Đề Xuất 3/2023 # U Nang Buồng Trứng Ở Trẻ Gái, Những Vấn Đề Cần Biết. # Top 10 Like | Mgwbeautypageant.com

Đề Xuất 3/2023 # U Nang Buồng Trứng Ở Trẻ Gái, Những Vấn Đề Cần Biết. # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về U Nang Buồng Trứng Ở Trẻ Gái, Những Vấn Đề Cần Biết. mới nhất trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bé gái P.T.T, 13 tuổi, đột ngột đau vùng bụng dưới kèm nôn, sốt nhẹ. Người nhà đưa bé đi khám thì phát hiện 1 u nang buồng trứng bên phải kích thước khá to có khả năng xoắn. Bé được tiến hành mổ nội soi cấp cứu sau đó và kết quả là bé bị u nang buồng trứng phải xoắn 3 vòng, hoại tử. Bé được cắt bỏ u, bảo tồn phần phụ. Phần u được gửi giải phẫu bệnh để biết lành hay ác.

Một bé gái bình thường có 2 buồng trứng nằm 2 bên tử cung (dạ con). U buồng trứng là từ dùng để chỉ một khối phát triển bất thường ở buồng trứng. U bao gồm 2 dạng: u đặc và u nang. Ở đây chủ yếu nói về u nang buồng trứng. Đó là các túi chứa đầy dịch ở trong hoặc trên bề mặt buồng trứng. Ở các bé gái, một số trường hợp, u nang buồng trứng phát triển rất lớn, xuất huyết sau đó xoắn hoặc vỡ ra có thể gây nguy hiểm tính mạng của bé.

Có mấy loại u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng được chia làm hai loại: u nang cơ năng và u nang thực thể. U nang cơ năng của buồng trứng là những khối u xuất hiện do các rối loạn hoạt động nội tiết của buồng trứng. Các nang này thường tự biến mất trong vòng vài tháng và không gây triệu chứng.Nhưng cũng có trường hợp u to lên quá mức làm xuất huyết nang, vỡ nang…cần phải cấp cứu. Còn u nang thực thể buồng trứng là những tổn thương xuất phát thật sự từ mô buồng trứng tiến triển thành những khối u to. Quá trình này thường diễn ra trong nhiều năm. Loại này khi to đến 1 kích thước nhất định thì cũng gây ra tình trạng phải mổ cấp cứu như xoắn cuống nang, vỡ nang hoặc do các biến chứng của khối u như chèn ép gây đau hay khó tiêu tiểu.

U THỰC THỂ

U CƠ NĂNG

Lứa tuổi nào dễ gặp u nang buồng trứng?

Như đã nói ở trên, các bé gái ở tuổi dậy thì, có sự thay đổi về hormon sinh dục là đối tượng dễ gặp u nang buồng trứng xoắn. Ngoài ra, đối với các u dạng thực thể thì đa số trường hợp người bệnh chỉ phát hiện được khi khối u đã to, có kích thước lớn nên tự sờ thấy được hoặc tình cờ phát hiện qua siêu âm bụng.

Triệu chứng của u nang buồng trứng?

Các biến chứng của u nang buồng trứng lớn nếu không can thiệp?

Tùy theo kích thước của u mà các biến chứng có thể xảy ra sớm hay muộn.

-Xoắn u nang: nhất là đối với các u nang lớn mà có cuống.

-Vỡ u nang: do u quá lớn kèm xuất huyết bên trong u

– Chèn ép các tạng xung quanh: khi u phát triển quá lớn và phát hiện quá muộn.

Khi nào cần đi khám bệnh ngay?

Ở trẻ gái đã biết hoặc chưa biết có u nang buồng trứng chưa nhưng nếu trẻ có các triệu chứng sau thì nên đưa trẻ đi khám ngay:

– Đau bụng dữ dội liên tục hoặc đau co thắt vùng bụng dưới, kèm theo sốt và nôn, đôi khi có thể choáng vì đau.

-Bụng to bất thường, sờ thấy có 1 khối ở vùng bụng kèm đau.

Điều trị u nang buồng trứng như thế nào?

