Top 10 # Xem Nhiều Nhất Zona Thần Kinh Trên Mặt Triệu Chứng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Mgwbeautypageant.com

Bị Zona Thần Kinh Trên Mặt

Bệnh zona thần kinh trên mặt có khả năng phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí phát ban xảy ra trên khuôn mặt của người bệnh. Bệnh xuất hiện kèm theo mụn nước mọc trong miệng, trên da mặt và mắt. Lượng mụn nước này có thể phát triển lớn trong thời gian ngắn tạo thành bóng nước, bên trong có chứa dịch.

Bệnh zona thần kinh trên mặt

Bệnh zona (zoster) là một bệnh lý thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng xảy ra phổ biến do virus herpes. Đây là một loại virus cùng gây nên bệnh thủy đậu. Bệnh nhân chỉ có thể mắc căn bệnh zona sau khi trải qua thời gian bị thủy đậu.

Virus herpes sẽ tồn tại trong cơ thể của bạn đến hết cuộc đời sau khi khỏi bệnh thủy đậu. Virus này có thể không hoạt động. Tuy nhiên nếu gặp điều kiện thuận lợi hoặc bị kích hoạt lại, bệnh zona sẽ xuất hiện.

Bệnh thường xuất hiện kèm theo phát ban ở vị trí một bên lưng và ngực, xung quanh mắt và ở một bên mặt. Bệnh zona khi xuất hiện ở mặt có thể gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh đau đớn. Đồng thời mang tác dụng phụ lâu dài cho người bệnh.

Trên thực tế không có phương pháp điều trị sẵn cho bệnh zona. Tuy nhiên nếu việc điều trị diễn ra sớm, người bệnh có thể làm giảm nguy cơ đối mặt với các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh zona thần kinh trên mặt gây phát ban đỏ tạo thành một dãy trên khuôn mặt của người bệnh. Bệnh zona thần kinh có thể gây phát ban ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Tuy nhiên mặt vẫn là vị trí phổ biến nhất. Tình trạng này có thể phát triển, lây lan từ tai đến trán và mũi.

Ngoài ra ban đỏ cũng có thể lan sang xung quanh một bên mắt dẫn đến sưng, đỏ ở ngay tại mắt và những khu vực xung quanh mắt. Ban zona cũng có thể phát triển trong miệng.

Triệu chứng của bệnh zona thần kinh trên mặt

Triệu chứng đầu tiên xảy ra ở những người bị zona thần kinh trên mặt là cảm giác nóng rát và ngứa ran trước khi các nốt sưng đỏ đầu tiên xuất hiện. Tình trạng phát ban sẽ bắt đầu khi tổn thương và những mụn nước chứa chất lỏng hình thành.

Một số người khi mắc bệnh trên gương mặt sẽ hình thành một vài đám mụn nước và chúng xuất hiện rải rác. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp khác, trên mặt tồn tại nhiều vết bỏng tương tự như bị bỏng. Khi các mụn nước vỡ, chất lỏng sẽ rỉ ra và vị trí này được bao bọc bởi một lớp vỏ trên. Một vài ngày sau đó, các vảy sẽ bắt đầu rơi ra.

Ngoài ra, khi mắc bệnh zona thần kinh trên mặt, người bệnh còn đối mặt với một vài triệu chứng khác. Bao gồm: Đau đớn, ngứa ngáy, đau đầu, cơ thể mệt mỏi và sốt.

Mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh trên mặt

Bệnh zona thần kinh trên mặt có khả năng phát triển mạnh và gây ra nhiều biến chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí phát ban xảy ra trên khuôn mặt của người bệnh.

Phát ban zona ở mắt

Bệnh zona xảy ra ở quanh mắt được đánh giá là một tình trạng nghiêm trọng. Khi mắc bệnh, virus sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến tất cả những bộ phận của mắt kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Bao gồm cả tế bào thần kinh phản ứng với ánh sáng và giác mạc.

