Top 11 # Xem Nhiều Nhất Yoga Chữa Bệnh Mất Ngủ Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Yoga Có Chữa Bệnh Mất Ngủ Không? 5 Bài Tập Yoga Trị Mất Ngủ Đơn Giản Và Hiệu Quả

1. Mất ngủ nguy hiểm như thế nào?

Sức khỏe thể chất và các bệnh tim mạch

Suy giảm nhận thức

Nghiên cứu chỉ ra rằng thiếu ngủ có thể có tác động tiêu cực đến nhận thức và não bằng chứng nó có thể phá hủy chất xám trong não và dần dần gây ra suy giảm nhận thức khi chúng ta già đi.

Béo phì

2, Lợi ích của tập yoga đối với mất ngủ

Yoga là một phương pháp luyện tập sức khỏe có nguồn gốc từ Ấn độ và xuất hiện từ khoảng 5000 năm trước. Từ “yoga” có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là kết nối hoặc hợp nhất. Trong thuật ngữ triết học, yoga có ý nghĩa là sự hợp nhất giữa cá nhân và vũ trụ. Từ xa xưa, lợi ích của yoga đã được biết đến rộng rãi và trở thành bộ môn cải thiện sức khỏe, chống lão hóa hàng đầu dành mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng yoga có thể cải thiện sức khoẻ thể chất, hô hấp, sự linh hoạt của cơ thể, giảm căng thẳng và tăng cường sự tập trung tinh thần. Bên cạnh những lợi ích phổ biến này, yoga còn mang đến những tác động tích cực đối với giấc ngủ.

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng yoga có thể giúp cải thiện giấc ngủ ở những người mắc chứng mất ngủ kinh niên. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Harvard, Hoa Kỳ đã tìm hiểu làm thế nào mà việc luyện tập yoga hàng ngày có thể cải thiện giấc ngủ đối với những người bị mất ngủ kinh niên và họ tìm thấy một số cải thiện yoga đem lại cả về chất lượng và thời lượng giấc ngủ. Nghiên cứu được thực hiện trên những người mắc các chứng mất ngủ khác nhau bao gồm những người bị mất ngủ nguyên phát và thứ phát. Những đối tượng mắc bệnh mất ngủ kể trên sẽ được tham gia các khóa đào tạo yoga cơ bản, sau đó duy trì tập luyện yoga hàng ngày trong tám tuần. Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu viết nhật ký giấc ngủ trong 2 tuần trước khi chế độ yoga bắt đầu và cả trong suốt thời gian nghiên cứu kéo dài tám tuần. Sau khi 20 người hoàn thành chương trinh, các nhà nghiên cứu bắt đầu tiến hành phân tích thông tin được ghi chép trong nhật ký giấc ngủ của họ để đánh giá ảnh hưởng của yoga đối với chứng mất ngủ kinh niên. Họ đã nhận thấy những cải thiện ở một số khía cạnh của giấc ngủ, bao gồm:

Chất lượng giấc ngủ

Tổng thời gian ngủ

Tổng thời gian bị đánh thức

Độ trễ khởi phát giấc ngủ (lượng thời gian cần để có thể vào giấc)

Thời gian thức dậy sau khi ngủ

Mặc dù yoga chưa được xem như là một phương pháp điều trị chuyên sâu các vấn đề và rối loạn giấc ngủ nhưng chúng ta đã thấy nhiều bằng chứng khoa học khác nhau trong những năm gần đây về hiệu quả của yoga trong việc cải thiện giấc ngủ. Nghiên cứu trên 410 người sống sót sau ung thư cho thấy yoga có cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm cảm giác mệt mỏi, giảm tần suất sử dụng thuốc ngủ và cải thiện chất lượng cuộc sống ở những bệnh nhân tập yoga hai lần một tuần và một buổi 75 phút.

