Cập nhật nội dung chi tiết về : Triệu Chứng , Chẩn Đoán , Mổ Nội Soi mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tham vấn y khoa : Bác sĩ Hà Mạnh Vĩ
U nang buồng trứng xoắn
Bệnh u nang buồng trứng là một trong những bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó u nang buồng trứng bị xoắn là một trong những biến chứng thường gặp.
Thông thường, khi u nang bị xoắn người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau bụng và đau dữ dội. Lúc này, cần phát hiện kịp thời để giúp bệnh giảm đau, hoặc tránh mất máu. Bởi u nang bị vỡ sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.
U nang bị xoắn là một biến chứng nguy hiểm thường gặp. Tuy nhiên, rất ít chị em nắm rõ những dấu hiệu của bệnh để đề phòng và phát hiện kịp thời. Do đó, rất nhiều trường hợp nhập viện trong tình trạng u nang đã vỡ, khiến cho quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.
Hiện tượng u nang buồng trứng bị xoắn là gì?
Hiện tượng u nang buồng trứng bị xoắn là gì không phải chị em nào cũng nắm rõ. U nang bị xoắn là một trong những biến chứng của bệnh u nang buồng trứng. Biến chứng này xảy ra khi các khối u có cuống dài, đường kính từ 8 – 10cm.
Thông thường, các khối u bị xoắn nhẹ có thể trở lại vị trí cũ, người bệnh sẽ đỡ đau hơn. Tuy nhiên, nếu bị xoắn mạnh, u nang sẽ không thể trở về vị trí ban đầu. Lúc này, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Dấu hiệu u nang buồng trứng bị xoắn
Nắm rõ dấu hiệu u nang buồng trứng bị xoắn sẽ giúp người bệnh xử lý kịp thời. Tránh được những ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng. Nếu người bệnh có những triệu chứng sau thì cần nghĩ ngay đến biến chứng u nang buồng trứng.
Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình nhất, tuy nhiên người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Người bệnh có thể đau bụng đột ngột, đau dữ dội, đau khắp bụng. Nếu xoắn chậm và không nghiêm trọng các cơn đau sẽ nhẹ dần.
Buồn nôn, nôn: Ngoài triệu chứng đau bụng, người bệnh có thể gặp triệu chứng buồn nôn hoặc nôn. Bụng có thể chướng, vùng hạ vị ấn vào rất đau nhất là bên xoắn.
Chèn ép cơ quan ổ bụng: Trường hợp u nang quá to sẽ gây chèn áp cơ quan ổ bụng. Người bệnh có thể gặp triệu chứng tiểu rắt, tiểu khí, táo bón, phù 2 chi dưới.
Khi thấy có những dấu hiệu trên, người bệnh không nên chủ quan. Bởi nếu không xử lý chậm trễ người bệnh có thể tử vong. Nguyên nhân do đau, mất máu, nhiễm độc do hoại tử buồng trứng.
Chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn cận lâm sàng
Khi có những biểu hiện trên, người bệnh đến nên các cơ sở y tế để được chẩn đoán u nang buồng trứng xoắn cận lâm sàng. Đây là việc làm cần thiết, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, có phương pháp xử trí phù hợp nhất.
Hiện nay có một số phương pháp chẩn đoán u nang bị xoắn gồm:
Chọc hút tế bào: Giúp bác sĩ chẩn đoán là u lành hay u ác tính.
Siêu âm: Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán u nang bị xoắn. Người bệnh có thể được siêu âm qua bụng, hoặc qua âm đạo thể phát hiện những bất thường ở buồng trứng.
Kiểm tra nồng độ hormone: Nhằm kiểm tra các chỉ số của testosterone, LH, FSH, estradiol có ảnh hưởng đến tình trạng u nang hay không.
Xét nghiệm huyết thanh CA-125: Nhằm đánh giá ung thư biểu mô buồng trứng. Và xác định khối u lành tính hay ác tính.
Thử thai: Chị em cần được thử thai để kiểm tra có thai ngoài tử cung hay không. Để tránh gây nhầm lẫn khi chẩn đoán u nang. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng.
Chụp MRI hoặc CT: Tiến hành MRI cho kết quả rõ hơn của siêu âm buồng trứng. Ngoài ra chụp CT sẽ giúp chẩn đoán tình trạng lan rộng của buồng trứng.
Chọc dù túi cùng Douglas: Bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch tại vùng chậu để xác định nguyên nhân gây đau.
