Top 7 # Xem Nhiều Nhất Yếu Tố Nguy Cơ Của Bệnh Ung Thư Phổi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Các Yếu Tố Nguy Cơ Của Ung Thư Phổi

Một yếu tố nguy cơ là bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng đến khả năng mắc một bệnh nào đó, ung thư chẳng hạn. Các loại ung thư khác nhau có yếu tố nguy cơ khác nhau. Một số yếu tố nguy cơ, ví dụ như hút thuốc, có thể thay đổi được. Những yếu tố khác, như tuổi hay tiền sử gia đình có người mắc bệnh, là không thay đổi được.

Tuy nhiên, có một hay thậm chí là nhiều yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh. Và một số người mắc bệnh trong khi có ít hoặc không có yếu tố nguy cơ đã biết nào.

Sở hữu nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc làm tăng khả năng mắc ung thư phổi.

Khói thuốc lá được biết là có thành phần hơn 7.000 chất hóa học, và với một phần nhiều trong số đó là những chất độc. Có Ít nhất 70 chất được biết là tác nhân gây ra ung thư ở người hoặc động vật.

Người hút thuốc lá có nhiều khả năng bị ung thư phổi hoặc tử vong do ung thư phổi gấp 15-30 lần so với những người không hút thuốc. Thậm chí, hút một vài điếu thuốc một ngày hoặc hút không thường xuyên cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.

Nguy cơ mắc ung thư phổi bị ảnh hưởng bởi việc một người hút thuốc lá trong bao lâu, tuổi của họ khi họ bắt đầu hút thuốc và số điếu thuốc hút mỗi ngày. Số năm hút thuốc và số lượng thuốc hút trong ngày càng nhiều baonhiêu thì nguy cơ càng tăng lên bấy nhiêu.

Những người đã bỏ hút thuốc lá có nguy cơ ung thư phổi thấp hơn những người vẫn tiếp tục hút. Nhưng nguy cơ cao hơn so những người không bao giờ hút thuốc. Bỏ hút thuốc ở mọi lứa tuổi đều có thể làm giảm nguy cơ ung thư phổi.

Các loại sản phẩm thuốc lá khác như thuốc lá ít nicotine, thuốc tẩu, xì gà, thuốc lá thảo dược, shisha và thuốc lá nhai cũng có thể gây ung thư và không được coi là an toàn.

2) Hút thuốc lá thụ động

Dù bạn không hút thuốc lá nhưng ngửi khói thuốc lá từ người hút thuốc thở ra và khói bốc lên từ một điếu thuốc, tẩu thuốc hoặc một điếu xì-gà đang cháy thì bạn được xem là người “hút thuốc lá thụ động”.

Khi một người hít thở không khí có khói thuốc lá, nó cũng giống như người đó đang hút thuốc lá. Tại Hoa Kỳ, 2 trong số 5 người lớn không hút thuốc và một nửa số trẻ em có tiếp xúc với khói thuốc lá và đã trở thành “người hút thuốc lá thu động”.

Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi, khoảng 7.300 người không bao giờ hút thuốc chết vì bệnh ung thư phổi do hút thuốc lá thụ động mỗi năm.

3) Radon

Tiếp xúc với radon làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nguy cơ mắc ung thư phổi phụ thuộc vào lượng radon một người tiếp xúc, thời gian họ được tiếp xúc.

Radon là một chất khí tự nhiên mà bạn không thể ngửi , nếm hay nhìn thấy. Radon đến từ sự phân hủy tự nhiên của uradium hoặc kim loại phóng xạ trong đá , đất và nước ngầm. Ở ngoài trời, khí radon được pha loãng bởi không khí trong lành, nên không phải là một mối quan tâm đáng kể. Nhưng Radon có thể chui vào nhà hoặc các tòa nhà qua những khe hở ở tầng hầm hoặc những tầng dơ bẩn. Khí Radon có thể đạt những mức nguy hiểm ở những căn nhà hoặc tòa nhà kín và không được thông thoáng. Gần như cứ một trong 15 ngôi nhà ở Mỹ được cho là có nồng độ radon cao.

