Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Gây Bệnh Nghề Nghiệp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Yếu Tố Tác Hại Nghề Nghiệp

Thế nào là yếu tố tác hại nghề nghiệp?

Các yếu tố có trong quá trình công nghệ, quá trình lao động và hoàn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức khoẻ người lao động. Các yếu tố đó được gọi là yếu tố vệ sinh nghề nghiệp hay yếu tố nghề nghiệp.

Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và khả năng làm việc của người lao động thì được gọi là các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Những bệnh tật chủ yếu do tác hại nghề nghiệp gây nên được gọi là những bệnh nghề nghiệp.

Phân loại các yếu tố tác hại nghề nghiệp

Các yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu gặp trong sản xuất được chia thành 4 loại:

– Yếu tố vật lý:

+ Điều kiện khí tượng xấu ( nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt.)

+ Bức xạ điện từ ( sóng vô tuyến điện, điện từ trường cao tần).

+ Bức xạ ion hoá ( tia X, tia bức xạ khác)

+ Tiếng ồn, rung chuyển.

+ Áp lực cao, thấp.

– Yếu tố hoá học và lý hoá:

+ Các chất độc trong sản xuất.

+ Bụi trong sản xuất.

– Yếu tố sinh học:

+ Sự cảm nhiễm và sự xâm nhập của vi sinh vật và ký sinh trùng.

+ Sự tiếp xúc với người bệnh hoặc súc vật mắc bệnh, hoặc bị súc vật mắc bệnh cắn, đốt…

– Thời gian làm việc quá lâu, thông ca, làm thêm giờ.

– Cường độ lao động, nghỉ ngơi không hợp lý.

– Sự bất hợp lý trong việc sắp xếp sức lao động, sử dụng công cụ phương tiện lao động quá nặng , không phù hợp với kích thước của người lao động.

– Làm việc ở tư thế gò bó quá lâu, công việc lặp đi lặp lại…

– Sự căng thẳng quá mức của 1 cơ quan hoặc của 1 hệ thống nào đó.

– Diện tích phân xưởng chật hẹp, máy móc thiết bị đặt quá sát nhau.

– Thiếu thiết bị thông gió, thoáng khí hoặc có nhưng hiệu lực kém.

– Thiếu thiết bị bao che và cách nhiệt để chống nóng, chống bụi, chống hơi khí độc, hoặc có nhưng không hoàn hảo.

– Chiếu sáng chưa tốt, ánh sáng không đủ hoặc chiếu sáng không hợp lý.

– Việc thực hiện các qui tắc vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động còn chưa triệt để.

– Thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động.

– Quá tải về thể lực (cơ tĩnh,cơ động), hoặc phải làm việc ở tư thế bắt buộc

– Quá tải về thần kinh tâm lý được chia ra:

+ Tính đơn điệu của công việc, do phải lặp lại nhiều lần các phần việc, chu kỳ ngắn, cùng một kiểu, được biểu thị bằng thời gian phải lặp đi lặp lại công việc đó (mức độ ít và trung bình khi chu kỳ thường xuyên được lặp lại từ 1/2 đến 1 phút, mức độ cao khi chu kỳ dưới 0,5 phút)

+ Căng thẳng thần kinh và các giác quan do công việc điều khiển máy móc phức tạp (điều khiển điện thoại, điện báo viên…)

+ Nhịp điệu làm việc được biểu thị bằng số động tác trong 1 phút.

Yếu Tố Nguy Cơ Và Bệnh Nghề Nghiệp Trong Ngành Khai Thác Khoáng Sản Ở Yên Bái

YBĐT – Yên Bái là địa phương giàu tiềm năng về khoáng sản. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất, chế biến khoáng sản, người lao động không thể tránh khỏi sự tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động. Kết quả đo, kiểm tra môi trường lao động cho thấy nguy cơ bụi và tiếng ồn là 2 nguyên nhân chiếm tỷ lệ cao gây nên các bệnh bụi phổi nghề nghiệp và bệnh điếc nghề nghiệp phổ biến trong ngành khai thác khoáng sản ở Yên Bái.

