Top 10 # Xem Nhiều Nhất Yoga Chữa Bệnh Tuyến Giáp Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

4 Tư Thế Yoga Tốt Cho Tuyến Giáp

Tư thế Đứng bằng vai sẽ kích thích hoạt động của tuyến giáp, giúp ổn định lượng hormone T3 trong máu và lưu thông máu tốt hơn. Vì trong lúc thực hiện, cơ thể được đảo ngược, cằm được khoá lại, máu chảy về tim bằng trọng lượng chứ không phải bằng sức ép. Máu tươi sẽ lưu thông quanh cổ và ngực, do đó rất tốt cho những người có bệnh lí về cổ họng nói chung và bệnh lí tuyến giáp nói riêng. Lưu ý những người bị bệnh tăng nhãn áp, tăng huyết áp hay có vấn đề về xoang, phụ nữ mang thai và chị em đang cho con bú không nên thực hiện tư thế này.

Hướng dẫn thực hiện:

Bước 1: Nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay để dọc theo thân người.

Bước 2: Hít sâu, từ từ nâng 2 chân lên cao, vẫn giữ 2 chân và đầu gối sát nhau. Cổ và vai đặt bằng phẳng trên sàn, nâng chân lên sao cho chân vuông góc với sàn nhà. Dùng 2 cánh tay và bàn tay đặt dưới lưng để đỡ sức nặng của cơ thể và từ từ nâng thân mình lên theo phương thẳng đứng lên cao cho đến khi cằm ép lên xương ức, thân mình và 2 chân thẳng, trọng lượng cơ thể dồn lên 2 vai.

Bước 3: Giữ tư thế trong 30 giây, hít thở sâu

Bước 4: Sau đó uốn cong đầu gối, đặt 2 bàn tay úp xuống sàn và từ từ hạ thân người xuống sàn tập. Theo thời gian, bạn có thể tăng mức độ tập lên 5 phút/ngày.

2. Tư thế cái cày

Tư thế này được đặt tên theo hình tượng cái cày. Đây là tư thế tập trung vào vùng cổ và tuyến yên, giúp cải thiện hoạt động của tuyến giáp và kích thích quá trình trao đổi chất, cải thiện hệ miễn dịch.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Nằm ngửa trên sàn, duỗi chân thẳng đứng vuông góc với nền nhà.

Bước 2: Đặt hai cánh tay dọc sát với thân, lòng bàn tay úp xuống.

Bước 3: Hít vào, sử dụng cơ bụng để nâng chân lên vòng qua đầu cho đến khi mũi chân chạm sàn. Nếu chân bạn không chạm được xuống sàn thì hãy đặt tay dưới lưng để hỗ trợ. Nếu ngón chân bạn chạm được tới sàn, đan hai tay lại với nhau và cố gắng cuộn vai thấp xuống làm trụ đỡ của toàn bộ cơ thể.

Bước 4: Giữ nguyên tư thế này trong vòng 45 giây và hít thở đều. Từ từ cuộn người trở lại vị trí ban đầu, cảm nhận thấy từng đốt sống lưng từ từ duỗi ra theo từng chuyển động.

3. Tư thế con lạc đà

Đây là tư thế giúp kéo căng vùng cổ do vậy, kích thích hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên một số người khi thực hiện tư thế này có thể bị khó thở do khi kéo căng vùng cổ thì phế quản sẽ bị chèn ép. Lúc này chúng ta không nên cố gắng thở gấp vì có thể gây ra ngạt khí, sặc khí, bạn cần điều hòa nhịp thở của mình hoặc hạn chế sự kéo căng này.

Cách tập: Quỳ gối với các ngón chân úp xuống sàn nhà. Từ từ uốn cong người về phía sau, 2 bàn tay chạm vào gót chân và nếu điều này quá khó, bạn có thể thay bằng đặt 2 tay lên hông. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây đồng thời hít thở sâu.

4. Tư thế con cá

Tư thế con cá là một kiểu uốn cong với mục đích mở rộng cổ họng và ngực, giúp massage vùng cổ một cách tự nhiên, tăng cường hoạt động của tuyến cận giáp, tuyến yên và tuyến tùng. Tư thế này giúp cải thiện lưu thông máu, làm giảm mọi sự căng thẳng, lo âu và tăng cường hoạt động của tuyến giáp trạng.

Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng trên sàn, khép vào nhau, 2 tay buông xuôi.

Bước 2: Hai tay đặt xuống phía dưới mông.

Bước 3: Đẩy ngực lên và ngửa cổ ra đằng sau, đồng thời dồn trọng lực lên khuỷu tay và hai cánh tay, mở rộng tối đa lồng ngực.

Bước 4: Hạ đỉnh đầu xuống sàn trong khi cổ họng vẫn mở. Cố gắng hít vào nếu có thể, hạ xuống và thở ra.

