Top 4 # Xem Nhiều Nhất Yoga Chữa Bệnh Trầm Cảm Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Yoga Và Thiền Chữa Bệnh Trầm Cảm

Trầm cảm nặng là tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở xã hội hiện đại, trầm cảm nặng có thể tàn phá cuộc sống. Các triệu chứng của tâm trạng chán nản bao gồm mất hứng thú hoặc khoái cảm trong các hoạt động hàng ngày. Có vài triệu chứng khác nhau phản ánh sự thay đổi chức năng, chẳng hạn như vấn đề với giấc ngủ, ăn uống, năng lượng, sự tập trung, hình ảnh bản thân, suy nghĩ tồi tệ hoặc tự sát.

Yoga và thiền có thể giúp giảm trầm cảm. Và các bác sĩ, những người biết về lợi ích của thiền và yoga, đang mang những công cụ này đến cho bệnh nhân của họ và thấy tác động tích cực.

Thiền có thể giúp trầm cảm tránh khỏi tái phát

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 đã khám phá liệu pháp nhận thức dựa trên chánh niệm (MBCT) có thể ngăn ngừa tái phát ở những người đã trải qua các giai đoạn trầm cảm nặng. Thật thú vị, họ thấy rằng MBCT có hiệu quả trong việc giảm đáng kể nguy cơ tái phát (từ 78 phần trăm xuống 36 phần trăm) cho những đối tượng đã trải qua ba hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm.

Chánh niệm có thể hữu ích hơn trong việc ngăn ngừa tái phát hơn là đưa mọi người ra khỏi một giai đoạn trầm cảm. Khi mọi người bị trầm cảm, bộ não của họ bị tổn hại theo những cách khiến cho việc thực tập chánh niệm trở nên khó khăn hơn. Cố gắng thực sự quan sát để có kinh nghiệm mà không phán xét và hãy để nó qua đi.

Yoga có lợi cho trầm cảm

Một nghiên cứu gần đây sử dụng cả tư thế yoga và kỹ thuật thở cho thấy một số lợi ích tích cực cho những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, khi thực hành hai hoặc ba lần một tuần tại nhà. Trong cả hai nhóm hai lần một tuần và ba lần một tuần, những người tham gia cho thấy sự trầm cảm giảm đáng kể khi kết thúc. Một nghiên cứu khác, được thực hiện bởi Đại học California và Johns Hopkins, đã tìm thấy kết quả tương tự đối với những người có mức độ trầm cảm nhẹ đến trung bình, thực hành yoga dường như giúp kéo mọi người trở về mức độ dần cân bằng.

Ba lời khuyên để xử lý trầm cảm

Đây là ba lời khuyên để bạn thử kiểm nghiệm với những trạng thái tâm lý chán nản.

Theo dõi các dấu hiệu sớm. Chánh niệm có thể giúp chúng ta mang lại nhiều nhận thức hơn cho các dấu hiệu cảnh báo cá nhân. Cơ thể của bạn cung cấp cho bạn một gợi ý? Có phải trầm cảm bắt đầu với suy nghĩ tiêu cực? Nếu bạn có thể nhận những tín hiệu này và có hành động tích cực sớm hơn, bạn có thể tránh được tình trạng trầm cảm sâu hơn.

Hãy di chuyển. Cho dù đó là thông qua tập luyện yoga, đi bộ hoặc bơi, di chuyển cơ thể giúp tránh khỏi suy nghĩ tiêu cực và nặng nề của trầm cảm. Nếu khó tìm thấy động lực vì bạn cảm thấy hụt hẫng, hãy làm gì đó trong thời gian ngắn hơn; nhắc nhở bản thân rằng chỉ mất vài phút trong ngày có cơ hội tốt giúp bạn cảm thấy tốt hơn một chút. Hoặc nghĩ ra cách tự thưởng cho mình sau khi hoàn thành.

