Cập nhật nội dung chi tiết về Triệu Chứng Sưng Phù Mắt Cá Chân Là Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Chào bác sĩ, tôi tên là Uyên, 27 tuổi. Thời gian gần đây mắt cá chân tôi thường bị sưng lên, có cảm giác đau và căng da, chỗ mắt cá cũng xuất hiện những vết thâm. Tôi hiện tại đi lại khá khó khăn. Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi là tôi đang bị bệnh gì và cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
1. Sưng mắt cá chân là gì
2. Nguyên nhân sưng mắt cá chân
3. Biến chứng của sưng mắt cá chân
4. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
5. Xét nghiệm cận lâm sàng
6. Điều trị sưng mắt cá chân
7. Phòng chống sưng mắt cá chân
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Cơ Xương Khớp Hello Doctor
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
Mắt cá và bàn chân là 2 nơi thường gặp nhất của triệu chứng sưng phù do ảnh hưởng của trọng lực lên dịch ứ trong cơ thể. Tuy nhiên, sự ứ dịch không phải là nguyên nhân duy nhất gây sưng mắt cá chân. Chấn thương và những hậu quả của viêm cũng có thể gây ứ dịch và phù chân.
Sưng mắt cá chân hay phù chân có thể khiến cho phần dưới của chân bự hơn bình thường. Sưng chân có thể gây khó khăn trong việc đi bộ vì có thể gây đau, làm da cảm thấy căng và bó chặt vùng thấp của chân. Việc biết được nguyên nhân gây sưng phù có thể giúp loại trừ được những tình trạng nguy hiểm.
Nếu bạn đứng quá lâu thì cũng có nguy cơ bị sưng mắt cá chân. Ở lứa tuổi cao, nguy cơ mắc triệu chứng này sẽ tăng lên. Một chuyến bay hay lái xe trong thời gian dài cũng có thể gây sưng mắt cá chân, phù chân và bàn chân.
Một số tình trạng hay bệnh lý sau cũng có thể gây sưng mắt cá chân hay phù chân như:
Thừa cân, béo phì
Tĩnh mạch hoạt động kém
Có thai
Viêm khớp dạng thấp
Huyết khối ở chân
Suy thận
Nhiễm trùng ở chân
Sưng hạch bạch huyết, gây sưng phù ngoại vi do làm tắc nghẽn hệ bạch huyết (hệ bạch huyết góp phần trong lưu thông máu huyết)
Phẫu thuật trước đó như phẫu thuật vùng chậu, chân, mắt cá hay bàn chân
Một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến sưng mắt cá chân hay phù chân như:
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chẹn kênh canxi trong điều trị tăng huyết áp
Các loại thuốc có chứa thành phần hormon ví dụ như thuốc ngừa thai, estrogen hoặc testosterone
Thuốc giảm đau kháng viêm có chứa steroid
Sự viêm nhiễm do chấn thương cấp tính hoặc mạn tính ở chân có thể gây sưng mắt cá chân. Những tình trạng hoặc bệnh lí có thể gây ra kiểu viêm này bao gồm:
Bong gân vùng mắt các chân
Thoái hóa khớp
Gãy bàn chân
Rách hay đứt gân gót Achilles
Đứt dây chằng chéo trước
Một số biến chứng từ việc sưng phù mắt cá chân có thể bao gồm:
Sưng nặng hơn
Đỏ,nóng da vùng sưng
Đột ngột đau vùng sưng
Đau ngực kéo dài từ 1-3 phút
Cảm giác xỉu hoặc choáng váng
Mơ hồ
Nếu bất kì một trong các dấu hiệu trên xuất hiện thì bạn nên đến các cơ sở y tế ngay để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị thích hợp.
Bạn nên đi đến các cơ sở y tế nếu bạn có những triệu chứng ảnh hưởng lên tim như:
Bạn cũng cần lưu ý các biến dạng hay cong vùng mắt cá chân bất thường. Nếu chấn thương làm bạn khó đứng lên và di chuyển thì bạn cũng cần lưu ý.
Và bạn có thể đến các trung tâm y tế điều trị nếu các biện pháp tại nhà không hiệu quả.
Chăm sóc tại nhà
Để điều trị sưng mắt cá chân tại nhà bạn cần nhớ 4 bước cơ bản sau:
Nghỉ ngơi: hãy để mắt cá và chân của bạn được nghỉ ngơi cho đến khi bạn đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác hoặc cho đến khi hết sưng.
Chườm lạnh: đặt túi đá lên vùng da sưng ngay lập tức và để trong vòng 15-20 phút. Sau đó, lặp lại mỗi 3 đến 4 giờ.
Băng ép: dùng băng quấn quanh mắt cá chân và cần bảo đảm lượng tuần hoàn lưu thông ở vùng này. Có thể mang vớ hỗ trợ nếu cần.
Nâng cao: bạn cần nâng cao chân hay mắt cá chân lên trên mức tim (càng cao càng tốt) hoặc bạn có thể nâng tựa trên 2 chiếc gối. Điều này giúp làm lưu thông dịch bị ứ chạy lên vùng phía trên cơ thể, làm giảm sưng chân.