Ung Thư Tuyến Giáp Với Ngăn Ngừa Biểu Hiện Và Chữa Bệnh K Tuyến Giáp

Ung thư tuyến giáp và nguyên nhân, biểu hiện. Biện pháp chẩn đoán phòng tránh K tuyến giáp. Chữa K tuyến giáp từ Đông y, nấm lim xanh, tổ yến. Bệnh K tuyến giáp nên ăn gì và nên kiêng gì? Các giai đoạn của bệnh ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp (K tuyến giáp) là căn bệnh về tuyến nội tiết thường gặp. Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp chủ yếu do sự bất thường của cơ thể. Bệnh K tuyến giáp thường phát triển với nhiều giai đoạn theo các thể bệnh khác nhau. Bởi vậy mà những triệu chứng bệnh K tuyến giáp cũng khác nhau tùy từng giai đoạn sớm hay muộn. Để sức khỏe tốt, nên thực hiện biện pháp chẩn đoán phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp phù hợp. Người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng Đông y, tổ yến. Ngoài ra, nấm lim xanh cũng giúp chữa bệnh K tuyến giáp rất tốt. Thêm vào đó, bệnh nhân ung thư tuyến gián nên ăn nhiều trái cây, Omega-3, hải sản,…; không nên ăn nội tạng, đường, rượu bia,…

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là gì? Ung thư tuyến giáp (K tuyến giáp) là sự xuất hiện của những tế bào ung thư; sau đó tạo thành khối u ác tính tại vùng tuyến giáp. Bệnh xảy ra khi có bất thường trong sự phát triển của các tế bào tuyến giáp. Đây là tuyến nằm ở cổ, vai trò tạo Hormone để kiểm soát sự trao đổi chất. Tế bào trong tuyến giáp gọi là tế bào cận nang và tế bào nang.

Ung thư tuyến giáp chia làm 4 dạng như sau:

Dạng ung thư nhú: chiếm tỷ lệ cao nhất, tiên lượng tốt nhất.

Ung thư nang: bệnh thường xuất hiện ở người già.

Ung thư thể tủy: bắt đầu từ tế bào cận nang, có di truyền.

Dạng ung thư không biệt hóa: nguy hiểm và khó điều trị nhất.

K tuyến giáp là loại bệnh về tuyến nội tiết thường gặp nhất; chúng chiếm khoảng 1% trong số các loại ung thư. Theo Globocan: ung thư tuyến giáp đứng thứ 9 trong số các loại ung thư ở nữ giới; với khoảng 160.000 ca mắc mới mỗi năm. Còn ở nam giới là gần 50.000 ca mỗi năm (xếp thứ 20). Ngoài ra, đây là bệnh có tỷ lệ chữa khỏi lên tới 90% (nếu được phát hiện, điều trị sớm); cao hơn tỷ lệ của các loại ung thư khác.

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp

Các giai đoạn của ung thư tuyến giáp như thế nào? Đây là vấn đề nhiều người bệnh quan tâm. Sự phân chia giai đoạn bệnh dựa theo Hiệp hội Ung thư nước Mỹ với 3 tiêu chí:

Kích thước khối u.

Sự di căn khối u đến các hạch Lymphoma (hạch bạch huyết) gần đó.

Vấn đề di căn đến các cơ quan ở xa tuyến giáp (phổi, gan,…).

Theo đó, các giai đoạn và đặc điểm cụ thể của ung thư tuyến giáp như sau:

Ung thư thể nhú và thể nang:

Giai đoạn 1: khối ung thư nhỏ khoảng 2cm, chưa xuất hiện di căn.

Giai đoạn 2: khối u khoảng 2-4cm, di căn đến hạch Lymphoma ngay cạnh.

Giai đoạn 4: di căn đến cơ quan xa (xương, nội tạng, hạch Lymphoma,…).

Ung thư tuyến giáp thể tủy:

Giai đoạn 4:

Khối u lớn, phát triển ra ngoài.

Khối u mở rộng về phía cột sống, bên trong các mạch máu lớn.

Di căn đến những cơ quan ở xa (xương, nội tạng,…).

Những giai đoạn của bệnh K tuyến giáp đã được nêu ở trên. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ sẽ xác định rõ tình hình của bệnh. Giai đoạn của ung thư tuyến giáp sẽ mô tả có bao nhiêu khối ung thư. Nó cũng giúp nhận biết tình trạng nghiêm trọng của bệnh; từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị đúng nhất. Ngoài ra, bác sĩ cũng thông báo khả năng sống sót của bệnh nhân khi phân tích các giai đoạn.

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến giáp là từ đâu? Theo khoa học giải thích thì đó là do sự bất thường của những tế bào tại cơ quan này. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa phân định được chính xác căn nguyên gây ra bệnh. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng: loại tế bào K nào xuất hiện cũng là vì ADN bị thay đổi; dẫn đến sự tái tạo tế bào nhanh và mạnh mẽ, không thể kiểm soát tạo thành bướu (khối u). Ngoài ra, những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến giáp như sau:

Rối loạn hệ miễn dịch:

Điều này làm hạn chế sản sinh kháng thể để chống virus.

Tạo cơ hội vi khuẩn, virus tấn công gây hại cho cơ thể.

Nhiễm phóng xạ qua đường tiêu hóa, hô hấp gây ảnh hưởng tuyến giáp.

Yếu tố di truyền:

70% người bệnh có bố mẹ, người thân mắc ung thư tuyến giáp.

Mắc bệnh tuyến giáp:

Viêm tuyến giáp.

Bệnh bướu tuyến giáp.

Bệnh Basedow.

Hormone tuyến giáp bị suy giảm.

Tác dụng phụ của một vài loại thuốc.

Bị trào ngược dạ dày, thực quản.

Các yếu tố: thiếu Iod, uống nhiều rượu, thuốc lá, béo phì,…

Căn nguyên gây bệnh K tuyến giáp chủ yếu là do những bất thường trong cơ thể. Việc tìm hiểu nguyên nhân cũng giúp con người biết rõ nguồn gốc bệnh là từ đâu; từ đó đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.

Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp

Triệu chứng của bệnh ung thư tuyến giáp ra sao và có rõ ràng không? Thực tế, bệnh này không có nhiều triệu chứng lâm sàng điển hình; khi xét nghiệm chức năng tuyến giáp vẫn ở giới hạn bình thường. Tuy nhiên, có thể nhận ra dấu hiệu bất thường khi soi gương, đeo dây truyền, đóng khuy cổ áo. Cụ thể các triệu chứng như sau:

Triệu chứng sớm:

Triệu chứng muộn:

Khối u to, rắn và cố định ở trước cổ.

Khàn tiếng, khó thở do bị chèn ép thanh quản, khí quản.

Khó nuốt, nuốt vướng, trớ vì bị khối u chèn ép thực quản.

Da tại vùng cổ có thể bị thâm hoặc sùi loét, chảy máu.

Mặt, hai bàn tay nhiều nếp nhăn, nổi rõ.

Gầy, sút cân không rõ nguyên nhân.

Chiều cao thay đổi bất thường.

Biểu hiện của bệnh K tuyến giáp khá mơ hồ, chúng thường xuất hiện từ từ và tăng dần. Việc nhận ra dấu hiệu bệnh càng sớm sẽ có ích cho việc điều trị kịp thời; từ đó giúp tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn cũng cao hơn.

Ung thư tuyến giáp-dễ gặp nhưng chưa khỏi

Biện pháp phòng tránh bệnh ung thư tuyến giáp

Duy trì trọng lượng của cơ thể trong ngưỡng hợp lý.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để cơ thể khỏe mạnh.

Thận trọng với các dấu hiệu lạ của cơ thể: đau cổ, khàn giọng,…

Chủ động khám sức khỏe theo định kỳ.

Phương pháp phòng ngừa bệnh K tuyến giáp cần được thực hiện nghiêm túc, đều đặn. Điều này giúp mọi người giữ được cơ thể dẻo dai, chống lại sự tấn công của bệnh ung thư.

Biện pháp chẩn đoán phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp

Biện pháp chẩn đoán phòng ngừa bệnh ung thư tuyến giáp như thế nào? Ngoài việc tự ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tại nhà; vấn đề thăm khám để chẩn đoán bệnh cũng rất cần thiết. Điều này giúp nhận biết chính xác khả năng mắc bệnh của mình để có cách xử lý phù hợp. Để chẩn đoán xác định bệnh K tuyến giáp, cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Đó là: thăm khám lâm sàng cùng những phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng. Chi tiết như sau:

Phương pháp thăm khám lâm sàng:

Cách này giúp kiểm tra khối u với 1 hay nhiều nhân.

Nếu có, xác định vị trí của chúng ở 1 hay 2 thùy eo.

Kiểm tra hạch cổ cả 2 bên có hay không.

Các xét nghiệm theo phương pháp cận lâm sàng:

Siêu âm màu tuyến giáp:

Siêu âm để đánh giá tính chất, lượng “hạt giáp”, phát hiện hạch cổ.

Phương pháp xạ hình tuyến giáp:

Soi hình ảnh chức năng tuyến giáp, nhân tuyến giáp.

Tế bào học (sinh thiết): dò tìm tế bào gây ung thư tuyến giáp.

Phương pháp chẩn đoán ngừa nguy cơ bệnh K tuyến giáp là rất quan trọng. Đây vừa là cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh; đồng thời cũng là bước giúp phát hiện dấu hiệu bệnh sớm nhất có thể.

Chữa ung thư tuyến giáp

Chữa ung thư tuyến giáp đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặc dù có thể điều trị nhưng căn bệnh này rất dễ để lại biến chứng hay tái phát. Do đó, cần phải có liệu trình chữa trị phù hợp. Trong y học hiện đại, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp chính là cách phổ biến nhất. Cụ thể như sau:

Áp dụng cho trường hợp:

Dạng ung thư không biệt hóa còn khả năng phẫu thuật.

Dạng ung thư biệt hóa nhưng tiên lượng xấu hoặc bệnh tái phát.

Ung thư thể tủy ác tính gây đa tổn thương, di căn.

Ngoài chỉ định cắt bỏ toàn bộ; có thể cân nhắc cắt bỏ gần toàn bộ hay chỉ cắt thùy, eo giáp. Cụ thể:

Điều trị I131: diệt tế bào ung thư còn sót, tổn thương di căn.

Xạ trị, hóa trị: dùng cho ung thư thể không biệt hóa, thể tủy.

Liệu pháp Hormone: dùng sau trị I131 hậu phẫu, triệt di căn thất bại.

Điều trị ung thư tuyến giáp theo phương pháp phẫu thuật mang lại hiệu quả cao. Tùy trường hợp cụ thể mà áp dụng cắt bỏ toàn bộ hay 1 phần tuyến giáp. Nếu kết hợp với việc nạo vét hạch cổ thì sẽ là giải pháp tối ưu nhất.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng Đông y

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp bằng Đông y ra sao? Nguyên tắc trị bệnh của Đông y là diệt bệnh tận gốc nhưng không để lại biến chứng. Cách thức chữa ung thư tuyến giáp gồm: suy cam giải uất, hóa đàm nhuyễn kiên, khai uất hành ứ. Cụ thể 1 số bài thuốc Đông y điều trị bệnh K tuyến giáp như sau:

Bài thuốc “Ngũ hải anh lựu hoàn”:

Bài thuốc “Tứ hải tiêu an hoàn”:

Bài thuốc “Hổ phách hắc Long Đan”:

Bài thuốc từ cây xạ đen:

Sắc 100g xạ đen cùng 750ml nước.