Hãy nhẹ nhàng với chính mình. Thật không dễ dàng để ngồi với một trạng thái tự phê bình. Thật đau đớn và có thể cảm thấy như nó sẽ tồn tại mãi mãi. Phải mất rất nhiều can đảm để chịu đựng và thậm chí khám phá những cảm giác này. Tự tạo cho mình lòng tốt, từ bi và khuyến khích. Đừng cảm thấy như bạn phải thay đổi mọi thứ ngay bây giờ. Và mặc dù có thể không cảm thấy như vậy vào lúc này, hãy nhớ, cuối cùng những cảm xúc này sẽ qua đi.

6 Tư Thế Tập Yoga Chữa Bệnh Trầm Cảm Mà Bạn Đừng Nên Bỏ Phí

Yoga chữa trầm cảm như thế nào?

Yoga cũng như những môn luyện tập thể dục khác. Việc tập luyện Yoga mỗi ngày giúp tăng cường việc sản xuất hóc môn Serotonin. Tập yoga có thể có tác dụng thúc đẩy cảm giác thư giãn, bình tĩnh, tập trung và hạnh phúc của con người.

Yoga cũng cực kỳ hữu ích vì nó chậm rãi, nhẹ nhàng tự nhiên. Mỗi một tư thế đều mang tính đa dạng nên người tập ở mỗi cấp độ khác nhau đều có thể luyện tập. Họ cũng sẽ khuyến khích bạn hướng sự tập trung của mình vào những suy nghĩ lạc quan để xoa dịu tinh thần và thể xác, vì vậy tập yoga chữa bệnh trầm cảm rất hiệu quả.

6 tư thế tập yoga chữa bệnh trầm cảm

Tư thế trẻ em

Tư thế trẻ em giúp làm dịu bộ não của bạn, giảm căng thẳng và lo lắng. Tư thế Yoga này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, thư giãn vùng ngực, lưng và vai, xoa dịu tâm trí, tăng cường lưu thông máu trên toàn cơ thể.

Cách thực hiện: Bắt đầu quỳ xuống và ngồi trên gót chân. Khi bạn cảm thấy thoải mái, mở rộng đầu gối và hông bằng vai, hít thở đều. Từ từ đổ người về trước, ngực và bụng thư giãn trên đùi, đầu chạm đất, thở chúng tôi duỗi thẳng qua đầu, thẳng hàng với đầu gối hoặc đặt song song hai bên thân người. Thả lỏng vai trên sàn, cảm nhận sức nặng của vai trên cạnh vai chạm sàn. Để kết thúc tư thế, thư giãn, hít thở đều và nâng người lên từ từ.

Tư thế cây cầu

Tư thế này bạn có thể kéo giãn cột sống, thoải mái tinh thần, chống trầm cảm, mệt mỏi.

Cách thực hiện: Bạn nằm ngửa trên sàn, đầu gối gập lại, 2 bàn chân trên sàn cách nhau khoảng bằng hông. Cánh tay để dọc thân người, ngửa lòng bàn tay lên. Từng chút một đẩy hông lên cao, nâng ngực về phía cằm. Giữ tư thế này trong 8 nhịp thở sâu.

Tư thế xác chết

Tư thế này khá tốt cho việc giúp tinh thần bạn được thoải mái, tam trạng thư giãn, đồng thời chống được bệnh trầm cảm.

Cách thực hiện: Bạn nằm ngửa trên sàn, chân dang rộng bằng vai, tay đặt thoải mái 2 bên, lòng bàn tay ngửa. Lúc này hãy nhắm mắt lại, chú trọng vào hơi thở, thư giãn cơ bắp. Tư thế này bạn có thể duy trì bao lâu tùy thích.

Tư thế gác chân lên tường

Tư thế Yoga này giúp người tập thư giãn tâm trí, giải tỏa mệt mỏi, đưa bạn vào giấc ngủ dễ dàng, giảm chứng bệnh trầm cảm.

Cách thực hiện: Nằm trên giường hoặc trên thảm tập kê sát tường, cố gắng để mông áp sát vào mặt phẳng của tường càng nhiều càng tốt, hướng đầu ra ngoài. Gác chân lên tường, điều chỉnh tư thế sao cho chân áp chặt vào tường và vuông góc với mặt đất. Hai tay để dọc theo thân hoặc đặt tay lên bụng.