Nghiên cứu còn xem xét tác động của yoga ở những phụ nữ sau mãn kinh bị mất ngủ và thấy rằng yoga có khả năng làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn giấc ngủ. Nghiên cứu này cũng cho thấy yoga giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng và có ý thức tốt hơn về việc cải thiện chất lượng cuộc sống. Yoga cũng có tác dụng tích cực đối với những người mắc bệnh về xương khớp

3.Các bài tập yoga chữa mất ngủ

3.1. Bài tập yoga trị mất ngủ với tư thế thư giãn

Người tập nằm ngứa ở vị trí cách tường từ 15- 20cm, sau đó dơ 2 chân lên cao và dựa sát vào tường rồi kéo hông lại sát tường. Đồng thời đặt 2 tay song song duỗi thẳng theo chiều dài cơ thể lòng bàn tay để ngửa. Thở sâu, đều đặn và nhịp nhàng, hít vào 5 giây sau đó thở ra. Bạn có thể thực hiện tư thế này trong vòng 2 phút hoặc cho đến khi cảm thấy cơ bắp phía sau cẳng chân mỏi là được.

Nếu cảm thấy khó khăn trong việc giữ lưng vào sát tường, bạn có thể đặt một chiếc gối dưới hông để nâng và giữ thẳng phần lưng.

Tác dụng: Tư thế này đòi hỏi bạn nâng chân cao hơn tim, từ đó giúp làm chậm nhịp tim lại, đầu óc thư giãn và giúp bạn nhanh vào giấc hơn.

3.2. Tư thế duỗi người

Với tư thế này, bạn đẩy người về phía trước, lòng bàn tay tiếp đất, các ngón duỗi ra đồng thời giữ phần hông thẳng hàng với đầu gối, giữ tư thế này trong vòng 1 phút rồi keo phần hông trở về phần gót chân để kết thúc bài tập.

Tác dụng: Tư thế này giúp hỗ trợ máu luân chuyển đến tim, kích thích tuyến yên sản xuất nhiều hormone melatonin giúp người mất ngủ sớm cảm thấy buồn ngủ đồng thời điều hòa chu kỳ thức-ngủ

3.3. Tư thế nằm vặn người

Đầu tiên bạn nằm nửa duỗi thẳng chân tay sau đó kéo 2 đầu gối về phía ngực và nghiêng về phía bên phải, đầu gối phải xếp dưới đầu gối trái và tạo một góc vuông với cơ thể. Đồng thời, phần đầu quay về hướng ngược lại và giữ yên phần vai. Tập tư thế này trong vòng một phút.

Tác dụng: Tư thế này giúp khí huyết lưu thông, duy trì huyết áp thường xuyên của cơ thể và cải thiện chứng mất ngủ.

3.4. Tư thế em bé

Bạn bắt đầu động tác yoga này bằng việc quỳ xuống nhẹ nhàng sau đó cúi gập phần đầu và phần thân về phía trước, trán chạm với nền nhà. Phần mông và đùi sát với phần căng chân, ngực sát xuống chạm đầu gối. Giữ tư thế này trong vòng 2 phút.

3.5. Gập người

Bạn đứng thả lỏng, hai chân để rộng bằng hông. Sau đó từ từ cúi người xuống, hai tay song song với cẳng chân cho đến khi 2 tay chạm đất hoặc chạm chân. Cảm nhận phần cột sống được kéo dãn và phần cổ vai được buông lỏng. Kết hợp thở sâu trong vòng 5 giây rồi thở ra 5 giây, giữ tư thế từ 5 đến 10 nhịp thở. Thực hiện động tác này từ 5 đến 10 lần rồi từ từ nâng cơ thể trở về trạng thái ban đầu.

Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm Nệm & Chăn Ga Gối chính hãng, vui lòng đừng ngần ngại liên hệ: Hotline mua hàng: 1800 2092 (Miễn phí cước).

Hoặc trực tiếp đến một trong các cửa hàng thuộc hệ thống cửa hàng Vua Nệm trên toàn quốc: https://vuanem.com/stores để được trải nghiệm thực tế trước quyết định mua hàng.

THAM KHẢO DỊCH VỤ VỆ SINH NỆM TẠI VUA NỆM TẠI ĐÂY

5 Động Tác Yoga Chữa Bệnh Mất Ngủ Hiệu Quả Nhất

Bệnh mất ngủ thường là nỗi kinh hãi của hầu hết mọi người, nó khiến bạn luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải, làm cho tinh thần bạn mất tập trung…ảnh hưởng rất lớn cho sức khỏe cũng như công việc của bạn. Các biện pháp sử dụng thuốc để chữa bệnh mất ngủ thường gây ra nhiều tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo các bài tập yoga chữa mất ngủ rất hiệu quả sau đây.

