Đề Xuất 3/2023 # Tuổi Xế Chiều Của Danh Ca Ánh Tuyết Phát Hiện Bị U Tuyến Yên Trong Não # Top 6 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 3/2023 # Tuổi Xế Chiều Của Danh Ca Ánh Tuyết Phát Hiện Bị U Tuyến Yên Trong Não # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Tuổi Xế Chiều Của Danh Ca Ánh Tuyết Phát Hiện Bị U Tuyến Yên Trong Não mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Danh ca Ánh Tuyết đã phát hiện bản thân bị u tuyến yên ở não vào 6 tháng trước. Hiện nữ nghệ sĩ đang tích cực điều trị theo phác đồ 2 năm.

Mới đây chia sẻ trên Tri thức trực tuyến, danh ca Ánh Tuyết cho biết cô phát hiện mắc phải khối u tuyến yên ở não cách đây 6 tháng, trong một lần đến bệnh viện để khám. Nữ danh ca bộc bạch, từ nhỏ cô vốn có sức khỏe yếu, mắc nhiều bệnh và phải thường xuyên uống nhiều thuốc nên hay lui tới gặp bác sĩ.

Danh ca Ánh Tuyết phát hiện bị u tuyến yên trong não cách đây 6 tháng (ảnh internet)

6 tháng trở lại đây, khi thấy người thường xuyên đau nhức, không đi lại được nên bác sĩ gần nhà đã nghi ngờ cô bị u trong não. Danh ca Ánh Tuyết đã quyết định đến bệnh viện làm xét nghiệm và nhận về kết quả có u tuyến yên trong não. Rất may đây là u lành tính nên nữ danh ca đã lập tức nhập viện điều trị. Đến hiện tại, tình hình sức khỏe đã được cải thiện, cô phải duy trì uống thuốc trong 2 năm.

Rất may mắn bản thân Ánh Tuyết là một người sống lạc quan, không bị gục ngã khi phát hiện bệnh nên cô giữ được tinh thần tốt. Ngoài ra, vì luôn giữ tinh thần tươi vui, rạng rỡ và hay cười nên không ai biết thông tin cô bị bệnh.

Hiện tại, do tình hình sức khỏe vẫn chưa ổn định nên danh ca Ánh Tuyết vẫn duy trì cuộc sống lành mạnh. Cô và ông xã hiện đang sống ở Hội An, hai vợ chồng hằng ngày cùng nhau đi ăn sáng, tập thể dục, trồng rau. Ngoài ra, vào thời gian rảnh cô vẫn đi hát trong một vài sự kiện.

Danh ca Ánh Tuyết sinh năm 1961, tên thật là Trần Thị Tiết. Cô là giọng ca nổi lên với các tác phẩm của nhạc sĩ Văn Cao như Ô mê ly, Con thuyền không bến, Cung đàn xưa, Ai lên xứ hoa đào, Trăng mờ bên suối…

Hà Nội Phát Hiện Ca Bệnh Covid

Bệnh nhân là công nhân của phân xưởng cơ điện dụng cụ nhà máy Z153, Đông Anh. Ngày 22/1, trong khoảng từ 8h- 9h, bệnh nhân có tiếp xúc với BN1694 khi giao hàng.

Việt Nam đã phát hiện biến chủng mới của SARS-CoV-2.có nguồn gốc từ Nam Phi với tốc độ lây lan nhanh gấp nhiều lần biến chủng cũ.

Ngày 30/1, bệnh nhân được Trung tâm Y tế huyện Đông Anh xác định là trường hợp F1, chỉ định lấy mẫu xét nghiệm và chuyển cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ binh 59, Xuân Mai, Chương Mỹ.

Ngày 31/1, kết quả xét nghiệm của CDC Hà Nội khẳng định bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2. Hiện bệnh nhân được chuyển cách ly tại bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

Như vậy đến thời điểm hiện tại Hà Nội ghi nhận 10 ca Covid-19 trong đó có 3 ca lây nhiễm từ vùng dịch ở Hải Dương và 7 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Hà Nội.

Cũng trong ngày 31/1, Bộ Y tế thông báo bệnh nhân nghi ngờ Covid-19 đang được đề nghị điều tra tại Phú Thọ là nam giới 22 tuổi, sang Nhật Bản hôm 17/1 và được xét nghiệm dương tính với Covid-19 tại Nhật Bản.

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh nhân N.V.T, 22 tuổi, ở Đoan Hùng, Phú Thọ, bay chuyến bay số hiệu JL752 từ Nội Bài đến sân bay Narita, Nhật Bản ngày 17/1, nhập cảnh Nhật Bản ngày 18/1.