Bạn hãy làm như vậy khoảng 15p sẽ thấy được hiệu quả.

Tư thế đứng bằng vai

Tư thế này giúp điều trị chứng mất ngủ và trầm cảm, khắc phục trạng thái u mê, thờ ơ, chậm chạp.

Cách thực hiện: Nằm ngửa, hai đầu gối gấp lại, hai cánh tay đặt xuôi theo hai bên thân người. Lòng bàn tay úp xuống.Hít vào. Kéo hai đầu gối về phía ngực, hai khuỷu tay chống xuống sàn, nâng mông lên. Dùng hai bàn tay đỡ hông. Giữ cột sống thẳng, cổ thả lỏng. Trượt hai bàn tay đến gần vai để nâng thân người thẳng đứng. Từ từ duỗi thẳng hai chân về hướng trần nhà và đưa hai khuỷu tay lại gần nhau. Hít thở đều đặn.

Tư thế này có tác dụng điều hòa cảm xúc, làm êm dịu thần kinh và giúp thư giãn, quên đi những suy nghĩ tiêu cực, tinh tâm, hạn chế chứng bệnh trầm cảm.

Cách thực hiện: Ngồi với hai chân duỗi thẳng, hai tay áp sát vào thân trên, bàn tay đặt lên sàn, ngón tay khép hờ và hướng về phía trước. Gập một chân lên gần vị trí của khớp đùi chân còn lại, gập chân tiếp theo vào gần vị trí của khớp đùi chân bên kia. Để hai bàn tay lên gối tương tự như tư thế ngồi thiền

Kết hợp với hơi thở sâu và đều.

Để có thể điều trị bệnh trầm cảm dứt điểm, không nên dựa tất cả vào yoga. Bạn hãy cố gắng xây dựng một lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý, không lạm dụng các chất kích thích, thuốc chữa bệnh trầm cảm theo đơn của bác sĩ… Tập yoga chữa bệnh trầm cảm chính là phương pháp tốt để có sức khỏe và một tinh thần sảng khoái, lạc quan.

Bệnh Trầm Cảm Có Chữa Được Không? Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Trầm Cảm

Hiện nay, tỷ lệ người chết do mắc bệnh trầm cảm ngày một tăng. Vì vậy mà nhiều người thắc mắc không biết bệnh trầm cảm có chữa được không?

Thường thì những người mắc bệnh trầm cảm sẽ không nhận thấy mình bị bệnh. Bệnh này là một bệnh rất nguy hiểm, nó có thể sảy ra với tất cả mọi người. Nếu như không đối phó với bệnh kịp thời thì sẽ khiến cho bệnh trở lên năng hơn và gây hại đến tính mạng. Vậy, bệnh trầm cảm có chữa được không?

Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm

Nếu như để ý thói quen thường xuyên thì những dấu hiệu thường gặp khi bị bệnh trầm cảm ở giai đoạn đầu sẽ không quá khó để nhận biết như sau:

Bạn thường có cảm giác buồn chán và trống rỗng.

Thường hay cáu gắt và giận dữ vô cớ.

Không thích tiếp xúc với người lạ và hay thích ở một mình.

Thường hay quên, khó tập chung và suy giảm chí nhớ.

Hay thấy mình vô dụng và có cảm giác tội lỗi.

Khi ăn không thấy ngon miệng, sẽ mất ngủ và sụt cân.

Hay đau đầu, đau tức ngực và rối loạn tiêu hóa…

Đây là những dấu hiệu để nhận biết về bệnh trầm cảm, vì vậy khi có những dấu hiệu trên thì hãy nhanh chóng tìm phương pháp chữa trầm cảm.

Bệnh trầm cảm có chữa được không?

Bệnh trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được khi có phương pháp trị liệu tốt. Khi bị bệnh trầm cảm việc đầu tiên đó là đến gặp chuyên gia tư vấn về sức khỏe tâm thần.