Điều trị y khoa
Nếu bạn đến các cơ sở y tế thì các bác sĩ hầu như có thể chẩn đoán nguyên nhân gây tình trạng này, có thể làm thêm một số xét nghiệm như:
Nếu sưng phù gây ra bởi một tình trạng bệnh lí y khoa như suy tim xung huyết, bác sĩ có thể kê thêm thuốc lợi tiểu tác động lên cơ chế tái hấp thu dịch ở thận và giúp dịch được thải ra ngoài nhiều hơn. Do đó làm giảm sưng phù hiệu quả hơn.
Nếu sưng phù do chấn thương có thể cần phẫu thuật cố định lại xương và vùng bị chấn thương.
Nếu sưng phù gây đau, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng viêm thông dụng trên thị trường như ibuprofen.
Nếu sưng phù nhẹ do thai kì thì thường sẽ tự khỏi sau khi sinh em bé hoặc chế độ nghỉ ngơi thích hợp.
Sau khi điều trị, bạn cần đến bác sĩ lại nếu như:
Sưng trở nên nặng hơn
Khó thở hoặc đau ngực
Cảm giác choáng, muốn xỉu
Điều trị ổn định bệnh nền
Nếu bạn bị bệnh lí nào đó có thể gây phù chân thì cần điều trị tốt và ổn định bệnh nền này. Ví dụ: người bị suy tim sung huyết hoặc suy thận cần giảm lượng dịch nhập vào mỗi ngày.
Tập thể dục
Trong khi bạn không thể lúc nào cũng có thể đề phòng những chấn thương trong các hoạt động thể lực hằng ngày thì việc khởi động tốt và đúng cách có thể giúp ích cho bạn, bao gồm cả đi bộ hoặc tản bộ nhẹ trước khi tập thể dục cường độ nặng. Những vật dụng hỗ trợ thể thao cũng có thể giúp ích. Có những loại giày thể thao có thể giúp ngăn ngừa chấn thương. Bạn cũng nên lựa chọn những loại giày phù hợp với hoạt động hoặc nhu cầu đặc biệt.
Vớ ép
Trong một vài trường hợp, vớ ép có thể giúp ngăn ngừa và làm dịu bớt sưng mắt cá chân và phù chân. Vớ ép tác động một lực ép lên vùng thấp của chân và giúp giảm phù gây ra bởi nhiều tình trạng bệnh lí khác nhau như:
Huyết khối tĩnh mạch sâu
Sưng hạch bạch huyết
Giãn tĩnh mạch
Tĩnh mạch hoạt động không hiệu quả
Bạn nên khám bác sĩ trước khi dùng vớ ép trị sưng mắt cá chân. Chúng nên phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn cần mang vớ suốt ngày và có thể tháo chúng ra trước khi đi ngủ.
Dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hạn chế muối sẽ giúp làm giảm ứ nước hay ứ dịch trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn đông lạnh và đóng hộp thường chứa nhiều lượng muối, do đó bạn nên đọc kĩ thành phần ở nhãn dán sản phẩm.
Nâng cao chân
Nếu bạn đứng quá nhiều trong một ngày, bạn có thể gác chân lên hoặc ngâm chân trong nước sẽ giúp ngăn ngừa sưng mắt cá chân.
Bạn Uyên thân mến, bạn hãy thử một số biện pháp tự điều trị mà chúng tôi đưa ra để khắc phục tình trạng sưng mắt cá chân. Nếu vẫn không thấy đỡ hoặc tình trạng trở nên xấu hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Bệnh Viêm Khớp Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Bệnh viêm khớp mắt cá chân khiến bạn bị đau nhức ảnh hưởng đến khả năng vận động. Đây là một bệnh về khớp thường gặp mà hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị viêm khớp mắt cá chân hiệu quả.
Bệnh viêm khớp mắt cá chân là hiện tượng gì?
Bệnh viêm khớp mắt cá chân là hiện tượng các mô mềm ở vùng mắt cá chân bị viêm và nhiễm trùng. Cùng với đó là khu vực da bị ửng đỏ, nóng và sưng lên. Người bệnh sẽ nhận thấy mắt cá chân bị đau nhức, đặc biệt là khi đi đứng.
Bệnh viêm khớp mắt cá phần lớn là do ảnh hưởng từ tuổi tác. Chính vì vậy đối tượng của bệnh này thường là người cao tuổi, xương khớp không còn khỏe mạnh. Bên cạnh đó khớp mắt cá bị viêm và đau còn có thể là biểu hiện của một bệnh về xương khớp nào đó.
Viêm khớp mắt cá chân có thể gây ra những biến chứng khó lường. Vì vậy, khi có những triệu chứng không bình thường ở vùng khớp mắt cá thì nên thăm khám điều trị, tránh để bệnh trở nặng.
Nguyên nhân khiến khớp gót chân bị đau
Viêm sưng khớp mắt cá chân có nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngoài do ảnh hưởng bởi tuổi tác thì có thể kể đến các yếu tố sau:
Gãy xương: Bệnh nhân viêm khớp mắt cá chân chiếm một tỷ lệ lớn là do tác động của các chấn thương vật lý. Mà phần nhiều đó là gãy xương. Trong các hoạt động hàng ngày, nếu không cẩn thận có thể làm cho xương nói chung và khu vực mắt cá chân nói riêng bị gãy. Trường hợp này nếu không chăm sóc kỹ càng, điều trị hợp lý sẽ dẫn đến bệnh viêm khớp mắt cá chân.