Tư thế yoga chữa bệnh mất ngủ: Thư giãn

Nằm ngửa vị trí cách tường khoảng 15cm, sau đó giơ 2 chân thẳng lên cao và dựa sát vào bên tường. Đồng thời đặt 2 tay song song với dọc cơ thể, lòng bàn tay ngửa ra khi đó hít thở phải đều đặn nhẹ nhàng. Tập đúng khi bạn cảm nhận cơ, bắp thịt ở phía sau cẳng chân bạn căng ra, và mỏi là được. Thời gian có thể thực hiện ở tư thế này là khoảng 2 phút.

Tư thế động tác: Bắt chéo chân rồi ngồi trên giường và thở mạnh. Đặt bàn tay phải của bạn trên đầu gối trong khi bàn tay trái bạn chống úp xuống mặt giường. Lưu ý: giữ thẳng lưng, từ từ vặn cơ thể sang bên trái, mắt bạn nhìn ngang xa về phía sau vai. Tiếp tục bạn từ từ đưa cơ thể về vị trí trung tâm. Lặp lại theo hướng ngược lại. Thời gian thực hiện khoảng 3 phút.

Tư thế như sau: Bạn nằm ngửa ở trên giường, 2 bàn chân chụm lại, 2 đầu gối khuỳnh rộng.

Bạn ngồi trong tư thế thoải mái nhất, tiếp theo quỳ xuống nhẹ nhàng. Phần mông và đùi của bạn tiếp xúc với 2 cẳng chân. Cúi và gập thân về phía trước, 2 tay duỗi thẳng, trán bạn chạm với mặt nệm đồng thời hạ thấp ngực sát chạm với đầu gối. Thời gian kéo dài khoảng 2 phút.

Bạn nằm ngửa, sau đó dùng 2 tay để ôm đầu gối kéo sát chạm vào ngực. Lặp lại động tác này khoảng 1 phút sau đó duỗi thẳng tay và chân để thả lỏng cơ giúp cho tinh thần được thoải mái.

Cần phải kiên trì luyện tập hàng ngày mới đạt kết quả tốt.

Nên tập trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, để cơ thể bạn có thời gian nghỉ ngơi và dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ.

Địa chỉ mua bóng yoga giảm giá 50%, hàng chính hãng:

Địa chỉ mua thảm yoga giảm giá 50%, hàng chính hãng:

Bạn thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng. Bạn mất năng lượng, trạng thái cảm xúc không ổn định

Khóa học Online Kiểm soát cảm xúc và cải thiện giấc ngủ ứng dụng Yoga và Thiền, chuyên gia Mai Đỗ sẽ giúp bạn phân tích nguyên nhân sự mất cân bằng về tinh thần, mất tập trung, mất ngủ và thiếu hụt năng lượng, cùng với các giải pháp thực hành. Khóa học nêu bật quan điểm cổ xưa cho rằng: sức khỏe toàn diện là thể dụng đúng, hít thở đúng, thư giãn đúng, cách ăn uống đúng, tư duy tích cực và thiền định

Bệnh Mất Ngủ Và Cách Chữa Bệnh Mất Ngủ Không Dùng Thuốc

Từ xa xưa các cụ ta vẫn có câu: Ăn được ngủ được là tiên. Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo. Quả thực giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Hầu như ai cũng có những lúc trằn trọc mãi mà không ngủ được. Tuy nhiên nếu tình trạng đó kéo dài quá 3 lần 1 tuần và liên tục trong vòng 1 tháng thì đó mới là dấu hiệu của bệnh lý. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh mất ngủ ? Cách chữa bệnh mất ngủ hiệu quả không cần dùng thuốc?

Cách chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc. Ảnh: minh họa

, khó đi vào giấc ngủ.- Hạn chế xem các bộ phim quá hấp dẫn, đọc những câu chuyện quá nhiều cảm xúc gây kích thích thần kinh sẽ khiến khó ngủ hơn.Nguyên nhân gây mất ngủcăng thẳng

– Trước khi ngủ không nên chơi các môn thể thao vận động mạnh.