Sau đó hay đến gặp bác sĩ để tìm hiểu về tình trạng bệnh lý như nhiễm siêu vi, có thể gây ra triệu chứng giống với trầm cảm, và nên cần một bác sĩ đánh giá.

Khi đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn và bạn nên uống thuốc trầm cảm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với phụ nữ sau sinh cũng có khả năng mắc bệnh trầm cảm rất cao. Chính vì vậy, người nhà nên thường xuyên quan tâm. Khi phụ nữ sau sinh mắc bệnh trầm cảm mà không chữa trị kịp thời thì sẽ gây ra hậu quả rất khó lương cho cả mẹ và bé.

Một số phương pháp chữa bệnh trầm cảm

1.Nói chuyện với người khác:

Những người mắc bệnh trầm cảm thường không thích tiếp xúc với người khác. Nhưng nếu bạn không thể chia sẻ những vấn đề về bản thân thì có thể giao tiếp với mọi người về những vấn đề khác như: thời trang, phim,…

2.Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời:

Khi dạ bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ giúp giảm căng thẳng và tạo nên cảm giác hạnh phúc. Không chỉ vậy, ánh nắng mặt trời còn giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ ngon hơn.

Chính vì vậy mà vào mỗi buổi sáng bạn nên dành 10 phút để đón ánh nắng mặt trời giúp cải thiện tâm trạng và đẩy lùi các chứng trầm cảm hiệu quả. Đây cũng được coi là cách chữa bệnh trầm cảm hiệu quả.

Viết nhật ký là một cách giúp trị chứng trầm cảm rất tốt. Vì khi viết ra những việc xảy ra trong ngày sẽ giúp cho bản thân bớt suy nghĩ tiêu cực và căng thẳng đầu óc.

4.Làm mới bản thân và không gian

Khi tâm trạng bạn chán nản, buồn bã thì làm mới bản thân sẽ giúp ích rất nhiều. Thay đổi thời trang, thay đổi kiểu tóc hay dọn dẹp nhà, trang trí,…sẽ giúp mang lại cảm giác tốt và tích cực hơn.

Bệnh trầm cảm có chữa được không? Những thông tin về bệnh trầm cảm ở trên mong răng sẽ giúp ích được cho các bạn. Hãy cố gắng chăm sóc bản thân mình nhiều hơn để tránh bệnh trầm cảm.

Yoga Vô Cực Tổng Quan Bệnh Trầm Cảm Và Phương Pháp Hỗ Trợ Điều Trị

Trầm cảm bắt đầu được giới y khoa chú ý từ thế kỉ XVIII, tuy nhiên, cho đến gần đây, bệnh mới bắt đầu bùng phát mạnh mẽ và được mệnh danh như một “sát thủ giấu mặt”.

Thuật ngữ rối loạn trầm cảm được dùng đầu tiên trong học thuyết thể dịch của Hypocrate, tiếp sau đó, Pinet mô tả trầm cảm như là một trong bốn loại loạn thần. Cho đến năm 1992, trầm cảm đã được các chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện về khái niệm bệnh học và phân loại trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) của WHO, mới nhất là trong Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 5 (DSM-V). Trong bảng phân loại này, trầm cảm được phân vào nhóm rối loạn cảm xúc.

Sở dĩ trầm cảm được coi như là một “gánh nặng tiềm ẩn cho xã hội” bởi cho đến nay, có khoảng hơn 350 triệu người trên toàn thế giới mắc bệnh. Và theo tiên đoán của WHO, đến năm 2020 nó sẽ trở thành căn bệnh thứ hai dẫn đến tàn tật trên thế giới.

Ở Việt Nam, số người mắc trầm cảm đang tăng nhang chóng mặt. Theo thống kê, năm 2000 có khoảng 2,47% dân số bị trầm cảm, nhưng đến nay tỉ lệ này đã tăng lên 3%, bệnh không phân biệt lứa tuổi, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Đây là một vấn đề rất đáng báo động nhưng phần lớn mọi người đều chưa có những hiểu biết thực sự về căn bệnh này.