Bàn chân bẹt: Bàn chân bẹt là một trong những tật bẩm sinh khá phổ biến tại châu Á. Bệnh này có thể gây nên biến chứng làm viêm khớp mắt cá chân. Không chỉ vậy người bị bệnh bàn chân bẹt còn gây nên những cơn đau ở nhiều nơi khác nhau trên cơ thể.
Thừa cân béo phì: Những người với cân nặng quá mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên vùng xương ở chân, trong đó có mắc cá chân. Các khớp xương dễ bị quá tải, đau hay nặng hơn là viêm khớp.
Bệnh gout: Bệnh nhân gout sẽ có lượng axit uric ở vùng mắt cá chân bị tồn động không được chuyển hóa hay đào thải. Lâu ngày làm cho miễn dịch ở khớp mắt cá bị suy yếu làm viêm.
Ngoài những yếu tố phổ biến trên bệnh viêm khớp mắt cá còn có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác. Việc xác định đâu là điều khiến khớp bị viêm rất cần thiết trong quá trình điều trị.
Triệu chứng gây bệnh
Bệnh viêm khớp mắt cá chân có triệu chứng rất dễ nhận biết. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể nhận biết qua một vài những dấu hiệu sau:
Xuất hiện cảm giác đau ở vùng mắt cá chân. Bạn đầu có thể là cảm giác đau nhẹ nhưng nếu không điều trị thì cơn đau sẽ càng tăng thêm.
Cảm giác đau lan sang bàn chân, gót chân, cổ chân thậm chí là cả bàn chân.
Vùng mắt cá chân chuyển màu đỏ, nóng rát và có thể bị sưng to.
Buổi sáng thức dậy hoặc khi ngồi lâu không vận động khớp bị đơ cứng. Phải sau một hồi xoa bóp thì khớp mới hoạt động lại bình thường được.
Những cơn đau nặng có thể khiến người bệnh bị nóng sốt, mệt mỏi và khó chịu.
Đây là những triệu chứng cơ bản tuy nhiên một vài trường hợp bệnh nhân bị viêm khớp không hề có dấu hiệu gì rõ ràng. Phải sau một thời gian thì mới thấy đau ở khớp. Mọi người cần chú ý để ý sức khỏe, ngay khi có những triệu chứng bất thường nên thăm khám để phát hiện bệnh sớm nhất.
Bị sưng khớp mắt cá chân nguy hiểm như thế nào?
Viêm khớp mắt cá chân không nên xem thường vì bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và đời sống. Có thể kể đến một số nhưng nguy cơ từ căn bệnh này như:
Suy giảm chức năng vận động
Cảm giác đau khớp mắt cá chân trước tiên sẽ làm cho các vận động của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Đặc biệt khả năng đi đứng, chạy nhảy bị hạn chế rất nhiều vì mỗi hành động đều khiến khớp đau nhiều hơn. Trường hợp nếu không điều trị, để bệnh trở nặng thì có thể dẫn đến ảnh hưởng đến nhiều cơ quan lân cận làm mất hoàn toàn khả năng vận động.
Tinh thần mệt mỏi
Không chỉ đau nhức về thể xác mà tinh thần của người bệnh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bị đau khớp mắt cá chân cùng những cơn nhức nhối kéo dài làm bệnh nhân ăn không ngon, ngủ không yên. Cùng với đó là nỗi lo về bệnh tật làm họ thường xuyên lâm vào trạng thái căng thẳng. Chính vì vậy mà cảm giác mệt mỏi, stress luôn đeo bám người bệnh.
Bệnh viêm khớp mắt cá chân gây biến dạng khớp
Tình trạng bệnh viêm khớp mắt cá chân nghiêm trọng còn có thể làm cho khớp bị biến dạng. Nếu để bệnh đến giai đoạn này thì người bệnh hầu như không còn có thể di chuyển khớp được nữa. Biến dạng khớp mắt cá chân lâu ngày làm chân bị teo, bại liệt.
Có thể thấy hậu quả mà viêm khớp mắt cá chân gây ra là đáng sợ như thế nào. Chính vì vậy bệnh nhân nên bỏ đi tâm lý chủ quan mà hãy điều trị bệnh ngay từ ban đầu.
Điều trị bệnh viêm khớp mắt cá chân
Bệnh viêm khớp mắt cá chân tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có biện pháp khắc phục tương ứng. Bạn có thể áp dụng các bài thuốc y học cổ truyền, thuốc tây hoặc tự mình giảm bớt cảm giác đau bằng các cách dân gian.
Cách chữa bệnh viêm khớp mắt cá chân theo dân gian
Ông bà ta từ xưa đã lưu truyền nhiều cách để chữa chứng viêm sưng ở khớp mắt cá chân. Những cách này hầu như đều dựa vào thực tiễn cuộc sống mà đúc kết ra và lưu truyền lại.