Chắt lấy nước uống đến khi bị nhạt màu.

Bài thuốc từ cây xáo tam phân:

Xáo tam phân tươi, đem cắt lát 3-4cm rồi sao, hạ thổ.

Mỗi lần lấy 100g sắc cùng 150ml nước, uống nóng.

Cách chữa trị ung thư tuyến giáp bằng Đông y được nhiều người lựa chọn và tin dùng. Lý do bởi chúng rất an toàn cho sức khỏe và không gây ra tác dụng phụ với cơ thể.

Người bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Dùng lượng muối Iod phù hợp (chứa trong tảo, rong biển,…).

Trái cây tươi (loại quả mọng nước): cam, táo, cà chua, nho, dâu tây,…

Lựa chọn thực phẩm giàu Magie, khoáng chất, kẽm, đồng, Vitamin E, B.

Tích cực dùng các loại hạt như: hạt điều, bí, hạnh nhân,…

Rau xanh có nhiều màu sắc như rau bina, cam, đu đủ.

Các sản phẩm lên men chế biến từ đậu nành: tương Miso, Tempeh,…

Bổ sung Protein từ tự nhiên như: quả chuối, bơ, súp lơ xanh,…

Thực phẩm giàu Axit béo Omega-3: cá hồi, cá tuyết, cá thu, tôm,…

Hải sản cần ăn ít nhất 3 bữa trong 1 tuần.

Ưu tiên dùng thịt hữu cơ (không dùng hóa chất nên rất sạch).

Đối tượng mắc bệnh K tuyến giáp nên ăn bổ sung nhiều thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Chuẩn bị một thực đơn ăn uống khoa học chính là điều không thể thiếu để nâng cao đề kháng. Quan trọng không kém là giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ để đối đầu với căn bệnh.

Thực phẩm tốt cho tuyến giáp

Người bị ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?

Người bị ung thư tuyến giáp không nên ăn gì? Mặc dù bệnh K tuyến giáp có thể điều trị khi phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, nếu thu nạp những thực phẩm không phù hợp sẽ khiến quá trình chữa bệnh khó khăn hơn. Bởi vậy, người bệnh cần lưu ý tránh các loại thực phẩm sau đây:

Không ăn đậu phụ, sữa đậu nành.

Hạn chế ăn thực phẩm quá nhiều chất xơ.

Tránh xa chất đường hóa học trong kẹo ngọt, phô mai, nước ngọt,…

Không ăn nội tạng động vật (tim, thận, gan,…).

Tránh các loại rau họ cải (cải bắp, cải bẹ, bông cải xanh, cải củ,…).

Nếu ăn rau cải, tuyệt đối không được ăn sống hay ăn tái.

Không dùng thực phẩm có Iod trước khi uống Iod phóng xạ.

Tránh các chất kích thích như rượu, bia,…

Lý do nên kiêng những loại thực phẩm trên:

Đậu nành sẽ làm giảm khả năng hấp thụ Iod.

Nhiều chất xơ quá sẽ cản trở sự hấp thụ thuốc trong trị bệnh.

Nội tạng có nhiều Axit béo, phá vỡ hoạt động của tuyến giáp.

Đường là thức ăn của tế bào ung thư, khiến bệnh phát triển nặng.

Đối tượng mắc bệnh K tuyến giáp nên tránh ăn những thực phẩm trên. Tuy người bệnh không phải kiêng quá nhiều; nhưng vẫn cần cẩn trọng để đảm bảo an toàn sức khỏe cũng như hiệu quả chữa bệnh.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được tổ yến không?

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được tổ yến không? Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Cơ thể người bệnh thường khó hấp thụ dinh dưỡng, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, khó ăn uống; đặc biệt là sau khi điều trị bằng phương pháp phóng xạ. Bởi vậy, nhiều đối tượng tìm đến các thực phẩm bổ dưỡng, dễ sử dụng, điển hình như tổ yến. Lý do bởi:

Cách dùng tổ yến cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp:

Người bệnh bị ung thư tuyến giáp có thể ăn được tổ yến. Tuy nhiên, không nên sử dụng bừa bãi khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư tuyến giáp

Nấm lim xanh chữa bệnh ung thư tuyến giáp có hiệu quả không? Nấm cây lim là loại mọc trên thân cây lim xanh, nguồn gốc chủ yếu ở Quảng Nam. Theo khoa học nghiên cứu, trong nấm lim chứa các dược chất như: Triterpenes, Germanium, Adenosine,… Những dược chất này có công dụng:

Cách dùng nấm lim xanh phòng và trị bệnh ung thư tuyến giáp:

Nấm cây lim xanh rừng trị bệnh ung thư tuyến giáp rất hữu hiệu. Loài nấm này đã được y học thế giới chứng minh và công nhận tác dụng. Mặc dù vậy, người dùng vẫn không nên chủ quan và sử dụng tùy tiện. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt công dụng tối ưu.

Các Xét Nghiệm Trong Bệnh Tuyến Giáp Và Tuyến Cận Giáp

Việc vận chuyển mẫu bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm cần đúng thời gian, hợp lý (để lạnh) và chuẩn bị mẫu xét nghiệm (trong một số xét nghiệm cần thiết phải tách chiết lấy huyết tương).