Radon là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư phổi ở người không hút thuốc và nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi ở người hút thuốc. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), radon gây ra khoảng 20.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm, là nguyên nhân thứ hai dẫn đến ung thư phổi.

4) Các chất khác

Ví dụ về các chất tìm thấy ở một số nơi làm việc làm tăng nguy cơ ung thư phổi bao gồm:

– Amiăng là nhóm khoáng chất có trong tự nhiên . Amiăng đã được sử dụng làm vật liệu xây dựng và trong nhiều ngành công nghiệp khác nữa . Hít thở không khí có chứ amiăng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Những người làm việc với amiăng (ví dụ như trong các hầm mỏ, nhà máy, nhà máy dệt, nơi cách nhiệt được sử dụng, và nhà máy đóng tàu) làm tăng nhiều lần khả năng mắc ung thư phổi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp của việc hút thuốc và tiếp xúc với amiăng là đặc biệt nguy hiểm. Người vừa tiếp xúc với amiăng vừa hút thuốc có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư phổi.

– Thạch tín: nước uống có lượng arsenic cao làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi. Nguy cơ tăng thêm nữa ở những người hút thuốc.

5) Nguồn không khí bị ô nhiễm

Có bằng chứng mạnh mẽ rằng việc tiếp xúc với nguồn không khí ô nhiễm trong thời gian dài sẽ gây ra ung thư phổi. Nguy cơ ung thư phổi gia tăng do tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong không khí thay đổi từ nơi này đến nơi khác tùy thuộc vào nguồn khí thải trong khu vực và nguồn khí thải di chuyển đến từ nhiều khu vực khác .

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các thành phần riêng lẻ trông không khí bị ô nhiễm có khả năng gây ra ung thư, bao gồm: khí thải động cơ diesel, benzen , các hạt vật chất và một số hydrocarbon thơm đa vòng (PAHs ) . Nguy cơ này là ít hơn so với nguy cơ gây ra bởi hút thuốc, nhưng một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trên toàn thế giới có khoảng 5% số ca tử vong do ung thư phổi có thể là do ô nhiễm không khí ngoài trời.

6) Cá nhân hoặc gia đình có người mắc ung thư phổi

Nguy cơ ung thư phổi của 1 người sẽ cao hơn nếu cha mẹ, anh chị em của họ bị ung thư phổi. Những người đã bị ung thư phổi có tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư phổi lần hai .

Anh chị em, con cái hoặc cha mẹ của những người đã bị ung thư phổi có thể có nguy cơ cao mắc ung thư phổi. Nguy cơ tăng lên trong số người thân trong gia đình có thể là do một số yếu tố, chẳng hạn như sự ảnh hưởng về hành vi của những thành viên trong gia đình với nhau (như hút thuốc) hoặc cùng chung sống trong môi trường có chất sinh ung thư (như radon, đốt than đá …).

Các nghiên cứu khác còn chỉ ra rằng nguy cơ ung thư phổi trong một gia đình sẽ gia tăng nếu một thành viên trong gia đình phát triển bệnh ở tuổi còn trẻ.

7) Người có bệnh phổi từ trước

Những người đã có bệnh nền ở phổi trước đây hoặc tình trạng xơ phổi sẽ tăng nguy cơ ung thư phổi. Ví dụ:

– Bệnh lao (TB) – một bệnh nhiễm trùng phổi lây lan do hít phải vi khuẩn lao.

– Bệnh tắc nghẽn mãn tính (COPD) – một căn bệnh lâu dài (bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng) gây hại cho phổi và thường là do hút thuốc lá

– Viêm phổi do Chlamydophila pneumoniae

8) Tiếp xúc với bức xạ

Nguy cơ ung thư phổi tăng lên đối với những người đã từng tiếp xúc trước với bức xạ ion hóa.