Cây lược vàng chữa viêm khớp
Lược vàng là một loại thảo dược có công dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Đặc biến chúng giúp chống viêm, giảm đau tốt nên thường được dùng để trị các bệnh về xương khớp.
Cách dùng:
Rượu lược vàng: Dùng thân cây lược vàng hoặc lá khô rửa sạch sau đó cắt nhỏ vừa phải. Sau đó ngâm chung với rượu trong bình thủy tinh khoảng 1 tháng.
Bôi ngoài: Cây lược vàng cắt nhỏ sau đó nghiền nát. Cho thêm vaseline vào và trộn cho đều với lược vàng. Ủ hai hỗn hợp trên khoảng 1 tuần trong điều kiện môi trường thông thoáng là có thể dùng bôi chỗ viêm.
Dùng giấm ăn
Có thể nhiều người không biết giấm ăn là một bài thuốc chữa viêm đau xương khớp khá tốt.
Cách thực hiện:
Dùng giấm gạo khoảng 2 lít kết hợp cùng muối ăn khoảng 1g.
Nấu cho hai nguyên liệu này nóng lên và tan đều thì ngưng,
Để cho hỗn hợp nguội bớt thì dùng để ngâm mắt cá chân.
Mỗi ngày ngâm khoảng 20 phút để chữa viêm khớp mắt cá chân.
Ngải cứu chữa viêm khớp
Cách dùng ngải cứu để chữa viêm khớp mắt cá chân được nhiều người áp dụng. Không ít các nghiên cứu cũng đã chứng minh tinh dầu có trong ngải cứu có công dụng giảm đau, tiêu viêm rất tốt.
Cách thực hiện:
Ngải cứu tươi rửa sạch sẽ để ráo nước rồi giã cho thật nhuyễn.
Cho giấm gạo vào trộn chung với ngải cứu. Lưu ý không cho quá nhiều giấm gạo tránh hỗn hợp quá loãng.
Nấu ngải cứu và giấm tạo trên lửa nhỏ cho ấm lên.
Sau đó dùng một túi vải chứa hỗn hợp trên và bắt đầu xoa nhẹ lên vùng khớp mắt cá chân.
Ngoài ra, dân gian còn dùng lá lốt, rượu tỏi… để chữa viêm khớp nói chung. Tuy nhiên những cách làm này hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Điều trị bằng Đông y
Trong Đông y từ lâu cũng có các bài thuốc để chữa viêm khớp mắt cá. Bệnh nhân có thể đến các cơ sở khám chữa bệnh Đông y để được bác sĩ khám, bắt mạch từ đó kê đơn thuốc phù hợp.
Một vài bài thuốc chữa viêm khớp mắt cá chân phổ biến như:
Cỏ xước
Nguyên liệu: Cỏ xước, cỏ nhọ nồi, thổ phục linh, ké đầu ngựa.
Cách thực hiện:
Rửa sạch các vị thuốc kể trên rồi mang nấu cùng 300ml nước.
Sau khoảng 30 phút chiết lấy phần nước thuốc để uống.
Bài thuốc từ dây đau xương
Nguyên liệu: Dây đau xương, hồng tơ xanh, thạch cao, thiết ngưu tất, đỗ trọng, độc hoạt, hy kiểm thảo, gối hạc, kim mao cẩu tích.
Cách thực hiện:
Dùng một thang thuốc được kê rửa sạch sau đó cho nước vào nấu.
Đun với lửa vừa cho đến khi còn lại phân nửa lượng nước.
Chiết lấy nước thuốc chia ra làm hai lần uống để trị viêm khớp.
Bài thuốc từ đương quy
Chuẩn bị: Đương quy, cỏ xước hai răng, tri mẫu, thiên phòng phong, lông cu li, ngọc thụ, độc hoạt, hy nghiêm, đỗ trọng.
Cách thực hiện:
Dùng 400ml nước nấy cùng với một thang thuốc trên.
Vừa nấu vừa canh sao cho phần nước nước còn lại phân nửa là được.
Chia nước thuốc ra làm hai phần bằng nhau để uống trị bệnh.
Các bài thuốc Đông y chữa viêm khớp mắt cá chân có ưu điểm là ít tác dụng phụ nhưng thời gian tác dụng khá lâu. Chính vì vậy người bệnh cần kiêng trì nghe theo lương y không nên tự ý bỏ thuốc.
Điều trị bệnh viêm khớp mắt cá chân bằng Tây y
Trong các biện pháp điều trị bệnh viêm khớp mắt cá chân thì Tây y được nhiều bệnh nhân tin tưởng nhất. Với điều kiện y học hiện đại, bệnh viêm khớp mắt cá chân có thể được chữa khỏi.
Thuốc Tây trị đau nhức khớp gót chân
Thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau để chữa viêm khớp mắt cá chân. Tuy nhiên, loại thuốc cụ thể còn tùy vào nguyên nhân gây bệnh cũng như tình trạng thực tế của bệnh nhân. Một vài loại thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm khớp như:
Thuốc chống viêm: Corticosteroid, Motrin IB, Naproxen, Diclofenac…
Thuốc giảm đau: NSAIDs, Acetaminophen, Tramadol, Hydrocodone…
Thuốc sinh học: Certolizumab pegol, Infliximab, Etanercept…
Ngoài thuốc uống một vài trường hợp bệnh nhân bị đau mắt cá chân còn được tiêm thuốc vào chỗ viêm để giảm đau nhanh. Tuy nhiên chỉ những trường hợp thật sự cần thiết thì mới cần áp dụng biện pháp này.