Không có một xét nghiệm riêng lẻ nào có thể phản ánh đầy đủ tình trạng của các tuyến nội tiết trong các điều kiện cụ thể mà cần phải phối hợp nhiều xét nghiệm trong đánh giá chức năng của một tuyến nội tiết.

1. Các xét nghiệm hoá sinh về chức năng tuyến giáp

Hormon tuyến giáp có vai trò đặc biệt quan trọng, là chất điều chỉnh sự phát triển của cơ thể, kích thích các phản ứng oxy hóa và điều hoà cường độ chuyển hóa các chất trong cơ thể. Để đánh giá chức năng tuyến giáp, thông thường cần làm một số xét nghiệm sau:

– T4 toàn phần (Thyroxin – tetraidothyronin)

– T4 tự do (Free T4).

– T3 (Triiod thyronin).

– TSH máu (Thyrotropic hormon, Thyroid simulating hormon).

1.1. Xét nghiệm T4 toàn phần

Bình thường, T4 toàn phần = 50 – 150 nmol/l.

– Tăng trong:

Cường chức năng tuyến giáp.

Phụ nữ khi mang thai.

Dùng các thuốc (estrogen, thuốc tránh thai, hormon giáp, TSH, amiodaron, heroin, amphetamine, một số thuốc cản quang sử dụng trong chụp X quang…).

Hội chứng ” Yếu tuyến giáp bình thường”.

Tăng trong TBG (globulin gắn kết với thyroxin) hay TBPA (thyroxin gắn kết với albumin).

– Giảm trong:

Nhược năng tuyến giáp.

Giảm protein máu (suy thận, xơ gan…).

Dùng thuốc (phenytoin, triiodthyronin, testosteron, ACTH, corticoid…).

1.2. Xét nghiệm T4 tự do

Xét nghiệm này cho giá trị chính xác ở những bệnh nhân mà T4 toàn phần bị ảnh hưởng bởi thay đổi protein huyết tương hoặc thay đổi vị trí gắn kết protein như:

– Phụ nữ mang thai.

– Dùng thuốc (adrogen, estrogen, thuốc tránh thai, phenytoin…).

– Protein huyết tương giảm (suy thận, xơ gan…).

– Tăng trong:

Cường giáp.

Điều trị nhược giáp bằng thyroxin.

– Giảm trong:

Nhược giáp.

Điều trị nhược giáp bằng triiodthyronin.

1.3. Xét nghiệm T3 máu

T4 và FT4 (chỉ số T4 tự do) thường là 2 xét nghiệm đầu tiên cho các bệnh nhân tuyến giáp. T3 là hormon tuyến giáp hoạt động mạnh nhất ở máu. Nó tăng hay giảm thường đi đôi với các trường hợp T4 và có giá trị trong một số trường hợp như:

– Khi T4 tự do tăng quá mức giới hạn.

– T4 bình thường trong hội chứng cường giáp.

– Kiểm tra nguyên nhân cường giáp.

Bình thường T3 = 1 – 3 nmol/l.

1.4. Xét nghiệm TSH máu

TSH được tiết ra bởi tuyến tiền yên, là một glucoprotein. Nó có tác dụng làm tăng trưởng tuyến giáp, làm tăng chuyển hóa chung như: oxy hóa glucose, tăng tiêu thụ oxy, tăng tổng hợp phospholipid và ARN. Xét nghiệm TSH dùng để chẩn đoán phân biệt nhược năng tuyến giáp nguyên phát (phù niêm) với nhược năng tuyến giáp thứ phát (thiểu năng tuyến yên).

Kỹ thuật xét nghiệm mới nhất là IRMA (Immuno radio metric aasay).

Kỹ thuật này có thể đo được các nồng độ thấp hơn rất nhiều so với kỹ thuật RIA (phương pháp miễn dịch-phóng xạ).

– Bình thường (theo RIA – WHO Standard): TSH huyết tương = 3,9 ± 2 mU/ml.

Tất cả các xét nghiệm này không tương đương nhau nên người làm xét nghiệm cần biết kỹ thuật nào cần được sử dụng và các giá trị giới hạn khác nhau của mỗi kỹ thuật.

– Giá trị giới hạn của IRMA:

Tuyến giáp bình thường: 0,4 – 6,0.

Cường giáp: < 0,1.

Giới hạn thấp: 0,1 – 0,39.

– Vai trò của xét nghiệm TSH.

Chẩn đoán hội chứng nhược giáp.

Điều trị nhược giáp (các phương pháp điều trị cần đưa TSH về giá trị bình thường).

Phân biệt nguồn gốc của nhược giáp (tuyến yên hay vùng dưới đồi).

Thiết lập một phương pháp điều trị thay thế bằng hormon tuyến giáp tương xứng trong nhược năng tuyến giáp nguyên phát mặc dù T4 có thể tăng nhẹ.

Thiết lập phương pháp điều trị bằng hormon giáp để ngăn chặn ung thư tuyến giáp.

Giúp chẩn đoán phân biệt hội chứng suy yếu ở người có tuyến giáp bình thường với các bệnh nhân nhược giáp nguyên phát.

Thay thế cho xét nghiệm TRH trong cường giáp bởi vì phần lớn các bệnh nhân có nồng độ TSH bình thường sẽ cho TRH bình thường, còn bệnh nhân có nồng độ TSH thấp không thể xác định được thì cũng không bao giờ định lượng được TRH.

Chẩn đoán cường giáp bằng phương pháp IRMA.