Tùy thuộc vào kích thước u và các triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ quyết định cách thức điều trị cho từng trường hợp cụ thể hoặc là theo dõi, hoặc là phẫu thuật cấp cứu hoặc lên lịch mổ chương trình.

Mổ mở hay nội soi tốt hơn trong u nang buồng trứng?

Trường hợp phải phẫu thuật thì hiện nay phẫu thuật nội soi đang có ưu thế hơn mổ mở vì ít xâm lấn, dễ dàng quan sát toàn bộ ổ bụng và buồng trứng bên kia, ít gây tổn thương cho mô buồng trứng hơn khi bóc tách và đặc biệt thẫm mỹ.

U nang buồng trứng thường lành hay ác?

Đối với các u nang cơ năng phần lớn là lành tính. Mẫu mô của u nang sau phẫu thuật sẽ được gửi thử giải phẫu bệnh lý để có kết quả chính xác là lành hay ác tính.

Những Điều Cần Biết Về Mổ Hở U Nang Buồng Trứng

Thông thường, những u nang buồng trứng lành tính, kích thước nhỏ, thì được bóc tách khá đơn giản bằng kĩ thuật mổ nội soi. Tuy nhiên, ở một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân cần được can thiệp bằng phương pháp mổ hở mới có thể loại bỏ được u nang buồng trứng triệt để. Vậy cụ thể, những trường hợp nào thì người ta sẽ áp dụng kỹ thuật mổ hở để điều trị u nang buồng trứng và quy trình thực hiện ra sao, bạn có thể tìm đọc trong bài viết này.

1. Mổ hở u nang buồng trứng là gì?

Mổ hở là kỹ thuật mổ truyền thống có từ năm 1934 đến nay. Để loại bỏ u nang buồng trứng bằng phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ tạo một đường rạch dài ở thành bụng (kích thước từ 3 – 4 inch trở lên). Vết rạch mở ra sẽ giúp họ quan sát trực tiếp được các cấu trúc bên trong buồng trứng, tạo không gian thuận lợi để đưa các dụng cụ phẫu thuật để can thiệp điều trị cho bệnh nhân.

1.1. Đối tượng áp dụng mổ hở

Mổ hở thường được chỉ định với những ca u nang buồng trứng phức tạp, cụ thể là:

U nang biến chứng vỡ hoặc xoắn chảy máu nhiều cần phải mổ gấp.

U nang có tốc độ phát triển rất nhanh, u bị ung thư hóa hoặc nghi ngờ là ung thư.

Siêu âm thấy kết cấu bên trong khối u thuộc thể rắn thay vì chỉ chứa dịch lỏng, u nang buồng trứng nằm trên lớp mô lỏng lẻo.

1.2. Đối tượng không áp dụng mổ hở

Phụ nữ đang đến kì kinh nguyệt hoặc chảy máu âm đạo bất thường.

Phụ nữ mắc các bệnh về máu (rối loạn động máu, nhiễm trùng máu…)

Phụ nữ bị nhiễm trùng toàn thân.

Các bệnh nội khoa nặng đang tiến triển.

Thông thường, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân những trường hợp nào nên mổ nội soi và trường hợp nào nên mổ hở. Nếu quyết định lựa chọn phương pháp mổ hở, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe tổng quát để loại trừ những trường hợp chống chỉ định như trên.

2. Công tác chuẩn bị trước khi mổ

1: Người thực hiện kỹ thuật:

Bác sĩ phẫu thuật chuyên khoa sản, bác sĩ gây mê hồi sức

2. Phương tiện:

Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cho phẫu thuật, bộ trung phẫu hoặc đại phẫu.

Bệnh nhân cần khám sức khỏe tổng quát, thực hiện những xét nghiệm cơ bản, siêu âm u nang buồng trứng, chụp CT, nội soi buồng trứng, để đánh giá sức khỏe tổng thể cũng như xét xem bệnh nhân có thuộc những đối tượng chống chỉ định hay không.