Những người đã được điều trị bằng xạ trị vùng ngực để điều trị các bệnh ung thư như: u lympho Hodgkin, ung thư vú có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư phổi. Nguy cơ tăng thêm nữa ở những người hút thuốc.

Ở Nhật Bản, những người dân đã từng tiếp xúc với bức xạ ion hóa trong các vụ nổ bom nguyên tử có nguy cơ rất cao mắc phải ung thư phổi.

Chịu trách nhiêm thông tin: Huỳnh Ngọc Khánh An

Reviewer: Dr. Huynh Wynn Tran

Lần cuối xem xét Y học: 23/6/2016

Lần cuối chỉnh sửa: 23/6/2016

Nguồn Tham Khảo:

http://www.cancer.ca/en/cancer-information/cancer-type/lung/risks/?region=on

http://www.cancer.org/cancer/lungcancer-non-smallcell/moreinformation/lungcancerpreventionandearlydetection/lung-cancer-prevention-and-early-detection-risk-factors

http://www.cdc.gov/cancer/lung/basic_info/risk_factors.htm

‘;

Yếu Tố Nguy Cơ Và Triệu Chứng Của Bệnh Nấm Phổi

Ở xứ nhiệt đới nóng, ẩm và mưa nhiều như Việt Nam, nấm phổi là loại bệnh hay gặp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến bệnh này. Theo Y văn, u nấm phổi được báo cáo với tần suất ngày càng tăng cùng với sự sử dụng rộng rãi các loại thuốc hóa trị liệu và ức chế miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư và ghép cơ quan. Có tới 20% số bệnh nhân bị ung thư máu cấp đang điều trị bằng hóa chất bị bệnh này.

Những người có nguy cơ cao bị nấm phổi

Ở nước ta, bệnh hay gặp nhất ở những bệnh nhân bị lao phổi tạo hang, điều trị lâu dài các loại thuốc ức chế miễn dịch như corticoides, azathioprine và các thuốc chống ung thư…Ngoài ra, bệnh còn hay gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). Ở những bệnh nhân này, nhất là vào giai đoạn cuối cùng với tiêu chảy, lao phổi tiến triển dạng lao kê là tình trạng nhiễm nấm toàn thân. Trong đó thường gặp là nấm candida và aspergillus. Một số trường hợp u nấm Aspergillus phát triển trên những bệnh nhân bị bệnh phổi mạn tính trước đó, ngoại trừ bệnh lao như: bệnh sacoide, giãn phế quản, giãn phế nang, áp-xe phổi, ung thư phổi có hoại tử trung tâm và tạo hang, kén khí phổi

Khi hít phải số lượng lớn bào tử nấm, người bình thường chỉ có thể bị viêm phổi cấp tính lan tỏa và thường tự khỏi, không để lại di chứng gì đặc biệt sau vài tuần. Ở những bệnh nhân bị lao phổi, nấm Aspergillus có thể mọc trên các cây phế quản bị tổn thương, trên các nang phế quản hoặc trong các hang lao.

Có một số bệnh nhân bị u nấm phổi có thể tồn tại nhiều năm mà không có triệu chứng gì về lâm sàng, số lượng những bệnh nhân này chiếm từ 18 – 22% theo Y văn. Bệnh nhân thường có các triệu chứng cơ năng của bệnh phổi mạn tính sẵn có như: ho, khạc đờm, khó thở, đau ngực và sốt. Nhưng phần lớn, bệnh nhân u nấm đều có các triệu chứng khá điển hình và đặc hiệu như:

Sốt: thường người bệnh sốt không cao, không phải sốt liên tục mà thành từng đợt có những thời gian không bị sốt. Sốt là biểu hiện của tình trạng dị ứng với nấm, hiếm khi sốt kéo dài, suy kiệt hoặc sụt cân.