Ngày 18/1, T. được lấy mẫu xét nghiệm bằng phương pháp CLEMI (Cheailuminescent Enzyme ImmunoAssay), mẫu nước bọt. Đây là phương pháp khẳng định kháng nguyên sử dụng nước bọt với độ đặc hiệu 100%, độ nhạy 76% so với phương pháp rRT-PCR. Tại thời điểm này, T. không có biểu hiện triệu chứng bệnh.

Ngay sau khi nhận thông tin (thời điểm dịch bùng phát ở Hải Dương), Bộ Y tế đã cung cấp thông tin sơ bộ cho Sở Y tế Phú Thọ để điều tra dịch tễ, truy vết đối tượng.

Ông Ngọc cũng cho biết thời điểm cuối tháng 12, đầu tháng 1, bệnh nhân T. đi học tiếng Nhật ở Hà Nội, đến 14/1 mới về Phú Thọ và 17/1 đi Nhật. Hiện chưa rõ nguồn lây cho bệnh nhân.

Ngày 31/1, thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Hà Nội) cho hay, trong quá trình xét nghiệm, phân tích gen của các ca bệnh Covid-19 nhập cảnh thời gian qua phát hiện một bệnh nhân nhiễm biến chủng SARS-CoV-2 được ghi nhận lần đầu tiên ở Nam Phi.

Biến chủng này được khuyến cáo có khả năng lây lan nhanh hơn các chủng đã biết từ đầu dịch. Chủng này được phân lập trên bệnh nhân là ca nhập cảnh (chuyên gia từ Nam Phi) vào Việt Nam. Ca bệnh được Bộ Y tế ghi nhận ngày 24/12, cùng 11 người mắc Covid-19 khác. Chuyên gia từ Nam Phi là bệnh nhân 1422 (25 tuổi), được cách ly tại Hà Nội.

Các nhà khoa học từng cảnh báo đột biến E484K trong biến chủng virus SARS-CoV-2 được tìm thấy tại Nam Phi có thể khiến vắc xin Covid-19 không còn hiệu quả.

Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, biến chủng này đã lan ra hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Ngoài ra, biến chủng xuất hiện đầu tiên tại Anh đã lây nhiễm cho khoảng 80 nơi. Biến chủng mới phát hiện tại Brazil cũng gây bệnh cho nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trong 2 tuần qua.

Trước đó, ngày 27/1, Việt Nam ghi nhận một phụ nữ ở Hải Dương dương tính với SARS-CoV-2, sau khi bay từ Hà Nội đến Osaka (Nhật Bản). Nữ bệnh nhân đã được xét nghiệm rRT-PCR, có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 trước khi xuất cảnh sang Nhật Bản vào ngày 17/1.

Đến ngày 28/1, Nhật Bản xác nhận thêm một hành khách khác dương tính với nCoV, từ Việt Nam nhập cảnh vào nước này. Bệnh nhân là nam, N.V.T., chưa có thông tin về quê quán. Người này bay từ Nội Bài đi Nhật Bản cùng ngày với nữ bệnh nhân Covid-19 quê Hải Dương.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết theo thông tin từ phía Nhật Bản, nữ công nhân Việt Nam (32 tuổi, trú tại Hải Dương) nhiễm biến chủng mới B117 từng được tìm thấy lần đầu tiên tại Anh. Đây được xem là chủng “siêu lây nhiễm”.

Như vậy, hiện Việt Nam xuất hiện hai biến chủng của virus này có nguồn gốc từ Anh và Nam Phi

D.Ngân

U Tuyến Yên: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Điều Trị

Tổng quan bệnh U tuyến yên

Tuyến yên là một tuyến nội tiết nằm ở đáy não, có kích thước bằng hạt đậu. Tuyến yên có chức năng điều hòa sự bài tiết của các hormone tư các tuyến nội tiết như tuyến giáo và các tuyến thượng thận. Ngoài ra tuyến yên còn giải phóng những hormone gây ảnh hưởng đến xương và tuyến tiết sữa như: hormone kích thích vỏ thượng thận, hormone tăng trưởng, hormone tăng tiết sữa prolactin, hormone kích thích tuyến giáp.

U tuyến yên là hiện tượng một khối khối u nằm trong tuyến yên, gây ảnh hưởng đến các chức năng hoạt động của tuyến yên trong cơ thể. Khi khối u tăng trưởng sẽ dẫn đến hiện tượng các tế bào sản xuất ra hormone của tuyến yên bị hủy hoại, dẫn đến suy tuyến yên.