Phẫu thuật
Với trường hợp chứng viêm khớp nặng thì cách điều trị được dùng đến sẽ là phẫu thuật. Lúc này thường khớp của bệnh nhân đã bị biến dạng và mất dần khả năng vận động. Người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật để thay khớp. Biện pháp này dù hiệu quả nhanh chóng nhưng lại để lại biến chứng làm khớp không còn khỏe như ban đầu.
Phòng bệnh đau khớp mắt cá chân
Bệnh viêm khớp mắt cá chân có thể phòng được nếu bạn sinh hoạt đúng cách. Phòng bệnh là cách tốt nhất để không phải chịu những đau đớn về sau này. Theo đó, các chuyên gia khuyên mọi người nên thực hiện những điều sau để tránh bị viêm khớp mắt cá chân:
Tránh mang vác nặng: Việc mang vác nặng thường xuyên sẽ khiến cơ thể chịu nhiều áp lực. Đặc biệt là vùng chân trong đó có khớp mắt cá chân. Nếu phải làm việc khiêng vác thì nên có thiết bị bảo hộ. Đồng thời lao động đúng tư thế để hạn chế được các chấn thương.
Đi giày phải mang vớ: Bạn không nên bỏ qua những đôi vớ khi đi giày. Đây là cách giữ ấm cho chân. Đặc biệt là giúp chân hạn chế bị vi khuẩn tấn công. Nhờ vậy mà sẽ tránh được các bệnh viêm nhiễm. Ngoài ra mang vớ còn giúp phần bàn chân ít ma sát vào giày đỡ bị tổn thương.
Không đứng quá lâu: Những người đứng lâu làm cho áp lực lên phần chân tăng. Hành động này kéo dài nhiều ngày sẽ làm phần xương khớp ở chân bị tổn thương.
Tập thể dục thể thao đúng cách: Đặc biệt là các vận động viên nên có chế độ tập luyện phù hợp. Tránh xương khớp nhất là vùng chân bị tổn thương. Những bài tập thể dục hàng ngày là cần thiết nhưng cần biết cách tiết chế.
Ăn uống khoa học: Ăn uống khoa học góp phần tránh tình trạng tăng cân, béo phì cũng là một trong những cách tránh bệnh viêm khớp mắt cá chân.
Cách Chữa Giãn Dây Chằng Cổ Chân, Mắt Cá Chân, Gót Chân Hiệu Quả
Triệu chứng giãn dây chằng cổ chân
Giãn dây chằng cổ chân là dấu hiệu tổn thương do các chấn thương của các dây chằng. Dây chằng có chức năng cố định các khớp. Bệnh giãn dây chằng cổ chân có những biểu hiện triệu chứng gần giống với tình trạng đau mắt cá hoặc gãy xương.
✰ Người bị giãn dây chằng cổ chân, gót chân sẽ cảm thấy đau nhói ở vị trí khớp cổ chân. Gây khó khăn đi lại vận động cho người bệnh, khớp sẽ trở nên tê dại. Sau đó sẽ không còn cảm thấy đau nhưng tình trạng này sẽ chấm dứt sau 1 giờ thì các cơn đau lại xuất hiện kéo đến.
✰ Lúc này khớp cổ chân có cảm giác đau đớn khó cử động và có dấu hiệu sưng to. Vùng da quanh vị trí khớp có dấu hiệu bầm tím hoặc tái nhợt do bị chảy máu ở bên trong. Khi ấn lên vùng da bị tình trạng giãn dây chằng sẽ thấy cảm thấy rất nóng và rất đau.
✰ Bong gân giãn dây chằng cổ chân có nhiều mức độ khác nhau nhưng phụ thuộc vào sự tổn thương của các dây chằng cổ chân. Tuy nhiên nếu bị bong gân trường hợp nặng, tình trạng dây chằng bị đứt hoàn toàn khiến khớp bị lỏng lẻo. Người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sỹ điều trị kịp thời.
Cách chữa giãn dây chằng cổ chân
Trong trường hợp bị bong gân giãn dây chằng cổ chân nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị giãn dây chằng cổ chân tại nhà theo cách sau đây:
Ngay sau khi bị bong gân cổ chân, người bị bong gân hãy hạn chế hoặc ngưng mọi hoạt động đang thực hiện tránh các cơn đau xuất hiện nặng hơn.
Chườm đá lạnh ngay sau khi xuất hiện giãn dây chằng khớp cổ chân sẽ giúp làm dịu nhanh cơn đau, ngừng tình trạng chảy máu và hạn chế việc phù nề. Tránh việc chườm nóng vì điều này sẽ làm gây ra việc giãn mạch, khiến cho khớp sưng to hơn.
Sử dụng băng thun thực hiện băng ép dây chằng khớp cổ chân trong vòng khoảng 48 giờ. Người bệnh nên thực hiện căng nhẹ băng thun không nên chặt quá mà cũng không được lỏng quá.