3: Người bệnh

Theo đó, người bệnh cũng sẽ được tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh của mình, được can thiệp điều trị bằng kĩ thuật nào và những tai biến có thể xảy ra trong và sau khi điều trị.

Thời điểm thích hợp để mổ hở u nang buồng trứng là sau khi hết kinh nguyệt khoảng 1 tuần.

Người bệnh trước khi vào phòng mổ cần vệ sinh tại chỗ, thụt tháo đại tràng, sát khuẩn vùng bụng và gây mê nội khí quản.

Hoàn thành đầy đủ hồ sơ bệnh án và các thủ tục hành chính cần thiết theo quy định tại bệnh viện.

4. Hồ sơ bệnh án:

3. Quy trình tiến hành mổ

3.1. Kiểm tra hồ sơ bệnh nhân

Hồ sơ bệnh nhân gồm có: bệnh án chi tiết, biên bản hội chẩn, giấy cam kết phẫu thuật, biên bản duyệt mổ, biên bản khám tiền phẫu và tiền mê,…

Bộ hồ sơ này sẽ được kiểm tra lại đầy đủ theo quy định.

3.2. Kiểm tra người bệnh

Kiểm tra đúng bệnh nhân thực hiện mổ hở u nang buồng trứng:

3.3. Thực hiện kĩ thuật mổ hở điều trị u nang buồng trứng

Sau khi được gây mê nội khí quản, bệnh nhân sẽ được đặt ở tư thế nằm ngửa trên bàn mổ, có thể nằm nghiêng tùy theo vị trí của u nang trong buồng trứng.

Tiếp theo, bác sĩ phẫu thuật chính sẽ rạch một đường mổ dưới rốn hay đường ngang trên vệ vào ổ bụng và bọc mép vết mổ.

Bước 1: Thăm khám đánh giá mức độ di động của u nang buồng trứng và độ bám dính với các nội tạng lân cận. Nếu u bám dính thì phải gỡ dính cẩn thận để tránh bị vỡ.

Bước 2: Chèn gạc xung quanh, tách biệt với khối u

1/ Cắt u nang buồng trứng

Trường hợp khối u nhỏ: bác sĩ sẽ dùng 1 hoặc 2 kìm loại răng to, chắc khỏe để cặp vào phần cuống khối u, cặp càng sát khối u càng tốt.

Dùng 1 hoặc 2 kìm có răng to, chắc khỏe cặp cuống khối u, cách kìm trước 1 đến 1,5 cm

Bước 3:

Sau đó lấy kéo cong để cắt bỏ u nang và khâu mỏm cắt lại.

Trường hợp khối u to: sau khi bọc lót kỹ, bác sĩ có thể lấy 2 đến 3 chiếc kìm cặp chặt để kéo khối u lên, chọc một lỗ nhỏ để hút bớt dịch trong khối u. Sau đó lại tiếp tục sử dụng kìm để kẹp mép khối u vừa mở, rồi tiến hành cắt u nang tương tự như trên.

Bước 4: Nếu bệnh nhân có khối u lành tính thì bác sĩ sẽ bóc tách u ra ngoài và bảo toàn buồng trứng lành lặn.

Thủ thuật: lấy dao rạch nhẹ trên phần trên cùng khối u nơi dính với buồng trứng lành, dùng loại kéo cong có đầu tù kết hợp với lực đầu ngón tay để bóc phần u ra khỏi buồng trứng, sau đó cầm máu.

Bước 5: Kiểm tra xem có chảy máu không, nếu chỉ chưa được buộc chặt, hoặc khâu chưa hết tổn thương thì phải khâu tăng cường để cầm máu.

Bước 6: Mẫu bệnh phẩm được gửi đi để kiểm tra chắc chắn xem có sự xuất hiện của tế bào ung thư hay không.

Bước 7: Quan sát và kiểm tra buồng trứng còn lại. Nếu bác sĩ nghi ngờ u nang vừa được bóc tách có dấu hiệu ung thư hóa thì họ sẽ cắt một mẫu mô nhỏ ở buồng trứng đối diện để xét nghiệm mô bệnh học.