Bệnh nhân khạc đờm rất nhiều, khạc đờm thường là do bệnh đi kèm hơn là do u nấm. Trong đờm có thể tìm thấy các tế bào nấm nếu mang đi xét nghiệm bằng cách soi tươi và quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, có thể các tế bào nấm này lại có nguồn gốc của nhiễm nấm từ đường tiêu hóa.

Khó thở: triệu chứng của các bệnh đi kèm như lao, giãn phế quản, áp-xe phổi, ung thư phổi… gây suy giảm chức năng hô hấp.

Ho và ho ra máu là triệu chứng nổi bật đặc trưng nhất của bệnh. Ho thường dai dẳng, kéo dài, trong đó có tới 95% các trường hợp là ho ra máu từ số lượng ít có dính đờm, đến nhiều có thể gây tử vong. Trong số đó có 20% ho ra máu tái phát nhiều lần và ho ra máu với số lượng từ trung bình đến rất nhiều. Một số bệnh nhân bị ho ra máu kiểu sét đánh, tức là ho nhiều ồ ạt do tổn thương các mạch máu của phổi vì tế bào nấm ăn lan vào. Ho ra máu là một triệu chứng làm bệnh nhân rất lo lắng và là chỉ định chính để can thiệp phẫu thuật cho bệnh nhân./.

Hiểu Hơn Về Yếu Tố Di Truyền Của Căn Bệnh Ung Thư

Mỗi năm có khoảng 200.000 ca bệnh mới và 75.000 người bệnh tử vong do ung thư tại Việt Nam khiến nó dần trở thành nỗi lo sợ của tất cả mọi người. Trong đó, có 3 loại ung thư có nguy cơ di truyền cao nhất trên thế giới đó là ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày và ung thư vú.

Tùy vào mức độ thân cận của từng thế hệ trong gia đình đối với người bệnh ung thư mà con số phần trăm bạn có nguy cơ mắc bệnh sẽ khác nhau.

Vì dụ như bạn có người thân ở thế hệ thứ nhất như cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con bị mắc bệnh thì nguy cơ mắc phải ung thư của bạn là 40% so với người bình thường và tỉ lệ mắc ở phụ nữ cao hơn nam giới. Còn khi bạn có người than ở thế hệ thứ hai như cô, dì, cháu, chú, bác… mắc ung thư thì nguy cơ bị bệnh của bạn chỉ là 20%.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày có tỉ lệ di truyền cao lên tới 11%.

Trong số những loại ung thư, ung thư dạ dày được xếp vào nhóm có tỉ lệ di truyền cao là 11%, hội chứng ung thư di truyền là rối loạn mà các thành viên trong gia đình có các khiếm khuyết gene gây ung thư được truyền từ bố, mẹ, gene di truyền này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày của bạn.

Nếu phát hiện cơ thể có các biểu hiện như đau bụng ở vùng bụng trên không rõ nguyên di, không có cảm giác ngon miệng khi ăn uống, thỉnh thoảng nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen và đặc biệt là khó chịu, căng tức vùng bụng rất có thể bạn đã mắc bệnh ung thư dạ dày, cần mau tới các cơ sơ y tế làm siêu âm, xét nghiệm để xác định tình trạng bệnh.

Ung thư buồng trứng

Đối với câu hỏi bệnh ung thư có di truyền không, bạn cần đặc biệt chú ý tới căn bệnh ung thư buồng trứng bởi nó chiếm tỉ lệ di truyền cao nhất là 19%, đặc biệt là mối quan hệ giữa mẹ và con gái.

Đặc thù của ung thư buồng trứng là các tế bào u ác tính được tìm thấy trong buồng trứng, trong đó ung thư biểu mô buồng trứng là thường gặp nhất với tỉ lệ 90% và thường không có triệu chứng cụ thể cho tới khi di căn. Đây là bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất trong tất cả các loại ung thư đường sinh dục.