Nguyên nhân u nang buồng trứng bị xoắn
Hiện nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân u nang buồng trứng bị xoắn. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định rằng, việc các u nang không bám với tạng xung quanh. Hay u nang có tính di động cao nên dễ bị di chuyển và gây tình trạng xoắn.
Một số trường hợp dễ dẫn đến u nang bị xoắn gồm:
Chạy nhảy, vận động mạnh, đi tàu xe.
Sau sinh, tử cung của nữ giới co lại làm ổ bụng trống, u nang dễ di chuyển. Lúc này, các khối u rất dễ di chuyển, thay đổi vị trí và gây ra tình trạng xoắn. Đặc biệt, lúc chị em thay đổi tư thế, di chuyển thì u nang càng dễ xoắn.
U nang buồng trứng xoắn có nguy hiểm không?
– Gây đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Chị em sẽ bị đau bụng đột ngột, đau khắp bụng, đau dữ dội. Có những trường hợp đau âm ỉ và khó đi đại tiện.
– U xoắn chèn ép các cơ quan trong ổ bụng: Khi u nang phát triển sẽ gây chèn áp các cơ quan xung quanh ổ bụng. Khiến người bệnh bị tiểu rắt, tiểu khó, táo bón, phù 2 chi dưới.
– Đe dọa tính mạng người bệnh: U nang bị xoắn sẽ làm tổn thương dòng tĩnh mạch và bạch huyết, tăng áp lực cho buồng trứng. Như không phát hiện sớm huyết khối động mạch gây thiếu máu và nhồi máu. Từ đó, buồng trứng có nguy cơ bị vỡ, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Điều trị u nang buồng trứng xoắn
Chị em trong độ tuổi sinh sản và các bé gái tuổi dậy thì đều có thể gặp tình trạng u nang bị xoắn. Do đó, chị em cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh. Bởi nếu được phát hiện sớm việc điều trị u nang buồng trứng xoắn rất đơn giản.
Khi u nang bị xoắn, phẫu thuật là phương pháp điều trị cần tiến hành ngay. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, mong muốn có con hay không. Bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
Trường hợp u nang mới chỉ bị xoắn mà chưa vỡ nang, bệnh nhân sẽ được chỉ định cắt bỏ khối u. Nếu có hiện tượng xoắn buồng trứng thì phải tiến hành tháo xoắn. Sau đó chỉ định bảo tồn hay cắt bỏ cả buồng trứng bị hoại tử.
Nếu xuất hiện biến chứng hoại tử hay viêm phúc mạng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Thậm chí còn gây nguy hiểm như nhiễm khuẩn, có nguy cơ bị dính ruột gây tắc ruột. Nếu phát hiện muộn, khối u sẽ bị hoại tử, nguy cơ tử vong cao.
Phòng bệnh u nang buồng trứng bị xoắn
Với những mối nguy hại trên việc phòng bệnh u nang buồng trứng bị xoắn là điều cần thiết. Để phòng tránh, chị em cần thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, hoặc 1 năm/lần. Đây là cách phòng tốt nhất giúp hạn chế những mối nguy hại từ bệnh u nang buồng trứng.
Ngoài ra, chị em cần có lối sống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp, tinh thần thoải mái. Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ. Tránh các chất kích thích để giảm nguy cơ bị u nang buồng trứng.
Khi phát hiện bị u nang buồng trứng cần tích cực điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện khối u nang buồng trứng có kích thước nhỏ, cần theo dõi sát sao kích thước của khối u.
Mổ Ruột Thừa Nội Soi Bao Lâu Thì Lành Và Hồi Phục Bình Thường
Các trường hợp bị viêm ruột thừa nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, có thể phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi – phương pháp phẫu thuật ruột thừa rất phổ biến hiện nay. Phương pháp phẫu thuật này có nhiều ưu điểm hơn so với mổ hở truyền thống vì ít ít gây xâm lấn, đỡ đau, hạn chế chảy máu, giá trị thẩm mỹ và thời gian phục hồi nhanh hơn. Vậy mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì lành và hồi phục?
Những trường hợp nào mổ ruột thừa nội soi?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, mổ ruột thừa là một phẫu thuật cấp cứu thông thường được chỉ định với hầu hết trường hợp bị viêm ruột thừa, đau ruột thừa, … Mổ ruột thừa nhằm mục đích loại bỏ ruột thừa đã bị nhiễm trùng gây sưng viêm.
Dựa vào tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp mổ phù hợp: mổ hở hoặc mổ nội soi.