Thăm khám đánh giá tình trạng phần phụ xem có bị dính với các tạng xung quanh

Nếu dính thì phải gỡ dính, trong khi gỡ dính tránh để vỡ dịch

2/ Cắt phần phụ

Dùng một kìm có răng to, chắc khỏe cặp dây chằng thắt lưng – buồng trứng và dây chằng rộng sát với tử cung

Dùng một kìm có răng to, chắc khỏe cặp cách kìm trước 1 đến 1,5 cm

Dùng kéo cong cắt bỏ phần phụ

Khâu mỏm cắt bằng mũi thông thường hay mũi khâu số 8. Kiểm tra toàn bộ xem có còn chảy máu hay biến chứng nào khác hay không.

Hút sạch dịch và lau sạch ổ bụng

Đóng bụng theo các lớp, đóng da mũi rời hoặc trong da

Sát khuẩn lại và băng vết thương

4. Theo dõi và xử trí tai biến

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (huyết áp, hô hấp, mạch…) dưới tác động của CO2 và dịch soi buồng tử cung, dịch rửa ổ bụng khi soi ổ bụng

Theo dõi bệnh nhân gây mê hồi sức, hồi tỉnh và giảm đau

Theo dõi kết quả phân tích mẫu bệnh phẩm phẫu thuật.

Theo dõi xem bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương bàng quang, đại tràng, hệ tiết niệu, mạch máu trong quá trình phẫu thuật hay không.

Theo dõi các biến chứng khác sau phẫu thuật như là nhiễm trùng vết mổ , chảy máu trong, rò bục vết mổ, tắc ruột

4.2. Xử trí tai biến

Bệnh nhân chảy máu sau mổ: cần truyền máu hoặc mổ lại

Các mạch máu lớn bị tổn thương: có thể phải mổ mở lại để xử lí

Suy hô hấp: hỗ trợ thở bình oxy, tìm nguyên nhân gây suy hô hấp

Nhiễm trùng vết mổ: thay băng, dùng kháng sinh

Chảy máu lỗ trocar: khâu lại

5. Chăm sóc phục hồi sau mổ

Mổ hở được coi là những ca phẫu thuật phức tạp do phạm vi xâm lấn tương đối lớn, chính vì thế bệnh nhân có thể gặp nhiều rủi ro và biến chứng sau mổ. Do vậy, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện theo dõi dài ngày hơn so với những ca mổ nội soi, thời gian lưu viện trung bình khoảng 1 tuần. Để cơ thể phục hồi hoàn toàn có thể mất 6- 8 tuần.

Ngay sau khi tỉnh, người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, do tác dụng của thuốc mê. Những cảm giác này sẽ dần qua nhanh. Nhưng nếu không hết sau vài ngày, thì người bệnh cần phải báo lại tình trạng cho y tá biết.

Bệnh nhân bị đau nhiều sau mổ sẽ được sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian từ 7-10 ngày.

Khi về nhà, bạn nên tránh lao động gắng sức hay tập thể dục để không làm tổn thương vùng phẫu thuật. Bạn chỉ nên đi lại rất nhẹ nhàng trong 2 tuần đầu. Tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục cho tới khi vết thương lành hẳn.

Sau khi xuất viện, nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường sau đây thì cần tái khám ngay:

Chảy máu âm đạo (không phải do kinh nguyệt đến)

Máu chảy, sưng đau, rỉ dịch tại vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ (dấu hiệu: người bệnh cảm thấy ớn lạnh và bị sốt)

Cơn đau không giảm sau mổ (cơn đau dữ dội hơn mà không thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau đã được bác sĩ chỉ định)

Khó thở hoặc đau ngực

Ngoài ra, u nang buồng trứng là một trong những bệnh lí phụ khoa có tỷ lệ tái phát khá cao sau phẫu thuật. Vì thế, bệnh nhân sau khi được điều trị vẫn cần tái khám định kì thường xuyên 3-6 tháng/lần, để kịp thời phát hiện và xử lý những bất thường, bảo vệ sức khỏe của buồng trứng

Dấu Hiệu Của Bệnh U Nang Buồng Trứng Trái? Những Điều Cần Biết

U nang buồng trứng trái là bệnh gì?

