở mèo khi mắc bệnh có thể gây tử vong ở mức 50%, và xuất hiện hoại tử ở tuyến thượng thận, lá lách, gan, có thể gây nên viêm phổi thứ phát. Các ổ viêm, abscess tồn tại tại các hạch. Trong 40 trường hợp tử vong, amidan, hạch dưới hạm, hạch màng treo ruột… đều bị ảnh hưởng. Các hạch có thể bị xuất huyết, tạo abscess, hoại tử. Các hạch bạch huyết sau khi được điều trị khỏi ở khía cạnh lâm sàng chỉ có thể tăng sinh các mô lympho. Vi khuẩn xâm nhập vào mô phổi, gây bệnh viêm phổi kẻ và đặc trưng bởi sự xuất hiện tập trung cao vi khuẩn ở nơi xuất huyết. Có thể vừa xảy ra abscess và hoại tử.

Trên chó thí nghiệm chỉ xảy hiện tượng sốt nhẹ nên không có các dấu hiệu bệnh lý được miêu tả

7. Điều trị

Các bác sĩ nên bắt đầu các phương pháp điều trị bằng kháng sinh trước khi có kết quả xác định bệnh từ phòng thí nghiệm. Các con vật có dấu hiệu về hô hấp nên thực hiện X quang lồng ngực để xác định chúng có mắc phải dịch hạch thể phổi hay không. Các con vật đều phải được kiểm tra bọ chét, nếu có sự hiện diện của bọ chét ở trong lồng hay xung quanh phòng khám nên tiến hành điều trị bằng carbamate hoặc pyrethrins. Các mụn mủ nên được chọc để loại dịch và xử lý bằng chlorhexidien diacetate.

Y. pestis là một vi khuẩn tương đối nhạy cảm với các loại kháng sinh. Lựa chọn để điều trị cho người mắc bệnh thường là streptomycin, ngoài ra có thể sử dụng đơn gentamicin hay kết hợp doxyciline cho kết quả điều trị tương đương với streptomycin và tetracycline

Bảng 1: Các loại kháng sinh được được sử dụng trong thú y

IM: tiêm bắp, IV: tiêm mạch, PO: đường uống, SC, tiêm dưới da a liều cấp trong một khoảng thời gian xác địnhb gây độc trên thậnc liều cần cấp cho một con mèo(không phải liều mg/kg)d thuốc có thể gây suy tủy, cần giám sát số lượng hồng cầu trên con bệnh. Tiếp tục điều trị bằng tetracycline trong 7 ngày ở các con vật đã hết các triệu chứng của bệnh. Ở người khi mắc bệnh do tiếp xúc khi chăm sóc cho con vật bị nhiễm bệnh nên được điều trị với một liệu trình tương tự. Tiên lượng về bệnh phụ thuộc vào các triệu chứng và loài mắc phải.

Con bệnh phải được cách ly từ 48 tới 72 giờ đầu tiên khi tiến hành điều trị bằng kháng sinh. Việc điều trị kịp thời và chính xác có thể giảm tỉ lệ tử vong ở người và động vật từ hơn 60% đến còn dưới 15%. Đối với con vật mắc phải dịch hạch thể phổi nên được điều trị lưu trú lâu hơn nhằm tránh việc tiếp xúc có thể gây nhiễm bệnh của chủ vật nuôi.

8. Phòng bệnh

Các bác sĩ thú y nên đặc biệt thận trọng khi thăm khám các con mèo ốm trong một đợt bùng phát bệnh dịch hạch, nên trang bị các biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ chính mình, nhân viên và cả khách hàng.

Việc kiểm soát bọ chét cho chó mèo nên cần được đặc biệt quan tâm, do vật nuôi có thể dễ dàng mắc phải và lây lan cho chủ của chúng. Sử dụng các thuốc diệt hoặc ức chế bọ chét như fipronil đã cho hiệu quả trên việc kiểm soát các vector truyền lây là bọ chét trong môi trường dịch bệnh.

Vaccine sống hoặc chết của Y. pestis được sản xuất chỉ sử dụng trên người. Tuy nhiên việc tiêm vaccine cho người kể cả nhân viên thú y là không được khuyến cáo. Ở mèo việc sử dụng một vaccine chết đã không cho kết quả khả quang, chúng không thể bảo vệ con vật khỏi nhiễm khuẩn hay chết thậm chí chúng còn kéo dài các triệu chứng lâm sàng của bệnh.

chúng tôi