Môi trường lao động của công nhân khai thác khoáng sản.

I. Bụi nơi làm việc: là những hạt nhỏ bé bay lơ lửng trong không khí được tách ra từ các vật thể rắn do tác động cơ học hoặc có sẵn trong tự nhiên. Bụi có nguy cơ gây các bệnh bụi phổi là bụi hô hấp có kích thước từ 0,2 – 5µm, với kích thước nhỏ như vậy nên bụi có thể theo đường hô hấp vào tận phế nang phổi rồi đọng lại ở đó tới 80% và gây bệnh.

1.1. Bụi phổi – Amiăng: là bệnh viêm phổi mô kẽ xơ hóa do tiếp xúc với những sợi Amiăng. Đặc tính của bệnh là xơ hóa biểu mô lan tỏa, đôi khi có cả vôi hóa màng phổi. Bệnh bụi phổi do amiăng thường xuất hiện sau khi tiếp xúc Amiăng từ 7 – 10 năm. Những nghề có nguy cơ mắc bệnh cao là: sản xuất xi măng – Amiăng (tấm lợp); sản xuất tấm nỉ, giấy Amiăng; sản xuất vật liệu chịu lửa; dệt Amiăng; sản xuất tấm cách nhiệt, điện. Các bệnh do Amiăng gây ra gồm:

1. Ung thư phổi, phế quản gặp ở những người bị bệnh bụi phổi amiăng và cả những người tiếp xúc với Amiăng nhưng chưa xơ hóa phổi. Thời gian tiềm tàng của ung thư thường sau 20 năm tiếp xúc với bụi Amiăng. Những người tiếp xúc với Amiăng mà hút thuốc lá, thuốc lào có nguy cơ ung thư phổi gấp 6 – 10 lần người không hút.

2. Ung thư biểu mô thường xuất hiện muộn hơn sau hơn 20 năm tiếp xúc nghề nghiệp với Amiăng. Nhưng cũng có trường hợp chỉ tiếp xúc một thời gian ngắn với amiăng cũng bị ung thư biểu mô màng phổi hoặc màng bụng. Tất cả các Amiăng thuộc 2 nhómAmphybole và Secpentine đều có thể gây ung thư. Có đến 90% ung thư biểu mô có tiền sử tiếp xúc với Amiăng.

3. Mảng màng phổi, vôi hóa thường gặp ở nam giới những người tiếp xúc trên 20 năm.

* Bệnh biểu hiện đau tức ngực, khó thở. Có thể phát hiện sớm dựa vào khám sức khỏe định kỳ, chụp X.quang tim phổi.

1.2. Bụi phổi – Silic: là bệnh bụi phổi xơ hóa lan tỏa tiến triển do hít phải bụi có chứa Silic tự do. Bệnh tiến triển không hồi phục, không có thuốc điều trịnhưng có thể dự phòng được. Những nghề có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi do Silic là:sản xuất gạch chịu lửa, gốm sứ, thủy tinh;công việc đúc, làm khuôn, phá khuôn, tẩy gỉ, thợ hàn…;khai thác than, nghiền sàng, đập đá, nhất là đá Granit;sản xuất các loại bột đá, nhất là đá màu, bột đánh bóng các sản phẩm, nhất là các sản phẩm có chứa Silic tự do.

* Các biến chứng do bệnh bụi phổi silic gây nên: Bệnh bụi phổi silic gây nhiều biến chứng nguy hiểm: suy hô hấp, viêm phế quản mạn tính, nhiễm khuẩn cấp tính phế quản – phổi, thường kết hợp với lao phổi.

II. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn: Là do tiếp xúc nhiều lần với tiếng ồn cao hơn giới hạn cho phép dẫn đến tổn thương thần kinh thính giác không phục hồi cả hai tai. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là một bệnh được bảo hiểm.