Những việc nên làm

– Do gặp phải một biến cố trong cuộc sống. Biến cố đó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng, cảm xúc của mỗi người.Những việc không nên làm: – Không cố cưỡng lại cảm giác buồn ngủ. Khi buồn ngủ nên đi ngủ ngay.

– Không nên ăn tối quá muộn (ăn tối sau 8 giờ). Ăn tối muộn khiến dạ dày phải hoạt động và làm việc, ảnh hưởng tới việc tiết hormon gây buồn ngủ.

– Bữa tối không nên ăn nhiều dầu mỡ, dẫn tới khó tiêu, đầy bụng sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ.

– Không lạm dụng chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, rượu, bia vì những chất này là nguyên nhân khiến thần kinh

– Thói quen sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân của mất ngủ. Thời gian ngủ và thời gian thức không hợp lý. Có thể buổi trưa ngủ quá nhiều, buổi tối không ngủ được. Hoặc cũng có thể do đi ngủ quá muộn, đã quá giấc.

– Do lạm dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá

– Do nguyên nhân bệnh lý: tiền sử có các bệnh về tiết niệu, tiêu hóa,… Đau nhức, hoặc khó chịu trong khi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ bị ảnh hưởng, ngủ không sâu.

– Do tác động từ môi trường bên ngoài: do phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, do tiếng ồn quá lớn, phòng ngủ quá sáng.

Cách chữa mất ngủ không dùng thuốc

Thuốc là sự lựa chọn cuối cùng đối với điều trị mất ngủ. Trước khi sử dụng thuốc người bệnh có thể thử một số biện pháp chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc như:

– Đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Thực hiện thói quen đó một cách đều đặn.

– Chú ý đến phòng ngủ: phòng ngủ có nhiệt độ thích hợp, ánh sáng hợp lý, yên tĩnh để tránh bị thức giấc trong khi ngủ.

– Nên tắm bằng nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm 30 phút trước khi ngủ giúp tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết tốt hơn.

– Ngoài ra nên làm chủ cảm xúc của mình, điều này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ.

Sử dụng thực phẩm chức năng:

Một trong những tpcn được người bệnh lựa chọn để lấy lại được giấc ngủ ngon đó chính là Bonihappy của Canada và Mỹ, do công ty Botania phân phối. Bonihappy có nguồn gốc từ thiên nhiên nên rất toàn, không có tác dụng phụ, đặc biệt cơ chế lấy lại giấc ngủ hoàn toàn khác với thuốc ngủ tây y. Thuốc ngủ tây y điều trị mất ngủ theo cơ chế ức chế thần kinh TW gây ngủ nên tạo giấc ngủ ép khiến người bệnh mệt mỏi, dễ bị nhờn thuốc, quen thuốc. Còn Bonihappy có cơ chế khác biệt là kích thích tuyến yên của cơ thể tăng tiết hormon tăng trưởng, giúp tái tạo và điều hòa giấc ngủ sinh lý tự nhiên. Vì thế Bonihappy sẽ:

– Không gây hiện tượng nhờn, quen, khi ngủ tốt rồi người bệnh có thể giảm dần liều BoniHapppy và bỏ hẳn

– Không ức chế thần kinh gây ngủ nên giúp giấc ngủ sâu và ngon, sáng dậy tinh thần thoải mais, dễ chịu

– Thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn, không tác dụng phụ.

là sản phẩm của Canada và Mỹ, được sản xuất tại hệ thống nhà máy đạt chuẩn GMP cùng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano hiện đại bậc nhất thế giới giúp loại bỏ được nguồn ô nhiễm, sản phẩm ổn định, hạn sử dụng kéo dài và khả năng hấp thu có thể lên tới 100%.

Đồng thời Canada và Mỹ là hai thị trường kiểm duyệt thực phẩm chức năng rất gắt gao, nghiêm ngặt, sản phẩm phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối mới được đưa ra thị tường và xuất khẩu ra nước ngoài.

Đặc biệt BoniHappy do công ty Botania phân phối về Việt Nam đã được kiểm nghiệm lâm sàng tại bệnh viện y học cổ truyền Hà Đông và đưa tới kết quả như sau: BoniHappy có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ, tạo giấc ngủ sâu và ngon, cải thiện và phục hồi sức khỏe, hiệu quả tốt và khá lên tới 86.7%.

