Cập nhật nội dung chi tiết về Triệu Chứng Quáng Gà, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào bác sĩ, tôi tên là Nga. Thời gian gần đây tôi thường nghe nhắc đến chứng quáng gà nhưng chưa thực sự hiểu rõ về triệu chứng này. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
1. Quáng gà là gì?
2. Nguyên nhân gây ra quáng gà
3. Các lựa chọn điều trị quáng gà
4. Phòng chống quáng gà như thế nào
===
Tham vấn thông tin, tư vấn và hẹn khám bệnh:
✍ Sài Gòn: Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện ĐHYD
✍ Hà Nội: Đại Học Y Hà Nội, Viện 103
✍ Đà Nẵng: Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng
===
Quáng gà (nyctalopia) hay còn gọi là “Mù đêm” là một bất thường về thị lực. Người mắc chứng quáng gà sẽ bị giảm thị lực về buổi tối hoặc trong môi trường không đủ ánh sáng. Cụm từ “mù đêm” thực ra không mô tả chính xác tình trạng này, quáng gà chỉ làm khó nhìn hoặc khó khăn khi lái xe trời tối.
Một vài thể quáng gà có thể điều trị được, một số khác thì không. Bệnh nhân nên đến khám bác sỹ để tìm nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.
Một số tình trạng của mắt có thể gây quáng gà, bao gồm:
Cận thị (nhìn mờ khi nhìn vật ở xa)
Đục thuỷ tinh thể
Viêm võng mạc sắc tố (retinitis pigmentosa) – xảy ra do hội tụ các sắc tố tối trên võng mạc tạo ra thị trường hình ống hay hẹp thị trường.
Hội chứng Usher (bệnh di truyền ảnh hưởng thính – thị giác)
Người lớn tuổi có nguy cơ cao hình thành đục thuỷ tinh thể. Vì vậy họ có khuynh hướng thường bị quáng gà hơn so với người trẻ tuổi hoặc trẻ em.
Thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến quáng gà nhưng trường hợp này rất hiếm gặp. Vitamin A, hay còn gọi là retinol, đóng vai trò chuyển đổi xung thần kinh thành hình ảnh trên võng mạc(màng nhạy cảm ánh sáng đằng sau mắt).
Một số bệnh nhân suy tuỵ, ví dụ như bệnh nhân xơ nang tuỵ, khó hấp thu chất béo và vì vậy có nguy cơ thiếu vitamin A do vitamin A tan trong chất béo, đi kèm với nguy cơ cao tiến triển đến quáng gà.
Người có tình trạng rối loạn chuyển hoá đường như nồng độ đường trong máu cao hay đái tháo đường cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt, như đục thuỷ tinh thể.
Đục thủy tinh thể là một nguyên nhân phổ biến gây ra quáng gà
Bác sĩ nhãn khoa có thể hỏi bệnh sử và khám mắt để chẩn đoán quáng gà. Đôi khi xét nghiệm máu sẽ được chỉ định để đo nồng độ vitamin A và đường trong máu. Quáng gà do cận thị, thiếu vitamin A và đục thuỷ tinh thể có thể chữa được.
– Đối với quáng gà do cận thị thì đeo kính có thể điều chỉnh thị lực cả ban ngày và ban đêm. Báo ngay với bác sỹ nếu vẫn bị quáng gà sau khi chỉnh kính.
– Đối với quáng gà do đục thuỷ tinh thể: Đục thuỷ tinh thể là phần mờ trên thể thuỷ tinh. Phẫu thuật có thể giải quyết được đục thuỷ tinh thể. Bác sỹ phẫu thuật sẽ thay vào một thể thuỷ tinh nhân tạo, trong suốt. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể hết quáng gà.
– Đối với quáng gà do thiếu vitamin A: Nếu nồng độ vitamin A trong máu thấp, bác sĩ có thể kê đơn viên bổ sung vitamin A. hãy uống đúng theo chỉ định của bác sĩ vì nếu uống quá liều gây dư vitamin A sẽ dẫn đến những tác hại khôn lường.
Các nguyên nhân di truyền gây quáng gà như viêm võng mạc sắc tố là nguyên nhân không thể điều trị. Một khiếm khuyết trên gen có chức năng về hội tụ sắc tố trên võng mạc sẽ không đáp ứng với chỉnh kính hay phẫu thuật. Bệnh nhân quáng gà ở thể lâm sàng này nên tránh lái xe ban đêm.