2.1. Thế nào là điếc do tiếng ồn?

Bạn đang làm việc ở nơi có tiếng ồn phải không? Bạn thấy khó nghe, khó hiểu những gì mọi người nói với bạn phải không? Bạn thường phải nói to phải không? Bạn có thể đã bị điếc do tiếng ồn. Thường xảy ra với người làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với tiếng ồn lớn ở nơi làm việc. Nếu kéo dài có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và khả năng nghe của người bệnh.

2.2. Ảnh hưởng của điếc do tiếng ồn:

Thường cả 2 tai đều bị ảnh hưởng. Ở giai đoạn sớm, người bệnh không nhận ra tổn thương ở thính giác, chỉ phát hiện ra khi khám kiểm tra sức khỏe. Đây là những tổn thương ban đầu do những âm thanh có tần số cao. Sau đó ảnh hưởng thính giác ở những âm thanh có tần số thấp, người bệnh sẽ cảm thấy khó nghe, sau đó dẫn đến mất khả năng nghe. Có thể thấy xu hướng tiếng nói của mình to lên, cảm thấy rất khó nghe các cuộc đối thoại. Không phải tất cả mọi người đều có quá trình phát sinh bệnh như nhau khi tiếp xúc cùng loại tiếng ồn. Có một số người tổn thương thính giác nhanh hơn, cuối cùng dẫn đến điếc.

Có tiếng rên trong tai (ù tai), tiếng động thông thường bỗng cảm thấy mạnh lên. Chóng mặt, nhức đầu, hay cáu gắt, tăng huyết áp, quáng gà.

III. Các biện pháp phòng bệnh bụi phổi nghề nghiệp, bệnh điếc nghề nghiệp:

3.1. Biện pháp kỹ thuật: thay thế các nguyên liệu chứa nhiều Silic tự do, Amiăng bằng những nguyên liệu khác, cách ly môi trường bụi, lắp đặt hệ thống hút, lọc bụi, giảm bụi bằng nước, cơ giới hóa sản xuất tổ chức lao động hợp lý, gia tăng thông khí, sử dụng công nghệ làm ẩm bụi. Quy hoạch xây dựng nhà máy, khu phát ra tiếng ồn ở cuối chiều gió, che chắn nơi phát ra tiếng ồn, có vành đai cây xanh, bố trí khu vực nghỉ giải lao cách xa nguồn phát sinh bụi, ồn.

3.2. Biện pháp y tế: kiểm tra môi trường lao động hàng năm, đo nồng độ bụi, hàm lượng Silic tự do chứa trong bụi. Khám sức khỏe định kỳ, chụp X.quang tim phổi cho những người tiếp xúc có nguy cơ nhiễm bệnh bụi phổi nghề nghiệp để phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khám phát hiện bệnh điếc nghề nghiệp bằng máy đo thính lực. Không bố trí người mắc bệnh đường hô hấp vào làm việc trong môi trường bụi. Khi người lao động mắc bệnh bụi phổi phải bố trí làm công việc khác không được tiếp xúc với bụi. Thay đổi vị trí làm việc luân phiên. Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho những công nhân sau 5 năm tiếp xúc, sau đó cứ 2 năm khám lại 1 lần.

3.3. Biện pháp cá nhân: sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân; đeo khẩu trang, sử dụng mặt nạ chắn bụi, không hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo nút tai, rèn luyện thân thể, tắm rửa sau giờ lao động.

3.4. Đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động trên địa bàn phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động – phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động như: đo kiểm tra môi trường lao động hàng năm, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho các đối tượng có nguy cơ cao với bệnh nghề nghiệp.

3.5. Đối với cơ quan quản lý nhà nước: cần tăng cường sự phối hợp liên ngành giữa các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện an toàn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trong các đơn vị, doanh nghiệp.

Để đảm bảo nâng cao năng suất lao động góp phần duy trì và phát triển bền vững của đơn vị, mong chủ doanh nghiệp cũng như người lao động hãy chủ động quan tâm tới công tác an toàn vệ sinh lao động – phòng chống bệnh nghề nghiệp!