Các trường hợp bị viêm ruột thừa nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, sẽ được chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi. Trường hợp người bệnh phát hiện ra bệnh muộn hơn, ruột thừa đã vỡ, bác sĩ sẽ chỉ định mổ hở.
Mổ ruột thừa nội soi được thực hiện như thế nào?
Đầu tiên người bệnh sẽ được gây mê toàn thân. Tiếp đó các bác sĩ sẽ tiến hành tạo 3 – 4 vết rạch rất nhỏ ở vùng bụng. Một ống nhỏ hẹp sẽ được đưa vào với nhiệm vụ làm căng bụng người bệnh bằng khí CO2, nhờ khí đó các bác sĩ có thể quan sát rõ phần ruột thừa.
Dụng cụ nội soi gồm một ống dài, mỏng với ánh sáng cường độ cao và camera chất lượng cao gắn ở đầu ống sẽ được bác sĩ đưa vào qua vết rạch. Nhờ camera bác sĩ quan sát được hình ảnh bên trong bụng và có thể điều chỉnh dụng cụ mổ. Khi phát hiện ra ruột thừa, dụng cụ đó sẽ cắt bỏ toàn bộ đoạn ruột thừa bị sưng viêm đi. Vết cắt sau đó sẽ được làm sạch, đóng và khâu lại an toàn.
Thời gian phẫu thuật kéo dài khoảng 30 – 45 phút. Sau mổ người bệnh chỉ cần ở lại viện 1 – 2 ngày để các bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe là đã có thể ra viện.
Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì lành?
Mổ ruột thừa nội soi được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện lớn hiện nay nhờ những ưu điểm nổi bật như: ít biến chứng sau mổ, ít đau sau mổ, giá trị thẩm mỹ vì ít để lại sẹo, an toàn, thời gian phục hồi nhanh, người bệnh được ra viện sớm.
Chăm sóc sau mổ ruột thừa
Ban đầu nên chia làm các bữa nhỏ, ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, soup, các món ăn hầm nhừ, … sau đó tăng dần lượng thức ăn, không nên ăn quá no sau phẫu thuật
Nên ăn các loại rau củ quả tốt cho đường ruột như: chuối, đu đủ, dưa hấu, khoai lang, khoai tây, nấm, cà rốt, củ cải non, đậu xanh, cải bó xôi, bí xanh, bí ngô,…
Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước lọc mỗi ngày
Nên kiêng các món ăn có thành phần là gạo nếp, các món cay nóng. Hay các loại đồ uống có chứa chất kích thích như: rượu, bia, …, nước ngọt có ga.
Hạn chế ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường
Không được làm việc quá sức, không làm việc nặng. Người bệnh cần sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, chỉ nên tập vận động nhẹ nhàng
Tái khám định kì sau mổ theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc khi phát hiện thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như: nhiệt độ cơ thể tăng cao, người đổ mồ hôi và đau đớn tại chỗ mổ hay trong ổ bụng,…
Những thông tin trong bài viết ” Mổ ruột thừa nội soi bao lâu thì lành? ” mang tính chất tham khảo.
Ung Thư Nội Mạc Tử Cung: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tổng quan bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Ung thư nội mạc tử cung (tên khoa học là Endometrial Cancer) là một loại ung thư phụ khoa đang ngày càng trở nên phổ biến ở phụ nữ. Ở dạng ung thư này, các tế bào xuất phát từ nội mạc tử cung (lớp màng mỏng phía trong thành tử cung) sẽ phân chia và phát triển không ngừng, lây lan sang các mô xung quanh, tạo thành các khối u ác tính và dẫn tới tử vong cho người bệnh.
Nguyên nhân bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Mất cân bằng hormone
Đây là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành ung thư nội mạc tử cung.
Ở nữ giới, trước thời kỳ mãn kinh, buồng trứng là nguồn sản xuất chính cho hai loại hormone là estrogen và progesterone. Sự cân bằng giữa hai loại hormone này thay đổi mỗi tháng theo chu kỳ kinh nguyệt và giúp cho nội mạc tử cung khỏe mạnh. Khi nồng độ estrogen tăng cao sẽ kích thích sự tăng sinh các tế bào nội mạc tử cung, làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư.
Đa nang buồng trứng: Bệnh nhân mắc hội chứng đa nang buồng trứng có nồng độ hormone bất thường với tỉ lệ cao hormone androgen (hormone nam giới) và estrogen trong khi nồng độ progesterone lại thấp. Điều này làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Béo phì: Estrogen được tổng hợp một phần từ các mô mỡ. Lượng mỡ trong cơ thể nhiều dẫn tới lượng estrogen lớn khiến người béo phì có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao hơn 2-4 lần so với phụ nữ bình thường.