WHO ĐỊNH NGHĨA TRẦM CẢM LÀ GÌ?

“Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn bã, mất đi hứng thú hoặc khoái cảm, cảm thấy tội lỗi hoặc tự hạ thấp giá trị bản thân, bị rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống, và kém tập trung”. “Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hằng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp liệu pháp tâm lý.”.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TRẦM CẢM

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra trầm cảm vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng bệnh có thể do sự tham gia của nhiều yếu tố, bao gồm sự tác động qua lại giữa các yếu tố bên ngoài (văn hóa, thái độ, tính cách, sang chấn tinh thần, tổn thương thời thơ ấu, hoặc do sinh học như: tổn thương não, thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh, mất cân bằng hormon,…). Một số các yếu tố nguy cơ gây khởi phát trầm cảm có thể bao gồm: sự cô đơn (thường ở người già), stress, thất nghiệp, đổ vỡ trong hôn nhân, thói quen sử dụng chất kích thích, tuổi thơ bị lạm dụng, có vấn đề về sức khỏe hoặc bệnh lý đau mạn tính,…

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CHẨN ĐOÁN BỆNH TRẦM CẢM

Trầm cảm thường đến rất lặng lẽ và mơ hồ, phần lớn các triệu chứng biểu hiện khác nhau tùy theo từng người, từng giới tính, độ tuổi, không ai giống ai. Vậy phải căn cứ vào những dấu hiệu nào để xác định bạn có mắc trầm cảm hay không? Để chẩn đoán một người mắc trầm cảm, các bác sĩ sẽ căn cứ theo hệ thống phân loại bệnh DSM-V. Theo bảng phân loại này, người được cho là bị trầm cảm khi có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng sau đây, kéo dài trong ít nhất 2 tuần:

1. Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày. Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng, hoặc nhận biết khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc).

2. Giảm hứng thú hay niềm vui trong gần như tất cả các hoạt động.

3. Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể), hoặc giảm hay tăng cảm giác thèm ăn hơn mọi ngày.

4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức.

5. Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan).

6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng.

7. Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày.

8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán.

9. Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần. Ngoài những triệu chứng kể trên, có thể có một số khác biệt theo giới tính, độ tuổi. Trẻ nhỏ trầm cảm có biểu hiện buồn bã, khó chịu, thất vọng.

Thanh thiếu niên gồm các biểu hiện như lo lắng, hay cáu giận, ngại giao tiếp. Ở người trưởng thành thể hiện qua một số triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, không hài lòng với mọi thứ, thích ngồi lì trong nhà; thông thường nam giới bị trầm cảm không có sự yếu đuối đa sầu đa cảm như phụ nữ, mà ngược lại, họ có thể trở nên bạo lực hơn.

Khi có những triệu chứng đó, bạn cần tới ngay các cơ sở y tế với những người bác sĩ đáng tin cậy để thăm khám và hỗ trợ điều trị, tránh để mọi việc vượt ra ngoài tầm kiểm soát, nếu không bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRẦM CẢM

Đối phó với căn bệnh trầm cảm thực sự như là một “cuộc chiến trường kỳ”. có thể kéo dài vài tháng đến vài năm. Với những trường hợp trầm cảm mức độ nhẹ, các bác sĩ khuyến cáo chỉ nên sử dụng các phương pháp tâm lý trị liệu như đối thoại, tập thể dục, thư giãn nghỉ ngơi, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu và kết hợp với một số thảo dược giúp giảm lo âu, căng thẳng.

Trong trường hợp trầm cảm vừa và nặng, cần thiết phải kết hợp hỗ trợ điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu. Có rất nhiều loại thuốc chống trầm cảm thuộc các nhóm khác nhau, bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống trầm cảm thế hệ mới… Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý các thuốc chống trầm cảm này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, một số loại làm tăng nguy cơ tự tử và phần lớn chúng đều gây lệ thuộc thuốc. Bởi vậy, khi hỗ trợ điều trị trầm cảm, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý ngưng thuốc.