Mời các bạn xem giấy phép của Bộ y tế TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Chữa Bệnh Mất Ngủ Khi Mang Thai

Chữa bệnh mất ngủ khi mang thai như thế nào? Tại sao lại bị mất ngủ khi mang thai. Phòng ngừa mất ngủ khi mang thai

Mất ngủ là gì? Mất ngủ là giấc ngủ không đầy đủ hoặc chất lượng kém. Mất ngủ có thể gặp phải ở một trong các trường hợp sau: – Khó ngủ – Tỉnh dậy thường xuyên vào ban đêm – Khó khăn trở về giấc ngủ – Không thể ngủ nếu không có các biện pháp hỗ trợ

Nguyên nhân gây mất ngủ ở thai phụ Lý do chính gây mất ngủ là sự phát triển của bào thai khiến bạn khó tìm ra một tư thế ngủ phù hợp. Nếu bạn có thói quen nằm ngửa khi ngủ thì nay phải đổi tư thế khiến bạn chưa kịp thích nghi. Ngoài ra còn thể có các nguyên nhân sau.

* Do tăng lượng Urê: Thận của bạn phải làm việc thêm 30% – 50% trong suốt quá trình mang bầu kết quả là lượng urê tăng vọt. Hơn nữa dạ con ngày một lớn và chèn ép lên bàng quang khiến bạn khó chịu và phải đi tiểu khá thường xuyên. Khi con bạn càng năng động thì càng phá bĩnh giấc ngủ của bạn.* Thiếu các vitamin B: thiếu các vitamin B cũng là nguyên nhân gây khó ngủ.* Đường huyết giảm: Nếu đường huyết xuống thấp giữa đêm, bạn có thể thức giấc do đói hoặc buồn nôn.* Nhịp tim tăng: Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.* Khó thở: Giai đoạn đầu do tác động của hormone trong quá trình mang bầu làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn có cảm giác là hít thở rất khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành).* Đau nhức chân và lưng: Lưng và chân bạn ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé. Mặt khác cơ thể tiết ra chất leraxin để chuẩn bị cho quá trình sinh con nhưng cũng làm cho bạn khó chịu. * Ợ hơi và táo bón: Nhiều phụ nữ bị ợ hơi khi dạ dày bị bào thai dồn lên phía trên. Thức ăn bị giữ lại trong dạ dày lâu hơn gây ra táo bón.* Ác mộng: Nhiều phụ nữ bị ác mộng trong suốt quá trình mang thai. Stress cũng là một nguyên nhân phổ biến. Khi mang thai bạn thường phải lo lắng nhiều hơn.Mất ngủ trong từng giai đoạn của thai kỳ và cách khắc phục:

Giai đoạn 1 (ba tháng đầu)Nguyên nhân Hầu hết các bà bầu mang thai ở tháng thứ 2 đều phải đối mặt với hiện tượng ốm nghén. Bạn sẽ thường xuyên gặp những cơn buồn nôn rất khó chịu và đó là nguyên nhân trực tiếp ‘gây rối’ giấc ngủ trong giai đoạn đầu mang thai này.Tâm lý lo lắng: Thường ở những tháng đầu mang thai, các mẹ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi không thể kiểm soát, đặc biệt ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Thêm vào đó, tâm lý lo lắng về việc chăm sóc sức khỏe, cách bảo vệ thai nhi, bổ sung dinh dưỡng như thế nào… cũng khiến hầu hết các mẹ hoang mang. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất ngủ mỗi đêm.