Tiền sử gia đình, yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền đóng góp 2-10% các trường hợp ung thư nội mạc tử cung. Phụ nữ mắc hội chứng Lynch (ung thư đại trực tràng di truyền không do polyp) có 40-60% nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Đột biến gene gây nên hội chứng này thường được di truyền từ mẹ sang con.
Các yếu tố khác
Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung do chất này có tác động tăng sinh nội mạc tử cung, tương tự như estrogen.
Dậy thì sớm (trước 12 tuổi) hoặc mãn kinh muộn (sau 55 tuổi) cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Bên cạnh đó, phụ nữ chưa từng mang thai cũng có nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung cao.
Tiểu đường loại 2: Tỉ lệ mắc ung thư nội mạc tử cung cao gấp đôi ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tuổi tác cao cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung.
Triệu chứng bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Biểu hiện của ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
Xuất huyết âm đạo bất thường là biểu hiện thường gặp nhất ở bệnh nhân mắc ung thư nội mạc tử cung. Biểu hiện có thể là rối loạn kinh nguyệt, xuất huyết giữa các chu kỳ hoặc xuất huyết sau mãn kinh.
Tiết dịch âm đạo bất thường: Ở trạng thái bình thường, dịch âm đạo tiết ra có màu trong suốt như sữa, hơi đặc hoặc trong, dính như lòng trắng trứng, ít và không chảy ra ngoài. Khi dịch âm đạo tiết ra nhiều, có màu sắc bất thường, kèm theo mùi, đặc biệt là sau khi mãn kinh thì đây là một trong những biểu hiện cảnh báo nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Đau thường xuyên hoặc có cảm nhận khối u xuất hiện ở vùng chậu hông: Biểu hiện này thường xuất hiện ở giai đoạn sau của ung thư, khi khối u đã lớn dần lên và chèn ép các mô xung quanh khu vực xương chậu.
Giảm cân bất thường không rõ nguyên nhân.
Đau khi quan hệ tình dục.
Mặc dù các biểu hiện trên có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác không phải ung thư, nhưng các chuyên gia khuyến cáo nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu mắc một trong các dấu hiệu trên.
Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Với những yếu tố nguy cơ kể trên, đối tượng có khả năng cao mắc ung thư nội mạc tử cung bao gồm:
Phụ nữ trên 60 tuổi.
Phụ nữ trong gia đình có mẹ, chị em gái bị ung thư cổ tử cung hoặc các bệnh di truyền như hội chứng Lynch, hội chứng Cowden.
Bệnh nhân đã sử dụng tamoxifen, các liệu pháp điều trị hormone thay thế.
Phòng ngừa bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Khám phụ khoa định kỳ.
Gặp bác sĩ để được tư vấn về nguy cơ của các liệu pháp hormone thay thế.
Duy trì cân nặng phù hợp với chỉ số BMI (Body Mass Index), không để bị béo phì.
Tập thể dục thường xuyên: cố gắng có những hoạt động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Bệnh thường được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm. Tuỳ theo triệu chứng lâm sàng của người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp sau để chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung:
Siêu âm: giúp đánh giá độ dày và cấu trúc của niêm mạc tử cung.
Nội soi buồng tử cung: phương pháp này giúp chẩn đoán sớm những tổn thương ở nội mạc tử cung.
Sinh thiết nội mạc tử cung: dùng thủ thuật lấy mẫu mô từ nội mạc tử cung để làm xét nghiệm. Từ kết quả xét nghiệm có thể chẩn đoán ung thư, quá sản và một số bệnh khác.
Xét nghiệm sử dụng marker ung thư: CA 125 (Cancer antigen 125) là một dạng protein trong máu thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư. Ở những bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung, nồng độ CA 125 sẽ tăng cao.
Xét nghiệm mô bệnh học từ tế bào âm đạo giúp xác định độ biệt hoá, xâm lấn mạch máu của tế bào ung thư.
Xét nghiệm PAP smear hay còn gọi là phết tế bào tử cung: Tế bào bong ra từ lớp nội mạc tử cung được tách ra, tiến hành nhuộm và soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này giúp tìm ra các tế bào bất thường, tế bào tiền ung thư và ung thư.
Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp PET-CT để đánh giá mức độ xâm lấn, tình trạng di căn của khối u cũng như tiến triển của ung thư.
Các biện pháp điều trị bệnh Ung thư nội mạc tử cung
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung, buồng trứng hai bên: là phương pháp điều trị chính và cổ điển.
Xạ trị: sử dụng các chùm tia có năng lượng lớn để tiêu diệt các tế bào ung thư. Phương pháp này được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ cho phẫu thuật. Xạ trị có thể dùng xạ ngoài hoặc xạ trong.
Xạ ngoài: Sử dụng máy phát tia lớn ở ngoài cơ thể chiếu vào vùng điều trị.
Xạ trong: Sử dụng một ống nhỏ chứa chất phóng xạ đưa vào âm đạo.
Hoá trị: Sử dụng hoá chất để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ở giai đoạn muộn của ung thư, hoá trị có thể làm chậm tiến triển và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống.
Liệu pháp hormone: Dùng thuốc ngăn chặn các tế bào ung thư tiếp xúc với các nội tiết tố mà chúng cần cho sự phát triển. Thuốc thường được sử dụng hiện nay là progestin. Khi ung thư di căn xa, liệu pháp với progestin có thể đẩy lui bệnh trong khoảng 33% các trường hợp. Phương pháp này thường được chỉ định với những bệnh nhân không thể mổ, đã di căn hoặc tái phát sau điều trị.
Ngoài ra tại Vinmec hiện đã áp dụng liệu pháp tế bào gốc giúp tăng cường hệ miễn dịch tự thân, nâng cao hiệu quả điều trị ung thư, trong đó có ung thư nội mạc tử cung.
Từ Điển Triệu Chứng Và Chẩn Đoán Bệnh
Tìm hiểu chung
Cơn đau quặn thận là gì?
Cơn đau quặn thận là một loại đau khi sỏi tiết niệu chặn một phần của đường tiết niệu. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.
Bạn có thể có sỏi ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu. Chúng hình thành khi các khoáng chất như canxi và axit uric gắn kết vào nhau trong nước tiểu và tạo ra các tinh thể cứng. Những viên sỏi có thể nhỏ như một hạt cát hoặc lớn như một quả bóng golf. Khi những viên sỏi này phát triển đủ lớn, chúng có thể gây đau rất nhiều.
Cơn đau quặn thận có nguy hiểm không?
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng cơn đau quặn thận là gì?
Các triệu chứng cơn đau quặn thận có thể thay đổi tùy theo kích thước của viên sỏi và vị trí của nó trong đường tiết niệu. Một số viên sỏi nhỏ chỉ gây đau bụng nhẹ và có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài mà không gây nhiều khó chịu.
Những viên sỏi lớn hơn có thể gây đau đớn, đặc biệt nếu chúng bị kẹt và gây tắc nghẽn bất kỳ điểm hẹp nào trong đường tiết niệu, như sỏi ở thận, bàng quang hoặc niệu quản – ống dẫn nước tiểu giữa thận và bàng quang.
Biểu hiện phổ biến nhất của đau quặn thận là đau xảy ra ở phía bên bị ảnh hưởng giữa các xương sườn và hông, lan tỏa ra vùng bụng dưới và háng.
Cơn đau có xu hướng từng đợt có thể kéo dài từ 20-60 phút trước khi lắng xuống cho đợt tiếp theo.
Cơn đau quặn thận chỉ là một trong những triệu chứng gây ra do sỏi tiết niệu. Các triệu chứng khác thường xảy ra cùng với đau quặn thận bao gồm:
Đau hoặc khó đi tiểu
Có máu trong nước tiểu làm cho nước tiểu có màu hồng, đỏ hoặc nâu
Nước tiểu có mùi hôi, khó chịu
Buồn nôn
Các hạt nhỏ trong nước tiểu
Cảm thấy nhu cầu cấp thiết liên tục phải đi tiểu
Nước tiểu đục
Đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện trong một số trường hợp. Chúng bao gồm sốt, ớn lạnh và đổ mồ hôi lạnh. Bất kỳ ai có một trong các triệu chứng trên đều nên nói chuyện với bác sĩ.
Bất cứ ai có các triệu chứng sau đây ngoài đau quặn thận nên liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đi cấp cứu:
Hoàn toàn không có khả năng đi tiểu
Nôn không kiểm soát được
Sốt trên 38°C
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây ra cơn đau quặn thận?