Nguyên nhân bệnh U tuyến yên

Hiện nay các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của u tuyến yên, chỉ có rất ít trường hợp bệnh nhân bị u tuyến yên do di truyền trong gia đình có người bị bệnh khổng lồ.

U tuyến yên có nguy hiểm với sức khoẻ của con người và đặc biệt nguy hiểm hơn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh U tuyến yên

Tùy thuộc vào các loại nội tiết tố do khối u tiết ra, kích thước, vị trí, mức độ phát triển của khối u mà mỗi người bệnh lại có các triệu chứng, dấu hiệu bệnh khác nhau. Trong đó có thể chia ra 3 nhóm dấu hiệu như sau:

Rối loạn nội tiết:

Dấu hiệu này do tăng tiết prolactin làm cho người bị bệnh bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh, nặng hơn có thể bị vô sinh; tiết sữa ở vú mặc dù đang không có thai hoặc có kinh nguyệt. Đối với nam giới có thể biểu hiện bằng dấu hiệu giảm ham muốn tình dục; giảm hoặc mất cương, gặp khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng.

Tăng tiết nội tiết tố tăng trưởng GH làm cho người bị bệnh có những biểu hiện phát triển bất thường như: đầu to, trán rộng, trán dô, mắt to, da thô, môi dày, bàn chân và các ngón chân to bất thường…dẫn đến hình dáng người bệnh rất đặc biệt so với người bình thường.

Các dấu hiệu suy tuyến yên, giảm các nội tiết tố gây đến các dấu hiệu vô sinh, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, cơ thể giảm sút cân nhanh, rụng lông, chậm phát triển hay chậm dậy thì ở trẻ em. Có một số trường hợp có dấu hiệu bị chảy máu trong u tuyến yên dẫn đến đau đầu dữ dội, mắt nhìn mờ.

Rối loạn thị giác:

Khi u tuyến yên lớn, chèn ép sẽ dẫn đến rối loạn nhìn, nhìn mờ, chỉ nhìn được một phía bên trong hay bên ngoài hoặc chỉ nhìn thấy những hình ảnh ngay trước mặt, không nhìn được ở phía bên ngoài thái dương. Khi khối u lấn sang bên vào xoang tĩnh mạch hang có thể có biểu hiện lác mắt, tê bì mặt… do chèn ép các dây thần kinh số III, IV và số V.

Tăng áp lực trong sọ:

Khi có các biểu hiện đau đầu, nôn, buồn nôn, rối loạn ý thức, thậm chí là hôn mê chính là lúc khối u đã chèn ép trong so gây tăng áp lực trong sọ. Đây cũng là một trong những dấu hiệu khi bệnh u tuyến yên đã phát triển sang giai đoạn nguy hiểm.

Đường lây truyền bệnh U tuyến yên

Đối tượng nguy cơ bệnh U tuyến yên

Bệnh u tuyến yên có thể xảy ra mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, đặc biệt là người già. Để hạn chế khả năng mắc bệnh, cách tốt nhất là giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Ngoài ra, những người có thành viên trong gia đình đã từng bị mắc bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết loại 1 sẽ có nguy cơ cao mắc phải bệnh u tuyến yên.

Phòng ngừa bệnh U tuyến yên

Để phòng ngừa bệnh u tuyến yên, trước hết cần thay đổi những thói quen sinh hoạt và phong cách sống hàng ngày như sau:

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để có thể kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Trong trường hợp đã mắc bệnh cần tuân thủ lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi diễn tiến của bệnh và tình trạng sức khỏe.

Không tự ý, tùy tiện sử dụng các loại thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Khi có bất kỳ các biểu hiện của bệnh, kịp thời thăm khám bác sĩ để nắm bắt được tình trạng bệnh.

Các biện pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh u tuyến yên trong não, ngoài thăm khám có thể dùng các phương pháp sau:

Đo lường mức độ hormone thông qua việc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Để tìm ra khối u và đo kích thước của khối u, sử dụng phương pháp chụp cộng huởng từ.

Kiểm tra thị lực để xác định được những tổn thương hay gặp ở vùng thị giác.

Các biện pháp điều trị

Tùy thuộc vào kích thước cũng như mức độ ảnh hưởng của khối u mà lựa chọn phác đồ, phương pháp điều trị thích hợp. Có thể kể đến một số phương pháp điều trị u tuyến yên hiện nay: phẫu thuật, xạ trị và dùng thuốc. Điều trị u tuyến yên bằng những phương pháp cụ thể sau:

Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh không cần điều trị hoặc có thể sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên với các bệnh nhân này cần duy trì việc tái khám thường xuyên để chắc chắn kích thước các khối u không phát triển.