Những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm: Sưng, đỏ, nhiễm trùng, bọng mắt, vấn đề về thị lực. Bệnh zona dù xuất hiện xung quanh hay trong mắt đều có thể khiến bệnh nhân bị mù vĩnh viễn.

Phát ban zona ở miệng

Trong trường hợp phát ban zona hình thành và phát triển trong miệng, bệnh nhân sẽ thường xuyên có cảm giác đau đớn, tạo ra nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Bên cạnh đó, bệnh sẽ khiến khẩu vị của bệnh nhân bị thay đổi.

Đau dây thần kinh postherpetic là một trong những biến chứng phổ biến nhất của bệnh zona. Tình trạng này khiến người bệnh luôn có cảm giác đau đớn ở nơi bị phát ban kể cả khi những tổn thương đã lành. Cơn đau có thể xuất hiện, kéo dài hàng tuần, hàng tháng hay thậm chí là hàng năm.

Trong trường hợp vùng da phát ban bị nhiễm khuẩn, những tổn thương có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Bệnh zona nói chung và bệnh zona thần kinh trên mặt nói riêng có khả năng tác động và làm ảnh hưởng đến tủy sống, não và các mạch máu. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm xảy ra.

Phương pháp chẩn đoán bệnh zona thần kinh trên mặt

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân mắc bệnh zona thần kinh trên mặt, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện để tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời. Để chẩn đoán phát ban zona, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát và kiểm tra những vị trí bị phát ban.

Ngoài ra, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể cạo vết phát ban đang tồn tại trên da của người bệnh. Sau đó đưa mẫu thí nghiệm vừa thu được đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra dưới kính hiển vi.

Kết quả chẩn đoán này đặc biệt quan trọng trong việc tìm ra phương pháp điều trị cho bệnh nhân khi hệ thống miễn dịch của bạn đã được xác định là có tổn thương. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc phải những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh zona thần kinh trên mặt được chăm sóc và điều trị như thế nào?

Một trong những phương pháp giúp điều trị bệnh zona thần kinh trên mặt là sử dụng thuốc. Để kiểm soát bệnh lý, phòng ngừa các rủi ro và biến chứng không mong muốn, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc corticosteroid chống viêm, thuốc kháng virus, thuốc giảm đau theo toa hoặc không kê đơn.

Bên cạnh đó người bệnh cần giữ cho làn da luôn thoáng mát, sạch sẽ, đặc biệt là vùng da bệnh. Điều này sẽ giúp cho bạn tránh khỏi nguy cơ bị nhiễm trùng. Đa phần mọi người chỉ mắc bệnh zona thần kinh một lần. Tuy nhiên bệnh vẫn có khả năng được kích hoạt và tái phát. Đặc biệt là khi cơ thể của bạn có một hệ thống miễn dịch yếu.

Trong trường hợp bệnh nhân không có bất kỳ biến chứng nào, những triệu chứng của bệnh zona thần kinh ở mặt sẽ khỏi trong vòng vài tuần cùng với một vài tác dụng kéo dài.

Để phòng ngừa sự lây lan của bệnh zona nói chung và bệnh zona thần kinh ở mặt nói riêng, người bệnh cần tránh tiếp xúc với những người chưa tiêm vắc xin thủy đậu hoặc không có tiền sử mắc bệnh thủy đậu. Đặc biệt là những người bị nhiễm HIV, phụ nữ đang mang thai, những người đang hóa trị hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ em, người nhận ghép tạng.

Người bệnh cần tránh gãi, tránh để những mụn nước trên da vỡ ra. Bởi hoạt động này có thể khiến sự lây lan của bệnh diễn ra nhanh hơn. Hãy cố găng không ma sát, không chạm, không chà hoặc gãi mụn nước. Bên cạnh đó bạn cần thường xuyên rửa tay và phải rửa tay thật kỹ.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh trên mặt

Để phòng ngừa sự hình thành và phát triển của bệnh zona thần kinh trên mặt, những người chưa bị thủy đậu cần được tiêm phòng bệnh. Điều này sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus thủy đậu. Ngoài ra, một loại vắc xin phòng ngừa bệnh zona cho những người có độ tuổi trên 50 cũng được chuyên gia và các bác sĩ khuyến nghị để phòng bệnh.