Nên kê chân cao khi nằm bằng gối khoảng 10 cm là thích hợp. Chính vì điều này để giúp cho máu lưu thông và làm nhanh tan máu bầm.
Trong trường hợp bị tình trạng bong gân giãn dây chằng ở cổ chân là do nguyên nhân chơi thể thao vận động mạnh thì hãy xịt dung dịch ethyl clorua vào chỗ bị triệu chứng bong gân để làm lạnh giảm đau nhanh và gây tê các cơn đau bong gân cổ chân.
Thực hiện các chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nên hạn chế việc di chuyển sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi các tổn thương về chân.
Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này để cung cấp những dưỡng chất kẽm, đồng, canxi, silicium tốt nhất giúp tốt cho xương khớp và giúp dây chằng cổ chân được phục hồi tốt hơn.
Sau khi giảm bớt sưng phù, nên mang giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa. Giúp hỗ trợ cổ chân, giảm áp lực cơ thể lên bàn chân. Ngoài ra còn giúp giảm đau dây thần kinh và các biến chứng thần kinh, đau cơ xương khớp bàn chân, tốt cho sức khỏe lâu dài.
Ngoài ra nên tập các bài tập phục hồi giãn dây chằng ở chân.
Cách chữa giãn dây chằng mắt cá chân
Điều trị giãn dây chằng mắt cá chân tại nhà
Nếu chỉ là bong gân nhẹ, sau khi thăm khám bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc chấn thương tại nhà.
– Băng bó, băng thun giúp cố định mắt cá chân bị chấn thương
– Nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều vì sẽ làm dây chằng bị tổn thương lâu liền
– Có thể đi lại bằng nạng để tránh tác động nặng lên vùng mắt cá chân bị chấn thương trong vòng 48 giờ
– Chườm đá lạnh để giảm sưng, mỗi lần nên chườm khoảng 20 đến 30 phút. Nên chườm nhiều lần trong 48 giờ đầu kể từ khi bị chấn thương
– Nằm kê chân cao hơn đầu.
Điều trị bệnh giãn dây chằng mắt cá chân bằng thuốc
Để giảm đau và tránh tình trạng vết thương bị sưng tấy, thường các bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh một số loại thuốc giảm đau như: naproxen, ibuprofen hay acetaminophen.
Điều trị bệnh giãn dây chằng mắt cá chân bằng liệu pháp vật lý
Khi chỗ mắt cá chân bị giãn dây chằng đỡ sưng, đỡ đau. Bạn nên tập luyện một số bài tập để tránh cứng khớp, tăng cường sức mạnh mắt cá chân và ngăn chặn các tổn thương tái phát
Điều trị giãn dây chằng bằng phương pháp phẫu thuật
Rất ít trường hợp bị giãn dây chằng mắt cá chân phải điều trị phẫu thuật. Phẫu thuật chỉ được tiến hành nếu các phương pháp điều trị trên không có tác dụng hoặc người bệnh bị tổn thương giãn dây chằng nặng kèm theo tình trạng gãy xương, xương bị di lệch… Dựa vào mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp nhất.
Nếu cần tư vấn về cách chữa giãn dây chằng cổ chân, mắt cá chân, gót chân bạn nên đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ theo số 0904 97 0909 hoặc 1900 558 896 để được tư vấn cụ thể.
Bệnh Viêm Khớp Mắt Cá Chân: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
Viêm khớp mắt cá chân khởi phát khi những mô mềm ở khu vực mắt cá chân bị tổn thương gây viêm nhiễm. Bệnh đi kèm với các biểu hiện lâm sàng như vùng da bị nóng rát, ửng đỏ, sưng viêm gây đau nhức. Triệu chứng viêm khớp mắt cá chân có xu hướng nặng nề khi người bệnh vận động, di chuyển nhiều.
Bên cạnh đó, tình trạng đau nhức mắt cá chân cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm như suy thận gan, xương khớp, tim mạch,… Do đó, người bệnh cần chủ động thăm khám, chẩn đoán để được điều trị phù hợp, tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm khớp mắt cá chân
Các biểu hiện viêm khớp mắt cá chân có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Cụ thể:
Thoái hóa khớp cổ chân: Đây là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến và thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi, người suy giảm chức năng xương khớp. Tổn thương do thoái hóa khớp cổ chân gây ra có thể tổn thương ở nhiều khu vực, trong đó có mắt cá chân. Bệnh nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Gãy xương: Viêm khớp mắt cá chân có thể là hệ quả của các chấn thương vật lý trong quá trình vận động, tập luyện, trong đó có tình trạng gãy xương. Trường hợp bị chấn thương ở khớp chân nếu không được xử lý đúng cách và khắc phục hoàn toàn có thể gây ra bệnh viêm khớp mắt cá chân, kèm theo các biểu hiện đau nhức, sưng viêm, ảnh hưởng đến hoạt động di chuyển, vận động.
Thừa cân, béo phì: Đây được xem là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp mắt cá chân và khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi chân là bộ phận có chức năng gánh chịu toàn bộ trọng lượng của cơ thể, do đó khi bạn bị thừa cân, béo phì sẽ tạo áp lực lên các khớp ở chân, có thể gây tổn thương và viêm khớp.