Bản chất của khối u nang buồng trứng bên trái giống với bệnh u nang buồng trứng. Là khối u nang có chứa chất dịch, hình thành phát triển trong buồng trứng.

Khối u nang này nằm tại vị trí bên trái cơ thể, kích thước thay đổi liên tục. Nếu chúng không tự tiêu mà phát triển mạnh sẽ khiến cho người bệnh gặp nguy hiểm. Vì thế, khi có dấu hiệu bất thường, chị em cần phải đi khám phụ khoa để bác sĩ tư vấn.

Dấu hiệu của bệnh u nang buồng trứng trái

Theo các bác sĩ phụ sản, bệnh u nang buồng trứng bên trái sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của bệnh này thường không rõ ràng. Điều này khiến cho nhiều chị em nhầm lẫn hoặc chủ quan dẫn đến phát hiện bệnh muộn.

Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn

Chị em phụ nữ thường có chu kỳ kinh nguyệt từ 28- 32 ngày, hành kinh kéo dài từ 4-7 ngày. Do đó, nếu chị em nào có ngày “đèn đỏ” kéo dài sẽ là dấu hiệu của u nang buồng trứng.

Mặt khác, nếu chị em cảm thấy đau đớn bất thường hoặc rong kinh không giống bình thường. Hoặc huyết chuyển sang màu đen sẫm, khí hư có mùi khó chịu. Tất cả dấu hiệu này có thể bạn đang bị bệnh u nang buồng trứng.

Bị căng tức, phình trướng vùng bụng dưới

Theo các chuyên gia, dấu hiệu thời kỳ đầu của bệnh u nang buồng trứng trái là: Đầy hơi, căng tức ở vùng bụng dưới. Nhiều người cho rằng hiện tượng này do ăn quá no hoặc vận động mạnh gây nên.

Thế nhưng, dấu hiệu này thực chất là do khối u hình thành, di chuyển tới đáy dây chằng. Chúng chèn ép lên thành ruột và dạ dày, khiến cho người bệnh có cảm giác căng tức.

Đi tiểu tiện, đại tiện bất thường

U nang buồng trứng bên trái khi phát triển lớn sẽ lấp đầy khoang bụng. Sau đó, chúng gây áp lực lên một số bộ phận bên dưới khiến tĩnh mạch không lưu thông. Lâu dần người bệnh sẽ bị phù hai chân, căng bụng khó khăn trong đi tiểu, đại tiện.

Khi bị u nang buồng trứng trái, bạn sẽ cảm thấy đau liên tục hoặc theo cơn vùng xương chậu. Cơn đau này sẽ kéo dài từ phần đùi tới thắt lưng và lan rộng ra cả vùng lưng. Đau vùng chậu cũng là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa như: U xơ tử cung, viêm vùng chậu, u xơ cổ tử cung, ung thư cổ tử cung,…

Đau trong quá trình quan hệ tình dục

Một số trường hợp, u nang phát triển lớn sẽ chèn ép lên mô, cơ âm đạo. Khi quan hệ tình dục, chị em sẽ sẽ cảm giác đau rát. Theo các bác sĩ phụ sản thì đây là giai đoạn của bệnh u nang biến chứng.

Cơn đau đang ngày càng tăng về cường độ, kèm theo dấu hiệu buồn nôn. Thực tế, nếu khối u nang phát triển lớn, chỉ cần va chạm nhỏ cũng đủ khiến chị em đau. Vì thế, nếu quan hệ tình dục lúc này sẽ dẫn tới cảm giác đau đớn cho phái nữ.

Nguyên nhân gây ra bệnh u nang buồng trứng trái

Theo các bác sĩ phụ sản, có nhiều nguyên nhân tác động dẫn tới u nang buồng trứng bên trái. Cụ thể:

Do rối loạn nội tiết tố progesterone và estrogen.

Do chị em dùng thuốc kích thích rụng trứng.

Do bị lạc nội mạc tử cung.

Do các mô lạc nội mạc tử cung bám dính buồng trứng, tạo thành khối u nang.