Ý nghĩa

– Tăng trong:

Nhược giáp nguyên phát không được điều trị: tăng tương xứng với sự suy giảm chức năng tuyến giáp. Tăng từ 3 lần đối với các trường hợp nhẹ đến 100 lần trong một vài trường hợp có phù niêm. Nó có giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa suy giáp do tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đặc biệt nó có giá trị trong chẩn đoán sớm nhược giáp và các nhược giáp chưa có triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng.

TSH huyết tương được đưa về giá trị bình thường là cách điều chỉnh liều dùng thuốc tốt nhất trong điều trị nhược giáp bằng hormon giáp, nhưng nó không được chỉ định cho việc theo dõi điều trị tiếp theo.

Viêm tuyến giáp Hashimoto, bao gồm các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nhược giáp và khoảng 1/3 trong số đấy có triệu chứng lâm sàng bình thường.

Nhiễm độc giáp do u tuyến yên.

Một số bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”.

1.5. Kháng thể kháng TSH

– Giảm trong:

Nhiễm độc giáp do viêm tuyến giáp hay do nguồn hormon giáp từ bên ngoài đưa vào cơ thể.

Nhược năng thứ phát do tuyến yên hay vùng dưới đồi.

Bệnh nhân có hội chứng “Yếu tuyến giáp bình thường”:

Bệnh tâm thần cấp.

Bệnh gan.

Suy dinh dưỡng.

Bệnh Addison.

Bệnh to cực chi.

Các bệnh nội khoa cấp tính.

Nôn mửa nhiều do ốm nghén

Tác dụng phụ của thuốc như: glucocorticoid, dopamin, levodopa, apomorphin, pyridoxid; các thuốc kháng tuyến giáp trong điều trị nhiễm độc giáp.

Bảng 8.1: Giá trị bình thường của T3, T4 huyết thanh người trưởng thành theo các tác giả nước ngoài. chúng tôi

Bệnh Viêm Tuyến Giáp Hashimoto

Bệnh được Hashimoto mô tả từ năm 1912 với các đặc điểm: Tuyến giáp thâm nhiễm rất nhiều tế bào lympho, tuyến giáp bị xơ hoá, teo tế bào tuyến giáp, đồng thời xuất hiện nhiều tế bào ái toan mạnh. Viêm tuyến giáp Hashimoto là một biểu hiện viêm mạn tính thâm nhiễm lympho bào.

Năm 1956, Rose và Witebsky gây bệnh thực nghiệm trên thỏ. Sau đó các kháng thể kháng giáp đã được Doniach và Roitt phát hiện trong huyết tương người bệnh viêm giáp Hashimoto.

Cơ chế bệnh sinh chưa được hiểu rõ hoàn toàn, tuy nhiên tất cả các tác giả đều công nhận đây là một bệnh tự miễn. Trước đây khi chưa tìm được tự kháng thể trong máu người bệnh, bệnh thường chỉ được chẩn đoán xác định qua sinh thiết tuyến giáp.

Bệnh còn có các tên gọi khác như: Viêm tuyến giáp tự miễn, viêm tuyến giáp lympho mạn tính. Hiện nay các tác giả thống nhất có hai dạng:

Viêm tuyến giáp Hashimoto đối với thể kinh điển.

Các dạng viêm tuyến giáp tự miễn khác, trong đó có những biến dạng của Hashimoto, một số dạng thương tổn gần giống với Hashimoto như viêm tuyến giáp lympho trẻ em và thiếu niên, viêm tuyến giáp teo (các dạng này gây myxoedeme “vô căn”), viêm tuyến giáp teo không có triệu chứng.

Về dịch tễ học, tuy chưa có điều tra cơ bản nhưng nhiều ghi nhận cho thấy viêm giáp Hashimoto khá phổ biến, tần suất có chiều hướng gia tăng. Bệnh xảy ra ở nữ nhiều hơn (90%), bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp từ 30-60 tuổi, có yếu tố gia đình, có thể xảy ra cùng lúc với một số bệnh tự miễn khác như: thiếu máu ác tính, đái tháo đường, teo tuyến thượng thận vô căn, suy cận giáp vô căn, nhược cơ, viêm khớp dạng thấp, viêm gan mạn tấn công, bạch biến, bạc tóc sớm, xơ gan do mật, hội chứng Sjogren. Riêng hội chứng Schmidt bao gồm các bệnh sau: Viêm tuyến giáp Hashimoto, suy thượng thận vô căn, suy cận giáp, đái tháo đường, suy buồng trứng.

II. BỆNH NGUYÊN VÀ BỆNH SINH

Viêm tuyến giáp Hashimoto là một bệnh miễn dịch, có sự phối hợp giữa miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch.

Miễn dịch tế bào: Quá trình tự miễn gây tổn thương tế bào tuyến giáp.

Tế bào tuyến giáp trở thành các tự kháng nguyên, biểu hiện trên bề mặt của tế bào. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng này chưa được rõ, kháng nguyên phản ứng trong một diễn tiến phức tạp với các kháng thể đặc hiệu, với các tế bào có khả năng miễn dịch và bổ thể cuối cùng gây huỷ hoại tế bào tuyến giáp.