– Không thể phòng tránh các trường hợp quáng gà do khiếm khuyết bẩm sinh hoặc bệnh lý di truyền như hội chứng Usher. Tuy nhiên, có thể kiểm soát đường huyết hoặc ăn uống đủ chất dinh dưỡng để giảm nguy cơ quáng gà.
– Ăn thức ăn có nhiều các vitamin và khoáng chất chống oxy hoá, có thể phòng bệnh đục thuỷ tinh thể. Ăn các thực phẩm giàu vitamin A để làm giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà như: dưa gang, khoai lang, cà rốt, các loại bí đỏ, xoài. Vitamin A còn có trong rau mâm xôi (rau spinach), cải rổ (collard green), sữa và trứng.
– Nếu có tật quáng gà, nên chú ý tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người khác. Hạn chế lái xe buổi tối hết mức có thể cho đến khi triệu chứng giới hạn hoặc điều trị khỏi tình trạng quáng gà.
– Sắp xếp công việc để lái xe ban ngày, hoặc đi nhờ người khác nếu cần di chuyển ban đêm. Mang kiếng râm hoặc nón rộng vành để tránh chói mắt khi đi ngoài nắng, điều này sẽ giúp thị lực của bạn đỡ khó khăn khi bước vào bóng râm.
Quáng Gà: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị
Tổng quan bệnh Quáng gà
Quáng gà là gì?
Bệnh quáng gà, đôi khi còn được gọi là chứng mù đêm, là cách gọi thông thường của bệnh lý thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Quáng gà được đặc trưng bởi tình trạng giảm thị lực, thu hẹp tầm nhìn vào ban đêm hay trong bóng tối, những nơi ánh sáng không đầy đủ. Thăm khám đáy mắt có thể thấy các đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân bệnh Quáng gà
Các bệnh lý tại mắt: Cận thị, bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền), … là những bệnh lý ở mắt có thể gây ra quáng gà ở bệnh nhân.
Các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý khác trong cơ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh quáng gà, như đái tháo đường, bệnh Keratoconus,…
Thuốc: Các thuốc tăng nhãn áp có thể là nguyên nhân của tình trạng đóng con ngươi và gây ra các triệu chứng quáng gà trên bệnh nhân.
Dinh dưỡng: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn truyền xung thần kinh, và chuyển thành hình ảnh trên võng mạc. Vì vậy, thiếu Vitamin A là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh quáng gà.
Triệu chứng bệnh Quáng gà
Quáng gà triệu chứng là gì?
Bệnh nhân có thể dễ dàng nhận ra sự bất thường của thị lực với triệu chứng nhìn kém trong tối, chẳng hạn như khi đi ngoài trời vào ban đêm, nhà tối chưa bật đèn,… Trong điều kiện thiếu sáng như thế thì bệnh nhân rất dễ bị vấp ngã, va vào các đồ vật do thị lực giảm sút.
Ngoài ra, một triệu chứng cũng rất hay gặp ở bệnh nhân quáng gà là không điều chỉnh thị lực kịp thời khi chuyển từ chỗ sáng vào chỗ tối. Đôi khi, bệnh nhân có thể giảm thị lực ngay cả trong điều kiện ánh sáng đầy đủ.
Bác sĩ thường không phát hiện được sự bất thường khi thăm khám bên ngoài mắt, trừ khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn muộn của bệnh. Soi đáy mắt có thể phát hiện thấy động mạch võng mạc bị thu nhỏ, đám sắc tố hình tế bào xương ở võng mạc ngoại biên, đĩa thị giác bạc màu, hoặc có thể thấy phù hoàng điểm dạng nang.
Thị trường (vùng nhìn thấy của mắt) có thể bị thu hẹp dần, nặng nề hơn có thể dẫn đến thị trường hình ống, là tình trạng thị trường bị thu hẹp trầm trọng, bệnh nhân như nhìn qua một cái ống. Cũng có thể sẽ xuất hiện một triệu chứng được gọi là ám điểm, nghĩa là trong thị trường của bệnh nhân có những vùng nhỏ không nhìn thấy, nếu ám điểm càng ngày càng lan rộng thì chứng tỏ tình trạng bệnh đang diễn tiến nặng lên.