Bài viết là thông tin cơ bản về bệnh zona thần kinh trên mặt, nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và chữa trị. Đây là một bệnh lý nguy hiểm do có khả năng phát sinh ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Chính vì thế, ngay sau khi nhận thấy những biểu hiện bất thường, người bệnh cần đến bệnh viện và thông báo với bác sĩ. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và đề ra phương pháp chữa bệnh, tránh gây nguy hiểm.

Bệnh Zona Thần Kinh Ở Mặt Có Nguy Hiểm Không?

Nguyên nhân và triệu chứng của zona bệnh zona thần kinh ở mặt

  Bệnh zona do một loại virus có gọi là varicella-zoster gây nên. Bệnh sẽ xuất hiện trên các đầu dây thần kinh mặt. Virus gây bệnh đột nhập vào cơ thể (nhất là ở những đối tượng mắc bệnh thủy đậu), chúng sống tiềm ẩn ở sừng sau của tủy sống người. Sau nếu chúng gặp đúng điều kiện thuận tiện sẽ tái hoạt động và gây bệnh zona thần kinh ở mặt.

  Điều kiện thuận lợi, phù hợp để virus varicella-zoster phát triển gây bệnh zona đó là do sự suy giảm của hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, những đối tượng đang mắc phải các bệnh lý mạn tính khác, dùng thuốc hoặc hóa trị, có lối sống sinh hoạt kém lành mạnh…

  Virus gây bệnh zona, ngoài xuất hiện ở vùng lưng, chân, tay, vùng liên sườn, thì bệnh cũng xuất hiện trên mặt. Nhưng bệnh zona chỉ xuất hiện trên một nửa mặt, hiếm trường hợp xuất hiện ở cả mặt. Bệnh zona thần kinh thường khiến người bệnh bị hiểu nhầm với những bệnh lý về da thông thường khác. Nên khi thấy bản thân có dấu hiệu lạ, họ thường tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà. Điều này vô cùng nguy hại. Vì nó không chỉ khiến virus gây bệnh nhờn thuốc, bệnh chuyển biến nặng. Hơn thế, còn gây ra nhiều biến chứng nguy hại khác.

   Bệnh zona thần kinh ở mặt sẽ gây rối loạn vùng da tổn thương như: xuất hiện triệu chứng bỏng, tê đau, nóng rát.

   Phần da mặt có sự xuất hiện của những mảng màu hồng như phát ban và mọc mụn nước riêng lẻ hoặc chúng có thể tụ lại thành mảng lớn.

   Thời gian ngắn sau, các mụn nước phát triển lớn thành bóng nước, bên trong có chứa dịch. Sau chúng sẽ vỡ ra, chảy dịch, khô và đóng thành vảy, để lại sẹo xấu.

   Bệnh zona thần kinh ở mặt sẽ gây ra những cơn đau đớn liên tục, dai dẳng, dữ dội, đau dọc dây thần kinh trên mặt.

   Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng toàn thân như: cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, đau đầu, nóng sốt…

[Giải đáp vấn đề] Bệnh zona ở mặt có nguy hiểm không?

  Nhiều trường hợp người bệnh thắc mắc, không biết liệu mắc bệnh zona ở mặt có nguy hiểm không? và bác sĩ chuyên khoa đầu ngành giải đáp cụ thể như sau: Mặt là nơi chứa nhiều cơ quan quan trọng và nhạy cảm. Thế nên, nếu mắc phải bệnh zona ở mặt là vô cùng nguy hiểm, dễ gây ra biến chứng khôn lường. Cụ thể, nếu bệnh zona thần kinh ở mặt không được phát hiện sớm và không chủ động thực hiện khám chữa bệnh kịp thời. Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

   Bệnh zona ở mặt gây ra nhiều biến chứng nguy hại

Biến chứng zona ở mắt

  Nếu bệnh zona thần kinh xuất hiện gần vị trí mắt, cần phải được khám chữa bệnh ngay càng sớm càng tốt. Nếu không virus gây bệnh sẽ viêm nhiễm vào mắt và có thể gây mất thị giác.