Để khắc phục tình trạng mất ngủ do ốm nghén trong giai đoạn này, bạn nên tìm hiểu xem mình ốm nghén loại nào để biết cách điều trị phù hợp. Nếu bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, nên sử dụng những loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà làm nước uống hàng ngày. Bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu về kiến thức mang thai để không còn cảm giác lo lắng hoang mang về chuyện bầu bí. Tốt nhất, hãy tập tạo cho mình thói quen sống thoải mái để hạn chế chứng mất ngủ.Giai đoạn 2 (từ tháng thứ 4-6)Nguyên nhân Giai đoạn này do tác động của hormone trong quá trình mang bầu làm hơi thở bạn chậm và sâu làm bạn có cảm giác khó khăn khi thở. Khi bào thai càng lớn lên, bạn càng khó thở hơn vì dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành.Đau nhức chân và lưng: Lưng và chân bạn ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé, gây cảm giác khó chịu cho bạn. Nhiều bà bầu trong giai đoạn này còn thường xuyên mắc chứng chuột rút ban đêm. Nguyên nhân là do sự gia tăng trọng lượng của bào thai, hoặc thiếu canxi, kali.Đi tiểu thường xuyên: Thận của bạn phải làm việc thêm 30% – 50% trong suốt quá trình mang bầu kết quả là lượng urê tăng vọt. Hơn nữa dạ con ngày một lớn và chèn ép lên bàng quang khiến bạn khó chịu và phải đi tiểu khá thường xuyên. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu ‘phá bĩnh’ giấc ngủ của bạn.

Trong giai đoạn này, bạn phải thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra những thay đổi trong cơ thể. Việc bổ sung các loại vitamin đầy đủ sẽ giúp bà bầu khắc phục được phần lớn những nguyên nhân gây bệnh mất ngủ trên. Trong trường hợp bạn thường xuyên bị đau nhức chân tay và gặp các cơn chuột rút, bạn cần vận động nhiều hơn trong ngày và nên tập thể dục nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng. Đồng thời, bạn cũng nên nhờ chồng trước khi đi ngủ massage đôi bàn chân để thư giãn và chống mệt mỏi. Nếu bạn hay bị mất ngủ vì đi tiểu nhiều lần trong đêm, hãy giảm lượng nước đưa vào cơ thể trước khi đi ngủ. Đặc biệt, giảm các loại đồ uống kích thích như cà phê, trà, sôcôla, nếu có chỉ uống chúng vào buổi sáng.Giai đoạn 3 (3 tháng cuối)Nguyên nhân Ở giai đoạn này nguyên nhân lớn nhất gây mất ngủ ở thai phụ là do tư thế nằm không thoải mái. Từ tháng thứ 7, bầu thai đã phát triển khá lớn và bạn sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc chọn vị trí nằm hợp lí.Chứng ợ nóng: Ợ nóng, ợ hơi tuy không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nhưng nó khiến cho bạn không thể có giấc ngủ ngon vì luôn có cảm giác nóng ran trong cổ họng.

Bà bầu nên chọn cho mình tư thế ngủ phù hợp nhất.

Ở giai đoạn này, bạn cần tìm hiểu những tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu để tìm một tư thế phù hợp với mình. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên dùng nhiều gối để đỡ quanh bụng và lưng khi ngủ. Bạn cũng có thể sắm những chiếc gối đặc biệt dành cho giai đoạn bầu bí: đó là gối hình cái nêm (loại gối đặc biệt dành cho bụng khi nằm nghiêng) hay gối dài (dài ít nhất 1,5m và được thiết kế để đỡ lưng và đỡ bụng). Để khắc phục hiện tượng ợ nóng, bà bầu nên ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ăn 3 bữa chính, ăn chậm, nhai kỹ và uống ít nước hơn trong khi ăn. Bạn không nằm ngay sau khi vừa ăn xong và không mặc quần áo quá bó sát. Khi nằm kê gối cao giữ đầu cao hơn chân có thể đặt gối dưới vai để giúp ngăn ngừa axit dạ dày trào ngược.

Gợi ý để có giấc ngủ ngon khi mang thai

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng:

– Không ăn no trước khi đi ngủ, nên ăn tối trước lúc đi ngủ từ 2- 3 giờ là tốt nhất để cơ thể có thời gian để tiêu hóa hết phần thức ăn. – Nếu bạn hay bị hạ đường huyết giữa đêm, hãy thử dùng các loại thực phẩm giàu calcium như sữa, sữa chua, quả hạnh hoặc mè như các món ăn nhẹ buổi tối. – Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn ngủ ngon. – Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ để dạ dày không bị quá sức, tránh tình trạng ợ nóng. – Không nên dùng thức ăn có nhiều gia vị vì chúng gây tình trạng ợ nóng. – Tránh những thức ăn có vị ngọt vì ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường sẽ giảm ở những mức độ khác nhau. Do đó, nếu đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và làm cho bạn khó ngủ hơn. – Nếu hay bị ợ nóng, bạn có thể ăn những loại thức ăn nhẹ như bánh quy giòn hoặc bánh mỳ nướng khô sẽ làm giảm những triệu chứng này. – Nếu bạn hay bị mất ngủ vì đi tiểu nhiều lần, hãy giảm lượng nước đưa vào cơ thể trước khi đi ngủ. – Giảm các loại đồ uống gây kích thích như: cà phê, trà, sôcôla và sôđa hoặc chỉ uống chúng vào buổi sáng.