Đối tượng nguy cơ bệnh Quáng gà
Quáng gà thường gặp ở những người lớn tuổi, vì họ có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể.
Sự thiếu hụt Vitamin A cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh. Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hoặc trẻ suy dinh dưỡng, nếu không cung cấp đủ Vitamin A trong khẩu phần ăn có thể dẫn đến tình trạng quáng gà. Hay ở bệnh nhân suy tuyến tụy cũng có nguy cơ bị thiếu Vitamin A do sự rối loạn hấp thu chất béo kéo theo việc Vitamin A cũng không được hấp thu.
Sự tăng đường máu ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gây ra biến chứng trên mắt, nên đó cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh quáng gà.
Phòng ngừa bệnh Quáng gà
Vitamin A đóng vai trò hết sức quan trọng trong phòng ngừa quáng gà. Một chế độ dinh dưỡng cung cấp đầy đủ Vitamin A và các khoáng chất thiết yếu có thể giúp đẩy lùi bệnh quáng gà. Các thực phẩm có màu đỏ cam như cà chua, cà rốt, bí đỏ, xoài,…; hay các loại rau lá xanh đậm, rau bó xôi,… là những nguồn dinh dưỡng rất giàu Vitamin A.
Đối với các đối tượng có nguy cơ thiếu Vitamin A như phụ nữ mang thai, trẻ không bú mẹ, … thì cần được bổ sung thêm Vitamin A để có thể phòng tránh các triệu chứng của bệnh quáng gà. Đưa trẻ đi uống Vitamin A định kỳ (theo Chương trình phòng chống mù lòa quốc gia) là việc làm hết sức cần thiết để trẻ có được đôi mắt khỏe mạnh.
Đối với những người mắc bệnh lý quáng gà bẩm sinh hoặc do di truyền:
Cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để có thể hạn chế diễn tiến xấu của bệnh. Khi có những dấu hiệu bất thường cần đến gặp bác sĩ ngay. Tái khám định kỳ để kiểm tra tình trạng của bệnh cũng như những chuyển biến trong điều trị.
Tập thích nghi và di chuyển trong tình trạng quáng gà.
Hạn chế lái xe vào ban đêm để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Quáng gà
Chẩn đoán xác định
Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ thu thập các triệu chứng, tiền sử, bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành khám thực thể để có thể định hướng bệnh quáng gà, từ đó chỉ định một số cận lâm sàng phù hợp giúp chẩn đoán xác định bệnh.
Khám thị trường: là một trong những xét nghiệm cần làm đầu tiên khi nghi ngờ quáng gà.
Khám nghiệm điện võng mạc: cho phép đánh giá các tình trạng thoái hóa võng mạc của mắt, bao gồm việc xác định loại tế bào võng mạc thương tổn, tính chất di truyền, độ trầm trọng,… Đây là xét nghiệm quan trọng nhất trong việc chẩn đoán bệnh quáng gà ở bệnh nhân đến khám vì triệu chứng nhìn kém trong bóng tối.
Các xét nghiệm khác: Xét nghiệm máu, kiểm tra bảng chuyển hóa cơ bản cũng có thể hữu ích trong việc chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh quáng gà cần được chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý nhiễm khuẩn, viêm, tắc mạch máu võng mạc, để có thể đưa ra chỉ định điều trị đúng đắn cho bệnh nhân. Việc nhầm lẫn trong chẩn đoán để lại những hệ lụy cho người bệnh.
Các biện pháp điều trị bệnh Quáng gà
Quáng gà và cách chữa.
Cần giải thích cho bệnh nhân quáng gà về các đặc điểm của bệnh cũng như kế hoạch điều trị, để họ có thể hiểu rõ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Đối với quáng gà do cận thị: thị lực của bệnh nhân có thể được cải thiện nhờ vào việc đeo kính cận (kính đeo mắt hoặc kính áp tròng), kể cả thị lực ban ngày hay ban đêm.
Đối với quáng gà do đục thủy tinh thể: phẫu thuật thay thế thủy tinh thể cải thiện đáng kể thị lực cũng như điều trị triệu chứng quáng gà ở bệnh nhân đục thủy tinh thể.