  Bởi một khi virus gây bệnh zona đã tấn công vào mắt sẽ gây ảnh hưởng đến cả ngoài và trong mắt. Giác mạc và tế bào thần kinh sẽ có phản ứng với ánh sáng. Thậm chí nhiễm trùng, sưng đỏ ở mắt và cuối cùng gây mất thị lực vĩnh viễn.

Biến chứng zona ở tai

   Bệnh zona ở mặt có nguy hiểm không? tất nhiên sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại, nếu người bệnh không thực hiện khám chữa bệnh sớm, đúng phương pháp tại đơn y khoa uy tín, chất lượng. Và một trong những biến chứng nguy hiểm cần phải nói đến đó là biến chứng ở tai.

  Bởi khi bệnh zona thần kinh ở mặt tấn công và làm tổn thương dây thần kinh số VII sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến tai như: Gây đau tai trong, cảm giác trên mặt bị tê liệt, mắt trở nên mờ, mỏi. Nếu bệnh gây nhiễm trùng nặng, sẽ gây ảnh hưởng tới thính giác một cách vĩnh viễn.

Biến chứng zona ở miệng

  Zona thần kinh một khi bị lây nhiễm đến vị trí miệng hoặc xung quanh miệng, sẽ gây đau đớn. Điều này, gây khó khăn trong việc ăn uống, giao tiếp. Hơn nữa, zona ở miệng dễ bị nhiễm khuẩn và để lại sẹo vĩnh viễn.

   Những biến chứng nêu trên, chính là đáp án cụ thể nhất cho thắc mắc bệnh zona ở mặt có nguy hiểm không? Do đó, người bệnh khi nhận thấy vùng mặt có những dấu hiệu bất thường. Nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay, để được tiến hành thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị bệnh phù hợp, an toàn, hiệu quả, tránh biến chứng nguy hại đến sức khỏe, thẩm mỹ và tính mạng người bệnh.

Phương pháp điều trị bệnh zona thần kinh ở mặt hiệu quả

  Ngoài thắc mắc bệnh zona ở mặt có nguy hiểm không? thì việc tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh an toàn, hiệu quả cũng được người bệnh quan tâm hàng đầu. Nhưng theo chuyên gia đầu ngành cho biết, để có thể điều trị bệnh zona thành công triệt để, trước tiên người bệnh cần được tiến hành thăm khám, chẩn đoán đúng mức độ bệnh tình, sức khỏe người bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Sau đó, bác sĩ chuyên khoa mới chỉ định phác đồ điều trị bệnh phù hợp và mang đến kết quả điều trị bệnh cao, dứt điểm.

   Cần gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có phác đồ điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả

  Thông thường, phương pháp dùng thuốc để điều trị bệnh zona thần kinh ở mặt được áp dụng phổ biến và cho hiệu quả nhanh chóng. Thuốc điều trị bệnh zona cần dùng theo đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa đề ra. Đối với trường hợp bệnh mới khởi phát, thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng virus. Thuốc này có tác dụng ngăn không cho virus gây bệnh phát triển, rút ngắn thời gian bị mẩn đỏ da. Thêm đó, còn dùng thêm thuốc giảm đau trong thời gian mắc bệnh.

  Ngoài thuốc giảm đau, thuốc kháng virus. Bác sĩ chuyên khoa cũng có thể chỉ định dùng thêm một số loại thuốc khác phù hợp với tình trạng người bệnh như: thuốc mỡ bôi kháng virus, thuốc gây tê, thuốc kháng sinh…..

   Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh zona thần kinh ở mặt. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đúng với chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng, thời gian dùng thuốc. Tuyệt đối, không được tự ý bỏ liệu trình trị điều trị hoặc tăng giảm liều thuốc tùy ý khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Điều này khiến virus gây bệnh nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh về sau.