Bác sỹ Trương Bích Liên ( Khoa sức khỏe nghề nghiệp – TTYTDP tỉnh Yên Bái)

Khoa Bệnh Phổi Nghề Nghiệp

Thông tin đầy đủ và chi tiết Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội. chúng tôi cung cấp thông tin bao gồm địa chỉ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở đâu? Các thông tin khác như thời gian làm việc, số điện thoại liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương bảng giá dịch vụ, hình ảnh, hỏi đáp và review.

Giới thiệu

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội. Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là một trong những địa chỉ uy tín cung cấp các dịch vụ Hô hấp khu vực Hà Nội

Tên: Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Trực thuộc: Bệnh viện Phổi Trung ương

Chuyên khoa: Hô hấp

Loại hình: Khoa/cơ sở thuộc Bệnh viện/Viện

Dịch vụ: Khám chữa bệnh theo quy định của Bộ Y Tế về Hô hấp

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Bảo hiểm: BHXH, BHYT Theo quy định của Bộ Y Tế

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương ở đâu?

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương là cơ sở trực thuộc Bệnh viện Phổi Trung ương ở Hà Nội

Địa chỉ: 463 Hoàng Hoa Thám, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

Số điện thoại Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương?

Thông tin liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Hoặc liên hệ với Bệnh viện Phổi Trung ương để biết thông tin chi tiết

Thời gian làm việc Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương

Lịch làm việc: Thứ Hai – Chủ Nhật: 07h00 – 20h00

Lịch làm việc của Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương có thể thay đổi. Liên hệ Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương để cập nhật giờ làm việc Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương chính xác nhất.

Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương tuyển dụng

Liên hệ với Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương. Hoặc đến trực tiếp Bệnh viện Phổi Trung ương để biết thông tin Khoa Bệnh phổi nghề nghiệp – Bệnh viện Phổi Trung ương tuyển dụng.

Bệnh Sạm Da Nghề Nghiệp Và Các Yếu Tố Liên Quan Ở Công Nhân Hai Công Ty Xăng Dầu Thành Phố Hồ Chí Minh

Kết quả nghiên cứu thu được:

Các tác giả khuyến nghị cần trang bị găng tay và loại khẩu trang rộng, che kín toàn bộ cả vùng má, cằm, cổ, bảo vệ da có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sạm da.

Người lao động làm việc tại cơ sở sản xuất và bán lẻ xăng dầu phải tiếp xúc số lượng lớn hơi xăng dầu hằng ngày, kết hợp với môi trường nắng nóng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và biểu hiện rõ nhất là các bệnh sạm da [6]. Bệnh sạm da ảnh hưởng đến sức khoẻ, năng suất lao động và thẩm mỹ, nhất là đối với tuổi trẻ. Đây là vấn đề sức khoẻ cần được quan tâm [10]. Chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm đáp ứng hai mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ bệnh sạm da nghề nghiệp ở người lao động tại Công ty cổ phần vật tư xăng dầu và Tổng kho xăng dầu Nhà Bè, chúng tôi năm 2015.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu

Người lao động tiếp xúc trực tiếp hơi xăng dầu ≥ 1 năm, tại Công ty xăng dầu M và Công ty xăng dầu N, TP.HCM

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu: mô tả với thiết kế cắt ngang.

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu: Cỡ mẫu là 320 người trong đó có 290 Nam, 30 Nữ. Đối tượng được chọn là người lao động có thời gian làm việc từ một năm trở lên, trong đó có: bơm xăng bán lẻ 290 người, lái xe bồn 22người, phụ xe bồn 8 người, tuổi nghề < 5 năm là 115 người, từ 5-10 năm là 118 người, từ 11-15 năm là 55 người, trên 15 năm là 32 người.