Đối với quáng gà do thiếu Vitamin A: bệnh nhân cần được bổ sung Vitamin A theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều Vitamin A có thể là 15.000 đơn/vị ngày đường uống. Tuy nhiên, cần tuân thủ nghiêm ngặt điều trị của bác sĩ, vì Vitamin A quá liều có thể có những tác dụng phụ nhất định.
Đối với tình trạng di truyền gây quáng gà: Bệnh nhân chỉ có thể được điều trị triệu chứng và phòng tránh diễn tiến của bệnh. Ngoài ra, tư vấn tiền hôn nhân hay khám sàng lọc ở những đối tượng nguy cơ cũng rất cần thiết. Hiện nay, nhiều thử nghiệm như phẫu thuật cấy vi mạch trên võng mạc, cấy tế bào gốc lành vào võng mạc đang được tiến hành với hy vọng tìm ra phương pháp điều trị cải thiện chức năng võng mạc ở bệnh nhân quáng gà.
Nguồn: Vinmec
Bệnh Quáng Gà Là Gì? Nguyên Nhân Và Những Mẹo Trị Mắt Quáng Gà Hiệu Quả
Bệnh quáng gà, hay còn gọi là chứng mù đêm, bệnh thường do nguyên nhân thoái hóa sắc tố võng mạc mắt. Biểu hiện của bệnh quáng gà là thị lực giảm, tầm nhìn bị thu hẹp vào ban đêm hay trong bóng tối, hoặc những nơi thiếu ánh sáng.
Nguyên nhân gây ra bệnh quáng gà
Bệnh quáng gà xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, thông thường là do các bệnh về mắt như: cận thị,bệnh Glôcôm (tăng nhãn áp), đục thủy tinh thể, viêm võng mạc sắc tố, hội chứng Usher (tình trạng suy giảm thính giác và thị giác do di truyền),…
Ngoài ra, bệnh quáng gà cũng có thể xuất hiện do các bệnh lý khác như: đái tháo đường, bệnh Keratoconus hoặc do sự lạm dụng thuốc tăng nhãn áp.
Mẹo trị mắt quáng gà
Bổ sung vitamin A
Vitamin A là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ mắt, tăng cường sức khỏe niêm mạc và giác mạc, chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, đẩy nhanh quá trình chữa lành các tổn thương sau phẫu thuật hoặc các tổn thương khác.
Thực phẩm giàu vtiamin A: cà rốt, gan, bí ngô, khoai lang, cà chua, ớt chuông đỏ, cần tây, rau xanh, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa.
Bổ sung các loại vitamin tốt cho mắt
Lutein và zeaxanthin
Lutein và zeaxanthin là các carotenoid võng mạc xuất hiện dưới dạng các sắc tố màu vàng, đỏ. Chúng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh có khả năng chống lại các tổn thương mà gốc tự do gây ra cho mắt. Hai chất dinh dưỡng này được tìm thấy với nồng độ cao ở điểm vàng (điểm nằm ở trung tâm võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ mọi sự vật).
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B gồm: vitamin B1, B2, B12 có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể cũng như tham gia vào các phản ứng hóa học, chuyển hóa và trao đổi chất. Thiếu vitamin nhóm B có thể làm giảm thị lực, phân biệt màu sắc. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như:
– Vitamin B1: các loại đậu, hạt, thịt nạc heo, rau chân vịt, nấm mỡ,…
– Vitamin B12: trứng, sữa, phô mai, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá,…
Omega 3
Axit béo Omega-3 mang lại tất cả loại lợi ích đối với cơ thể, đôi mắt và não bộ của chúng chúng tôi nghiên cứu, omega 3 có đặc tính chống viêm, giúp đôi mắt sáng khỏe và hỗ trợ chức năng não bộ. Bên cạnh đó, omega 3 còn giúp giảm khô mắt, hỗ trợ ngăn ngừa bện thoái hóa điểm vàng.
Vitamin C
Các chuyên gia cho biết, vitamin C hay axít ascorbic đã được chứng minh mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn ngừa nguy cơ phát triển các bệnh về mắt, như đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc do tiểu đường và bệnh tăng nhãn áp. Loại vitamin tan trong nước này là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp hình thành và tăng cường các mô liên kết như lớp collagen, có tác dụng bảo vệ bề mặt của mắt và giác mạc.