   Ngoài ra, để ngăn ngừa sự lây lan bệnh zona. Người bệnh nên tránh tiếp xúc thân mật với người khác, nhất là người thân trong gia đình, người có hệ miễn dịch kém, người chưa từng mắc bệnh thủy đậu. Tránh để mụn nước bị vỡ ra, bởi khi mụn vỡ dịch mủ chứa virus gây bệnh rất dễ lây lan. Hạn chế không nên cào gãi chạm, chà vùng da nhiễm bệnh. Đặc biệt, là cần rửa tay kỹ sạch thường xuyên.

Triệu Chứng Zona Thần Kinh Và Thuốc Chữa Zona Hiệu Quả

Triệu chứng zona thần kinh và thuốc chữa zona quan tâm là điều bạn nên quan tâm bởi căn bệnh này khá phổ biến, cần có một kiến thức nền tảng để biết cách xử trí giúp tránh khỏi những tác động do bệnh gây ra.

Nguyên nhân bị zona thần kinh

Zona được gây nên bởi một loại virut mang tên Varicella zoster. Loại virut này cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu. Nếu cơ thể tiếp xúc với virut này, nó sẽ gây ngứa ngáy và loét. Tiếp đó, nó đi vào trong các tế bào thần kinh và tồn tại một thời gian ở đây chờ điều kiện thuận lợi như cơ thể mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch,…sẽ hoạt động trở lại và phát triển ra các dây thần kinh cảm giác, từ đó hình thành bệnh zona.

Thêm vào đó, loại virut này gây nên bệnh thủy đậu nên người có tiền sử mắc thủy đậu ngày bé có khả năng mắc bệnh zona cao hơn so với không bị thủy đậu.

Triệu chứng zona thần kinh

Có rất nhiều người vì không biết mà hay nhầm lẫn triệu chứng zona thần kinh với bệnh giời leo. Dấu hiệu bệnh zona thường thấy:

Ban đầu xuất hiện những mảng đỏ trên da sau đó chúng cương lên thành những mụn nước khiến người bệnh cảm thấy nóng rát râm ran và ngứa ở vùng da bị zona. Những trường hợp bệnh nặng thì tại vùng da bị bệnh người bệnh sẽ thấy rất đau rát và có thể bị sốt cao, đau đầu, ớn lạnh và khó chịu ở dạ dày.

Vị trí xuất hiện zona thần kinh thường ở vùng mặt, cổ, mí mắt hoặc cũng có khi toàn thân. Thường thì bệnh sẽ xuất hiện tại một vị trí nào đó sau đó lan rộng ra nhiều vùng da trên cơ thể.

Thông thường, triệu chứng zona thần kinh sẽ xuất hiện khoảng từ 1-3 ngày trước khi phát ban đỏ với dấu hiệu ngứa râm ran, đau ở vùng da sẽ phát bệnh.

Các mụn nước do zona hình thành sẽ vỡ và chảy nước trong khoảng 7 – 10 ngày rồi khô đi và sẹo hóa.

Thuốc chữa zona thần kinh

Khi thấy đau rát và có mụn nước trên da, bạn cần đến các bác sĩ thần kinh hoặc da liễu để được khám và có phương án điều trị càng sớm càng tốt. nếu có zona thần kinh ở mắt bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để tránh nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực.

Thuốc chữa zona thần kinh có tác dụng giúp cơ thể tăng sức đề kháng với virut đồng thời tiêu diệt virut gây bệnh. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tiến hành sớm và kịp thời khi bệnh mới bắt đầu thì mới ngăn chặn được tình trạng bệnh phát triển và đạt được hiệu quả tối ưu. Thêm vào đó, thuốc còn giúp giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau khi zona đã được điều trị khỏi. Để sử dụng thuốc bạn cần được chỉ định của bác sĩ điều trị chứ không được tự ý mua thuốc về điều trị.

Các loại thuốc chữa zona thần kinh gồm thuốc kháng virus và một số loại thuốc hỗ trợ khác.