Cơn đau quặn thận xảy ra khi một viên sỏi nằm trong đường tiết niệu, thường là trong niệu quản. Viên sỏi làm căng giãn tại chỗ, gây ra cơn đau dữ dội.
Nguy cơ mắc phải
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc cơn đau quặn thận?
Có nhiều yếu tố nguy cơ đối mắc cơn đau quặn thận như:
Chế độ ăn có nhiều chất tạo sỏi như oxalate hoặc protein
Có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị sỏi tiết niệu
Mất nước do không uống đủ nước hoặc mất quá nhiều mồ hôi, ói mửa hoặc tiêu chảy
Bệnh béo phì
Phẫu thuật dạ dày, làm tăng hấp thụ canxi và các chất hình thành nên sỏi
Rối loạn chuyển hóa, bệnh di truyền, cường cận giáp và các tình trạng khác có thể làm tăng lượng sỏi hình thành trong cơ thể
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán cơn đau quặn thận?
Bác sĩ thường sử dụng các xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ gia tăng của các chất tạo sỏi trong cơ thể. Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang thông thường, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm có thể giúp xác định vị trí bất kỳ của sỏi trong đường tiết niệu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị cơn đau quặn thận?
Điều trị cơn đau quặn thận thường phụ thuộc vào loại sỏi mà bệnh nhân có. Có một số loại sỏi khác nhau bao gồm:
Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến nhất được tạo thành từ oxalat canxi
Sỏi axit uric phát triển khi axit uric tập trung trong nước tiểu
Sỏi cystine rất hiếm gặp, gây ra do rối loạn cystinuria
Sỏi struvite là loại sỏi ít gặp do một loại vi khuẩn nhất định trong đường tiết niệu
Hầu hết các viên sỏi nhỏ đều có thể di chuyển theo nước tiểu ra ngoài. Trên thực tế, có tới 80% lượng sỏi thoát ra khỏi cơ qua nước tiểu. Bác sĩ sẽ đề nghị bạn uống đủ nước và có thể kê toa thuốc giảm đau để giúp giải quyết cơn đau trong khi theo dõi sỏi đi ra ngoài.
Có một loạt các thủ thuật giúp loại bỏ sỏi lớn hơn và giảm cơn đau quặn thận, bao gồm:
Nội soi tán sỏi niệu quản: đây là một thủ thuật phẫu thuật xâm lấn, bác sĩ đưa một ống mỏng có gắn đèn và máy ảnh vào đường tiết niệu để xác định vị trí sỏi và loại bỏ nó.
Tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL): phương pháp điều trị không xâm lấn này là quá trình nhắm âm thanh thấp vào thận để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ. Những mảnh này sau đó sẽ thoát ra ngoài qua nước tiểu.
Bắn sỏi thận qua da: bắn sỏi thận qua da thường được thực hiện dưới gây mê toàn thân. Đó là quá trình xâm nhập vào thận thông qua một vết cắt nhỏ ở phía sau và sử dụng một ống chiếu sáng và các dụng cụ nhỏ để loại bỏ sỏi.
Đặt stent: đôi khi, bác sĩ sẽ đặt một ống mỏng vào niệu quản để giúp làm giảm tắc nghẽn và thúc đẩy sỏi đi qua.
Phẫu thuật mở: một số viên sỏi không thể đi ra ngoài được do vậy cần phẫu thuật mở, cách này cần thời gian phục hồi lâu hơn. Các bác sĩ thường cố gắng tán nhỏ hoặc phá vỡ các viên sỏi để chúng có thể thoát ra ngoài qua nước tiểu trước khi cân nhắc phẫu thuật mở.
Điều trị cũng có thể bao gồm các loại thuốc giúp giảm các triệu chứng hoặc giảm sự tích tụ của sỏi. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm:
Thuốc kháng sinh
Chất chống oxy hóa
Corticosteroid
Thuốc chẹn kênh canxi
Ức chế chọn lọc alpha-1
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý cơn đau quặn thận?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với cơn đau quặn thận:
Bác sĩ có thể khuyên bạn tăng cường uống nước và giảm lượng muối ăn vào.
Nhiều người cũng được hưởng lợi từ việc ăn uống lành mạnh phong phú với một loạt các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái cây và protein nạc. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tăng lượng trái cây có múi trong chế độ ăn uống như cam, chanh hoặc bưởi.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
chúng tôi chỉ đưa ra thông tin tham khảo không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bạn đang đọc nội dung bài viết : Triệu Chứng , Chẩn Đoán , Mổ Nội Soi trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!