Đối với các trường hợp bệnh nhân có khối u tuyến yên lớn dẫn đến chèn ép lên dây thần kinh thị giác sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ thông qua mũi và xoang. Nếu không thể cắt bỏ khối u bằng cách này có thể sử dụng loại bỏ khối u thông qua hộp sọ.

Phương pháp xạ trị được sử dụng để thu nhỏ khối u đối với những bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc phẫu thuật nhưng khối u vẫn bị tái phát.

Bị U Não Ác Tính, Bé Trai 3 Tuổi Liệt Cả Hai Chân

Theo lời giới thiệu của một nhóm thiện nguyện, chúng tôi tìm đến Khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỏi thăm bé Cao Huy Thành (3 tuổi, xóm Trại, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Tại đây, trong phòng bệnh, cảnh tượng trước mắt khiến mọi người lặng đi. Một cậu bé nhỏ xíu, gầy guộc khóc lóc van xin: “Bà ơi, cháu khỏi bệnh rồi, bà cho cháu về nhà với bố mẹ đi”. Mặt người bà rúm lại, mắt đỏ hoe liên tục dỗ dành: “Sắp rồi cháu, bà cháu mình sắp được về nhà rồi, cố thêm tí nữa thôi”.

Bé Cao Huy Thành bị liệt hai chân do bệnh u não

Đó chính là bé Thành và bà Hồ Thị Nguyệt (52 tuổi), bà nội của Thành, hiện đang thay bố mẹ chăm sóc cháu. Chia sẻ với chúng tôi, bà Nguyệt cho hay, bố cháu, anh Cao Văn Trình đang tranh thủ đi làm kiếm tiền cho con chữa bệnh, còn mẹ Thành là chị Nguyễn Thị Hồng hiện ở nhà nuôi con nhỏ.

Bà Nguyệt kể, Thành là con đầu lòng của vợ chồng anh Trình, khi sinh ra vẫn bình thường. Cho đến khi được 15 tháng tuổi, chân cháu bỗng không đứng vững được, chạm vào gần như không có cảm giác.

“Bố mẹ nó lo quá cho đến bệnh viện trung tương khám thì mới hay, Thành bị u não tiểu cầu ác tính”, bà nhớ lại. Hơn 1 năm điều trị ở Bệnh viện Nhi trung ương, mới đây Thành được chuyển sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 điều trị hóa chất và xạ trị.

Tính đến nay, cậu bé đã phải trải qua 2 cuộc phẫu thuật lớn ở đầu để cắt bỏ khối u và lắp van dẫn lưu điều tiết dịch trong não cùng 16 đợi điều trị hóa chất, 14 mũi xạ trị. Cơ thể cứ ngày một xanh xao, đầu rụng không còn một sợi tóc.

Bà nội thay cha mẹ chăm cháu ở bệnh viện

Bệnh tật đau đớn là vậy nhưng Thành buộc phải nhờ bà nội chăm sóc, bởi mẹ em còn đang trông em nhỏ mới được 9 tháng tuổi. Những lúc nhớ mẹ, Thành gọi cho mẹ khóc quấy. Hai mẹ con cứ tủi hờn mà khóc qua điện thoại.

Sau mỗi đợt điều trị kéo dài khoảng 1 tháng, nếu may mắn thì Thành được cho về nhà chơi khoảng 1 tuần rồi nhập viện trở lại. Với tình trạng hiện tại, nếu không có thuốc uống và hóa trị, bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng, tính mạng gặp nhiều nguy hiểm.

Từ ngày con bệnh, vợ chồng anh Trình, chị Hồng phải đi vay mượn khắp nơi. Số nợ lên tới cả trăm triệu đồng mà tương lai con vẫn mơ hồ. Nợ cũ chưa trả hết, anh chị đã tính đến vay nợ mới nhưng những chỗ vay được đều đã hỏi, giờ không còn biết bấu víu vào đâu.

Vết sẹo lớn để lại sau ca phẫu thuật

Mọi đóng góp xin gửi về:

Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Hồng, xóm Trại, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. SĐT 0968823794

hoặc SĐT bà nội bé: 0374459443

Nguồn tin: Báo VietNamNet

Bạn đang đọc nội dung bài viết Tuổi Xế Chiều Của Danh Ca Ánh Tuyết Phát Hiện Bị U Tuyến Yên Trong Não trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!