Điều trị bệnh zona thần kinh bao gồm 2 giai đoạn: giai đoạn cấp và giai đoạn đau sau zona.

Thuốc trị zona giai đoạn cấp

Thuốc giảm đau thường có Efferalgan codein hoặc thuốc giảm đau chống viêm không corticoid với liều lượng dùng thường là: Efferalgan codein 500mg uống 3 – 4 lần/ngày, Thuốc này chống chỉ định với các trường hợp với thành phần của thuốc, người bị suy gan – thận. Thuốc giảm đau chống viêm không corticoid tiêu biểu là aspirin 1.000mg ngày uống 2 lần sau ăn. Thuốc chống chỉ định với người loét dạ dày – tá tràng và dị ứng với thành phần của thuốc.

Thuốc kháng virut dạng viên nén. Liều dùng thường là 800mg uống 5 lần mỗi ngày, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ. Thực hiện điều trị bằng thuốc này trong thời gian 5 – 7 ngày và nên dùng ngay khi bệnh mới chớm hoặc khi xuất hiện mụn nước. Tác dụng của thuốc là giảm cường độ và thời gian đau sau zona nên càng điều trị sớm càng đạt được hiệu quả tốt. Thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với thuốc. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra tác dụng không mong muốn như buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu.

Thuốc bôi tại chỗ thường áp dụng trong thời gian mụn nước xuất hiện. Khi bôi thuốc, bạn cần giữa vệ sinh sạch sẽ vùng tổn thương, mặc quần áo thoáng mát sạch sẽ để tránh hiện tượng nhiễm trùng. NếuKhi mụn nước vỡ ra bạn có thể dùng thuốc xanh metylen chấm vào.

Tùy vào từng trường hợp cũng có thể dùng thêm thuốc kháng histamin để làm giảm ngứa tại vùng da tổn thương và giúp an thần nhẹ.

Thuốc trị zona giai đoạn đau sau zona

Amitriptylin dạng viên nén 25mg với liều dùng 25 – 75mg/ngày và chia thành 2 lần. ban đầu nên sử dụng với liều lượng thấp sau đó mới tăng dần lên. Tác dụng của thuốc là giảm đau rát nhưng cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như: hạ huyết áp tư thế, lú lẫn, ngủ gà, miệng khô, run, bí đái, táo bón, tăng cân. Thuốc chống chỉ định với bệnh nhân glôcôm góc đóng, loạn nhịp tim, u tuyến tiền liệt, động kinh, rối loạn dẫn truyền, phụ nữ có thai.

Carbamazepin dạng viên nén 200mg với liều dùng 400 – 1.200mg mỗi ngày. Thuốc chống chỉ định với những người có nhịp tim chậm.

Clorazepam dạng viên nén 2mg dùng liều từ 1 – 4mg/ngày, thuốc chống chỉ định với những người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Gabapentin dạng viên nén 300mg và áp dụng liều 900mg – 2.000mg một ngày. Người dị ứng với thành phần của thuốc hoặc phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc.

Thuốc bôi tại chỗ: aspirin gel, voltarel gel,… sử dụng trong khoảng 4 tuần.

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa zona thần kinh bạn cần giữ sạch sẽ khu vực da bị mẩn đỏ. Bạn vẫn có thể tắm nhưng tại khu vực ban đỏ bạn cần vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng và nước. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại kem mát để giúp làm khô mụn nước.

Chuyên da da liễu của phòng khám Đông Phương khuyên bạn điều trị zona thần kinh bằng thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định và bệnh nhân cần tuân thủ đúng các nguyên tắc chữa trị, chỉ dẫn về thuốc do bác sĩ đưa ra.

Nguyên Nhân Và Triệu Chứng Của Bệnh Zona Thần Kinh?