Do nhiễm trùng vùng chậu lan tới buồng trứng, vòi dẫn trứng.

Ngoài ra, một số người bị u nang buồng trứng bên trái là do năng lượng tế bào bị hủy hoại. Thông tin giữa các tế bào bị mất hoặc giảm dẫn tới mất cân bằng tăng sinh tế bào. Đây là yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành các khối u. Trong đó, không thể không nhắc đến khối u nang buồng trứng.

Bệnh u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không?

Cũng giống với các khối u nang nói chung, bệnh u nang này đa phần lành tính. Chúng có thể tự triệt tiêu mà không phải sử dụng thuốc hay phẫu thuật điều trị. Triệu chứng của các khối u nang buồng trứng thường rất nhẹ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối u nang phát triển lớn và di căn. Chúng sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh. Thậm chí nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ gây tử vong. Một số biến chứng thường thấy ở cả u ác tính và lành tính như:

Xoắn nang buồng trứng.

U nang chèn ép bộ phận tạng xung quanh.

Vỡ u nang buồng trứng.

Vì thế, khi cảm thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, chị em cần đến cơ sở y tế để thăm khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác cho bạn. Nếu phát hiện bị u nang ác tính, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời cho bạn.

Qua các thông tin trên, hy vọng chị em đã nắm rõ dấu hiệu bệnh u nang buồng trứng trái. Nếu còn điều gì chưa nắm rõ, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi. Đội ngũ chuyên gia phụ sản của chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn.

Nguồn: Tổng hợp

U Nang Buồng Trứng Thực Thể Và Những Thông Tin Cần Biết Unangbuongtrung.com.vn

U nang buồng trứng thực thể là gì?

U nang buồng trứng thực thể là sự phát triển của 1 tổ chức xảy ra bất thường trên buồng trứng. Dạng u nang này thường tiến triển 1 cách âm thầm và kéo dài trong nhiều năm.

U nang buồng trứng thực thể

U nang thực thể thường có kích thước khối u lớn (có thể lên tới vài chục cm) và gây biến chứng nguy hiểm như xoắn u nang, xuất huyết trong nang, vỡ buồng trứng, nhiễm trùng, gây hiếm muộn,… khi không được phát hiện và điều trị sớm. Đặc biệt, khối u gây nguy hiểm cho phụ nữ mang thai: Thường gây sảy thai, sinh non, sinh khó. Một số trường hợp biến chứng chuyển sang ung thư hóa.

Đặc điểm u nang buồng trứng thực thể

U nang buồng trứng thực thể là một dạng của u nang buồng trứng, vì vậy về cơ bản cũng giống như các u nang thông thường. Tuy nhiên có một số điểm khác như:

U nang buồng trứng thực thể dễ gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh

– Kích thước khối u: Các khối u nang thực thể thường có kích thước rất lớn.

– Di động và vị trí u nang: U nang buồng trứng thực thể thường ở trong lạc nội mạc tử cung, các khối u viêm nhiễm nặng, chúng thường nằm tại một vị trí cố định ở sau tử cung và ít di động.

– Mật độ và hình dạng: U nang buồng trứng thực thể thường có vỏ mỏng, bên trong nhân dạng đặc, có vỏ ngoài sần sùi.

– Xảy ra ở hai bên buồng trứng: U nang thực thể thường xảy ra ở cả 2 bên buồng trứng.

– Đau khi khám: U nang buồng trứng thực thể thường bị đau khi có sự tác động của dụng cụ y tế trong quá trình khám hoặc siêu âm.

– Cơ chế: Do u nang thực thể tạo thành.

U nang buồng trứng thực thể có mấy loại

Thông thường, dựa vào bản chất khối u nang thực thể, mà y học đã chia thành 3 loại chính như:

Các dạng u nang buồng trứng

– U nang nước: Là một túi chứa nước có cuống dài, vỏ mỏng, mặt ngoài trơn nhẵn đôi khi có nhú. Túi nước này có thể di động được và dễ vỡ. Nang có nhú thường dễ bị biến chứng thành ung thư hóa, số lượng nhú càng nhiều thì nguy cơ ung thư hóa càng cao.