Thực phẩm giàu vitamin C: dâu tây, cam, bưởi, chanh, cà chua, chanh leo, chuối, ổi, nho, súp lơ, đu đủ, dứa, kiwi, xoài,…
Những Cách Trị Bệnh Quáng Gà
30gr rau kim châm nấu cùng đậu tương. Mỗi ngày sáng, tối ăn 1 lần, liên tục trong 15 ngày.
500ml sữa bò đun nóng uống mỗi ngày.
Táo đỏ mỗi ngày ăn 5-10 quả, ăn liên tục trong 3-5 ngày sẽ có hiệu quả, có thể hầm nhừ táo đỏ thành canh rồi ăn.
Quả vải khô mỗi ngày ăn 10 quả.
Khoai lang ngọt, luộc chín ăn lượng tuỳ thích.
Cá tươi nấu thành canh, ăn cá uống nước. Trong cá rất giàu vitamin A. Thích hợp dùng cho người bị bệnh quáng gà, có thể dự phòng bệnh khô mắt, quáng gà, bệnh viêm giác mạc.
Thường xuyên ăn trứng gà chín.
Thường xuyên ăn các loại quả như cam, quýt, chuối tiêu, quả dâu, nho…
100gr gan lợn, rửa sạch thái thành miếng, cho thêm lượng nước thích hợp, đun nhỏ lửa cho đến chín. Sau khi gan chín cho thêm 10gr chao (chao đậu phụ), 2 củ hành trắng, hai quả trứng gà. Ăn thường xuyên có tác dụng bổ gan sáng mắt, trị chứng quáng gà, thị lực suy giảm.
60-90gr rau chân vịt, 120gr gan lợn, cùng nấu chín thành canh. Có thể nâng cao thị lực, trị chứng quáng gà.
Gan lợn, rau hẹ lượng thích hợp. Gan rửa sạch thái thành miếng mỏng, hẹ rửa sạch thái thành từng khúc, nấu chín hai loại không cho muối, ăn gan uống nước, rất hiệu quả. Tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị chứng quáng gà, mắt bị kết mạc.
Gan lợn, củ cải, hành hoa, muối lượng thích hợp. Tất cả cho vào nấu đến khi gan chín, ăn liên tục vài lần. Có tác dụng bổ gan dưỡng huyết, thanh nhiệt sáng mắt. Trị chứng quáng gà và trẻ nhỏ bị cam.
Củ cải ăn liên tục, lượng không hạn chế.
50gr lá thông, gan lợn hoặc 50gr gan gà. Cũng nấu chín, ăn gan uống nước canh. Có tác dụng dưỡng gan, sáng mắt, trị chứng quáng gà, mắt bị kết mạc.
200gr gan lợn, 150gr lá cẩu khởi tử tươi. Rửa sạch gan thái thành miếng mỏng cùng nấu với lá cẩu khởi tử, ăn gan uống canh, ngày 2 lần. Có tác dụng dưỡng tinh bổ gan, trị quáng gà, thị lực suy giảm, có thể cải thiện công năng thị lực.
2 bộ gan thỏ tươi, thái thành miếng, cho vào nồi đun chín khoảng 50% sau đó cho một quả trứng gà và một chút muối vào, đun đến khi chín hẳn. Trị chứng quáng gà rất hiệu quả.
60gr gan dê cùng xào với hành, lấy 100gr gạo nấu thành cháo, đổ gan dê vào. Ăn liên tục trong vài ngày. Có tác dụng sáng mắt, tăng cường vitamin A, D và canxi, tốt cho thị lực. Dùng trị chứng quáng gà rất hiệu quả.
150gr thịt gà, 50gr củ cải, tất cả thái thành sợi nhỏ. Cho dầu vào nồi phi thơm hành, cho củ cải và thịt gà vào xào, thêm chút muối tinh, xì dầu, mỳ chính xào cho chín là được. Có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị chứng hoa mắt do gan hư, chứng quáng gà.
Theo suckhoe4u
Cùng Chuyên Mục
Bình Luận Facebook
Bạn đang đọc nội dung bài viết Triệu Chứng Quáng Gà, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!