Cho tới bây giờ, người ta vẫn chưa thể tìm được nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này. Người ta mới chỉ tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh zona thần kinh và bệnh thủy đậu thông qua loại virus varicella zoster và đang xem nó là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Ngoài loại virus này thì một số tác nhân sau cũng được liệt kê vào nguyên nhân gây bệnh:

1.Hệ miễn dịch suy yếu

Có nhiều nguyên nhân khiến hệ miễn dịch của bạn suy yếu như ăn uống, tuổi tác, thuốc men, bệnh tật, … Hệ miễn dịch hoạt động kém khiến các chức năng trong cơ thể gặp vấn đề. Một trong số đó là sự tái hoạt động của loại virus varicella zoster. Chính sự thức tỉnh của loại virus này gây ra bệnh zona thần kinh.

3.Sử dụng các biện pháp điều trị bằng tia xạ

Nguyên nhân này rất hiếm gặp nhưng không phải là không có. Trong 10 triệu người thì may ra chỉ có 1 người mắc zona thần kinh. Sử dụng các tia phóng xạ không đảm bảo an toàn sẽ gây tổn thương nghiêm trọng cho da. Mọi người nên cẩn thận sử dụng các loại tia xạ trong điều trị nhiều bệnh khác nhau.

4.Làm tổn thương vùng da bị nổi ban

Dù vô tình hay cố ý nhưng việc làm nghiêm trọng các vết thương ngoài da sẽ tạo điều kiện để bệnh zona phát triển. Hãy dừng ngay lại việc cào, gãi ngứa hay để da tiếp xúc với các vật sắc nhọn.

Bệnh Zona thần kinh biểu hiện như thế nào?

Virus varicella zoster sau khi xâm nhập trong cơ thể sẽ đi dọc theo dây thần kinh cảm giác và tạo ra những mảng phát ban gây đau đớn. Tùy vào dây thần kinh nó đi qua sẽ có những biểu hiện khác nhau. Nhưng nói chung nó đều có những biểu hiện sau:

2.Da bị kích ứng một phần trên cơ thể

Phần da bị kích ứng bởi virus varicella zoster thường chỉ tập trung một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh zona thần kinh. Nếu thấy toàn bộ da trên cơ thể bị kích ứng thì chắc hẳn đây là một căn bệnh khác, không phải bệnh zona thần kinh.

3.Nhạy cảm với ánh sáng

Bệnh zona thần kinh khiến người bệnh dễ nhạy cảm với ánh sáng. Dù là những ánh sáng bình thường như ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ đèn huỳnh quang thì bạn cũng cảm thấy khó chịu. TS.Larisa Geskin (Đại học Columbia) cho biết: cảm giác nhạy cảm với ánh sáng trong bệnh zona thần kinh cũng sẽ gần giống với cảm giác của bệnh đau nửa đầu.

4.Cảm giác giống bệnh cúm

Nếu có cảm giác giống bệnh cúm nhưng thực sự bạn không mắc phải căn bệnh này thì có thể đây là dấu hiệu sớm của bệnh zona thần kinh. TS.Larisa Geskin (Đại học Columbia) chia sẻ: những triệu chứng sớm của bệnh zona thần kinh cũng sẽ rất giống bệnh cúm với các biểu hiện đau khắp cơ thể, mệt mỏi, ớn lạnh nhưng người không bị sốt.

6.Cảm giác đau đầu, đau ngực, đau quanh mắt

Trước hết là đau đầu. Đau đầu do zona thần kinh thường đau nửa đầu tại vị trí đỉnh đầu hoặc vùng trán và lan xuống mắt.

Cảm giác đau ngực sẽ xuất hiện trước khi da xuất hiện dấu hiệu bị phồng rộp tại ngực. Khi đặt tay lên ngực sẽ có cảm giác ngứa ngáy và nóng rát.

Đau một bên mắt râm ran và kèm theo ngứa mắt, nổi mẩn đỏ. Triệu chứng này khá là nguy hiểm nên hãy đi khám bác sĩ ngay để điều trị; nếu không sẽ dẫn tới mù lòa.

Những cơn đau do zona thần kinh thường có cảm giác như dao đâm, nóng rát và cực kỳ ngứa ngáy. Những triệu chứng này sẽ xuất hiện vài ngày trước khi tình trạng mẩn đỏ và phát ban khởi phát.