Dị tật bẩm sinh: Bàn chân bẹt được xem là một trong những dị tật phổ biến ở các nước châu Á. Tình trạng này có thể gây đau nhức, sưng viêm khi di chuyển, vận động. Từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh viêm khớp mắt cá chân.
Bệnh gout: Những trường hợp mắc phải bệnh lý này thường có lượng acid uric khu vực mắt cá chân bị tồn động, không được chuyển hóa và đào thải. Lâu này sẽ khiến hệ miễn dịch ở vùng này bị suy giảm và dễ bị tổn thương, gây viêm nhiễm, sưng đỏ và đau nhức.
Ngoài những yếu tố và nguyên nhân phổ biến trên, bệnh viêm khớp mắt cá chân có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân khác không được đề cập trong bài viết. Việc xác định tác nhân khởi phát bệnh lý có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở mắt cá chân, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp mắt cá chân
Viêm khớp mắt cá chân thường dễ dàng nhận biết thông qua các triệu chứng lâm sàng. Trong giai đoạn mới khởi phát, người bệnh có thể nhận biết qua những biểu hiện sau:
Khởi phát những cơn đau nhức ở mắt cá chân. Lúc đầu có thể gây đau nhức nhẹ và mức độ đau có xu hướng tăng dần theo thời gian.
Tình trạng đau nhức có thể lan rộng ra gót chân, bàn chân, cổ chân hoặc thậm chí cả bàn chân
Vùng mắt cá chân bị sưng đỏ, nóng rát và ứng đỏ
Bị cứng khớp vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu
Những cơn đau vùng mắt cá chân nghiêm trọng có thể khiến người bệnh nóng sốt, khó chịu và mệt mỏi
Bệnh viêm khớp mắt cá chân có nguy hiểm không?
Viêm khớp mắt cá chân là một trường hợp của bệnh viêm khớp, các triệu chứng của bệnh lý gây đau nhức, khó chịu, sưng viêm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh. Ngoài ra, tình trạng viêm khớp mắt cá chân còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị kịp thời như suy gan thận, bệnh lý xương khớp, bệnh tim,…
Viêm khớp mắt cá chân nếu không được tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời có thể phát sinh một số biến chứng nguy hiểm như:
Suy giảm chức năng vận động: Những cơn đau nhức, sưng đỏ sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh, triệu chứng có xu hướng trở nên nặng nề hơn khi di chuyển, đi lại nhiều. Trường hợp chủ quan, không điều trị dứt điểm hoặc điều trị không đúng phương pháp có thể tác động tiêu cực đến các cơ quan khác và mất khả năng vận động hoàn toàn.
Tinh thần mệt mỏi: Các biểu hiện viêm khớp mắt cá chân không chỉ gây đau nhức, sưng viêm mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Tình trạng đau nhức kéo dài tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ, sinh hoạt và ăn uống, khiến người bệnh căng thẳng thần kinh, lo âu, khó chịu.
Biến dạng khớp: Bệnh lý nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến dạng khớp mắt cá chân. Ở giai đoạn này, người bệnh gần như mất khả năng vận động hoàn toàn. Bên cạnh đó, biến dạng khớp còn có thể gây teo chân, bại liệt.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm khớp mắt cá chân
Các biện pháp điều trị viêm khớp mắt cá chân sẽ căn cứ vào nguyên nhân khởi phát. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh như:
Chụp xquang, MRI
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm dịch máu
Xét nghiệm dịch khớp
Soi ổ khớp
Tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị phù hợp.
1. Phương pháp điều trị Tây y
Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa là 2 phương pháp điều trị chính của Y học hiện đại nhằm khắc phục các triệu chứng bệnh viêm khớp mắt cá chân, phục hồi khả năng vận động, phòng ngừa phát sinh các biến chứng nguy hiểm và bảo tồn xương khớp lâu dài.
Điều trị nội khoa: Để kiểm soát tình trạng đau nhức, sưng viêm, ửng đỏ mắt cá chân do bệnh lý gây ra, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc Tây kháng viêm giảm đau nhanh chóng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương lan rộng đến những khu vực lân cận. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh lý như Corticosteroid, Motrin IB, Acetaminophen, Tramadol, Infliximab, Etanercept…
Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật): Phương pháp này sẽ được chỉ định với những trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa. Mục đích của việc phẫu thuật là giúp người bệnh phục hồi khả năng vận động, bảo tổn hệ thống xương khớp, loại bỏ những tổn thương viêm nhiễm. Một số phương pháp phẫu thuật thường được thực hiện như tạo hình khớp, thay thế, nối khớp,…
Những phương pháp điều trị Tây y có ưu điểm khắc phục các triệu chứng bệnh lú nhanh chóng, ngăn ngừa các biến chứng phát sinh và bảo tổn hệ thống xương khớp lâu dài, làm chậm quá trình thoái hóa. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc tân dược có thể phát sinh một số tác dụng không mong muốn như suy gan thận, viêm loét dạ dày, phụ thuộc thuốc,… Bên cạnh đó, phương pháp phẫu thuật khớp vẫn tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cao trong và sau khi thực hiện.