Bảng 1. Các loại kháng nguyên gồm:

Các kháng thể trong bệnh viêm giáp Hasimoto gồm: kháng thể kháng Thyroglobulin (Tg Ab), kháng thể kháng Thyroid peroxydase (TPO Ab), được gọi là kháng thể kháng microsom; và kháng thể kháng thụ thể TSH (TSH-R Ab). Trong giai đoạn đầu của bệnh viêm giáp Hashimoto, Tg Ab tăng rõ, TPO Ab tăng vừa; sau đó Tg Ab giảm dần và có thể biến mất, nhưng TPO Ab vẫn tồn tại nhiều năm. TSH-R Ab (loại ức chế) thường chỉ tăng trong thể viêm giáp teo kèm phù niêm và ở những người mẹ sinh con không có tuyến giáp.

Sự tăng các kháng thể Tg Ab và TPO Ab rất có giá trị trong chẩn đoán viêm giáp Hashimoto, trong lúc TSI (Thyroid stimulating immunoglobulin: globulin miễn dịch kích thích giáp) và TSH-R Ab giúp chẩn đoán bệnh Basedow chỉ cần thiết khi lâm sàng không rõ.

Các tế bào có khả năng miễn dịch làm tăng sinh một cách bất thường một dòng lympho T phụ, diễn tiến này xảy ra do khiếm khuyết lympho T ức chế. Người ta biết có hai nguyên nhân góp phần trong sự tăng sinh này: các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (virus, chuyển hoá…). Khi tế bào lympho T phụ tăng sinh, chúng sẽ tác động lên lympho B sản xuất tự kháng thể (do sự kết hợp) và những lympho T tiêu huỷ (Lymphocytes T tueur) trực tiếp tấn công và tiêu huỷ tế bào tuyến giáp.

Sự hoạt hoá các lypmpho B bởi các lypmpho T phụ dẫn đến sự tăng sinh và biệt hoá lypmpho B thành tương bào. Các tương bào này có khả năng sản xuất kháng thể chống lại các thành phần của tuyến giáp. Trong viêm giáp Hashimoto, người ta thấy nồng độ các kháng thể kháng Thyroglobulin và kháng thể kháng Microsome, ngoài ra người ta cũng đã phát hiện các kháng thể chống lại các cấu chất khác của tuyến giáp (kháng mitochondrie, kháng bộ máy Golgi).

Sau hết cũng cần nhấn mạnh sự hiện diện của kháng thể chống lại các phản ứng miễn dịch, được gọi là kháng thể kháng idiotypes, các kháng thể này có khả năng chống lại các tình trạng bệnh lý.

Tương quan với bệnh Basedow: Basedow cũng là một bệnh tự miễn, có những điểm tương đồng khá rõ rệt với viêm giáp Hashimoto, không loại trừ những trường hợp Basedow có tiến triển dẫn đến một viêm giáp Hashimoto.

Giải phẫu bệnh: Có thể thấy các hình ảnh mô học khác nhau trên viêm giáp Hashimoto như sau:

Trong thể có tuyến giáp lớn, người ta thấy tuyến giáp gia tăng thể tích với lớp vỏ dày, nhu mô tuyến giáp màu vàng nhạt khá đồng chất, tế bào tuyến giáp tuy có giảm về số lượng nhưng lại phì đại về thể tích với chất keo (colloid), tế bào tuyến có những hốc nhỏ, tính acid cao với hạt nhân gia tăng sự bắt màu (gọi là tế bào Askénazie hoặc tế bào Hurthle). Điểm chủ yếu là sự thâm nhiễm tế bào lympho và tương bào.

Trong thể teo tuyến giáp: Do hậu quả của sự xơ hoá chiếm ưu thế, trong lúc sự thâm nhiễm lympho và tương bào không mạnh bằng.

Ở cả hai thể, các kháng thể gắn lên tế bào màng đáy, dùng miễn dịch huỳnh quang có thể phát hiện được hiện tượng này.

Bảng 2. Phân biệt các biểu hiện miễn dịch giữa viêm giáp Hashimoto và Basedow

III. CHẨN ĐOÁN

Viêm giáp Hashimoto có thể được chẩn đoán do các biểu hiện của viêm tuyến giáp hoặc các dấu hiệu của rối loạn chức năng giáp.

Các biểu hiện viêm tại tuyến giáp: Tuyến giáp lớn gần đây, có khi kèm triệu chứng đau mơ hồ ở tuyến giáp, trong giai đoạn này có khi phát hiện một biểu hiện nhiễm độc giáp nhẹ.

Tuyến giáp có thể lớn lan toả cả hai thùy, đối xứng, theo hình dạng của tuyến giáp, mật độ đàn hồi. Cũng có thể gặp một tuyến giáp không đều đặn, có nhiếu nốt nhỏ, không đối xứng, trội lên ở một thùy, tạo một vùng cứng chắc.

Có thể gặp trường hợp tuyến giáp lớn đè ép các cơ quan lân cận gây khó nuốt nhẹ do đè ép thực quản, thay đổi giọng nói do đè ép dây thần kinh quặt ngược…

Dấu hiệu suy giáp: Một số trường hợp các biểu hiện suy giáp giúp hướng tới chẩn đoán. Tuyến giáp lớn kèm suy giáp ở người lớn rất gợi ý chẩn đoán viêm giáp Riêng ở người già, viêm giáp Hashimoto có thể gặp dưới dạng một bệnh cảnh suy giáp nặng với tuyến giáp teo, cứng (trước đây gọi là suy giáp vô căn).

2. Cận lâm sàng

Các xét nghiệm thường quy ít hữu ích trong chẩn đoán. Tốc độ lắng máu tăng nhẹ, điện di protein thấy gammaglobulin tăng.