Chế độ luyện tập

Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho việc lưu thông khí huyết mà còn giúp cho phụ nữ mang thai giảm được stress. Điều này giúp cho giấc ngủ của bạn tốt hơn rất nhiều. – Tập thể dục đều đặn, chẳng hạn như đi bộ mỗi ngày, có thể giúp cho đôi chân của bạn khỏi bị chuột rút. Hoặc bạn có thể thực hiện một số tư thế yoga hay các bài tập thư giãn – Tuy nhiên, bạn cũng đừng nên luyện tập nhiều sát thời điểm đi ngủ. Vì trong lúc tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra một số chất có thể gây ra sự khó ngủ. Thay vào đó, chỉ nên thư giãn nhẹ nhàng 15 phút trước khi ngủ như đi dạo, tắm nước ấm (có thể pha chút tinh dầu cho tinh thần thư thái), uống một ly sữa ấm nhỏ…

Ngâm chân với nước ấm trước khi đi ngủ giúp mẹ bầu dễ đi vào giấc ngủ hơn.

– Ngâm chân trước khi ngủ vào nước gừng và muối ấm (nếu có điều kiện thì thêm lá hương nhu, lá sả) cũng giúp mạch máu lưu thông và dễ ngủ. – Nếu chân bạn bị tê chân sưng phù thì hãy bổ sung thêm canxi và massage chân thường xuyên.

Chế độ nghỉ ngơi – Bác sĩ khuyên bạn nên có những giấc ngủ ngắn trong ngày, lý tưởng nhất là vào buổi sáng và buổi trưa. Giấc ngủ ngắn từ 30 – 60 phút tăng khả năng nhanh nhạy, trí nhớ tốt hơn và giảm triệu chứng mệt mỏi trong thời kỳ thai nghén. – Không nên ngủ nhiều vào ban ngày vì như vậy bạn sẽ khó ngủ vào ban đêm. – Cần tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. – Nếu bạn quá lo lắng về mang thai và sinh con thì hãy tham gia một lớp học làm mẹ hay thu thập thêm kiến thức để thấy an tâm hơn.

Tư thế nằm ngủ

– Nằm nghiêng bên trái và chân trái duỗi, chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất trong suốt quá trình mang thai. Nếu cần thiết có thể để một chiếc gối ôm dưới đầu gối của chân gấp. – Tư thế này giúp tim bà bầu làm việc nhẹ nhàng hơn, tăng sự cung cấp máu và chất dinh dưỡng đến nhau thai để nuôi dưỡng bé, giảm nguy cơ áp suất máu thấp, khó thở, chứng khó tiêu khi trọng lượng của bé không đè lên các mạch chính truyền máu từ tim tới chân và ngược lại. Tư thế này còn giúp bé cử động tốt hơn, giảm sưng ở mắt cá chân, bàn chân và tay ở người mẹ. – Nếu nằm nghiêng mà vẫn không thấy thoải mái, bạn có thể thử tư thế nửa nằm, nửa ngồi (nằm nhiều hơn ngồi để tránh mỏi lưng và mông). Tư thế này giúp giảm áp lực đè lên bụng và tim hơn so với nằm ngửa. – Bạn cũng nên lưu ý đến loại nệm nằm. Cần lựa chọn loại đệm cứng (bông ép) sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm và sẽ tác động tích cực đến cảm giác thoải mái, dễ chịu cho ngày hôm sau.

Làm gì khi vẫn không ngủ được?

Nếu nằm lâu trên giường mà vẫn không ngủ được, thay vì trở mình lo lắng, bạn nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng: hãy đọc sách, nghe nhạc, xem tivi, lướt web hoặc làm một số việc bạn thích cho đến khi thấy buồn ngủ.