2. Điều trị bệnh lý bằng Y học cổ truyền
Các biện pháp điều trị viêm khớp mắt cá chân bằng Y học cổ truyền được đánh giá có độ an toàn, lành tính và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Bên cạnh đó, những biện pháp chữa trị này còn giúp nang cao thể trạng, sức đề kháng và hỗ trợ quá trình phục hồi những tổn thương nhanh chóng.
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh: Những bài thuốc Đông y được kết hợp từ các thảo dược tự nhiên giúp khắc phục căn nguyên gây bệnh, có độ lành tính cao và hạn chế phát sinh tác dụng phụ cũng như lạm dụng thuốc Tây điều trị. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này thường mang lại kết quả chậm, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt nhất. Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể về những bài thuốc phù hợp, liều lượng và tần suất sử dụng đúng cách nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất.
Châm cứu: Liệu pháp này có tác dụng cải thiện tình trạng đau nhức, giải phóng hiện tượng co cơ, thúc đẩy quá trình lưu thống máu đến các cơ quan trong cơ thể,…. từ đó cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Châm cứu còn được áp dụng trong điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, thoái hóa khớp gối,…
Bấm huyệt: Cũng giống châm cứu, liệu pháp bấm huyệt sẽ tác động trực tiếp đến các huyệt vị nhằm đả thông kinh mạch, thúc đẩy hoạt động tuần hoàn máu, cung cấp lượng oxy cần thiết cho hệ thống xương khớp, từ đó cải thiện các triệu chứng đau nhức, sưng viêm do viêm khớp mắt cá chân hiệu quả.
3. Một số mẹo dân gian hỗ trợ cải thiện bệnh lý
Áp dụng các bài thuốc dân gian chữa viêm khớp mắt cá chân là một trong những biện pháp cải thiện tại nhà được nhiều người bệnh thực hiện và mang lại hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, an toàn, hạn chế phát sinh tác dụng phụ, dễ thực hiện. Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa viêm khớp mắt cá chân được áp dụng phổ biến sau:
Gạo nếp cẩm: Để cải thiện các triệu chứng bệnh viêm khớp mắt cá chân, người bệnh có thể sử dụng gạo nếp cẩm nấu chè, nấu cơm rượu, làm sữa chua và dùng mỗi ngày.
Khế chua: Chuẩn bị quả khế chua, sau khi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng thì cho vào máy ép lấy nước. Cho phần nước khế đã ép vào nồi đun sôi cùng với đường phèn và 2 lát gừng. Dùng nước khế uống mỗi ngày đến khi các biểu hiện bệnh lý dần thuyên giảm hẳn.
Cà tím: Cà tím mang đi rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn gây bệnh. Thái cà tím thành từng lát mỏng và cho vào nồi đun sôi với lượng nước vừa đủ. Lọc lấy phần nước uống mỗi ngày giúp giảm đau, sưng viêm do viêm khớp mắt cá chân gây ra.
Kiểm soát và phòng ngừa viêm khớp mắt cá chân hiệu quả
Các biểu hiện viêm khớp mắt cá chân gây đau nhức, sưng viêm, cứng khớp ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để kiểm soát và phòng ngừa bệnh tái phát hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là các loại thuốc Tây chữa bệnh, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và tần suất theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc tự ý dùng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau có thể gây ra tác dụng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Người bệnh tránh vận động, mang mác các vật nặng nhằm hạn chế áp lực đè nén lên khớp cổ chân và mắt cá chân. Điều này có thể kích thích phản ứng viêm và gây đau nhức dữ dội. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện các tư thế đúng nhằm hạn chế những chấn thương không đáng có.
Chọn những đôi giày có chất liệu mềm mại, tránh gây đau chân, vừa chân và lưu ý cần mang vớ khi đi giày. Những đôi vớ sẽ hạn chế ma sát ở chân, hạn chế vi khuẩn tấn công và giữ ấm chân hiệu quả.
Duy trì chỉ số cân nặng phù hợp là một trong những cách phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả, trong đó có viêm khớp mắt cá chân. Bên cạnh đó, người bệnh hạn chế đứng quá lâu vì có thể gây áp lực lên chân khiến xương khớp ở khu vực này bị tổn thương.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm chứa các thành phần dưỡng chất cần thiết cho cơ thể cũng như hệ thống xương khớp như vitamin D, canxi và các khoáng chất khác. Đồng thời, trong thời gian điều trị bệnh bạn cần hạn chế những thực phẩm chứa nhiều gia vị, cay nóng, chất kích thích, bia rượu, nước có gas,…
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, tăng khả năng vận động, cải thiện các triệu chứng bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần tập luyện với cường độ phù hợp và lựa chọn những bộ môn vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe, yoga, thiền, bơi lội,…
Viêm khớp mắt cá chân là bệnh lý phổ biến và có khả năng đáp ứng tốt các biện pháp điều trị nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp và có biện pháp chăm sóc hợp lý. Ngược lại, bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể phát sinh các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Do đó, khi nhận thấy các biểu hiện của bệnh lý, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và chữa trị đúng cách.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Triệu Chứng Sưng Phù Mắt Cá Chân Là Của Bệnh Gì, Cách Chữa Trị trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!