Ung thư vú

Ung thư vú phổ biến ở phụ nữ và có tỉ lệ di truyền 9%.

Là loại ung thư có tỉ lệ di truyền thấp 9% nhưng cũng rất cần được chú ý so với các dạng ung thư còn lại, ung thư vú phổ biến ở phụ nữ không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới. Ước tính trên thế giới có khoảng 14,1 triệu ca mới mắc ung thư mỗi năm, trong đó ung thư vú chiếm tới 1,2 triệu ca.

Nếu bạn mắc phải những triệu chứng như một bên vú dày chắc hơn bên kia, tụt núm vú, da vùng vú biến mày, lồi lõm, chảy dịch một bên vú, phát hiện có hạch ở nách hoặc hố thượng đòn thì 80% chính là bạn đã mắc phải ung thư vú. Trong trường hợp này, cần nhanh chóng làm các xét nghiệm chụp X-quang để có kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh.

Bên cạnh 3 dạng ung thư có tính di truyền cao nhất kể trên, cũng cần nhắc tới 4 loại ung thư có tính đột biến di truyền với con số 8% là ung thư đầu cổ, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thần kinh đệm và ung thư phổi 1. Tiếp theo với con số di truyền 7% là ung thư nội mạc tử cung, ung thư phổi 2.

Theo chuyên đề Sức Khỏe Gia Đình

Yếu Tố Di Truyền Trong Bệnh Ung Thư Vú

Để trả lời câu hỏi liệu sự biểu hiện gen tại các khối u của chuột có thể giúp dự đoán khả năng ung thư vú trên người hay không, nhóm nghiên cứu đã xác định được một gen cho phép họ phân biệt các con chuột bị ung thư có nguy cơ di căn thấp và những con có nguy cơ di căn cao (gấp 20 lần). Sau đó, họ tìm gen tương ứng trên người và phân tích sự biểu hiện của gen này trên 5 nhóm đối tượng bị ung thư vú khác nhau. Tín hiệu gen mới phát hiện đã giúp dự đoán thành công diễn tiến của bệnh ở 4 trong 5 nhóm bệnh nhân.

Vì các nghiên cứu trước cho rằng kiểu biểu hiện gen ở các mô lân cận (vùng nền) bị khối u biến đổi đã gây ra di căn (di căn kiểu soma), các tác giả đã tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra giả thiết trên. Họ cấy các tế bào ung thư mang tính di căn cao vào mô mỡ trong vú ở 2 nhóm chuột: nhóm mẫn cảm với sự di căn và nhóm không mẫn cảm. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về trong lượng khối u hay sự di căn đến phổi ở 2 nhóm chuột trên sau 28 ngày. Điều này chứng minh khả năng di căn phụ thuộc vào gen của các mô bao quanh khối u (biểu mô) hơn là các yếu tố ngoại bào.Tuy vậy, các tín hiệu gen trên 2 nhóm chuột lại tương đối khác biệt. Do đó, nhóm nghiên cứu kết luận rằng cả biểu mô ung thư và chất nền (stroma) có thể dùng để tiên lượng bệnh.

“Nghiên cứu của chúng tôi bổ sung thêm các bằng chứng cho thấy vai trò của các nhân tố di truyền trong sự tiến triển bệnh ung thư vú. Bước tiếp theo là tìm hiểu vai trò của biểu mô và chất nền trong quá trình diễn tiến bệnh và tạo ra các liệu pháp điều trị hiệu quả hơn”- Hunter tâm sự.

*: microarray là thiết bị thử hàng ngàn (thậm chí hàng chục ngàn) mẫu dò. Mỗi mẫu dò đặc hiệu cho một gen hoặc một yếu tố di truyền ở người. Công nghệ microarray cho phép chẩn đoán cùng lúc hàng ngàn (chục ngàn) gen của một cá thế.

(Theo tuvansuckhoe24h)