2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán: theo quy định của Bộ Y tế [4]

Bảng 3.1.Đặc điểm của mẫu nghiên cứu (n = 320) Bảng 3.3. Loại khẩu trang và thời gian sử dụng khẩu trang

Trên Bảng 3.1 ta thấy, trong số người lao động được phỏng vấn, nam giới chiếm đa số (90,6%). Nhóm tuổi người lao động chiếm nhiều nhất là nhóm từ 30-39 tuổi (41,9%), thấp nhất là nhóm từ 40 tuổi trở lên, chiếm (20,9%). Nhóm tuổi nghề chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm từ 5 – < 10 năm (36,9%), tiếp theo là nhóm dưới 5 năm (35,9%), nhóm ít nhất là trên 15 năm (10%). Vị trí làm việc chiếm tỉ lệ nhiều nhất là bơm xăng bán lẻ (90,6%), trong khi vị trí lái xe bồn và phụ xe bồn chỉ chiếm (6,9%) và (2,5%).

Bảng 3.4. Loại găng tay thời gian sử dụng găng tay

Trên Bảng 3.2 ta thấy, hầu hết người lao động đều có sử dụng trang bị bảo hộ lao động. Cụ thể là: áo chiếm tỷ lệ cao nhất (100%), tiếp theo là nón mũ chiếm (99,7%), giầy bảo hộ chiếm (99,7%), găng tay chiếm (89,4%), khẩu trang chiếm (88,8%).

Bảng 3.5. Kết quả khám lâm sàng

Trên Bảng 3.3 ta thấy, trong những người có sử dụng khẩu trang thì loại khẩu trang y tế được người lao động sử dụng nhiều nhất (65,9%), tiếp theo là khẩu trang vải (55,3%), khẩu trang than hoạt tính (13,7%). Tỷ lệ người lao động sử dụng khẩu trang toàn bộ thời gian làm việc chỉ chiếm (38,0%).

Trên Bảng 3.4 ta thấy, trong những người có sử dụng găng tay thì loại găng tay được sử dụng cao nhất là găng tay vải chiếm tỷ lệ( 92,3%) và sử dụng găng tay trong toàn bộ thời gian làm việc chiếm tỷ lệ (72,7%), chỉ khi tiếp xúc xăng dầu chiếm tỷ lệ (27,3%).

– Cần mang BHLĐ trong suốt qui trình thời gian làm việc để phòng chống tiếp xúc hơi khí độc hại là giải pháp can thiệp hữu hiệu để phòng bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cần trang bị găng tay và loại khẩu trang rộng, che kín toàn bộ cả vùng má, cằm, cổ, bảo vệ da có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sạm da.

1.Bộ Y tế – Cục Quản lý môi trường y tế , Báo cáo công tác y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp năm 2014.

2.Bộ Y tế – Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động ban hành ngày 10/10/2002.

3.Bộ Y tế ,Thông tư 28/2016/TT-BYT.

4.Nguyễn Minh Hiếu (2010), Đặc điểm bệnh tật và tỷ lệ mới mắc bệnh sạm da nghề nghiệp ở công nhân xăng dầu, Tạp chí y học dự phòng chúng tôi tập 14 (2), trang 155-159.

5.Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2002), Bước đầu đánh giá tình hình bệnh viêm da tiếp xúc với xăng, dầu hỏa, dầu nhờn, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường.

6.Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (2015), Thường qui kỹ thuật, Nhà xuất bản y học.

BS. Trịnh Hồng Lân, BS. Não Thị Mỹ Trang và CS Viện Y tế công cộng chúng tôi

7.Centers for Diseases control and prevention, (2004) Worker health chartbook, Chapter 2: Fatal and Nonfatal Injuries and selected illness and conditions, Skin diseases and disorders, P180- 188.

(Nguồn tin: Theo Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 3/2018)

8.Febriana S. A, Occupational skin hazards and prevalence of occupational skin diseases in shoe manufacturing workers in Indonesia, International Archives of Occupational and Environmental Health, February 2014, Volume 87, Issue 2, pp 185-194.

9.Yakut Y, Occupational skin diseases in automotive industry workers, Cutan Ocul Toxicol, 2014 Mar; 33(1):11-5.

Chịu trách nhiệm: Não Thị Mỹ Trang: DĐ 0919318956