Thăm dò giúp chẩn đoán: Hormon giáp giảm, TSH tăng, Thyroglobulin tăng.

Độ tập trung I131tại tuyến giáp giảm.

Xạ hình tuyến giáp thấy tuyến giáp trắng trong phần lớn các trường hợp. Chỉ nên làm xạ hình tuyến giáp trong trường hợp độ tập trung iod phóng xạ không quá thấp, hình ảnh tuyến giáp lớn thường đối xứng, không đồng chất, iod tập trung không đồng đều, từng vùng đậm nhạt khác

Siêu âm tuyến giáp là phương tiện rất có giá trị trong chẩn đoán, thấy hình ảnh tuyến giáp không đồng chất.

Xét nghiệm miễn dịch học giúp chẩn đoán xác định: TPO Ab và Tg Ab dương tính trong hầu hết các trường hợp Hashimoto, trong đó TPO Ag nhạy hơn (TPO Ab: 90- 100%, Tg Ab: 90%). Ngoài ra các kháng thể khác cũng hiện diện nhưng tỷ lệ thấp hơn nhiều: TBI Ab (Thyrotropin binding inhibiting antibodies) 15-20%, TGI (Thyroid growth immunoglobulin), TGBI (Thyroid growth blocking immunoglobulin), kháng thể kháng T3, T4, kháng thể kháng thụ thể TSH loại ức chế.

Chọc hút sinh thiết tuyến giáp bằng kim nhỏ cũng giúp chẩn đoán: thấy hình ảnh thâm nhiễm rất nhiều tế bào lympho và hiện diện tế bào Hurthle (là tế bào nang giáp dị sản ái toan – tế bào Hurthle cũng có thể gặp trong u giáp lành tính hoặc ác tính).

IV. . BIẾN CHỨNG

Biến chứng chính của viêm giáp Hashimoto là dẫn đến suy giáp. Ở các người bệnh trẻ chỉ có 10-15% với bệnh cảnh tuyến giáp lớn kèm suy giáp sẽ đưa đến suy giáp vĩnh viễn. Ở người già thường gặp biến chứng suy giáp vĩnh viễn hơn, với một bệnh cảnh dương tính với các test tự kháng thể và TSH tăng cần điều trị lâu dài.

Chưa tìm thấy bằng chứng adenocarcinoma giáp xảy ra nhiều hơn trên viêm giáp Hashimoto, tuy nhiên hai bệnh này có thể đồng thời xảy ra trên tuyến giáp của người bệnh. Cần nghĩ đến ung thư giáp khi có nốt cứng ở tuyến giáp không cải thiện với điều trị tích cực với hormon giáp. Cần sinh thiết bằng kim nhỏ để làm rõ chẩn đoán.

Corticoid không hiệu quả trên diễn tiến tự miễn của viêm giáp Thuốc chỉ có chỉ định trong rất ít trường hợp có viêm tại chỗ rõ.

Điều trị chủ yếu là hormon thay thế với Thyroxin liều trung bình: 80- 100µg/ngày, uống ngày 1 lần, nhằm ức chế TSH và điều chỉnh sự suy giáp. Không nên dùng T3 vì thuốc tác dụng mạnh, có thể làm người bệnh khó chịu và phải uống 2 lần/ngày.

Về phẫu thuật: Rất hiếm khi có chỉ định.

VI. . TIÊN LƯỢNG

Về phương diện tuyến giáp, có khi tuyến lớn dần gây chèn ép các cơ quan lân cận, sờ thấy tuyến giáp cứng, cần cảnh giác ung thư hoá. Có khi tuyến giáp ổn định hoặc giảm thể tích dần.

Diễn tiến đến suy giáp xảy ra gần như hầu hết viêm giáp Hashimoto, đây là giai đoạn cuối của bệnh.

Không điều trị viêm giáp Hashimoto thường dẫn đến phù niêm. Tuyến giáp lớn và phù niêm thường cải thiện tốt với điều thị hormon thay thế. Viêm giáp Hashimoto có khi trải qua giai đoạn gia tăng phóng thích T3,T4 gây triệu chứng nhiễm độc giáp thoáng qua. Biểu hiện này trước đây được gọi là “cường giáp tự khỏi” (spontanous resolving hyperthyroidism) với biểu hiện độ tập trung iod phóng xạ giảm. Tuy nhiên biểu hiện này cũng có thể gặp trong viêm giáp bán cấp: tuyến giáp không mềm, máu lắng không tăng, tự kháng thể kháng giáp dương tính mạnh, chọc hút sinh thiết bằng kim nhỏ thấy thâm nhiễm lympho, và tế bào Hurthle. Chỉ điều trị triệu chứng, dùng propranolol cho đến khi triệu chứng cải thiện, phụ trợ thêm T4 có khi cũng cần thiết.

Hashimoto có khi nằm trong bối cảnh bệnh lý đa nội tiết tự miễn, do đó cần theo dõi thêm các biểu hiện tự miễn khác như thiếu máu ác tính, suy thượng thận, suy giáp, hoặc đái tháo đường. Hashimoto có khi dẫn đến một bệnh Basedow với lồi mắt và thương tổn da nặng. Viêm giáp mạn tính Hashimoto có thể làm giảm triệu chứng nhiễm độc giáp do vậy bệnh Basedow trong trường hợp này thường chỉ biểu hiện tổn thương mắt và da rầm rộ mà không có nhiễm độc giáp, bệnh cảnh được gọi là Basedow bình giáp.