– U nang nhầy: Là loại u có vỏ dày hơn, màu trắng đục hoặc ngà, cấu trúc giống như da. Trong nang có chất dịch nhầy trong và vách ngăn chia khối u thành những thùy nhỏ. U nang nhầy thường rất dễ gặp, kích thước nang thay đổi, có thể bị dính vào các tạng xung quanh. Nếu u vỡ thì các dịch nhầy sẽ tràn ra ngoài thấm vào phúc mạc gây dính phúc mạc.

– U nang bì: Là khối u dày, trơn láng, có lẫn những sợi cơ nhưng nặng nên rất dễ gây xoắn cuống. Trong nang chứa các tổ chức của da đã biệt hóa cao như tóc, lông, răng, móng, chất bã đậu.

Dấu hiệu u nang buồng trứng thực thể

– Rối loạn kinh nguyệt: Bệnh u nang buồng trứng thực thể sẽ gây hiện tượng kinh nguyệt không đều, có thể sớm hoặc chậm. Máu kinh bất thường và dễ biến dạng màu chuyển sang đỏ sẫm hoặc đen kèm khí hư có mùi hôi, khó chịu.

Kinh nguyệt không đều là triệu chứng sớm của u nang buồng trứng

– Xuất hiện các cơn đau: Khi bị u nang buồng trứng thực thể, các chị em sẽ phải đối mặt với những cơn đau như đau bụng, đau vùng xương chậu, đau khi quan hệ tình dục,…

– Đại tiểu tiện bất thường: Khi bị u nang buồng trứng thực thể, nếu khối u phát triển lớn sẽ gây ra hiện tượng chèn ép các tạng xung quanh gây nhiều bất lợi cho sức khỏe người bệnh. Tiêu biểu như khối u chèn ép vào bàng quang gây hiện tượng tiểu rắt, khó tiểu nhưng lại đi tiểu nhiều lần; chèn ép vào trực tràng gây ra tình trạng táo bón.

U nang buồng trứng thực thể có nguy hiểm không?

U nang buồng trứng thực thể thường phát triển âm thầm, bệnh chỉ được phát hiện khi gây ra các triệu chứng làm ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nếu u nang thực thể không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:

– Xoắn cuống nang (trong trường hợp bị u nang buồng trứng dạng bì): Xoắn nang xảy ra khi u nang có cuống dài nên dễ di động và bị xoắn. Trường hợp nếu phát hiện muộn, khi khối u vỡ hoặc hoại tử, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tử vong.

– Vỡ nang buồng trứng: Biến chứng này tuy ít gặp hơn, thường xảy ra với trường hợp u nang nước do có vỏ mỏng, nhưng sẽ gây đau và chảy máu dữ dội.

Ngoài ra, u nang thực thể có thể gây vô sinh, sảy thai, sinh non, khó sinh,… thậm chí gây tử vong.

Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng nói chung và u nang buồng trứng thực thể nói riêng nhờ sử dụng thảo dược

Để ức chế sự phát triển và giúp giảm dần kích thước u nang buồng trứng nói chung cũng như u nang buồng trứng thực thể nói riêng, hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên là xu hướng đang được nhiều người lựa chọn. Riêng với u nang buồng trứng, sản phẩm Nga Phụ Khang được chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung kết hợp với hoàng cầm, hoàng kỳ, khương hoàng được các chuyên gia y tế đánh giá cao hơn cả. Sản phẩm giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u nang buồng trứng, ngăn chặn nguy cơ hình thành u nang buồng trứng thực thể. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng cải thiện tình trạng rong kinh, băng huyết, u tuyến tiền liệt (ở nam giới),… một cách an toàn và hiệu quả.

Nga Phụ Khang chứa nhiều thành phần thảo dược quý giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị u xơ tử cung, u nang buồng trứng an toàn và hiệu quả

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Bạn đang đọc nội dung bài viết U Nang Buồng Trứng Ở Trẻ Gái, Những Vấn Đề Cần Biết. trên website Mgwbeautypageant.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!